1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Xã hội học >

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 117 trang )


tài liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên thư viện, vốn tài liệu còn là cơ

sở, là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của Trung tâm TT-TV. Tại Trung tâm

TT-TV ĐHQGHN công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu được giao cho

phòng Bổ sung- trao đổi tổ chức và thực hiện. Phòng có nhiệm vụ bổ sung cho

bộ sưu tập tài liệu của Trung tâm ngày chất lượng về nội dung, phong phú và đa

dạng về loại hình, thường xuyên được cập nhật phù hợp với các chuyên ngành

đào tạo của các trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc của ĐHQGHN.

Ban lãnh đạo Trung tâm đã xây dựng chiến lược phát triển vốn tài liệu với

hai nhiệm vụ chính: Thanh lọc, hồi cố tài liệu cũ; đầu tư phát triển vốn tài liệu

mới đa dạng về thể loại, phong phú và chuyên sâu về nội dung nhằm đáp ứng

nhu cầu thông tin – tư liệu ngày càng cao của bạn đọc là cán bộ, giảng viên và

sinh viên trong ĐHQGHN. Với việc đưa phần mềm Libol vào các hoạt động

thông tin thư viện từ tháng 4/2002, công tác bổ sung có nhiều bước tiến vượt

bậc. Bắt đầu từ khâu đơn đặt, chức năng “kiểm tra” của phần mềm đã giúp cho

việc kiểm tra để tránh mua trùng bản đối với tài liệu in ấn, chức năng ‘thống kê”

đã phát huy tác dụng như là một công cụ giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu bổ

sung giữa các chủ đề, giữa các loại hình tài liệu sao cho hợp lý và khoa học.

Công tác phát triển vốn tài liệu của Trung tâm TT-TV được tiến hành

bằng nhiều hình thức:

- Mua tài liệu mới

Là hình thức bổ sung chủ yếu và thường xuyên. Hàng năm Trung tâm

dành 1/3 ngân sách để mua tài liệu. Trung tâm đã xây dựng chính sách bổ sung

“tăng cường số lượng đầu sách, giảm số bản của mỗi đầu sách”. Đồng thời, để

công tác bổ sung có chất lượng, phòng Bổ sung đã có các giải pháp như: Bám sát

chương trình đào tạo của các trường thành viên, các khoa trực thuộc, kết hợp với

việc tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia đầu ngành, đặc biệt là biện

pháp thường xuyên thăm dò nhu cầu tài liệu của đông đảo NDT trong

ĐHQGHN, từ đó nắm bắt được nhu cầu cần bổ sung tài liệu. Trung tâm thường

đặt mua sách giáo khoa, giáo trình và sách tham khảo của các nhà xuất bản, cơ

quan phát hành lớn như: NXB ĐHQGHN, NXB Văn hóa- Thông tin, NXB



35



Xunhasaba, NXB Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia,…Đối với báo, tạp chí

Trung tâm thường xuyên đặt mua tại Tổng công ty phát hành Báo chí TW, bao

gồm cả các loại tạp chí nước ngoài. Từ năm 2004 Trung tâm đã mua các CSDL

điện tử của nước ngoài phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của NDT trong ĐHQG

Hà Nội. Bao gồm cả các CSDL trên đĩa CD-ROM (nguồn tin offline) và CSDL

trực tuyến (nguồn tin online).

- Trao đổi tài liệu

Song song với hình thức bổ sung tài liệu bằng nguồn ngân sách được cấp

hàng năm, công tác phát triển vốn tài liệu của Trung tâm còn khai thác hình thức

trao đổi, tặng biếu tài liệu với các cơ quan, các tổ chức trong và ngoài nước. Do

vậy, nguồn tài liệu nhận được từ hình thức này đã tăng lên đáng kể cả về số

lượng và chất lượng, Trung tâm đã thu nhận được những tài liệu có giá trị cao

đặc biệt là các tài liệu quý của các tổ chức, cơ quan nước ngoài. Một số nguồn

gồm có: Dự án sách Quỹ Châu Á (Books for Asia Program- the Asia Foudation)

đã cung cấp cho Trung tâm trên 7000 cuốn sách tiếng Anh có giá trị. Dự án tạp

chí Quỹ Ford (JDP- Journal Donation Project) cung cấp tạp chí cho Trung tâm từ

năm 2005 bằng việc hỗ trợ 60% kinh phí và tính đến nay Trung tâm đã lựa chọn

được gần 200 đầu tạp chí từ danh mục trên 2000 đầu tạp chí của Quỹ Ford. Với

việc nhận số tạp chí tài trợ này, hầu hết các ngành đào tạo về khoa học xã hội và

nhân văn, kinh tế, luật, giảng dạy tiếng Anh đã có hoặc một số đầu tạp chí cho

ngành mình. Hoạt động trong mạng lưới của Quỹ JDP, Trung tâm còn được hỗ

trợ các họat động khác như chia sẻ nguồn lực thông tin, cung cấp các bài báo độc

giả quan tâm nhưng không có ở thư viện mình, cung cấp bản dịch các bài tạp chí

do các chuyên gia chọn dịch…Ngoài ra, Trung tâm còn nhận sách tặng qua

mạng từ quỹ VSVN (Vietnamese Silicon Valley network, USA). Trung tâm đã

nhận được 2800 cuốn sách tiếng Anh và 607 cuốn sách tiếng Trung về khoa học

công nghệ từ quỹ này.

Trung tâm đã nhận một số lượng lớn tài liệu trao đổi, tặng biếu từ các cá

nhân, tổ chức, nhà xuất bản trong và ngoài nước như: Trường Đại học Kinh tế

Nihon Nhận Bản, Thư viện Quốc Gia Đài Loan, Quỹ Châu Á, Quỹ Ford, Phòng



36



Văn hóa Thông tin Đại sứ quán Hoa Kỳ, Ngoại Giao Đoàn, Thư viện Trung tâm

- ĐHQG TPHCM, Trường Đại học Quốc Tế - ĐHQG Thành Phố Hồ Chí Minh,

Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia, Nhà Xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Bưu

chính Viễn thông… với số lượng cụ thể như sau:

- 3.651 cuốn sách T. Anh, T.Nhật, T.Trung Quốc (2.200 tên);

- 967 cuốn sách T. Việt (88 tên)

- Gần 1.680 cuốn báo, tạp chí Ngoại văn và tiếng Việt;

*Tiếp nhận: 390 cuốn giáo trình từ Trường Đại học Khoa học Xã hội &

Nhân văn, ĐHQGHN.

* Trao đổi: 160 cuốn giáo trình với Thư viện Trung tâm, Đại học Quốc

Gia TPHCM.

- Thu nhận nguồn tài liệu nội sinh/ tài liệu lưu chiểu

Trung tâm TT-TV được ĐHQGHN cho phép thu nhận lưu chiểu những

xuất bản phẩm do ĐHQGHN xuất bản, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ được

bảo vệ thành công ở ĐHQGHN, các tài liệu hội thảo, hội nghị khoa học, các báo

cáo kết quả NCKH của cán bộ ĐHQGHN chủ trì hoặc tham gia.

- Đối với nguồn tin là luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ: theo quy định của

ĐHQGHN, các tác giả nộp cho Trung tâm sau khi bảo vệ. Từ năm 2002, Trung

tâm đã thu nhận luận văn, luận án kèm theo đĩa mềm và đĩa CD chứa nội dung

của luận văn, luận án đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng CSDL

toàn văn cho nguồn tài liệu này.

- Đối với nguồn tin là đề tài nghiên cứu khoa học các cấp: Theo quyết

định của ĐHQGHN từ năm 2003 Ban Khoa học công nghệ ĐHQGHN thu và

giao lại cho Trung tâm loại hình tài liệu này.

- Đối với nguồn tin là các báo cáo, tham luận khoa học, kỷ yếu hội nghị

khoa học, hội thảo, giáo trình…

Đây là nguồn tài liệu “xám” – nguồn tin nội sinh của ĐHQGHN, là kết

quả của các hoạt động đào tạo và NCKH. Nguồn tin này phản ánh tiềm lực, các

thành tựu về giáo dục – đào tạo và NCKH của ĐHQGHN. Chỉ tính riêng năm



37



học 2009-2010 Trung tâm đã nhận lưu chiểu 1.154 cuốn luận án, luận văn; 101

cuốn đề tài nghiên cứu khoa học; 568 cuốn sách.

Bảng 2.4: Số liệu nguồn tài liệu nội sinh của ĐHQGHN

Loại tài liệu



Số lượng bản



Đề tài nghiên cứu khoa học



1014



Xuất bản phẩm của ĐHQGHN



3418



Luận văn, Luận án



7020



Báo cáo, kỷ yếu khoa học



198



2.1.2. Cơ cấu nguồn lực thông tin

2.1.2.1. Cơ cấu hình thức

Ngày nay, NDT không chỉ sử dụng tài liệu truyền thống mà còn hướng

đến các phương thức tìm kiếm thông tin trên theo cách hiện đại…Trung tâm TTTV đã kết hợp việc bổ sung các tài liệu hiện đại song song với các tài liệu truyền

thống. Trải qua hơn 10 năm trưởng thành và phát triển. Hiện nay, Trung tâm TTTV ĐHQGHN đang sở hữu vốn tài liệu/ nguồn lực thông tin khá phong phú và

đa dạng.

Nguồn thông tin dưới dạng in ấn

- Giáo trình

Tổng số giáo trình hiện đang đưa vào phục vụ là 181.120 cuốn, trong đó,

chỉ riêng năm học 2009- 2010, với nguồn kinh phí ĐHQGHN cấp riêng để bổ

sung tài liệu phục vụ đào tạo tín chỉ, Trung tâm đã bổ sung 476 tên giáo trình với

tổng số 28.883 cuốn. Trong năm 2009, Trung tâm được ĐHQGHN cấp riêng

kinh phí để bổ sung tài liệu dành cho chương trình đào tạo đẳng cấp quốc tế (gọi

tắt chương trình 16+23). Hiện nay Trung tâm TT - TV, ĐHQGHN đã hoàn thành

việc tiếp nhận và xử lý giáo trình tiếng Anh cho nhiệm vụ chiến lược (16+23)

của ĐHQGHN (gồm 72 tên giáo trình với số lượng 1.630 cuốn). Toàn bộ số giáo

trình trên đã được bàn giao về các đơn vị đào tạo có chương trình đào tạo 16+23

và các phòng Phục vụ bạn đọc (PVBĐ) để đưa vào phục vụ ngay trong dịp đầu



38



năm học mới 2010 - 2011 cho các ngành đào tạo: Điện tử viễn thông, khoa học

máy tính, Quản trị kinh doanh, ngôn ngữ học, sinh học, địa lí, địa chất, vật lí.

- Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo khá đa dạng và phong phú về nội dung, đáp ứng hầu

hết các chuyên ngành đào tạo. Chỉ riêng năm học 2009-2010, Trung tâm đã bổ

sung 894 cuốn (354 tên). Số tài liệu tham khảo hiện đang sử dụng đưa vào phục

vụ bạn đọc là: 250.345 cuốn, gồm 100.768 tên.

- Báo, tạp chí

415 tên báo, tạp chí Tiếng Việt, Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng

Nga…

- Tài liệu khác

7020 luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ; 2000 thác bản văn bia; Các đề tài

nghiên cứu khoa học…

Nguồn thông tin điện tử do Trung tâm xây dựng

* Giáo trình điện tử: 12 cuốn giáo trình chuyên ngành dạng số hóa đang

được giảng dạy ở ĐHQGHN

* CSDL thư mục:

- CSDL là danh mục các tài liệu phục vụ môn học được thiết kế theo

khung chương trình đào tạo cử nhân của ĐHQGHN.

- CSDL thư mục “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” gồm 2172 bỉểu ghi

- CSDL thư mục GS Nguyễn Văn Đạo với 604 biểu ghi (tiếp tục cập nhật)

- CSDL thư mục các công trình NCKH của ĐHQGHN.

- CSDL bài trích tạp chí: 6.374 biểu ghi

* Bản tin điện tử:

Địa chỉ truy cập Tài nguyên TT điện tử : http://www.lic.vnu.vn

 Quy trình số hóa tài liệu

Công việc này do Phòng phát triển tài nguyên số đảm nhận.

- Thu thập, xây dựng và phát triển tài nguyên số: (Bộ phận Download…)

- Bộ phận số hóa sách đóng tập và tài liệu giấy:



39



Quy trình xây dựng và phát triển tài liệu số bắt đầu bằng việc chuyển đổi

các tài liệu giấy và sổ sách sang những hồ sơ điện tử có thể lưu trữ dưới dạng file

mềm. Một tài liệu giấy được quét vào máy quét (scan) rồi chuyển thành file ảnh.

Sau đó phần mềm sẽ chuyển file đó thành file mềm giống nguyên dạng ban đầu

và có thể lưu trữ theo ý của người sử dụng. Khi cần, chỉ việc gõ từ khóa cần tìm.

Việc chuyển đổi từ tài liệu giấy sang tài liệu số giúp loại bỏ những khó khăn

trong việc tìm hồ sơ lưu trữ. Với hệ thống quản lý tài liệu kỹ thuật số có thể quản

lý hàng triệu tài liệu và truy tìm chính xác trong vài giây, giảm các chi phí hoạt

động nhờ không phải bảo lưu hồ sơ giấy.

- Để làm được việc này, Bộ phận số hóa được trang bị hệ thống Kirtas

APT BookScan 1600 (APT Bookscan 1600™ có thể sao chụp với tốc độ lên

đến 1600 một giờ. The APT Manager - phần mềm vận hành hệ thống APT - dễ

dàng thao tác và thuận tiện cho người dùng) cùng với hệ thống máy tính cấu

hình cao đảm bảo khả năng chuyển hóa nhanh chóng thông tin từ tài liệu đóng

tập sang dạng số mà vẫn đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin đồng thời cho phép

chúng ta có thể tìm kiếm và chỉ mục cho các thông tin này.

- Ngoài ra Trung tâm mua và cài đặt phần mềm VRS nhận dạng ký tự số

đã đoạt nhiều giải thưởng của ABBYY có khả năng nhận dạng 190 ngôn ngữ

bao gồm cả tiếng Việt (37 ngôn ngữ chính có kiểu chữ Latin, Cyrillic, Armenia

có hỗ trợ từ điển, 133 ngôn ngữ khác, 5 ngôn ngữ cổ châu Âu, 4 ngôn ngữ nhân

tạo, 6 ngôn ngữ lập trình…). Phần mềm VRS có nhiều định dạng đầu vào và

xuất ra tài liệu dưới dạng tex như *.doc, *.PDF, *.PDFA, TXT… và nhiều định

dạng khác.

- Số hóa hơn 1000 cuốn tài liệu (tương đương 220.622 trang), trong đó gồm

có các luận án, luận văn không có đĩa CD kèm theo; cuốn sách tham khảo và

giáo trình quí hiếm.

- Tải dữ liệu 107.000 bài (biểu ghi) toàn văn về các lĩnh vực: khoa học tự

nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kinh tế, luật... từ các CSDL điện tử.

- Sao lưu, lưu trữ trên toàn bộ đĩa dữ liệu luận án, luận văn.



40



Nguồn thông tin điện tử ngoại sinh

* CSDL trên CD-ROM (nguồn tin offline): gồm hơn 2000 tạp chí khoa

học từ các CSDL

- Wilson Applied Science & Technology Fulltext,

- Wilson Humanities Abstracts Fulltexts,

- Wilson Education Abstracts Fulltext,

- Derwent Biotechnology Abstracts/Quarterly Updates,

- Econlit 1969 - Present/Monthly Update

TNgười dùng tin có thể truy cập tại các phòng Đọc đa phương tiện.

* CSDL trực tuyến (nguồn tin online):

- Tạp chí điện tử: 06 tạp chí chuyên ngành, 8 tạp chí phổ thông, 160 kỷ

yếu hội nghị từ 1960 về khoa học máy tính và công nghệ thông tin.

- CSDL ACM Digital Library on eBridge

Địa chỉ truy cập: http://portal.acm.org/dl.cfm

- CSDL IEEE Computer Sciences về CNTT, điện tử, vật lý ứng dụng

(gồm 23 tạp chí toàn văn xuất bản từ năm 1988 đến nay

Địa chỉ truy cập: http://www2.computer.org/portal/web/csdl

- CSDL ProQuest Central (cho phép truy cập tới hơn 6.700 tạp chí): có

các tạp chí điện tử Khoa học, giáo dục, kinh tế, trong đó có 4.370 tạp chí toàn

văn từ 1990 trở lại đây và trên 18.000 bản luận văn tiến sĩ; ABI/INFORM về

kinh tế và luận văn tiến sĩ về Quản lí và kinh doanh; Proquest các tạp chí về

nông nghiệp, nghệ thuật, thương mại Châu Á và tài liệu tham khảo, sinh học,

khoa học máy tính, giáo dục…

Địa chỉ truy cập: http://www.proquest.co.uk

- CSDL Science Direct : CSDL điện tử toàn văn lớn nhất trên thế giới về

các lĩnh vực: Các khoa học về trái đất: 94 tạp chí toàn văn; Kinh doanh, Quản lý

và kế toán: 74 tạp chí toàn văn; Hóa học: 93 tạp chí toàn văn; Toán học: 90 tạp

chí toàn văn.

Địa chỉ truy cập: http://www.sciencedirect.com/



41



- CSDL SpringerLink Journals: Y tế và sức khỏe cộng đồng; Khoa học và

cuộc sống hóa học; Toán, vật lý, kinh tế; Khoa học quản lý, khoa học máy tính,

cơ khí, tâm lý học;......

Địa chỉ truy cập: http://www.springerlink.com/home/main.mpx

- CSDL Wilson OmniFile Complete on eBridge Platform. Gồm 11 CSDL

với tổng số 3139 tạp chí toàn văn: Toán học ứng dụng; Trí tuệ nhân tạo, khoa

học vật liệu, môi trường thiên văn; Quảng cáo, truyền thông, khảo cổ học, nghệ

thuật dân gian

- Kế toán, ngân hàng; Giáo dục, Luật, Thư viện….

Địa chỉ truy cập: http://203.144.248.21/hwwmds

- Tạp chí Việt Nam trực tuyến.

Địa chỉ truy cập: http:// www.vjol.info

- Sách điện tử: 05 CSDL với hơn 60.000 cuốn

eBrary Academic Complete gồm 37.579 sách điện tử toàn văn về: khoa

học xã hội nhân văn, giáo dục, luật học, nghệ thuật, lịch sử, ngôn ngữ, khoa học

công nghệ.

Địa chỉ truy cập: http://site.ebrary.com/lib/vnuhanoi/home.action

International Engineering Consortium (IEC) về: khoa học ứng dụng và

công nghệ thông tin, truyền thông, khoa học quản lý, kinh tế học

Địa chỉ truy cập: http://www.igpublish.com/iec-ebooks

SIAM eBooks về toán học, khoa học máy tính, kỹ thuật.

Địa chỉ truy cập: http://www.igpublish.com/SIAM-ebook

Springer eBooks copyright collection 2005, 2007: kinh tế học, khoa học

vật liệu, hóa học, khoa học trái đất, cơ khí, toán học,vật lý và thiên văn học

Địa chỉ truy cập: http://www.springerlink.com

* Để phục vụ cho đào tạo theo tín chỉ Trung tâm đã mua thêm 03 CSDL,

bao gồm:

- CSDL Wilson OmniFile Complete on eBridge Platform về công nghệ và

khoa học ứng dụng, nghệ thuật, sinh vật học, kinh doanh, giáo dục, khoa

học đại cương, nhân văn, thông tin thư viện,...



42



- CSDL ProQuest Central về các lĩnh vực khoa học, giáo dục, kinh tế và

trên 18.000 bản luận văn tiến sĩ.

- eBrary Academic Complete về khoa học công nghệ, khoa học về sự

sống, máy tính, khoa học chính trị, kinh doanh, kinh tế, giáo dục học, luật học,

nghệ thuật, lịch sử, ngôn ngữ, triết học, tâm lý học, tôn giáo.

- Bài giảng điện tử: Bộ giáo trình học tiếng Anh trực tuyến Langmaster

English Elements Online: Toàn bộ chương trình học gồm 380 giờ học tích cực,

hơn 850 trang bài học tương tác, 1.700 bài tập các loại, hơn 5.000 từ mới cùng

với hơn 2.650 tranh..

Địa chỉ truy cập: http//: www.lic.vnu.vn/langmaster

Synthesis: The digital Library of Engineering and Computer Sciences.

CSDL gồm 25 bài giảng về khoa học máy tính, công nghệ thông tin. Địa chỉ truy

cập: http://www.morganclaypool.com

2.1.2.2 Cơ cấu nội dung

Để phục vụ cho chương trình đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng

cao của ĐHQGHN, Trung tâm TT-TV bổ sung tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực chủ

yếu là phục vụ cho các bộ môn học trường với trên 60 ngành đào tạo. Bám sát

chương trình đào tạo của ĐHQGHN là nhiệm vụ đầu tiên và liên tục của công

tác phát triển nguồn tin. Công cụ đầu tiên hỗ trợ cho công tác này là khung

chương trình đào tạo cử nhân của ĐHQGHN. Với việc xây dựng CSDL của 60

ngành học, với trên 2000 môn học theo chương trình đào tạo cử nhân ĐHQGHN.

Hiện nay để phục vụ cho nhu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, Trung tâm bám

sát chương trình đào tạo của các trường trong ĐHQGHN, đã và đang bổ sung

đầy đủ các loại giáo trình cho các ngành học, môn học phục vụ học chế tín chỉ

như chỉ đạo của Đảng bộ và Ban giám đốc ĐHQGHN về công tác chương trình,

giáo trình... Cùng với đề án xây dựng và phát triển 16 ngành, 23 chuyên ngành

khoa học cơ bản, công nghệ cao, kinh tế- xã hội mũi nhọn của ĐHQGHN đạt

trình độ quốc tế. Trung tâm đã và đang triển khai công tác thông tin thư viện

phục vụ cho các ngành đào tạo nói trên.



43



Đồng thời Trung tâm thường xuyên bổ sung các tài liệu mà NDT có nhu

cầu cao về các lĩnh vực như: Luật, KHXH&NV, kinh tế, ngoại ngữ chuyên

ngành…phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng

viên và sinh viên ĐHQGHN.

Bảng 2.5: Tài liệu phân chia theo lĩnh vực kiến thức

Lĩnh vực



STT



Số tên tài

liệu



Số lượng

cuốn



Tỉ lệ

(%)



1



Tin học, máy tính



3.916



7.148



2,8



2



Triết học, tâm lí học



2.404



6.212



2.4



3



Tôn giáo



364



2.092



0,8



4



Kinh tế



7.123



15.096



6.0



5



Luật



3.683



8.047



3,2



6



Giáo dục



3.373



8.119



3.24



7



Ngôn ngữ



8.761



22.282



8,9



8



Toán



4.978



10.890



4,3



9



Thiên văn học



912



4.636



1,85



10



Vật lí



4.374



9.760



3,89



11



Hóa



3.478



10.374



4,1



12



Khoa học trái đất



1.861



4.583



1,83



13



Địa chất



3.876



5.628



2,2



14



Khoa học ứng dụng



7.817



15.634



6,2



15



Mỹ thuật, nghệ thuật



1.810



5.430



2,1



16



Văn học



18.186



35.558



14,2



17



Lịch sử, địa lí



5.876



11.628



4,6



18



Sinh học



4.176



9.528



3,8



19



Tài liệu khác



12.700



57.640



23



100.768



250.345



Tổng



2.1.3. Tổ chức quản lý nguồn lực thông tin

2.1.3.1. Tổ chức vốn tài liệu



44



Hiện nay, TTTT – TV ĐHQGHN tổ chức kho tài liệu theo các địa điểm

lưu trữ sau:

- Kho tài liệu Trung tâm tại trụ sở chính TT TT-TV ĐHQGHN.

- Kho tài liệu tại cơ sở Thượng Đình.

- Kho tài liệu tại cơ sở Kí túc xá Mễ Trì.

- Kho tài liệu tại cơ sở trường ĐH Ngoại Ngữ.

Tại mỗi địa điểm, Trung tâm tổ chức kho tài liệu theo loại hình tài liệu

gồm: kho Mượn giáo trình, mượn sách tham khảo, kho đọc sách tham khảo, kho

tài liệu tra cứu, kho Luận án- Luận văn, kho báo – tạp chí, kho tài liệu đa

phương tiện.

Bảng 2.6: Số lượng tài liệu tham khảo phân bổ tại các khu vực phục vụ



1



Phòng PVBĐ Thượng Đình



Nội dung kiến thức

chủ yếu

KHTN, KHXH, khác



2



Phòng PVBĐ Ngoại Ngữ



Ngoại ngữ, KHTN, KHXH



60.544



3



Phòng PVBĐ Mễ Trì



KHTN, KHXH, khác



46.026



4



Khu vực Phòng PVBĐ Chung Luật, Công nghệ, Kinh tế, khác



STT



Khu vực phục vụ bạn đọc



Tổng số:



Số lượng

(cuốn)

87.348



56.427

250.345



Trung tâm TT-TV đã đồng thời kết hợp các hình thức tổ chức kho nhằm

phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thông tin của NDT. Có 3 hình

thức tổ chức kho sau:

- Kho đóng

Đây là kho tài liệu được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt của cuốn sách,

bạn đọc muốn mượn tài liệu phải tra cứu qua hệ thống mục lục hoặc qua máy

tính của Trung tâm, hoặc tra cứu qua OPAC trên mạng Internet, sau đó viết

phiếu yêu cầu và cán bộ thư viện sẽ vào kho lấy tài liệu theo yêu cầu của bạn

đọc.



45



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

×