1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Kế toán >

3 Hoàn tất kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.49 KB, 85 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



GVHD: TS. Nguyễn Thị Hồng Thuý



Bảng 2.23. Tài liệu làm việc của KTV số 15

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP QUỐC GIA VIỆT NAM

Thành viên Tập đoàn Kiểm toán Quốc tế

EURA AUDIT INTERNATIONAL



Client: Công ty K

Prepared: NTQN

Period : 31/12/2010

Reviewed by:

Subject: Tổng hợp kết quả kiểm toán HTK Reviewed by:



D



54

8



Date: 10/01/2010

Date:

Date:



Các bút toán điêù chỉnh:

1. Bút toán điều chỉnh do nhập nhầm số liệu

Nợ TK 1522 : 9.000.000 đồng

Có TK 6212 : 9.000.000 đồng

2. Bút toán điều chỉnh do hạch toán sai tài khoản

Nợ TK 642 : 2.890.000 đồng

Có TK 6273 : 2.890.000 đồng

3. Bút toán điều chỉnh hạch toán sai niên độ

Nợ TK 632: 177.466.523

Có TK 155: 177.466.523

Kết luận:

Các sai sót trên là do sự nhầm lẫn của kế toán. Công ty K đã tiến hành điều chỉnh theo các bút

toán điều chỉnh mà KTV đưa ra. Vì vậy khoản mục HTK đã được phản ánh trung thực và hợp lý trên

các khía cạnh trọng yếu.



Nguyễn Thị Huyền



66



Kiểm toán 49B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



GVHD: TS. Nguyễn Thị Hồng Thuý



 CÔNG TY H

Sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm toán với khoản mục HTK, KTV tiến hành

tổng hợp các bút toán điều chỉnh. Đây là tài liệu mà KTV trình lên trưởng nhóm kiểm

toán để giúp trưởng nhóm KTV tổng hợp kết quả của toàn bộ cuộc kiểm toán, đánh giá

công việc mà KTV đã thực hiện và thảo luận với khách hàng.

Bảng 2.24. Tài liệu làm việc của KTV số 16

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP QUỐC GIA VIỆT NAM

Thành viên Tập đoàn Kiểm toán Quốc tế

D

EURA AUDIT INTERNATIONAL



Client: Công ty H

Prepared: BTHA

Period : 31/12/2010

Reviewed by:

Subject: Tổng hợp kết quả kiểm toán HTK Reviewed by:



54

4



Date: 22/01/2010

Date:

Date:



Tổng hợp các bút toán điều chỉnh:

1/ Điều chỉnh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Nợ TK 62117

: 226.106.749 đồng

Có TK 62119 : 226.106.749 đồng

2/ Điều chỉnh giảm giá trị HTK nhập trong kỳ:

Nợ TK 133

: 7.002.994 đồng

Có TK 1521 : 7.002.994 đồng

Nhận xét:

Các sai sót trên đều do sự nhầm lẫn của kế toán.

Công ty H đã điều chỉnh theo bút toán đề nghị của KTV.

Kết luận:

Khoản mục HTK đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với

chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.



Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. Tại Công ty K và Công ty H,

trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV thực hiện các công việc:

Rà soát lại công việc của các KTV trong nhóm.

Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC.

Lập Báo cáo Kiểm toán dự thảo, phát hành Báo cáo Kiểm toán chính thức và Thư

quản lý.



Nguyễn Thị Huyền



67



Kiểm toán 49B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



GVHD: TS. Nguyễn Thị Hồng Thuý



Rà soát lại công việc của các KTV trong nhóm:

Đầu tiên, trưởng nhóm kiểm toán tập hợp tất cả kết quả kiểm toán của từng phần

hành do các KTV trong nhóm đã thực hiện. Dựa trên kết quả này, trưởng nhóm kiểm toán

tiến hành rà soát lại toàn bộ quá trình làm việc của từng KTV và xem xét, đánh giá về số

lượng cũng như chất lượng của các bằng chứng KTV đã thu thập được và đưa ra kết luận

về các bằng chứng kiểm toán và quy trình kiểm toán HTK mà KTV đã thực hiện là thích

hợp và đầy đủ, các kết luận kiểm toán về khoản mục HTK là hợp lý.

Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC:

Cả Công ty K và Công ty H, qua tìm hiểu, KTV không thấy có sự kiện nào phát sinh

sau ngày lập BCTC có ảnh hưởng trọng yếu tới chu trình HTK nói riêng cũng như BCTC

nói chung.

Lập Báo cáo Kiểm toán dự thảo, phát hành Báo cáo Kiểm toán chính thức và

Thư quản lý:

Với những kết luận của mình về BCTC của Công ty K, KTV tiến hành lập Báo cáo

kiểm toán dự thảo và trình lên BGĐ Công ty. Sau khi BGĐ Công ty, KTV cùng BGĐ

khách hàng họp thảo luận, tra đổi và đi đến thống nhất với những ý kiến đưa ra trong Báo

cáo kiểm toán dự thảo. Công việc cuối cùng, KTV phát hành Báo cáo kiểm toán chính

thức kèm theo Thư quản lý với những kiến nghị giúp Ban Giám đốc của Công ty K và

Công ty H hoàn thiện hơn HTKTNB cũng như hệ thống kế toán của mình.

2.4 Công việc sau kiểm toán

VNFC đánh giá lại toàn bộ công việc kiểm toán . Sự đánh giá được nhìn nhận từ hai

phía cả khách hàng và bản thân Công ty kiểm toán. Đây là bước cuối cùng của cuộc kiểm

toán nhằm rút ra được những kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán trong

những lần kiểm toán sau.

- Đánh giá từ phía khách hàng: Sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản

lý, Công ty đều chú ý tiếp nhận các ý kiến, đánh giá cũng như nhận xét của khách hàng

đối với dịch vụ mà Công ty cung cấp trên cả hai mặt ưu điểm và nhược điểm. Khách

hàng sẽ cho ý kiến xem dịch vụ kiểm toán mà Công ty cung cấp có hợp lý về thời gian,

phương pháp làm việc, thái độ làm việc của KTV, cuộc kiểm toán có gây trở ngại cho

khách hàng hay không, các dịch vụ mà Công ty tư vấn đã thoả mãn nhu cầu của khách

hàng hay chưa... Đối với Công ty K, sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán, phản hồi từ phía

Ban Giám đốc Công ty cho thấy, Ban Giám đốc Công ty đánh giá cao kết quả làm việc và

tinh thần trách nhiệm của các Kiểm toán viên và hoàn toàn tán thành với các nhận xét,

kiến nghị của Kiểm toán viên đưa ra và đánh giá cuộc kiểm toán đã mang lại hiệu quả

thiết thực cho Công ty trong công tác quản lý tài chính kế toán.

- Đánh giá trong nội bộ Công ty: Sau mỗi cuộc Kiểm toán, Công ty luôn tổ chức

một cuộc họp với sự tham gia của nhóm kiểm toán và Ban Giám đốc Công ty nhằm đánh

giá toàn bộ cuộc kiểm toán trên các mặt: Đánh giá việc lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá

việc thực hiện kiểm toán, những vấn đề còn tồn đọng, những vấn đề cần lưu ý, đánh giá

sự hài lòng của khách hàng, đánh giá chất lượng làm việc của các Kiểm toán viên. Ngoài

ra, Công ty còn đánh giá về phí kiểm toán và các vấn đề liên quan khác để kết luận có



Nguyễn Thị Huyền



68



Kiểm toán 49B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



GVHD: TS. Nguyễn Thị Hồng Thuý



nên tiếp tục kiểm toán cho khách hàng lần sau nữa hay không. Đối với Công ty H, trưởng

nhóm kiểm toán đã nhắc nhở các Kiểm toán viên cần khắc phục những hạn chế khách

quan và chủ quan của khách hàng để hoàn thành cuộc kiểm toán đúng thời hạn, tránh tình

trạng vượt quá ngày thoả thuận trong Hợp đồng kiểm toán. Bước này không được thể

hiện trên giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên.

- Giữ mối quan hệ thường xuyên với khách hàng: Sau kiểm toán, công việc giữ mối

quan hệ thường xuyên với khách hàng cũng được Công ty tiến hành thường xuyên nhằm

mục đích duy trì và giữ uy tín với những khách hàng truyền thống. Công việc này được

thực hiện dưới nhiều hình thức như điện thoại, thư, fax...Công ty cũng thường xuyên thu

thập những thông tin về khách hàng và cung cấp miễn phí tới các khách hàng các quy

định mới về kế toán, kiểm toán, thuế… Chính nhờ biết coi trọng việc giữ quan hệ thường

xuyên với khách hàng nên giúp cho Công ty có được một số lượng khách hàng tương đối

ổn định.

2.5 So sánh việc áp dụng chương trình kiểm toán HTK do Công ty VNFC thực hiện

tại hai Công ty K và Công ty H

Giai đoạn khảo sát, đánh giá khách hàng và ký hợp đồng kiểm toán: Do K là khách

hàng cũ của Công ty VNFC nên việc khảo sát và đánh giá đối với khách hàng cũng như

việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ phần lớn dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước. Vì

vậy, các công việc khảo sát, đánh giá khách hàng được giảm bớt về mặt số lượng và thời

gian. Trong khi đó, Công ty H, do là khách hàng mới nên KTV phải tìm hiểu kỹ hơn

trước khi chấp nhận cung cấp dịch vụ. Cụ thể, ngoài việc tìm hiểu những thông tin chung

về Công ty H, KTV còn phải thực hiện bước đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán thông

qua hệ thống câu hỏi được Công ty thiết lập sẵn.

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và xây dựng chương trình kiểm toán:

Việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát tại hai Công ty K và Công ty H đều được thực

hiện theo đúng các bước công việc mà Công ty đã quy định bao gồm tìm hiểu ngành nghề

và hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu môi trường kiểm soát, tìm hiểu công

tác kế toán, thực hiện các bước phân tích tổng quát, xác định mức độ trọng yếu, xây dựng

kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng, đánh giá HTKSNB đối với HTK. Tuy nhiên,

kết quả cuối cùng của giai đoạn này là chương trình kiểm toán có sự khác biệt giữa hai

Công ty: Với những nhận xét, đánh giá về HTKSNB tại Công ty K, KTV quyết định thực

hiện kiểm toán không dựa vào HTKSNB của đơn vị nên chương trình kiểm toán tại đơn

vị chỉ bao gồm các công việc chi tiết của các thử nghiệm cơ bản. Ngược lại, tại Công ty

H, HTKSNB được đánh giá là hoạt động có hiệu quả nên chương trình kiểm toán được

thiết kế bao gồm các công việc cụ thể của thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

KTV đã thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Thực hiện các công việc đã được chi tiết trong

chương trình kiểm toán, tại Công ty K, KTV không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà

thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản. Còn với Công ty H, KTV thực hiện đồng thời cả

thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.



Nguyễn Thị Huyền



69



Kiểm toán 49B



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

×