Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 117 trang )
Qua điều tra cho thấy có 134 (74,4%) NDT cho biết thông tin họ nhận
được phù hợp với nhu cầu, 30 (16,6%) cho rằng tương đối phù hợp, chỉ có 16
(8.8%) NDT cho rằng không phù hợp.
Về tinh thần thái độ phục vụ của Thư viện, có đến 150(83,3%) NDT đánh
giá cao tinh thần và thái độ phục vụ nhiệt tình của cán bộ thư viện. Đồng thời
cũng có 143(79,4%) cho rằng thời gian thư viện đáp ứng tài liệu nhanh. Thời
gian mở cửa của thư viện đã đáp ứng nhu cầu của NDT, có tới 168(93.3%) cho
rằng đã thỏa mãn với thời gian phục vụ của Thư viện.
Qua bảng khảo sát về những đánh giá của NDT về chất lượng các sản
phẩm và dịch vụ thông tin của Trung tâm phục vụ cho phương thức đào tạo tín
chỉ. Trong số NDT sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện của
Trung tâm, kết quả đánh giá như sau:
Bảng 2.12: Đánh giá về mức độ đáp ứng của sản phẩm thông tin- thư viện,
Trung tâm Thông tin-thư viện ĐHQGHN
STT
Sản phẩm
Tốt
SL
Mức độ đáp ứng
Trung
Chưa đáp
bình
ứng
%
SL
%
SL
%
1
Mục lục phiếu
2
80,9
3
Mục lục truy cập 119/147
trực tuyến OPACS
CSDL thư mục
45/64
4
CSDL toàn văn
5
Website Trung tâm
6
7
2/30
40
16
50,3
26
17,6
2
1,3
70,3
17
26,5
2
3,1
70/94
74,4
22
23,4
2
2,1
100/125
80
20
16
5
4
Bản tin điện tử
60/84
71,4
20
23,8
4
4,7
Các bản thư mục
dạng in
40/57
70
12
21
5
8,77
76
6,6
12
Bảng 2.13: Đánh giá về mức độ đáp ứng của các dịch vụ thông tin- thư
viện, Trung tâm Thông tin - thư viện ĐHQGHN
Mức độ đáp ứng
SL
STT
%
SL
%
Chưa đáp
ứng
SL
%
Tốt
Dịch vụ
Trung bình
1
Đọc tại chỗ
100/125
80
15
12
10
8
2
Mượn về nhà
108/140
77,14
10
7,1
12
8,5
3
Đa phương tiện
0/5
0
0
0
5
100
4
Internet
80/90
88,8
10
11,1
0
0
5
Sao tài liệu gốc
58/78
74,3
12
15,38
2
2,5
6
Trao đổi thông tin
25/70
35,7
35
50
10
14,28
7
Tư vấn thông tin
24/54
44,4
20
37
10
18.5
8
Cung cấp thông tin
có chọn lọc
Tra cứu tin
12/32
37,5
20
62,5
0
0
80/100
80
15
15
5
5
9
Các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện của Trung tâm đa
dạng và phong phú phần lớn đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của NDT trong
ĐHQGHN. Các sản phẩm được NDT sử dụng đã được đánh giá cao đáp ứng tốt
nhu cầu hiện nay như website Trung tâm 100(80%), Bản tin điện tử 60(71,4%),
Mục lục truy cập trực tuyến OPACS 119(80,9%), CSDL toàn văn
70(74,%),...(xem bảng2.12 ). Các dịch vụ thông tin – thư viện được NDT tin
đánh giá cao và sử dụng nhiều như dịch vụ mượn trả tài liệu với công nghệ mã
vạch 108(77,14%) dịch vụ đọc và mượn tài liệu với hình thức kho tự chọn
100(80%), dịch vụ tra cứu tin 80(80%), dịch vụ truy cập Internet với 80(88,8%)
NDT đánh giá là đáp ứng tốt nhu cầu (Xem bảng 2.13 )
Các sản phẩm thông tin- thư viện của Trung tâm như mục lục truy cập
trực tuyến OPAC, CSDL thư mục, CSDL toàn văn đã thể hiện toàn bộ nguồn lực
thông tin của Trung tâm TT-TV. Mục lục truy cập trực tuyến OPAC cho phép
người dùng tin truy cập tại chỗ hoặc từ xa đến nguồn tin của Trung tâm. Các
77
CSDL của Trung tâm có khả năng chia sẻ, trao đổi với các cơ quan thông tin –
thư viện trong và ngoài nước do được xây dựng dựa trên chuẩn nghiệp vụ thư
viện…Đặc biệt là các CSDL điện tử của trung tâm rất phong phú và đa dạng,
hiện nay có thể đáp ứng được hầu hết các lĩnh vực đào tạo của phương thức đào
tạo tín chỉ.
Các dịch vụ phục vụ theo hình thức kho mở kết hợp giữa đọc tại chỗ và
cho mượn về nhà đã thu hút số lượng người dùng tin đến sử dụng, hình thức này
tạo điều kiện tối đa cho NDT khai thác nội dung tài liệu, rút ngắn thời gian tìm
kiếm thông tin của NDT. Đây cũng là phương thức phục vụ linh hoạt đáp ứng
nhu cầu học tập của sinh viên khi học theo tín chỉ…
Sau hơn 13 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm TT-TV đã có những
bước phát triển về mọi mặt, cả về qui mô và chất lượng. Bên cạnh các sản phẩm
và dịch vụ thông tin truyền thống, Trung tâm đã và đang tăng cường phát triển
các sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện hiện đại, có khả năng trao đổi và
chia sẻ với các cơ quan thông tin – thư viện khác, phục vụ cho công tác đào tạo
và nghiên cứu hoa học, đáp ứng tương đối đầy đủ, kịp thời nhu cầu thông tin của
NDT trong ĐHQGHN.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.5.2.1. Hạn chế
* Các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện tuy đã đa dạng nhưng
chưa có những sản phẩm và dịch vụ đặc thù, đáp ứng yêu cầu của chương trình
học chế tín chỉ
- Sản phẩm thông tin - thư viện chủ yếu là thông tin tài liệu gốc, chưa có
nhiều sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao. Thông tin tóm tắt, chuyên đề,
tổng thuật, lược thuật là những sản phẩm thông tin có giá trị đối với người làm
công tác nghiên cứu khoa học nhưng trên thực tế, những sản phẩm này chưa
được triển khai và thực hiện.
78
- Các danh mục, thư mục giới thiệu sách mới và thư mục tóm tắt luận án,
luận văn sau đại học được tiến hành biên soạn định kỳ và thường xuyên nhưng
hiện nay chỉ thông báo trong bản tin điện tử, chưa tiếp tục xuất bản thành ấn
phẩm riêng biệt.
- Các thư mục chuyên đề bám sát nội dung chương trình học tập vẫn chưa
được triển khai biên soạn.
* Chất lượng một số các sản phẩm và dịch vụ đã có chưa đáp ứng đòi hỏi
của học chế tín chỉ
- Dịch vụ đa phương tiện đã được triển khai phục vụ ở 2 phòng PVBĐ
(Phòng PVBĐ Chung và PVBĐ Thượng Đình) nhưng hiện nay không được đầu
tư bổ sung tài liệu thường xuyên cùng với việc hiện nay Internet đã trở thành loại
hình cung cấp thông tin đa chức năng . Qua Internet NDT có thể nghe nhạc, có
thể xem phim. Qua Internet mà giảng viên có thể giảng bài qua mạng, sinh viên
có học từ xa…Chính vì vậy mà hiệu quả của dịch vụ đa phương tiện ngày càng
giảm sút. Theo điều tra hiện nay chỉ có 5 (0,27%) NDT là sinh viên sử dụng dịch
vụ này.
- Dịch vụ cung cấp tài liệu với hình thức kho mở chưa được tổ chức ở
khắp các phòng phục vụ bạn đọc (hiện nay mới chỉ triển khai ở phòng PVBĐ
Chung, phòng PVBĐ Mễ Trì và phòng đọc Tầng 7 Nhà T5 (trường KHTN).
Trang thiết bị an ninh chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nên khó khăn cho việc bảo
quản tài liệu.
- Các sản phẩm và dịch vụ TT-TV hiện đại đã triển khai và sử dụng từ lâu
nhưng chưa thu hút được nhiều người dùng tin đến sử dụng.
2.5.2.2. Nguyên nhân của những điểm hạn chế
- Trung tâm chưa có nhiều hình thức tuyên truyền quảng bá rộng rãi nên
NDT chưa biết đến những sản phẩm dịch vụ này như: CSDL thư mục như Thư
mục tóm tắt luận án, luận văn sau đại học, CSDL bài trích tạp chí, CSDL điện tử,
79
dịch vụ Đa phương tiện được ít NDT là nhóm cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng
dạy biết tới.
- Nguồn nhân lực tuy có chất lượng cao nhưng chưa có kinh nghiệm triển
khai các sản phẩm và dịch vụ đặc thù phục vụ học chế tín chỉ, trình độ công nghệ
thông tin chưa đồng đều.
- Các CSDL điện tử của Trung tâm rất phong phú và đa dạng nhưng vẫn
chưa được sử dụng hiệu quả nguyên nhân là do trình độ ngoại ngữ của NDT còn
hạn chế nên chưa khai thác và tận dụng được nguồn thông tin quí giá trên.
- Quá trình áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ tại
ĐHQGHN đến nay đã triển khai được gần 4 năm, tuy nhiên nhận thức về học
chế tín chỉ của cán bộ giảng viên nói chung và cán bộ thư viện nói riêng còn
nhiều hạn chế, chưa thực sự nắm rõ về đào tạo theo tín chỉ. Để đào tạo theo học
chế tín chỉ, tài liệu dạy - học cần phong phú hơn nhiều, có như vậy mới phục vụ
được cho hoạt động tự học của sinh viên, Giờ lên lớp chủ yếu là giới thiệu tài
liệu, hướng dẫn phương pháp tự học, giải đáp thắc mắc…nhưng khả năng cập
nhật tài liệu dạy học mới của một số giáo viên chưa thật tốt cho nên chưa kích
thích nhu cầu tìm tài liệu của sinh viên.
80
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN- THƯ VIỆN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
3.1 Tăng cường nguồn lực thông tin đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học
chế tín chỉ
3.1.1 Điều chỉnh chính sách bổ sung phù hợp với yêu cầu đào tạo
Trong giai đoạn hiện nay, tài liệu truyền thống bao gồm tài liệu in trên
giấy, như sách, báo, tạp chí, bản nhạc in,… vẫn đóng vai trò quan trọng, là kênh
thông tin chủ yếu phục vụ giảng dạy và học tập tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguồn tài liệu này cần được quan tâm phát triển.
Chuyển đổi sang phương pháp đào tạo theo tín chỉ, yêu cầu mượn và đọc
tài liệu đối với sinh viên trong quá trình học tập là bắt buộc. Trên thực tế nhu cầu
tìm kiếm thông tin, nhu cầu đọc sách tham khảo, sách chuyên khảo, chuyên
ngành ở các trường đại học đào tạo theo học chế tín chỉ là rất lớn. Tuy nhiên qua
nghiên cứu và khảo sát cho thấy vốn tài liệu chưa đáp ứng được yêu cầu học chế
tín chỉ. Chính vì vậy cần có giải pháp để tăng cường nguồn lực thông tin cả về số
lượng và chất lượng.
- Đổi mới chính sách phát triển vốn tài liệu/học liệu: Diện bổ sung phải
sát hợp với từng đề cương môn học theo tín chỉ của giảng viên đã được đã được
hội đồng khoa học của các khoa thông qua và được nhà trường phê duyệt.. Trong
từng đề cương bài giảng theo tín chỉ, giảng viên đã đưa ra danh mục tài liệu bắt
buộc sinh viên đọc và danh mục tài liệu yêu cầu đọc thêm. Đây là căn cứ rất
quan trọng cho thư viện xây dựng kế hoạch bổ sung theo đề tài/theo môn học.
Đặc biệt chú ý phát triển kho giáo trình - kho học liệu phục vụ sinh viên.
- Khi xây dựng kế hoạch bổ sung của thư viện phải chú ý theo các môn
học của từng ngành đào tạo, phải cập nhật danh mục tài liệu bắt buộc và danh
mục tài liệu tham khảo yêu cầu sinh viên đọc thêm (vì từng giảng viên có thể có
những điều chỉnh, thay đổi hoặc bổ sung mới theo từng năm học, hoặc cùng một
môn học có thể do các giảng viên khác nhau đảm nhiệm, họ có thể đòi hỏi sinh
viên đọc những tài liệu khác nhau). Cho nên phải nắm bắt được những công
81
trình nghiên cứu mới của chính các thày cô, các sản phẩm nghiên cứu khoa học,
các tài liệu phục vụ cho giảng dạy…từ đó đề xuất lãnh đạo bổ sung.
- Nắm danh sách các giảng viên cơ hữu theo các môn học chung và
chuyên ngành của các khoa, bộ môn; trình độ, học vị, học hàm, chức danh của
họ để khi cần thiết có thể quan hệ trực tiếp với giảng viên, đề nghị họ cung cấp
các tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo mà thư viện không thể bổ sung được.
Việc thiết lập mối quan hệ tốt với các giảng viên để nắm vững và cập nhật danh
mục tài liệu tham khảo của các môn học là hết sức cần thiết, đặc biệt là để bổ
sung cho thư viện những tài liệu ít gặp trên thị trường xuất bản và tài liệu mà
giảng viên có được do các chuyến đi công tác, học tập ở nước ngoài, dự các hội
nghị, hội thảo khoa học. Phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các giảng viên,
những người thường xuyên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
ngành, đề tài nhánh cấp nhà nước, cấp trường, các giảng viên viết giáo trình,
sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, bài báo khoa học để họ tư vấn về nguồn tài
liệu chính thống và nguồn tài liệu xám cần bổ sung.
- Điều chỉnh kịp thời chính sách bổ sung trên cơ sở quan hệ chặt chẽ với
phòng đào tạo và phòng sau đại học để nắm vững sự biến động hàng năm về số
lượng chuyên ngành đào tạo các bậc tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, các loại
hình đào tạo chính quy, không chính quy, từ xa, liên kết đào tạo trong nước và
nước ngoài; số lượng sinh viên hệ chính quy, tại chức, học viên cao học, nghiên
cứu sinh, số lượng sinh viên quốc tế đang học tập tại trường; Nắm bắt kịp thời
chương trình đào tạo của hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm, kế hoạch giảng dạy
và học tập cho các ngành/chuyên ngành đào tạo của trường trên cơ sở chương
trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, kể cả các chương trình đặc
biệt đối với những sinh viên xuất sắc, các chương trình bồi dưỡng, nâng cao
trình độ khoa học-công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ và các chương trình nâng
cao kiến thức khác, các chương trình chuyển đổi và liên thông giữa các trình độ
do trường thực hiện, các chương trình hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ, chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức nghiên cứu, cơ sở đào tạo
trong nước và quốc tế,....
- Tổ chức và quản lý nguồn tin nội sinh: Nguồn tin nội sinh hay tài liệu
xám là “các công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, sách giáo trình,
82