Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.49 KB, 85 trang )
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hồng Thuý
Dưới đây là bảng câu hỏi phát triển từ Bảng câu hỏi của Công ty VNFC và có sự tham
khảo từ một số Công ty khác.
Bảng 3.1. Hệ thống câu hỏi đánh giá HTKSNB của khách hàng
Câu hỏi
Có Không Không
áp
dụng
1. Công ty thực hiện kiểm kê 1 tháng/ 6 tháng / 1 quý/ 1 năm một lần (gạch
chân phương án được lựa chọn).
2. Công việc kiểm kê có được lập kế hoạch trước thành văn bản và có tài liệu
hướng dẫn cho các thành viên tham gia kiểm kê hay không?
3. Có sử dụng hệ thống an ninh (khu vực kho riêng, có khoá, có bảo vệ, có
camera quan sát, hàng rào…) bảo vệ hàng hoá khỏi mất mát hay không?
4. Khu vực kho bảo quản có lối ra vào riêng để đảm bảo chỉ những người
được phép hoặc có nhiệm vụ liên quan mới được vào kho hay không?
5. Thủ kho có được đào tạo đủ kiến thức về quản lý, bảo quản hàng hoá cũng
như đảm bảo an toàn phòng cháy nổ (kho hoá chất, xăng dầu, các hàng dễ
cháy…) hay không?
6. Công ty có mua bảo hiểm cho tài sản, hàng hoá trong kho hay không?
7. Hệ thống thẻ kho có được duy trì, ghi chép thường xuyên và đầy đủ đối
với những loại đang có trong kho cũng như những loại đang cho vay mượn
tạm thời hay không?
8. Các phiếu nhập/xuất kho có được thủ kho lưu trữ đầy đủ, khoa học để có
thể kiểm tra các số liệu ghi trên thẻ kho cũng như đối chiếu với bộ phận kế
toán hay không?
9. Có quy định thủ kho phải lập báo cáo tổng hợp tình hình nhập - xuất - tồn
kho hàng tháng hay không?
10. Có quy định phải thực hiện đối chiếu định kỳ hàng tháng, quý giữa thủ kho
và kế toán không? Nếu có chúng có được lập thành văn bản hoặc ký xác
nhận hay không?
11. Các hàng hoá trong kho có được đánh [MÃ QUẢN LÝ] hay không?
12. Các thông số, mô tả, chỉ dẫn trên thẻ kho, sổ quản lý hàng hoá trong kho
có đầy đủ để có thể tìm được hàng tồn kho trên hiện trường hay không?
13. Công ty có quy định bộ phận bảo vệ phải xác nhận trên các Biên bản giao/
nhận hàng (Phiếu nhập/ xuất kho) hay không?
14. Hệ thống kho của Công ty có đáp ứng được yêu cầu bảo quản đối với
những loại hàng hóa có điều kiện bảo quản đặc biệt hay không?
15. HTK có được bảo quản để tránh được các hư hỏng về mặt vật lý (mưa
nắng, chuột bọ, mối mọt, gỉ sét…) hay không?
16. HTK có được sắp xếp khoa học, hợp lý để dễ tìm kiếm, kiểm tra không?
17. HTK lỗi thời, chậm luân chuyển, hư hỏng, kém phẩm chất có được báo
Nguyễn Thị Huyền
75
Kiểm toán 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hồng Thuý
cáo thường xuyên về số lượng và tình trạng để kịp thời ra các quyết định
xử lý hay không?
18. Có quy định thủ kho chỉ được nhập những hàng hoá đã qua kiểm tra của
bộ phận chịu trách nhiệm về chất lượng hàng mua hoặc phải có phê duyệt
cho phép nhập kho hay không?
19. Có quy định thủ kho chỉ được xuất hàng ra khỏi kho khi đã có phê duyệt
(lệnh) xuất kho của cấp lãnh đạo đủ thẩm quyền hay không?
20. Có quy định trên các Biên bản giao hàng/Phiếu xuất kho phải có chữ ký
của người nhận hàng hay không?
21. Công ty có quy định về mức dự trữ HTK tối thiểu hay không?
22. Nhân viên quản lý kho có thường xuyên đối chiếu lượng HTK thực tế và
mức dự trữ quy định để kịp thời đề xuất những mặt hàng cần phải mua hay
không?
23. Thủ kho có phải kiêm nhiệm các công việc ngoài trách nhiệm quản lý kho
hay không?
24. Các quy định về quản lý HTK có được tập hợp thành văn bản hay không?
Nếu có hãy photo.
Ngoài ra, để có những hình ảnh tối ưu về HTKSNB của khách hàng, tuỳ thuộc vào
đặc điểm đơn vị được kiểm toán và quy mô kiểm toán, VNFC có thể sử dụng kết hợp
bảng câu hỏi với các phương pháp sau:
- Sử dụng Bảng tường thuật: Bảng tường thuật là sự mô tả bằng văn bản về hệ
thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
- Sử dụng lưu đồ: Lưu đồ bao gồm lưu đồ ngang và lưu đồ dọc là sự mô tả
HTKSNB bằng các ký hiệu và biểu đồ về chứng từ, tài liệu cùng với quá trình vận
động của chúng.
3.3.2. Về phương pháp chọn mẫu:
Cơ sở lý luận:
Chọn mẫu kiểm toán là quá trình chọn một nhóm các khoản mục hoặc đơn vị từ
một tập hợp các khoản mục hoặc đơn vị lớn và sử dụng các đặc trưng của mẫu để suy
rộng cho đặc trưng của toàn bộ tổng thể. Vấn đề cơ bản của chọn mẫu là phải chọn được
mẫu đại diện. Để chọn được mẫu đại diện, KTV có thể áp dụng phương pháp chọn mẫu
thống kê hoặc chọn mẫu phi thống kê.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa
chọn khác” có quy định: “Việc lựa chọn lấy mẫu thống kê hay phi thống kê là tuỳ thuộc
vào việc xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên xem phương pháp nào có hiệu quả hơn
để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong từng trường hợp cụ thể”
và “Kiểm toán viên phải đảm bảo rủi ro kiểm toán áp dụng phương pháp lấy mẫu giảm
xuống mức có thể chấp nhận được khi xác định cỡ mẫu”. Vì vậy, khi chọn mẫu kiểm
toán, KTV phải đảm bảo mẫu được chọn là mẫu đại diện cho toàn bộ tổng thể và đảm
bảo rủi ro chọn mẫu là hợp lý, cân đối với chi phí phát sinh do chọn mẫu.
Nguyễn Thị Huyền
76
Kiểm toán 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hồng Thuý
Giải pháp hoàn thiện:
KTV nên tiến hành thêm việc chọn mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo tính đại diện của
các mẫu được chọn. Cách chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ đảm bảo được tính khách quan và có
thể tận dụng sự trợ giúp của máy tính và bảng số. Có hai phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên: chọn mẫu ngẫu nhiên theo thuộc tính và chọn mẫu ngẫu nhiên kiểm tra chi tiết số
dư.
Mẫu ngẫu nhiên là mẫu mà trong đó sự kết hợp khả dĩ của các phần tử trong tổng
thể đều có cơ hội tạo thành mẫu như nhau, vì thế sẽ đảm bảo các phần tử đều có cơ hội
lựa chọn như nhau, tránh bỏ sót những nghiệp vụ số tiền không lớn nhưng lại xuất hiện
sai sót, gian lận. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu dựa trên
lý thuyết thống kê mang tính khoa học chính xác, tránh bị lệ thuộc vào khả năng phán
đoán của riêng kiểm toán viên. Điều này cũng sẽ giúp kiểm toán viên tránh những rủi ro
kiểm toán có thể xảy ra ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán và uy tín của công ty.
3.3.3. Về việc thực hiện các thủ tục phân tích:
Cơ sở lý luận:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520, Quy trình phân tích,: “Thủ tục phân
tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những
xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên
quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến”. Để thủ tục phân tích mang
lại được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau. Tuỳ vào từng đối tượng và yêu cầu của kiểm toán, các hướng
phân tích có thể áp dụng khác nhau và hình thành ba loại phân tích chủ yếu: đánh giá tính
hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất. Việc lựa chọn quy trình phân tích,
phương pháp và mức độ áp dụng các thủ tục phân tích còn tuỳ thuộc vào sự xét đoán
nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Giải pháp hoàn thiện:
Trong quá trình kiểm toán, KTV nên áp dụng nhiều hơn các thủ tục phân tích bao
gồm việc việc kết hợp phân tích xu hướng với phân tích ngang và phân tích dọc gắn liền
với phân tích thông tin tài chính và phi tài chính. KTV nên sử dụng thêm một số chỉ tiêu
để phân tích như:
Thời gian một vòng luân
=
chuyển HTK
365
Số vòng quay HTK
Khi phân tích và nhận biết rủi ro dựa vào thời gian một vòng HTK, KTV có thể
xem xét được sự thay đổi của số dư một số tài khoản khác như thành phẩm, sản phẩm dở
dang, nguyên vật liệu, giá vốn hàng bán, so sánh sự thay đổi của một số chỉ tiêu khác như
số ngày phải trả và khả năng thanh toán bằng tiền; xem xét sự thay đổi về quản lý HTK
hoặc thủ tục kiểm soát; kết quả kiểm kê HTK thiếu hay thừa; sự thay đổi về giá HTK; sự
thay đổi về phương pháp kế toán đối với HTK; sự thay đổi về chính sách dự phòng giảm
giá HTK hoặc ghi giảm HTK…
Nguyễn Thị Huyền
77
Kiểm toán 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hồng Thuý
Số vòng quay sản phẩm,
=
hàng hoá tiêu thụ
Số vòng quay NVL
=
Số vòng quay của sản
=
phẩm dở dang
Tỷ lệ lãi gộp
Giá vốn hàng bán
Giá vốn bình quân sản phẩm, hàng hoá
tiêu thụ
Chi phí NVL xuất dùng trong kỳ
Số dư bình quân của NVL tồn kho
Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Bình quân sản phẩm dở dang trong kỳ
Tổng lãi gộp
Tổng doanh thu
=
Ngoài ra, KTV cũng nên sử dụng cả số liệu trung bình của ngành để phân tích và
so sánh, tìm ra những biến động bất thường để có thể áp dụng một cách linh hoạt các thủ
tục kiểm toán khác nhằm hoàn thành mục tiêu kiểm toán, tiết kiệm chi phí kiểm toán và
mang lại hiệu quả kiểm toán cao nhất.
3.3.4. Về việc sử dụng ý kiến của các chuyên gia:
Cơ sở lý luận:
Chuyên gia là một cá nhân hoặc một tổ chức có năng lực, kiến thức và kinh
nghiệm chuyên môn cao trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm
toán.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 620 “Sử dụng tư liệu của chuyên gia” đã chỉ
rõ:
“Trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán có thể thu thập các bằng
chứng kiểm toán dưới dạng báo cáo, ý kiến, đánh giá và giải trình của chuyên gia, như:
- Đánh giá một số loại tài sản như đất đai, công trình xây dựng, máy móc thiết
bị, tác phẩm nghệ thuật và đá quý.
- Xác định thời gian sử dụng hữu ịch còn lại của máy móc, thiết bị;
- Xác định số lượng và hiện trạng của tài sản như quặng tồn trữ, vỉa quặng, trữ
lượng dầu mỏ;
- Đánh giá giá trị theo phương pháp hoặc kỹ thuật chuyên biệt, như đánh giá
theo giá trị hiện tại;
- Đánh giá công việc đã hoàn thành và khối lượng công việc còn phải thực hiện
đối với những hợp đồng dở dang;
- Ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng và luật pháp.”
Như vậy, khi có một vấn đề nào đó mà KTV không có những am hiểu sâu sắc như
định giá HTK của các công ty khai thác dầu thô hoặc công ty kinh doanh vàng bạc đá
quý…, KTV có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia về vấn đề đó.
Nguyễn Thị Huyền
78
Kiểm toán 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hồng Thuý
Giải pháp hoàn thiện:
Để khắc phục những hạn chế của KTV trong quá trình định giá HTK, Công ty
VNFC nên sử dụng ý kiến của chuyên gia, những người có hiểu biết sâu rộng về các
lĩnh vực hoạt động của Công ty khách hàng và sẽ cùng tham gia trong quá trình đánh
giá giá trị HTK.
Nguyễn Thị Huyền
79
Kiểm toán 49B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hồng Thuý
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt
Nam (VNFC), Thông tin trình bày trên BCTC của đơn vị chịu ảnh hưởng lớn của chu
trình HTK vì khoản mục này luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động
của doanh nghiệp, hàm chứa nhiều những sai phạm trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chu kỳ vận động của HTK
gắn liền với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Vì vậy, kiểm toán HTK là công
việc then chốt và trọng yếu trong hầu hết các cuộc kiểm toán BCTC. Để hiểu được tầm
quan trọng của kiểm toán HTK trong kiểm toán BCTC, em đã đi sâu tìm hiểu, nghiên
cứu phương pháp và cách thức kiểm toán HTK tại các khách hàng của Công ty qua tất
cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán và rút ra được quy trình chung trong kiểm toán
HTK tại VNFC.
Ngành kiểm toán đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để có thể
đứng vững và phát triển, VNFC cần không ngừng hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm
toán Báo cáo tài chính của mình. Việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán chu trình
HTK một cách hợp lý và khoa học sẽ góp phần làm tăng hiệu quả cũng như giảm bớt
được những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc kiểm toán đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia
Việt Nam, em đã tích luỹ được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu cho bản
thân về công tác tổ chức kiểm toán cũng như quy trình kiểm toán tại Công ty. Đó sẽ là
nguồn kinh nghiệm hết sức quý báu đối với công việc của em sau này.
Trên đây là nội dung Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em với vấn đề "Hoàn thiện
Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
TNHH Kiểm toán Độc lập Quốc gia Việt Nam (VNFC)”.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình của Ban Giám đốc cùng các anh, chị Kiểm toán viên trong Công ty VNFC và đặc
biệt là của TS .Nguyễn Thị Hồng Thúy.
Do hạn chế về trình độ, kiến thức, kinh nghiệm cũng như thời gian thực tập nên
bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp của thầy cô và anh chị tại Công ty cùng các
bạn để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của
T.S. Nguyễn Thị Hồng Thúy, giáo viên trực tiếp hướng dẫn em cùng các thầy cô trong
khoa kế toán, BGĐ và các anh, chị Kiểm toán viên trong Công ty VNFC.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Huyền
80
Kiểm toán 49B