Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 117 trang )
Tổ chức đào tạo bao gồm sinh viên chính qui, không chính qui và dự
thính. Sinh viên được phân ngành ngay sau khi vào trường hoặc sau khi đã tích
lũy một số tín chỉ theo qui định. Tồn tại hai hình thức tổ chức lớp: lớp sinh viên
và lớp môn học. Giáo viên chủ nhiệm lớp sinh viên có vai trò cố vấn học tập cho
sinh viên, lập kế hoạch trong từng học kỳ và toàn khóa học. Nhà trường thiết lập
thời khóa biểu đến từng nhóm sinh viên và giáo viên đảm bảo sinh viên cùng
theo học một chương trình riêng.
Theo học chế tín chỉ, không có khái niệm lưu ban như hình thức đào tạo
theo niên chế. Sinh viên chỉ bị buộc thôi học nếu không hoàn tất khóa học trong
một số học kì qui định hoặc có số tín chỉ tích lũy nhỏ hơn tổng số tín chỉ tối thiểu
là 2/3 mà sinh viên đăng kí theo qui định của nhà trường ở mỗi học kỳ.
Nội dung học chế tín chỉ
Đơn vị tín chỉ
Một tín chỉ có một trong các giá trị sau:
- 01 giờ học lý thuyết trên lớp với 2 giờ chuẩn bị bài trong 1 tuần, kéo dài
trong 1 học kì 15 tuần (tương đương với 15 tiết lý thuyết và 30 tiết chuẩn bị ở
nhà/học kỳ);
- 2 giờ thực hành, thực tập ở studio hay trong phòng thí nghiệm với 1 giờ
chuẩn bị bài trong 1 tuần, kéo dài trong 1 học kỳ 15 tuần (tương đương với 30
tiết thực hành và 15 tiết chuẩn bị ở nhà/học kỳ);
- 3 giờ tự học, tự nghiên cứu được đánh giá và tích lũy vào kết quả cuối
cùng của môn học trong 1 tuần, kéo dài trong 1 học kỳ 15 tuần (tương đương với
45 tiết tự học, tự nghiên cứu/học kỳ).
- Giờ tiểu luận, đồ án học phần, khóa luận tốt nghiệp 45 giờ được tính 1
tín chỉ. Giờ thực tập xí nghiệp 60 giờ được tính 1 tín chỉ.
Giờ tín chỉ
Giờ tín chỉ là một trong các giá trị sau:
- 1 giờ học trên lớp và 2 giờ chuẩn bị bài/ 1tuần.
- 2 giờ thực hành và 1 giờ chuẩn bị bài/1tuần.
- 3 giờ tự học, tự nghiên cứu/1tuần.
Tùy theo tính chất đặc thù của môn học, hình thức tổ chức dạy học, giờ tín
chỉ có thể thay đổi, song thời gian tuyệt đối cho 1 giờ tín chỉ không nhỏ hơn 3.
9
Trong đó, giờ học lý thuyết hoặc các giờ thực hành, thảo luận… được bố trí vào
thời khóa biểu.
Hệ thống tín chỉ
Hệ thống tín chỉ là bảng liệt kê:
- Số tín chỉ được gán cho mỗi môn học. Con số này quy định số giờ lên
lớp lí thuyết, hoặc thực hành cho một môn học trong 1 tuần trong suốt học kì.
- Số tín chỉ cần tích lũy để đạt một văn bằng.
- Số lượng môn học và các phương thức tổ hợp các môn học để tích lũy số
tín chỉ cần cho một văn bằng.
Khối lượng giảng dạy và học tập: Được tính theo tín chỉ. Tất cả các môn
học các học phần được qui ra thành số tín chỉ và chương trình đào tạo cũng qui
định thông qua số tín chỉ tối thiểu.
1.2.2. Khái quát về Đại học quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh Vietnam National
University, Hanoi, viết tắt: VNU) là một trong hai Đại học Quốc gia của Việt
Nam, đặt ở Hà Nội. Đây là một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và
ứng dụng khoa học - công nghệ, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, giữ vai
trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. ĐHQG được thành
lập trên cơ sở sắp xếp lại ba trường đại học lớn ở Hà Nội: trường đại học Tổng
hợp Hà Nội, trường đại học Sư phạm Hà Nội 1 và trường đại học Sư phạm
Ngoại ngữ Hà Nội. ĐHQGHN chính thức bước vào hoạt động theo quy chế do
Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994. Sau một thời gian hoạt động do
nhu cầu đổi mới giáo dục, đến cuối năm 1999, trường đại học Sư phạm Hà Nội I
tách ra khỏi ĐHQGHN theo Quyết định số 201/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ để xây dựng một trường Đại học Sư phạm trọng điểm.
Ngày 01/02/2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2001/ND- CP về
Đại học quốc gia. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển
mới về quy mô và chất lượng của ĐHQGHN, một Trung tâm đào tạo đại học,
sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học- công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực,
chất lượng cao hàng đầu, đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học
của cả nước.
10
Ngày 12/2/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 16/2001QĐTTg ban hành Qui chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia, khẳng
định và tăng cường hơn nữa quyền tự chủ của các Đại học quốc gia trong nhiều
lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là đào tạo, nghiên cứu khoa học- công nghệ, tổ chức
cán bộ, kế hoạch tài chính và hợp tác quốc tế.
Hiện nay, Đại học Quốc gia Hà nội có 6 trường đại học thành viên:
Trường ĐH công nghệ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH KHTN, ĐH
KHXH&NV, trường ĐH Ngoại ngữ, trường ĐHGD; 03 viện nghiên cứu khoa
học thành viên; 04 khoa trực thuộc; 08 trung tâm nghiên cứu, đào tạo trực thuộc.
Ngoài ra còn có 08 đơn vị phục vụ.
Đại học Quốc gia Hà Nội có nhiệm vụ:
- Xây dựng và phát triển mô hình một trung tâm đào tạo đại học, sau đại
học và nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất
lượng cao, ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực, tiến tới đạt trình độ
quốc tế.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước
- Nghiên cứu phát triển khoa học- công nghệ, góp phần giải quyết các vấn
đề về thực tiễn do kinh tế xã hội đặt ra; tham gia tư vấn hoạch địch chiến lược,
chính sách và các giải pháp phát triển giáo dục- đào tạo khoa học- công nghệ và
kinh tế- xã hội.
- Đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, hỗ trợ chuyên
môn cho các trường đại học cao đẳng trong cả nước.
- Là trung tâm giao lưu quốc tế về văn hóa, khoa học giáo dục của cả
nước
Theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của ĐHQG do Thủ tướng Chính
phủ ban hành, ĐHQGHN có 3 cấp quản lí hành chính:
1. ĐHQGHN là đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, có tư
cách pháp nhân, có con dấu mang hình quốc huy
2. Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên, các khoa, các
trung tâm nghiên cứu, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN có tư cách pháp nhân độc
lập, có con dấu tài khoản riêng.
11
3. Các khoa, các phòng nghiên cứu thuộc trường đại học, viện nghiên cứu.
ĐHQGHN họat động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm dưới sự quản lý
trực tiếp của Thủ tướng chính phủ, được làm việc với các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
coq quan của Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW để giải quyết
những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển ĐHQGHN. Các trường đại
học và nghiên cứu thuộc ĐHQGHN là các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học
có chức năngm nhiệm vụ và quyền hạn như các trường đại học, viện nghiên cứ
khác được quy định trong Luật giáo dục và Luật Khoa học công nghệ
Giám đốc đồng thời là chủ tịch Hội đồng ĐHQGHN và các phó giám đốc
ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Hiệu trường trường đạihọc, viện
trưởng viện nghiên cứ thuộc ĐHQGHN do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo bổ
nhiệm theo đề nghị của Giám đốc ĐHQGHN. Các phó hiệu trưởng, phó viện
trưởng và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc khác do Giám đốc ĐHQGHN bổ
nhiệm. [7,tr8]
ĐHQGHN có trên 60 ngành học được đào tạo theo hai loại hình: hệ chính
quy tập trung và hệ không tập trung. Bên cạnh hệ thống đào tạo đại học, hệ
thống các khối, lớp chuyên và hệ đào tạo sau đại học với trên 100 chuyên ngành
cũng đang phát triển một cách vững chắc, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo
dục và đào tạo của đất nước. Ngoài phạm vi Hà Nội, ĐHQGHN còn tổ chức đào
tạo hoặc phối hợp đào tạo ở bậc đại học, cao học cho nhiều tỉnh, thành phố
trong cả nước.
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển theo mô hình mới, ĐHQGHN đã
trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng,
chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại
học của cả nước.
1.2.3. Đào tạo theo học chế tín chỉ tại Đại học quốc gia Hà Nội
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đề ra cho giáo dục đại học
nhiệm vụ: tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo theo hướng tiếp
cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đáp ứng
nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và
hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường đào tạo
12
năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình
và cho những người khác, phục vụ thiết thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Để cụ thể hoá chiến lược cho đào tạo bậc đại học, Đại học
Quốc gia Hà Nội đang thực hiện quá trình chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ
theo một lộ trình khoa học
Từ năm học 2006-2007, các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN bắt đấu áp
dụng chương trình đào tạo đại học, sau đại học đã được chuyển đổi đề phù hợp
với phương thức đào tạo theo tín chỉ. Các khóa đào tạo này sẽ áp dụng Quy chế
đào tạo đại học ở ĐHQGHN được ban hành kèm theo Quyết định số 2313/ĐT
ngày 10/9/2007 và Quy chế đào tạo sau đại học ở ĐHQGHN được ban hành theo
QĐ số 3810/KHCN ngày 10/10/2007 của Giám đốc ĐHQGHN.
Theo đó ĐHQGHN đã ban hành quy chế đào tạo với các nội dung: Hình
thức dạy - học, giờ tín chỉ và tín chỉ; chương trình nội dung môn học;....
Có ba hình thức dạy - học được áp dụng:
a. Lên lớp: sinh viên học tập trên lớp thông qua bài giảng, hướng dẫn của giảng
viên tại lớp.
b. Thực hành: sinh viên học tập thông qua thực hành, thực tập, làm thí
nghiệm, làm bài tập, đọc và nghiên cứu tài liệu, dưới sự trợ giúp trực tiếp của
giảng viên.
c. Tự học: sinh viên tự học tập, nghiên cứu theo hình thức cá nhân hoặc
tổ/nhóm ở nhà, ở thư viện, trong phòng thí nghiệm, theo kế hoạch, nhiệm vụ, nội
dung do giảng viên giao, được kiểm tra - đánh giá và tích luỹ vào kết quả học tập
cuối cùng.
Chương trình đào tạo đại học là tập hợp các môn học được bố trí giảng
dạy, học tập trong một khoá học với khối lượng kiến thức từ 120 tín chỉ đến
175 tín chỉ tuỳ theo loại chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo bao gồm
các khối kiến thức: kiến thức chung, kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở, kiến
thức chuyên ngành và kiến thức nghiệp vụ.
Ngoài ra, các ngành đào tạo thuộc cùng một nhóm ngành có chung một
khối lượng kiến thức cơ bản nhất định được gọi là kiến thức cơ bản chung của
nhóm ngành.
13
Đối với bậc đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức các loại chương
trình đào tạo như sau:
- Chương trình đào tạo chuẩn có khối lượng từ 120 đến 140 tín chỉ.
Loại chương trình này đặt mục tiêu đạt chuẩn chất lượng quốc gia.
- Chương trình đào tạo chất lượng cao về cơ bản dựa theo chương trình
đào tạo chuẩn hiện hành, nhưng được cải tiến, nâng cao, có khối lượng từ 150
đến 155 tín chỉ để áp dụng các phương pháp dạy và học tiên tiến nhằm đạt
được hiệu quả tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng cao hơn. Chương trình
này dành cho những sinh viên khá giỏi hệ chính quy của một số ngành khoa
học cơ bản, công nghệ cao, kinh tế - xã hội mũi nhọn để đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao. Loại chương trình này đặt mục tiêu đạt chất lượng với
chuẩn mực khu vực, từng bước được mở rộng áp dụng chung cho hệ đào tạo
chính quy thông thường, tiến tới đạt mục tiêu chất lượng cao đối với tất cả
sinh viên trong tất cả các ngành đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Chương trình đào tạo tài năng dành cho những sinh viên hệ chính
quy đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản để tạo
nguồn nhân tài cho đất nước, với yêu cầu trình độ cao hơn và nội dung rộng
hơn, sâu hơn so với chương trình đào tạo chuẩn, có khối lượng từ 165 đến 175
tín chỉ. Loại chương trình này đặt mục tiêu đạt trình độ quốc tế.
- Chương trình đào tạo quốc tế là chương trình đào tạo tài năng, chất
lượng cao được quốc tế hoá hoặc chương trình đào tạo hợp tác với nước ngoài
đạt trình độ quốc tế.
- Chương trình liên kết đào tạo quốc tế là chương trình đào tạo của trường
đại học nước ngoài có uy tín được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt
Nam và được tổ chức thực hiện dưới hình thức liên kết đào tạo với các trường
đại học nước ngoài có uy tín.
- Chương trình đào tạo chuyên tu nhằm nâng cấp chương trình đào tạo
cao đẳng lên trình độ đại học được thiết kế riêng cho từng khóa học trên cơ sở
bổ sung những kiến thức cần thiết để đảm bảo tương đương với chương trình
đào tạo chuẩn nhưng không có khối kiến thức về Giáo dục thể chất.
14
1.2 Đặc điểm hoạt động thông tin – thư viện tại Đại học Quốc gia Hà
Nội
1.2.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện
1.2.1.1.Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin - Thư viện
Trung tâm Thông tin - Thư viện (tên giao dịch tiếng Anh: Library and
Information Center (viết tắt là LIC) Trung tâm được thành lập trên cơ sở sáp
nhập các thư viện của các trường đại học thành viên thuộc ĐHQGHN. Đó là thư
viện trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ (nay là trường Đại học KHXHNV,
trường đại học KHTN), thư viện trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.
Trung tâm TT-TV là đơn vị trực thuộc ĐHQGHN nằm trong khối các đơn
vị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trung tâm có chức năng thông tin phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu
khoa học, triển khai ứng dụng và quản lý của ĐHQGHN
Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, xử lí, quản trị và cung cấp
tin, tư liệu về khoa học, giáo dục, ngoại ngữ, công nghệ...phục vụ mọi đối tượng
bạn đọc trong ĐHQGHN cụ thể là:
- Tham mưu cho quyết định của lãnh đạo về phương hướng tổ chức và
hoạt động thông tin, tư liệu, thư viện nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng
dạy và học tập trong ĐHQGHN.
- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và chiến lược phát triển; tổ chức và điều
phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện trong ĐHQGHN.
- Thu thập, bổ sung- trao đổi, phân tích- xử lí tài liệu và thông tin. Tổ
chức sắp xếp, lưu trữ, bảo quản kho tư liệu ĐHQGHN bao gồm tất cả các loại
hình ấn phẩm và vật mang tin.
- Xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp; thiết lập mạng lưới truy
nhập và tìm kiếm thông tin tự động hóa; tổ chức hướng dẫn cho toàn thể bạn đọc
trong ĐHQGHN khai thác, sử dụng thuận lợi và có hiệu quả kho tin và tài liệu
của Trung tâm và các nguồn tin bên ngoài.
- Thu nhận lưu chiểu những xuất bản phẩm do ĐHQGHN xuất bản, các
luận án tiến sĩ, thạc sĩ bảo vệ tại ĐHQGHN. Xây dựng các cơ sở dữ liệu đặc thù
của ĐHQGHN, xuất bản các ấn phẩm thông tin tóm tắt, thông tin chuyên đề
phục vụ công tác quản lí, nghiên cứu khoa học và đào tạo.
15
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tổ chức, xử lí,
cung cấp tin và tài liệu của đội ngũ cán bộ thông tin, tư liệu, thư viện. Trang bị
kiến thức về hình thức cấu trúc cung cấp tin, về phương pháp tra cứu, tìm kiếm
tin và sử dụng thư viện cho cán bộ và sinh viên ĐHQGHN.
- Phát triển quan hệ trao đổi, hợp tác trực tiếp với các trung tâm thông tin,
thư viện, các tổ chức khoa học, các trường đại học trong và ngoài nước.
- Tổ chức và quản lí đội ngũ cán bộ, kho tài liệu, cơ sở hạ tầng và các tài
sản khác của Trung tâm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo qui
định của ĐHQGHN.
1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm TT-TV
Bộ máy tổ chức của Trung tâm bao gồm Ban Giám đốc, các phòng
chuyên môn, chức năng, các phòng phục vụ bạn đọc.
- Ban giám đốc gồm có Giám đốc phụ trách chung và các Phó Giám đốc
phụ trách khối các phòng chức năng, khối chuyên môn nghiệp vụ và khối các
phòng phục vụ bạn đọc. Các chức danh này do Giám đốc ĐHQGHN bổ nhiệm
và miễn nhiệm.
*Khối các phòng chức năng gồm có:
- Phòng Hành chính- Tổng hợp- Tổ chức- Đối ngoại.
- Phòng Tài vụ
- Phòng Thanh tra
*Khối các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm có:
- Phòng Bổ sung- Trao đổi
- Phòng Phân loại- Biên mục
- Phòng Thông tin- Thư mục- Nghiệp vụ
- Phòng Máy tính và mạng
- Phòng Phát triển tài nguyên số
* Khối các phòng phục vụ bạn đọc
- Phòng Phục vụ bạn đọc Chung
- Phòng Phục vụ bạn đọc Ngoại Ngữ
- Phòng Phục vụ bạn đọc Thượng Đình
- Phòng Phục vụ bạn đọc Mễ Trì.
16
Trung tâm TT-TV hoạt động theo phương thức tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, dưới sự quản lý trực tiếp của ĐHQGHN. Trung tâm có tư cách pháp
nhân, có con dấu và tài khoản riêng và là đơn vị dự toán cấp III. Trung tâm có sự
phối hợp chặt chẽ với các trường, các khoa, các đơn vị... thuộc ĐHQGHN trong
việc bổ sung, cung cấp tài liệu, thông tin cho người dùng tin trong toàn
ĐHQGHN.
17
GIÁM ĐỐC
CHI BỘ
CÔNG ĐOÀN
CHI ĐOÀN
TN
PGĐ phụ trách CSVC
PGĐ phụ trách KT
PGĐ phụ trách CTBĐ
P. Bổ sung - Trao đổi
P. Hành chính
P. Phân loại – Biên mục
P. Tài vụ
P. Máy tính và mạng
P. Thanh tra
P. Thông tin – Nghiệp vụ
P. PTTN số hóa
P. PVBĐ Chung
P. PVBĐ Ngoại
ngữ
P. PVBĐ Thượng Đình
P. PVBĐ Mễ Trì
Đọc tổng hợp
Mượn tham khảo
Đọc báo, tạp chí
Mượn giáo trình
Đọc chuyên đề
Mutimedia
Tra cứu
CSDL hồi cố
Luận án, luận văn
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin- Thư viện:
18
Với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức như trên, Trung tâm TT-TV,
ĐHQGHN là một mô hình mới trong thư viện các trường ĐH ở nước ta. Mô
hình mới này thể hiện một số điểm sau:
1. Nhiệm vụ của Trung tâm là đảm bảo công tác thông tin tư liệu, phục vụ
cho công tác đào tạo và NCKH chất lượng cao của ĐHQG đa ngành, đa lĩnh vực
với quy mô lớn, gồm nhiều nhiều trường, khoa, viện, trung tâm nằm trên các địa
bàn khác nhau. Từ nhiệm vụ này, Trung tâm xây dựng định hướng và chiến lược
phát triển trong tương lai.
2. Trung tâm có quy mô khá lớn với đầy đủ các phòng ban, chức năng và
chuyên môn, hoạt động như một Trung tâm độc lập, theo quy chế riêng do Giám
đốc ĐHQG ban hành.
3. Trung tâm hoạt động theo cơ chế tự chủ cao. Đây là một trong những
điêu kiện thuận lợi trong quá trình phát triển của Trung tâm. Tính tự chủ đồng
thời với việc tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật và các quy định của ĐHQGHN
1.2.2. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin
1.2.2.1. Đặc điểm người dùng tin
Đối tượng sử dụng thông tin của Trung tâm thông tin- thư viện ĐHQGHN
bao gồm các cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu viên, học viên cao
học, nghiên cứu sinh, sinh viên và học sinh. Họ cũng chính là những tác giả của
các nguồn thông tin mới về khoa học cho xã hội.
Số lượng người dùng tin của ĐHQGHN rất lớn và đa dạng vì đây là một
trong những trường đại học lớn, gồm nhiều trường đại học thành viên, các khoa,
các trung tâm trực thuộc. Hiện nay tổng số cán bộ, viên chức trong biên chế của
ĐHQGHN có 2.813 cán bộ công chức, viên chức; 1.439 cán bộ giảng dạy, 1777
cán bộ khoa học 4.831 học viên cao học, 18.000 sinh viên chính quy, 22.155
sinh viên không chính quy, 2.343 học sinh trung học phổ thông chuyên.
Trong thời gian qua, các đơn vị đã tích cực đào tạo, bồi dưỡng, thu hút các
nhà khoa học có học vị TS trở lên về công tác tại ĐHQGHN, cụ thể trong 3 năm
2006-2008: ĐHQGHN đã tuyển dụng và thu hút được 253 giảng viên về làm
việc (trong đó phần lớn có trình độ TS). Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương thu
hút và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, ĐHQGHN đã thu hút
khoảng 200 GS và 300 PGS của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước
19