1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Xã hội học >

1.2 Đặc điểm hoạt động thông tin – thư viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 117 trang )


- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tổ chức, xử lí,

cung cấp tin và tài liệu của đội ngũ cán bộ thông tin, tư liệu, thư viện. Trang bị

kiến thức về hình thức cấu trúc cung cấp tin, về phương pháp tra cứu, tìm kiếm

tin và sử dụng thư viện cho cán bộ và sinh viên ĐHQGHN.

- Phát triển quan hệ trao đổi, hợp tác trực tiếp với các trung tâm thông tin,

thư viện, các tổ chức khoa học, các trường đại học trong và ngoài nước.

- Tổ chức và quản lí đội ngũ cán bộ, kho tài liệu, cơ sở hạ tầng và các tài

sản khác của Trung tâm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo qui

định của ĐHQGHN.

1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm TT-TV

Bộ máy tổ chức của Trung tâm bao gồm Ban Giám đốc, các phòng

chuyên môn, chức năng, các phòng phục vụ bạn đọc.

- Ban giám đốc gồm có Giám đốc phụ trách chung và các Phó Giám đốc

phụ trách khối các phòng chức năng, khối chuyên môn nghiệp vụ và khối các

phòng phục vụ bạn đọc. Các chức danh này do Giám đốc ĐHQGHN bổ nhiệm

và miễn nhiệm.

*Khối các phòng chức năng gồm có:

- Phòng Hành chính- Tổng hợp- Tổ chức- Đối ngoại.

- Phòng Tài vụ

- Phòng Thanh tra

*Khối các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm có:

- Phòng Bổ sung- Trao đổi

- Phòng Phân loại- Biên mục

- Phòng Thông tin- Thư mục- Nghiệp vụ

- Phòng Máy tính và mạng

- Phòng Phát triển tài nguyên số

* Khối các phòng phục vụ bạn đọc

- Phòng Phục vụ bạn đọc Chung

- Phòng Phục vụ bạn đọc Ngoại Ngữ

- Phòng Phục vụ bạn đọc Thượng Đình

- Phòng Phục vụ bạn đọc Mễ Trì.



16



Trung tâm TT-TV hoạt động theo phương thức tự chủ, tự chịu trách

nhiệm, dưới sự quản lý trực tiếp của ĐHQGHN. Trung tâm có tư cách pháp

nhân, có con dấu và tài khoản riêng và là đơn vị dự toán cấp III. Trung tâm có sự

phối hợp chặt chẽ với các trường, các khoa, các đơn vị... thuộc ĐHQGHN trong

việc bổ sung, cung cấp tài liệu, thông tin cho người dùng tin trong toàn

ĐHQGHN.



17



GIÁM ĐỐC



CHI BỘ



CÔNG ĐOÀN

CHI ĐOÀN

TN



PGĐ phụ trách CSVC



PGĐ phụ trách KT



PGĐ phụ trách CTBĐ



P. Bổ sung - Trao đổi

P. Hành chính

P. Phân loại – Biên mục

P. Tài vụ

P. Máy tính và mạng



P. Thanh tra



P. Thông tin – Nghiệp vụ



P. PTTN số hóa



P. PVBĐ Chung



P. PVBĐ Ngoại

ngữ



P. PVBĐ Thượng Đình



P. PVBĐ Mễ Trì



Đọc tổng hợp



Mượn tham khảo



Đọc báo, tạp chí



Mượn giáo trình



Đọc chuyên đề



Mutimedia



Tra cứu



CSDL hồi cố



Luận án, luận văn



Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin- Thư viện:



18



Với chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức như trên, Trung tâm TT-TV,

ĐHQGHN là một mô hình mới trong thư viện các trường ĐH ở nước ta. Mô

hình mới này thể hiện một số điểm sau:

1. Nhiệm vụ của Trung tâm là đảm bảo công tác thông tin tư liệu, phục vụ

cho công tác đào tạo và NCKH chất lượng cao của ĐHQG đa ngành, đa lĩnh vực

với quy mô lớn, gồm nhiều nhiều trường, khoa, viện, trung tâm nằm trên các địa

bàn khác nhau. Từ nhiệm vụ này, Trung tâm xây dựng định hướng và chiến lược

phát triển trong tương lai.

2. Trung tâm có quy mô khá lớn với đầy đủ các phòng ban, chức năng và

chuyên môn, hoạt động như một Trung tâm độc lập, theo quy chế riêng do Giám

đốc ĐHQG ban hành.

3. Trung tâm hoạt động theo cơ chế tự chủ cao. Đây là một trong những

điêu kiện thuận lợi trong quá trình phát triển của Trung tâm. Tính tự chủ đồng

thời với việc tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật và các quy định của ĐHQGHN

1.2.2. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin

1.2.2.1. Đặc điểm người dùng tin

Đối tượng sử dụng thông tin của Trung tâm thông tin- thư viện ĐHQGHN

bao gồm các cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu viên, học viên cao

học, nghiên cứu sinh, sinh viên và học sinh. Họ cũng chính là những tác giả của

các nguồn thông tin mới về khoa học cho xã hội.

Số lượng người dùng tin của ĐHQGHN rất lớn và đa dạng vì đây là một

trong những trường đại học lớn, gồm nhiều trường đại học thành viên, các khoa,

các trung tâm trực thuộc. Hiện nay tổng số cán bộ, viên chức trong biên chế của

ĐHQGHN có 2.813 cán bộ công chức, viên chức; 1.439 cán bộ giảng dạy, 1777

cán bộ khoa học 4.831 học viên cao học, 18.000 sinh viên chính quy, 22.155

sinh viên không chính quy, 2.343 học sinh trung học phổ thông chuyên.

Trong thời gian qua, các đơn vị đã tích cực đào tạo, bồi dưỡng, thu hút các

nhà khoa học có học vị TS trở lên về công tác tại ĐHQGHN, cụ thể trong 3 năm

2006-2008: ĐHQGHN đã tuyển dụng và thu hút được 253 giảng viên về làm

việc (trong đó phần lớn có trình độ TS). Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương thu

hút và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, ĐHQGHN đã thu hút

khoảng 200 GS và 300 PGS của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước



19



và hàng trăm các nhà khoa học có uy tín của thế giới, trong đó có một số người

đạt giải Nobel và các giải thưởng lớn có uy tín khác cùng tham gia đào tạo,

NCKH. Hầu hết họ là những người chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa

học các cấp.

- Bên cạnh trình độ chuyên môn, người dùng tin còn có khả năng ngoại

ngữ. Trong xu thế hội nhập và phát triển ngày nay, người dùng tin thường xuyên

phải học tập để nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình.

Qua phiếu thăm dò nhu cầu tin của người dùng tin trong ĐHQGHN cho

thấy ngoại ngữ được sử dụng nhiều nhất là Tiếng Anh (98.3%), tiếp theo là tiếng

Trung Quốc (41%, tiếng Pháp 22,77% và một số ít sử dụng các thứ tiếng

khác)….

Qua đó có thể thấy, khả năng sử dụng ngoại ngữ cùng với nhu cầu về tài

liệu tiếng nước ngoài của người dùng tin trong ĐHQGHN ngày càng cao, do đó

cần phải tăng cường các loại hình tài liệu nước ngoài.

Bảng 1.2: Ngoại ngữ chính người dùng tin sử dụng

STT Ngoại ngữ



Tổng số

SL



%



CB quản lí,

lãnh đạo

SL

%



CB nghiên

cứu, giáo viên

SL

%



NCS, CH,

sinh viên

SL

%



1



Anh



177



98,3



12



80



40



100



125



100



2



Nga



46



25,5



14



93,33



21



52,5



10



0,8



3



Trung



74



41



10



66,6



12



27,9



52



41,6



4



Pháp



41



22,77



6



40



15



30



20



16



5



Nhật Bản



14



0.77



0



0



2



0,5



12



0.96



6



Đức



4



0,22



0



0



2



0,5



2



0,46



7



Ngoại ngữ 22



12,2



3



20



7



17,5



12



0,96



khác

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của

ĐHQGHN trong giai đoạn hiện nay có thể phân chia người dùng tin theo các

nhóm sau:



20



Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm này bao gồm Ban Giám đốc ĐHQGHN, cán bộ lãnh đạo Đảng,

chính quyền, đoàn thể, Ban Giám hiệu các trường đại học thành viên, Giám đốc

Trung tâm, các trưởng phó khoa, bộ môn. Nhóm này tuy số lượng không nhiều

nhưng đặc biệt quan trọng, họ vừa là người dùng tin, vừa là chủ thể tạo ra thông

tin. Họ vừa thực hiện chức năng quản lý công tác giáo dục đào tạo, vừa là người

xây dựng các chiến lược phát triển của ĐHQGHN.

Thông tin đối với nhóm này chính là công cụ của quản lý vì quản lý là quá

trình biến đổi thông tin thành hành động. Thông tin càng đầy đủ quá trình quản

lý càng đạt kết quả cao. Bởi vậy yêu cầu thông tin của nhóm này là thông tin trên

diện rộng, mang tính chất tổng kết, dự báo, dự đoán về lĩnh vực khoa học cơ bản,

khoa học xã hội nhân văn, tài liệu chính trị kinh tế xã hội, các văn bản, chỉ thị,

nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Nhóm dùng tin này còn cung cấp nguồn

thông tin có giá trị cao, do vậy cán bộ thông tin cần khai thác triệt để nguồn

thông tin này bằng cách trao đổi, xin ý kiến nhằm tăng cường nguồn thông tin

cho công tác thông tin- thư viện.

Hình thức phục vụ là các bản tin nhanh, các tin vắn, tóm tắt tổng quan,

tổng luận. Phương pháp phục vụ chủ yếu dành cho nhóm đối tượng này là phục

vụ từ xa, cung cấp theo những yêu cầu cụ thể.

Nhóm 2: Cán bộ nghiên cứu, giảng viên

Đây là nhóm dùng tin có hoạt động thông tin năng động, tích cực nhất. Họ

vừa là người dung tin, vừa là chủ thể của hoạt động thông tin, thường xuyên

cung cấp thông tin qua hệ thống bài giảng, các bài báo, tạp chí, các công trình

nghiên cứu khoa học được công bố, các dự án, đề tài khoa học…

Thông tin cho nhóm này có tích chất chuyên ngành, có tính chất lý luận

và thực tiễn. Các thông tin có tính thời sự liên quan đến các lĩnh vực khoa học tự

nhiên và xã hội, các thông tin mới về các thành tự khoa học kỹ thuật trong và

ngoài nước, kết quả các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài đã và đang

được tiến hành, những nguồn thông tin khoa học có thể truy nhập được, các hoạt

động khoa học được triển khai. Hình thức phục vụ nhóm này là các thông tin

chuyên đề, thông tin chọn lọc, thông tin tài liệu mới.

Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên



21



Đối với nghiên cứu sinh, học viên cao học: Đây là những người dùng tin

đã tốt nghiệp đại học, đã qua thực tiễn công tác tại các cơ quan ở khắp các tỉnh

trong cả nước. Nhu cầu thông tin của họ chủ yếu là thông tin có tính chất chuyên

ngành sâu, phù hợp với chương trình đào tạo, đề tài, đề án của họ.

Đối với người dùng tin là sinh viên: Đây là nhóm người dùng tin đông

đảo có có biến động nhiều nhất. Hiện nay do yêu cầu đổi mới phương thức đào

tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ. Nhóm người dùng tin này cũng có sự thay

đổi về nhu cầu thông tin phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu đáp ứng phương

thức , đào tạo mới. Trong số sinh viên của ĐHQGHN, ngoài sinh viên chính

quy, còn có hệ sinh viên vừa học vừa làm. Ngoài thông tin về những chuyên

ngành đang học, sinh viên cần cập nhật các thông tin khác về nhiều lĩnh vực kinh

tế xã hội để tăng khả năng hiểu biết và nâng cao trình độ. Do vậy nhóm dùng tin

này cần những thông tin cụ thể, chi tiết và đầy đủ. Tùy theo từng chuyên ngành

học mà những thông tin, tài liệu cần phải phù hợp và bám sát chương trình đào

tạo đó.

Hình thức phục vụ cho nhóm dùng tin này chủ yếu là thông tin phổ biến

về những tri thức cơ bản dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo

hoặc một số ít là bài viết trong tạp chí, những luận án, luận văn có tính chất cụ

thể trực tiếp phục vụ cho môn học và các ngành học đào tạo.

Ngoài những nhóm người dùng tin trên, Trường ĐHQGHN còn có một

khối lượng khá lớn học sinh trung học phổ thông chuyên. Đây là các khối

chuyên của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và trường THPT chuyên

Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Thông tin của nhóm này là các loại sách giáo khoa, sách

tham khảo cơ bản…

1.2.2.2. Đặc điểm nhu cầu tin

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan về thông tin của con người nhằm đảm

bảo duy trì và thực hiện các hoạt động nhận thức thực tiễn xã hội. Do vậy nhu

cầu tin luôn gắn chặt với nhu cầu nhận thức của con người. Nhu cầu nhận thức

càng cao thì nhu cầu tin càng lớn.

Hiện nay, do việc chuyển đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang đào

tạo theo học chế tín chỉ nên nhu cầu tin trong ĐHQGHN có nhiều biến đổi,

phong phú, đa dạng và sâu sắc hơn.



22



Luận văn đã khảo sát 200 phiếu điều tra. Trong đó nhận được 15 phiếu

của nhóm NDT là lãnh đạo, cán bộ quản lí, 40 phiếu của nhóm NDT là cán bộ

nghiên cứu khoa học và giảng dạy, 125 phiếu của NDT là sinh viên, học viên.

Qua phân tích kết quả thu được từ phiếu điều tra, luận văn đã khái quát các đặc

điểm về nhu cầu tin của người dùng tin như sau:

*Về lĩnh vực chuyên môn

Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nên

hầu hết các lĩnh vực khoa học đều được các nhóm NDT quan tâm. Tuy nhiên

nhu cầu tin cao nhất về lĩnh vực khoa học xã hội (61,6%), khoa học tự nhiên

(54,4,%), tiếp theo là khoa học Mac-Lenin (50%) vì việc giảng dạy, nghiên cứu

và học tập lý luận Mac-lenin là không thể thiếu trong các nhà trường. Bên cạnh

đó, nhu cầu tin về các lĩnh vực công nghệ thông tin cũng khá cao (41,6%), các

ngành khoa học xã hội mới được đưa vào chương trình đào tạo và diện đề tài

nghiên cứu khoa học các cấp. Trong thời gian vừa qua, ĐHQG đang triển khai

Đề án xây dựng và phát triển 16 ngành và 26 chuyên ngành khoa học cơ bản,

công nghệ cao, kinh tế- xã hội mũi nhọn ở ĐHQGHN đạt trình độ quốc tế, gọi

tắt là nhiệm vụ chiến lược 16+23. Chính vì vậy mà Trung tâm đã và đang tăng

cường bổ sung các tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược của ĐHQGHN.

Lĩnh vực khoa học



Tổng số



SL



%



CB quản lí,

CB nghiên

lãnh đạo

cứu, giáo viên

SL

%

SL

%



NCS, CH,

sinh viên

SL

%



KHXH&NV



111 61,6



12



80



24



60



75



60



Khoa học tự nhiên



98



54,4



11



73,3



22



55



65



52



Khoa học ứng dụng



41



22,7



5



30



10



25



25



20



Công nghệ thông tin



75



41,6



10



66,6



15



37,5



50



40



Khoa học kinh tế



47



26,1



5



33,3



12



30



30



24



Khoa học giáo dục



63



35



7



46,6



8



20



48



38,4



Mac- 90



50



15



100



25



62,5



50



40



31



7



46,6



14



35



35



28



Khoa



học



Lenin

Các lĩnh vực khác



56



Bảng 1.3: Nhu cầu về lĩnh vực khoa học của người dùng tin



23



*Về loại hình tài liệu

Nhìn chung nhu cầu sử dụng tài liệu giáo trình và tài liệu tham khảo

chiếm ưu thế (100% và 78%) đối với nhóm NDT là sinh viên và học viên

Trong giai đoạn hiện nay, do phương thức đào tạo chuyển đổi từ niên chế

sang học chế tín chỉ, nhu cầu tin của người dùng trong ĐHQG ngày càng cao

hơn, phong phú và đa dạng hơn. Những thông tin được họ khai thác theo nhiều

phương thức và ở nhiều loại hình khác nhau. Mỗi nhóm người dùng tin ở

ĐHQGHN có mục đích và nhu cầu khác nhau nên đã ảnh hưởng đến việc lựa

chọn loại hình tài liệu phục vụ cho nhu cầu của họ cũng khác nhau.

Đối với nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý, thông tin họ cần có tính tổng hợp,

khái quát tính thời sự và dự báo cao, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định.

Chính vì vậy sự lựa chọn của họ là các tạp chí chuyên ngành (86,6%), báo cáo

khoa học (80%), tài liệu điện tử (80%) tài liệu tra cứu (60%), đề tài nghiên cứu

khoa học (53,3%)… và một số loại hình khác như sách tham khảo…

Đối với nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu và giảng viên, thông

tin học cần có tính lí luận và thực tiễn, thông tin cụ thể và chính xác. Vì vậy sự

lựa chọn của họ là báo cáo khoa học (87,5%), đề tài nghiên cứu khoa học (80%),

tạp chí chuyên ngành (70%), tài liệu tra cứu (75%), sách tham khảo (45%), nhu

cầu về luận văn - luận án, giáo trình ít được quan tâm và sử dụng.

Đối với người dùng tin là NCS, CH, sinh viên do mục đích của họ là sử

dụng thông tin phục vụ cho học tập và nghiên cứu nên tài liệu họ lựa chọn có

những thông tin trong tài liệu có tính chất cẩm nang giúp học viên, sinh viên

định hướng, lĩnh hội và tiếp nhận thông tin, kiến thức từ phía giảng viên như

giáo trình, sách tham khảo là những loại tài liệu được nhóm NDT này sử dụng

nhiều. Nhu cầu sử dụng nhiều nhất là giáo trình (100%), tiếp đến là tài liệu tham

khảo (78%), tài liệu tra cứu (60%) luận án, luận văn được sinh viên năm thứ ba,

thứ tư, học viên cao học và nghiên cứu sinh sử dụng nhiều (56%), tạp chí chuyên

ngành (36%), hiện nay do đặc thù của phương thức đào tạo theo tín chỉ, nhu cầu

thông tin dưới dạng điện tử được nhóm NDT này quan tâm nhiều (40%). Qua

bảng thống kê chúng cho thấy, tài liệu đa phương tiện được rất ít người sử dụng

5(0,27%) vì lí do hiện nay Internet trở thành công cụ tra cứu hữu hiệu và đã dần

thay thế các phương tiện nghe nhìn khác.



24



Bảng 1.4: Nhu cầu sử dụng tài liệu của người dùng tin

Tổng số



CB quản lí,

lãnh đạo



SL



SL



%



%



CB nghiên

cứu, giảng

viên

SL

%



NCS, CH,

sinh viên

SL



%



Giáo trình



134 74,4 0



0



9



22,5



125



100



Tài liệu tham khảo



121 67,2 5



30



18



45



98



78



Luận văn, luận án



75



0



5



12,5



70



56



Tài liệu tra cứu



106 58,8 9



60



22



55



75



60



T/chí chuyên ngành



86



47,7 13



86,6



28



70



45



36



Tài liệu điện tử



92



51.1 12



80



30



75



50



40



TL đa phương tiện 5

(băng đĩa)

Đề tài NCKH

72



0,27 0



0



0



0



5



12,5



40



53,3



32



80



32



25,6



Báo cáo khoa học



45,5 12



80



35



87,5



35



28



82



41,6 0



8



Tóm lại: Nhu cầu tin của NDT trong ĐHQGHN thể hiện rõ đặc thù của

một trường đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Nhu cầu tin phong phú, đa

dạng nhưng có tính chất chuyên sâu. Những đổi mới trong phương thức đào tạo

từ niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ đã có tác động sâu sắc và rõ rệt đối

với nhu cầu tin của người dùng tin ở ĐHQGHN. Vì vậy Trung tâm TT-TV cần

nghiên cứu, tìm hiểu và nắm vững nhu cầu tin của từng nhóm người dùng tin,

trong từng giai đoạn cụ thể, từ đó có những định hướng, phương pháp xây dựng,

tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện phù hợp với nhu cầu tin của

NDT trong giai đoạn mới, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của

sinh viên, cán bộ, giảng viên của ĐHQGHN.

1.3 Vai trò và hoạt động thông tin thư viện đối với quá trình đào tạo

theo học chế tín chỉ

1.3.1. Vai trò của hoạt động thông tin thư viện đối với quá trình đào tạo

theo học chế tín chỉ



25



Theo Quy chế đào tạo theo phương thức tín chỉ của ĐHQGHN thì dạy học

theo phương thức đào tạo tín chỉ là dạy cho người học cách tìm kiếm, xử lí và tự

tích luỹ kiến thức dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của thầy tức là tăng cường tự

học, tự nghiên cứu; vì vậy, giờ tín chỉ được nhận diện thông qua thời gian lao

động/học tập của sinh viên và nó được thể hiện thông qua 3 hình thức dạy học

chủ yếu đó là giờ lên lớp lí thuyết; giờ lên lớp thảo luận, thực hành và giờ tự học

để người học tự học, tự nghiên cứu theo yêu cầu của học chế tín chỉ. Một giờ tín

chỉ tính bằng 3 giờ lao động của người học tự học, tự nghiên cứu kết hợp với các

hình thức học tập khác.Tất cả giờ lao động này đều phải được kiểm tra, đánh giá

để xác nhận thành quả học tập và đây là trách nhiệm của giảng viên khi dạy học

theo tín chỉ và người học được công khai kết quả đánh giá trong quá trình tích

lũy kiến thức, kỹ năng để được xác nhận mức độ hoàn thành yêu cầu của học chế

tín chỉ. Tất cả điều nêu trên được cụ thể hóa phương thức triển khai với các

nhiệm vụ được quy định cho sinh viên; chỉ rõ học liệu cần sử dụng; tiêu chuẩn

đánh giá... và văn bản đó được gọi là đề cương chi tiết học phần/môn học. Để

đảm bảo chất lượng đào tạo, để hình thức học tập này đạt kết quả tốt ngoài các

yếu tố cần xem xét như: đội ngũ giảng viên, nội dung chưong trình, cơ sở vật

chất, phương pháp giảng dạy, trang thiết bị học tập thì thư viện là yếu tố không

thể thiếu.

Thư viện, Trung tâm thông tin- thư viện, trung tâm học liệu (gọi tắt là thư

viện) của các trường Đại học, Học viện, trường Đại học, học viện, cao đẳng (gọi

chung là Đại học) là một bộ phận hợp thành trường Đại học, là nhân tố không

thể thiếu trong quá trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của trường- nhất

là trong bối cảnh giáo dục Đại học đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ phương thức

từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Với việc chuyển đổi phương

thức đào tạo này, việc tự học, tự nghiên cứu của giảng viên và sinh viên giữ vai

trò hết sức quan trọng. Với tư cách là nơi cung cấp tài liệu đầy đủ nhất, chính

xác nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, có thể đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu

cầu của người sử dụng, thư viện của các trường đã trở thành “giảng đường thứ



26



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

×