1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÃ HỘI HÓA VÀ XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 118 trang )


được hiểu là “làm cho mang tính xã hội” hay “huy động toàn xã hội tham

gia”.

Ở nước ta, cụm từ XHH xuất hiện khoảng cuối thập niên 90 của thế kỉ

trước và trở thành một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, phố biến và thịnh

hành trong xã hội hiện nay. Có thể hiểu XHH là huy động nguồn lực xã hội,

các tầng lớp nhân dân tham gia vào một lĩnh vực, một hoạt động nào đó mà

trước kia chỉ có các đơn vị Nhà nước tham gia.

XHH theo cách hiểu thuật ngữ kinh tế thị trường là tư nhân tham gia

vào một số lĩnh vực thuộc Nhà nước quản lý để phát huy những tiềm năng,

chất xám và khả năng của họ, tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho sự

nghiệp phát triển của đất nước, phục vụ cộng đồng, góp phần làm cho dân

giàu, nước mạnh.

1.1.2 Sự phát triển của xu hướng xã hội hóa ở TP.HCM

Sự nghiệp đổi mới đất nước của nhân dân ta hơn 20 năm qua đã giành

được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu đó tạo ra xu

thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế, mở ra một cục diện mới đối với sự

phát triển của đất nước ta, là cơ sở quan trọng để hội nhập sâu hơn và toàn

diện hơn vào nền kinh tế thế giới.

Trong điều kiện nước ta đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương

mại thế giới (WTO), với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là mở cửa và

hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, xây dựng xã hội dân

chủ, công bằng, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc trong việc xây dựng các

chiến lược, chính sách và hoạch định về vấn đề XHH một số lĩnh vực như:

kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế được coi là động lực cho sự phát triển của xã

hội.

TP.HCM là thành phố trẻ trung và hiện đại, là cửa ngỏ của đất phương

Nam. Từ rất sớm, nơi đây đã trở thành trung tâm thương mại sầm uất, giao



15



lưu với nước ngoài rất nhộn nhịp. TP.HCM đã trở thành một trung tâm công

nghiệp,văn hóa, khoa học kĩ thuật, trung tâm giao dịch quốc tế, đầu mối giao

thông quan trọng, một trung tâm du lịch và là khu kinh tế trọng điểm của phía

Nam và của cả nước. Theo chỉ tiêu tổng hợp trên trang web của thành phố

giai đoạn 2000-2006: nền kinh tế của TP.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ khai

thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch,

tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực Nhà nước chiếm 33,3%,

ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần

còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản chỉ chiếm 1,2% .

Trong 5 năm qua (từ năm 2005), TP.HCM là đơn vị đi đầu trong nhiều

lĩnh vực, đặc biệt là công tác XHH giáo dục. XHH giáo dục đã khuyến khích

và tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế đầu tư nhằm đa dạng hóa các

loại hình đào tạo như trường dân lập, trường tư thục, trường có yếu tố nước

ngoài.. Nhờ đó, XHH giáo dục ở TP.HCM bước đầu đã có những thành công

nhất định khi số lượng trường ngoài công lập đã gần 100 và chiếm khoảng 1/6

lượng học sinh theo học. Không chỉ là học sinh ở TP.HCM mà các tỉnh lân

cận, các tỉnh miền Trung đều có học sinh theo học tại các trường này. Nhờ đó,

TP.HCM luôn được coi là điểm sáng đi đầu trong XHH giáo dục.

Sau hơn 10 năm triển khai XHH chăm sóc sức khỏe nhân dân,

TP.HCM hiện được đánh giá là một trong những địa phương gặt hái thành

công chủ trương này. Với 28 bệnh viện và hàng ngàn cơ sở hành nghề y dược

tư nhân, hệ thống y tế ngoài công lập này đang góp phần không nhỏ bảo vệ

sức khỏe người dân thành phố và các tỉnh lân cận. Một số bệnh viện tạo được

uy tín như: bệnh viện Triều An, Hoàn Mỹ, bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ

Anh, bệnh viện Vạn Hạnh, bệnh viện liên doanh Pháp-Việt..Về chuyên khoa



16



phải kể đến sự đóng góp của bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn, bệnh viện

Tim Tâm Đức..Theo Sở Y tế TP.HCM, tính đến cuối năm 2008, toàn thành

phố đã có hơn 13.000 cơ sở y dược hành nghề tư nhân với hơn 90 phòng

khám đa khoa và 28 bệnh viện tư nhân với tổng cộng gần 20.000 giường bệnh

nội trú.

Ở địa hạt sân khấu, XHH sân khấu đã làm nên một sân khấu kịch tươi

mới và hấp dẫn nhất cả nước. Ở sân khấu phía Nam, những cái tên sân khấu

XHH: Sân khấu 5B Võ Văn Tần, sân khấu Phú Nhuận, sân khấu IDECAP và

gần đây là sân khấu Hoàng Thái Thanh, thường xuyên xuất hiện trên trang

văn hóa nghệ thuật của nhiều phương tiện thông tin đại chúng bởi họ liên tục

có những vở diễn mới. Chính sân khấu XHH góp phần mang lại đời sống tinh

thần phong phú cho người dân, đồng thời làm nên diện mạo sân khấu đa hình,

đa sắc của TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.

1.2 Báo chí TP.HCM trong thời kì hội nhập

1.2.1 Sự tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động báo chí

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở giai đoạn

cao. Nói đến kinh tế thị trường là nói đến hàng hóa. Giai cấp tư sản có ý thức

rất rõ việc xây dựng, khai thác và sử dụng báo chí như một loại hàng hóa có

khả năng đem lại lợi nhuận cao.

Lợi nhuận từ kinh doanh báo chí chủ yếu từ bán báo và bán quảng cáo.

Báo càng có số lượng phát hành lớn, lợi nhuận càng cao. Các doanh nghiệp

cần quảng cáo sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thường điều tra, tìm hiểu mức

độ, phạm vi ảnh hưởng của các sản phẩm báo chí và tìm tới các tờ báo có số

lượng công chúng đông để hợp đồng đăng, phát quảng cáo. Quảng cáo trong

nhiều trường hợp đó chính là sự đầu tư mang lại hiệu quả cao. Các chủ báo

cũng hiểu điều mà các doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần ở họ. Chính vì vậy,



17



bất cứ chủ báo nào cũng nỗ lực tìm cách nâng số lượng phát hành càng cao

càng tốt và các thành viên của tòa soạn cũng ý thức rõ về vấn đề cốt tử này.

Thị trường báo chí là nơi diễn ra quá trình mua bán sản phẩm báo chí,

thực hiện những hợp đồng quảng cáo hoặc những cam kết tài trợ để thông qua

đó quảng bá cho thương hiệu các sản phẩm. Việc ra đời thị trường báo chí

luôn có ý nghĩa lớn với mỗi nền báo chí, đánh dấu bước phát triển của báo

chí.

Là sản phẩm hàng hóa, báo chí chịu tác động của quy luật cạnh tranh

như bất cứ loại hàng hóa nào khác. Bán báo tức là bán thông tin. Các loại

công chúng khác nhau có nhu cầu khác nhau về thông tin. Mua báo tức là

mua giá trị thông tin in, phát trên tờ báo hoặc trên chương trình phát thanh,

truyền hình. Công chúng là khách hàng của báo chí, do vậy, họ có quyền lựa

chọn cho mình loại sản phẩm báo chí mà họ cảm thấy cần thiết, bổ ích.

Tầm quan trọng của thông tin thị trường có tác động tích cực hay tiêu

cực tới hiệu quả của một nền kinh tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện

nay, thông tin thị trường càng được nhìn nhận như một yếu tố quan trọng

hàng đầu. Các hoạt động thông tin kinh doanh trong thương mại là bước đi

đầu tiên mà bất cứ nhà doanh nghiệp nào cũng cần phải có trước khi triển khai

các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự phong phú hay nghèo nàn của thông

tin thị trường phụ thuộc vào mức độ sôi động hay trầm lắng của bản thân nền

kinh tế.

Những thành quả của công cuộc đổi mới trên đất nước ta chính là cơ

hội cho báo chí phát triển ngày càng mạnh mẽ. Điều đó thể hiện ở số lượng,

chất lượng sản phẩm báo chí và đội ngũ cán bộ báo chí. Tất cả những điều

trên đã khiến cho diện mạo báo chí nước ta ngày càng phong phú và đa dạng

hơn.



18



Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động

mạnh mẽ và sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có báo chí.

Nó tạo điều kiện để báo chí phát triển, tự đổi mới để thích ứng với yêu cầu

của cơ chế mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao quyền được thông tin của

nhân dân và đã thực sự thu hút được nhiều người đọc, người xem hơn.

Cùng với cuộc cách mạng công nghệ thông tin, sự phát triển đa dạng,

sôi động của nền kinh tế thị trường không những tác động mạnh mẽ, toàn diện

đến hoạt động kinh tế, đời sống xã hội mà còn tác động to lớn đến hoạt động

báo chí. Việc giải phóng sức sản xuất, kích thích những năng lực tiềm năng,

khuyến khích khát vọng làm giàu, tạo điều kiện cho mọi nhu cầu sản xuất,

kinh doanh, làm kinh tế để tạo nên nhu cầu thông tin phong phú, làm xuất

hiện thị trường thông tin, đưa báo chí nước ta từng bước trở thành một bộ

phận của kinh tế thị trường, thành một loại hàng hóa đặc biệt. Cũng từ đó, yêu

cầu cạnh tranh báo chí xuất hiện và trở thành động lực quan trọng đối với báo

chí.

Chủ trương xóa bao cấp về tài chính trong hoạt động báo chí, yêu cầu

báo chí vừa đảm bảo vai trò vừa là một bộ phận công tác tư tưởng-văn hóa

của Đảng, vừa làm kinh tế theo luật định khiến mỗi tờ báo buộc phải không

ngừng đổi mới, xem đó là điều kiện để tồn tại. Chính nhờ chủ động được về

tài chính, nhiều tờ báo và cơ quan báo chí trong cơ chế thị trường đã có điều

kiện để cải thiện đời sống phóng viên, biên tập viên và mở rộng quan hệ giao

lưu trong nước và ngoài nước, từng bước hiện đại hóa cơ sở thiết bị phương

tiện nghiệp vụ, đổi mới cách thức hành nghề để có thể hòa nhập với báo chí

khu vực và thế giới.

Nền kinh tế thị trường ở nước ta đã tạo ra một môi trường báo chí gồm

nhiều lĩnh vực phong phú, đa dạng, làm cho báo chí nước ta phát triển một



19



cách vượt bậc và đầy hứa hẹn. Cơ chế thị trường đã mở rộng cánh cửa kho

tàng thông tin của cuộc sống làm cho thông tin như những dòng chảy từ khắp

mọi ngõ ngách đổ về với báo chí, tạo điều kiện cho báo chí khai thác nguồn

chất liệu dồi dào này. Do tác động của sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường

đã làm cho chất lượng của báo chí nâng cao, số lượng ngày càng tăng, đa

dạng về chủng loại, phong phú về hình thức, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của

người tiêu dùng báo chí.

Cơ chế thị trường đã tham gia lựa chọn các nhà quản lý báo chí giỏi và

những nhà báo có tài. Cơ chế thị trường còn tạo điều kiện cho báo chí tháo gỡ

khó khăn để phát triển, đã kích thích mạnh mẽ được tính chủ động, sáng tạo

của người làm báo và của cơ quan báo chí. Báo chí trong cơ chế thị trường có

sức hút mạnh mẽ, góp phần thỏa mãn những nhu cầu thông tin đa dạng, nhiều

chiều, cấp bách trên nhiều lĩnh vực mà người tiêu dùng đòi hỏi. Thêm nữa,

các phương tiện thông tin đại chúng luôn phải cạnh tranh nhau để chiếm được

sự quan tâm của công chúng. Trong quá trình cạnh tranh thì những nội dung

thông tin hấp dẫn luôn là những tài nguyên khan hiếm với bất kì một cơ quan

báo chí nào. Mỗi tờ báo đều được cải tiến về nội dung và hình thức thông tin,

cải tiến trong cách in ấn và trình bày, cố gắng nắm bắt nhu cầu bạn đọc, chủ

động phát hành nhanh và rộng, quan tâm hơn đến hiệu quả trực tiếp của hoạt

động báo chí. Các tờ báo phải luôn luôn quan tâm đến độc giả, phải tính đến

hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn bỏ ra, phải quản lý và tính toán chặt chẽ

có hiệu quả các chi phí sản xuất, bố trí hợp lý và mở rộng việc tiêu thụ các sản

phẩm của mình.

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, nghề làm báo cũng trở thành

lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội

chủ nghĩa, báo chí cũng trở thành một loại hàng hóa nhưng là một loại hàng

hóa đặc biệt. Nó phải trở thành món ăn tinh thần bổ ích, thiết thực của quần



20



chúng đang thực hiện công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước. Nếu để cho mặt tiêu cực của cơ chế thị trường lấn át, trước

hết là để cho mặt trái của xu hướng thương mại chi phối, báo chí sẽ mất đi sức

mạnh của mình.

1.2.2 TP.HCM có những điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động

báo chí

TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước với dân số khoảng 8 triệu người,

chiếm hơn 9% dân số cả nước. Là nơi hội tụ văn hóa đông tây, do ảnh hưởng

của quá trình hình thành và phát triển, TP.HCM là nơi hội tụ nhiều dòng chảy

văn hóa, có nền văn hóa mang dấu ấn của người Việt Nam, người Hoa, Chăm,

Khơ me..rồi Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón

nhận những ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm

của đất nước.

TP.HCM là đô thị có bề dày của hoạt động báo chí, xuất bản, là cái nôi

khai sinh ra báo chí Việt Nam hiện đại. Xưa nay, TP.HCM bao giờ cũng là

nơi hội tụ đông đúc dân cư với quy mô đô thị lớn nhất của cả nước. Cùng với

các đô thị lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ thì TP.HCM là một

trong những đô thị nhiều tiềm năng của báo chí: đây là nơi có tốc độ phát

triển hoạt động báo chí-hoạt động truyền thông xếp hàng đầu cả nước. Đây là

nơi báo chí luôn có sự phát triển sôi động và mạnh mẽ. Theo website của Sở

Thông tin Truyền thông TP.HCM, thành phố hiện có 41 đơn vị báo chí thành

phố, 113 văn phòng đại diện báo chí Trung Ương và địa phương, mạng lưới

thông tấn xã, đài phát thanh, đài truyền hình. Tại TP.HCM đã xuất hiện những

mô hình báo chí giống như những tổ hợp truyền thông. Có những trường hợp

một tờ báo, tạp chí nhưng có thể xuất bản nhiều phụ trương, ấn phẩm bao

gồm cả tiếng Anh như: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thời báo kinh tế Sài Gòn..Đây

cũng là nơi đặt trụ sở của các cơ quan báo chí có hoạt động mạnh mẽ, có số



21



phát hành, số công chúng lớn nhất cả nước như báo Tuổi Trẻ, báo Thanh

Niên, báo Công an TPHCM..và hàng loạt các hoạt động truyền thông của các

công ty truyền thông với đầy đủ các lĩnh vực hoạt động trong ngành báo chí

truyền thông ở nước ta.

Người dân thành phố thuộc mọi thành phần xã hội, mọi giới đều hầu

như có tính, có nếp quen thuộc trong đời sống thường nhật là đọc báo, xem

tivi và nghe radio. Nhịp sống ở đây năng động, trẻ trung, sôi nổi, luôn đòi hỏi

những món ăn tinh thần mới lạ, phong phú, đa dạng. Khán giả tại TP.HCM có

thể xem được khá nhiều kênh truyền hình. Chủ yếu là Đài Truyền hình Việt

Nam-VTV, HTV, sau đó là một số đài địa phương lân cận như: Bình Dương,

Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh.. chưa kể đến hệ thống truyền hình

cáp, truyền hình kĩ thuật số với hàng trăm kênh truyền hình. Hoạt động của

HTV là một dẫn chứng cụ thể và sinh động nhất cho hoạt động hiệu quả của

truyền thông. Ở khu vực miền Tây Nam bộ, có thể nói HTV là Đài truyền

hình có tầm ảnh hưởng nhất. Những chương trình như: Vượt lên chính mình,

Ngôi nhà mơ ước, Câu chuyện ước mơ, Vì ngày mai tươi sáng… tạo được sự

đồng thuận mạnh mẽ từ phía người xem. HTV luôn chú trọng đến nhu cầu, thị

hiếu của người xem, luôn luôn đổi mới các chương trình của mình nhằm

hướng đến mọi đối tượng công chúng: vừa là doanh nghiệp, vừa là người lao

động, người cao tuổi, giới trí thức..Chính vì lẽ đó, HTV luôn có một lượng

khán giả đông đảo đủ mọi ngành nghề, mọi lứa tuổi. Chịu khó đầu tư, luôn

mới mẻ là điều mà công chúng ghi nhận từ hoạt động của HTV.

1.2.3 Truyền hình trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân

TP.HCM

Kể từ những năm cuối thập niên 30 của thế kỉ XX-thời điểm đánh dấu

sự ra đời của truyền hình ở Anh và Mỹ đến nay, vô tuyến truyền hình ngày

càng phổ biến và trở thành phương tiện truyền thông mang tính quần chúng



22



rộng rãi. Kỹ thuật ngày càng hiện đại truyền hình trở thành phương tiện

truyền tin nhanh nhạy và hấp dẫn nhất. Nếu như cách đây vài chục năm, sự

phát triển tiến bộ của truyền hình được lấy mốc là thập kỉ, thì ngày nay chỉ

còn được tính bằng năm, hay thậm chí bằng tháng. Sự phát triển này không

chỉ dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ mà còn dựa

vào những thay đổi tâm lý thưởng ngoạn và việc cải tiến liên tục về mặt nội

dung chương trình.

Bên cạnh các chức năng cơ bản của truyền hình như: chức năng thông

tin, chức năng tư tưởng, chức năng tổ chức-quản lý xã hội, chức năng giám

sát xã hội thì chức năng phát triển văn hóa và giải trí của truyền hình là một

chức năng quan trọng và ngày càng được xem trọng, đặc biệt là ở đô thị lớn

như TP.HCM. Ưu thế số một của truyền hình hiện nay đó là đáp ứng được

một cách cao nhất nhu cầu thông tin giải trí cho khán giả xem truyền hình.

Chính vì thế, truyền hình trở thành phương tiện truyền thông quan trọng nhất

trong các phương tiện truyền thông hiện nay. Ngoài việc cung cấp thông tin,

truyền hình còn là phương tiện giải trí quan trọng đối với công chúng. Thông

qua các chương trình truyền hình, khán giả vừa có điều kiện giải trí, vừa có

điều kiện nâng cao kiến thức của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã

hội. Nhờ vào khoa học-kĩ thuật công nghệ ngày càng hiện đại, người dân có

thể ngồi tại nhà và lựa chọn tất cả những kênh truyền hình mà họ yêu thích.

Ca nhạc, phim ảnh..tất cả những loại hình nghệ thuật đáp ứng nhu cầu giải trí

và nâng cao kiến thức của con người đều được đáp ứng trên truyền hình. Đây

là một ưu điểm đặc biệt mà không phải loại hình báo chí nào cũng có được.

Chính vì vậy mà mặc dù xuất hiện sau các loại hình báo chí khác nhưng

truyền hình đã nhanh chóng khẳng định được vị trí và có được một lượng

khán giả đông đảo.



23



Ở TP.HCM, đa số cư dân thành phố đều sử dụng truyền hình và một số

phương tiện nghe nhìn phổ biến như đầu video, đầu đĩa hình, nên các phương

tiện này thực sự là công cụ thông tin, truyền bá kiến thức cũng như nhu cầu

giải trí của số đông dân cư. Công chúng TP.HCM có mức sống tương đối cao

so với công chúng ở các đô thị khác, nên có điều kiện quan tâm đến nhu cầu

giải trí, văn hóa nghe-nhìn. Văn hóa nghe-nhìn là một hình thức văn hóa mới

của xã hội công nghiệp hiện đại, nó hình thành và phát triển dựa trên cơ sở

của tiến bộ trong các kỹ thuật truyền thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình và

trên cơ sở xu hướng tâm lý mong muốn sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách

hiệu quả nhất cho sự nghỉ ngơi, thư giãn về tâm lý cũng như thể chất và đồng

thời đem lại những lợi ích thiết thực khác. Các hoạt động trong thời gian rỗi

ngoài mục tiêu giải trí và nghỉ ngơi còn hướng đến mục tiêu học tập để không

ngừng nâng cao sự hiểu biết, đến sự thưởng thức văn hóa-nghệ thuật. Sự thay

đổi cách thức sử dụng thời gian rỗi đó phản ánh những đặc điểm văn hóa mới

của xã hội, nó tạo ra tập quán, thói quen mới: học thêm, đọc báo, đọc sách,

chơi thể thao, nghe xem băng, nghe radio, xem truyền hình...

1.3 Xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình truyền hình là một xu hƣớng

tất yếu

1.3.1 Xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình đáp ứng yêu

cầu phát triển của truyền hình

Bất cứ tờ báo nào hoạt động hiệu quả đều phải huy động đội ngũ cộng

tác viên có chất lượng, huy động sự đóng góp năng lực, chất xám ngoài xã hội

để làm cho thông tin phong phú, đa dạng hơn.

Từ khoảng những năm 90 của thế kỷ XX, các đài truyền hình từ Trung

ương đến địa phương đã tiến những bước dài trong mọi lĩnh vực, từ kỹ thuật,

công nghệ truyền hình đến việc cải tiến nội dung chương trình, từ việc tăng

thời lượng phát sóng, tăng kênh đến việc đổi mới bộ máy cơ cấu tổ chức nhân



24



sự. Nếu so với báo viết thì báo hình ngày nay có những ưu thế quan trọng

hơn: thông tin nhanh nhạy hơn với những hình ảnh cụ thể, tác động ngay vào

ý thức của người xem, nhiều trò chơi mang tính giải trí với những giải thưởng

thiết thực, nhiều chương trình khoa học giáo dục có ích. Cũng trên truyền

hình, sự tham gia của cá nhân là khán giả đã trở nên phổ biến. Họ có thể gửi

bài trực tiếp cho các tờ báo, gọi điện phản ánh và gửi những đoạn phim tự

quay về những vấn đề nóng của xã hội nơi họ sinh sống. Trong lĩnh vực

truyền hình, cộng tác viên chính là nguồn nhân lực quan trọng góp phần cho

sự phát triển của XHH sản xuất các chương trình truyền hình.

Truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng quan trọng để

góp phần nâng cao dân trí, trình độ thẩm mỹ của nhân dân, cung cấp những

thông tin cần thiết và bổ ích trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, do

tài lực và nhân lực còn nhiều thiếu thốn nên truyền hình chưa thể phát huy hết

vai trò của mình. Hiện nay, với số lượng đông đảo các đài truyền hình Trung

ương, đài truyền hình khu vực, đài truyền hình địa phương và hàng trăm kênh

truyền hình khác đã đặt ra một vấn đề là với số lượng đông đảo các đài truyền

hình như vậy, việc xây dựng chương trình phong phú, hấp dẫn luôn là một

thách thức lớn đối với những người làm truyền hình. Nội dung các chương

trình không tránh khỏi nghèo nàn, thiếu phong phú bởi trang thiết bị kỹ thuật

không đầy đủ, thiếu hiện đại, đội ngũ người làm công tác truyền hình còn

thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, việc chạy đua phát sóng với thời lượng

lớn dẫn đến việc thiếu chương trình phát sóng. Việc các đài tự mình sản xuất

và lấp đầy thời lượng phát sóng sẽ khiến tổng chi phí đội lên rất cao. Thay vì

tự sản xuất, các đài có thể trực tiếp mua thành phẩm từ các cá nhân hay đơn vị

khác. Khi liên kết với các nhà sản xuất bên ngoài, các đài truyền hình sẽ cắt

giảm được giá thành đầu tư, lại vừa có chương trình hay để phát. Đây là một



25



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×