Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 118 trang )
CHƢƠNG 3
KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA
SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
3.1 Một số kinh nghiệm rút ra trong xã hội hóa sản xuất chƣơng trình
truyền hình
3.1.1 Về nội dung
Đòi hỏi của công chúng về chất lượng chương trình ngày càng cao, nó
trở thành nguyên nhân quan trọng trong việc công chúng đến với truyền hình
ngày càng đông đảo hơn mà yếu tố quyết định nằm ở sự cải tiến nội dung đi
kèm với hình thức thông tin phù hợp. Cũng như tất cả các phương tiện truyền
thông khác, truyền hình sẽ được công chúng xem nhiều hơn nếu các chương
trình hấp dẫn hơn, sát với cuộc sống hơn.
Sự tham gia của các công ty truyền thông trong sản xuất chương trình
truyền hình cho nhà đài đã trở nên phổ biến, những chương trình truyền hình
do công ty truyền thông sản xuất đã quen thuộc với khán giả truyền hình. Sức
sống của các chương trình truyền hình là ở khả năng thu hút người xem. Khán
giả là đối tượng hướng tới của các chương trình truyền hình, họ chính là
người quyết định thành công hay thất bại ở mỗi chương trình phát sóng. Nhất
là hiện nay, sự cạnh tranh giữa các đài truyền hình, các kênh truyền hình và ở
các chương trình truyền hình ngày càng gay gắt. Khán giả có quyền lựa chọn
chương trình nào phù hợp và hấp dẫn họ. Trong quá trình sản xuất chương
trình truyền hình, các công ty truyền thông phải đặc biệt chú trọng đến nhu
cầu, thị hiếu của khán giả. Nếu làm truyền hình theo ý kiến chủ quan của nhà
sản xuất chương trình sẽ nhanh chóng bị khán giả lãng quên. Chương trình
buộc phải mang tính xã hội rộng lớn, phải tăng tính cọ xát với công chúng.
Ngày nay, khi truyền hình vẫn còn là sự lựa chọn ưu tiên của mọi người,
76
chương trình truyền hình được khán giả đón xem và tham gia bình luận.
Chính sự bình luận của khán giả vừa là thành công vừa là sức ép cho chương
trình. Chương trình truyền hình được sản xuất bởi công ty truyền thông, nhà
đài chịu trách nhiệm nội dung nhưng khi chương trình phát sóng lại được cả
xã hội đánh giá. Đó là ý kiến của các chuyên gia, của những người làm truyền
hình, của các nhà phê bình và đặc biệt là khán giả. Có những chương trình sau
thời gian phát sóng bị khán giả đánh giá thấp đã phải nhanh chóng nhường
sóng cho các chương trình khác. Thực tế này có nguyên nhân từ thói quen và
thái độ của người xem truyền hình. Đối với một chương trình truyền hình mới
ra đời, người xem thường rất hứng thú, giành nhiều thời gian để theo dõi. Khi
đã giành nhiều thời gian cho nó người xem bắt đầu chán vì phải theo dõi quá
nhiều, lúc này người xem tỏ ra khắt khe hơn, đòi hỏi nhiều hơn đối với nội
dung của nó. Điều này thể hiện rõ khi theo dõi các phản ứng của khán giả đối
với chương trình Bước nhảy hoàn vũ trên báo chí. Năm thứ nhất Bước nhảy
hoàn vũ thành công ngoài mong đợi, đã thổi một làn gió mới cho các chương
trình truyền hình giải trí nhưng ở năm thứ 2, cùng với những thay đổi từ phía
nhà sản xuất chương trình - Cát Tiên Sa chương trình liên tục bộc lộ những
điểm yếu, những “hạt sạn” khiến người xem mất dần cảm giác hứng thú. Rõ
ràng, khi các công ty truyền thông tham gia mạnh mẽ vào tiến trình XHH sản
xuất chương trình truyền hình, sự cạnh tranh giữa các công ty là rất lớn. Và
khán giả sẽ là những người quyết định chương trình có thành công hay không.
Vì vậy, những chương trình này muốn tồn tại buộc phải quan tâm đến nhu cầu
của công chúng trước, phải dự liệu được những phản ứng của công chúng
dành cho chương trình để xây dựng chương trình phục vụ công chúng được
tốt hơn.
Thứ hai, hầu hết các chương trình trò chơi truyền hình đang thu hút
khán giả hiện nay đều được mua bản quyền từ nước ngoài. Đây là việc làm
77
quen thuộc và cũng là thế mạnh của các công ty truyền thông. Thế nhưng
không phải chương trình nào thành công ở các nước khác khi đưa về Việt
Nam đều mang lại thành công như mong muốn trong khi chi phí mua bản
quyền cũng như chi phí sản xuất không hề nhỏ. Sản xuất chương trình “nhập
khẩu”, ngoài việc đảm bảo theo đúng tinh thần chung của chương trình còn
phải được thay đổi, tính toán cho phù hợp với văn hóa người Việt, với thói
quen thưởng thức văn hóa nghe nhìn của số đông khán giả. Hơn nữa, chương
trình phải thống nhất cách thể hiện, tránh tình trạng “tiền hậu bất nhất”. Tiêu
chí thực hiện chương trình phải được giữ vững, không được thay đổi theo ý
kiến chủ quan của nhà sản xuất. Tổ chức chương trình chặt chẽ là yếu tố tạo
nên thành công liên tiếp của Vượt lên chính mình trong những năm qua và
cũng là yếu tố tạo nên thành công của các chương trình trò chơi truyền hình
khắp thế giới. Không thống nhất nội dung chương trình là điểm yếu trong
XHH sản xuất chương trình truyền hình. Điểm yếu này cần phải được khắc
phục để xây dựng chương trình chặt chẽ, khoa học hơn.
Thứ ba, XHH sản xuất chương trình được ghi nhận đầu tiên ở các
chương trình trò chơi truyền hình, văn hóa, giải trí, phim truyện. Đây là
những lĩnh vực phù hợp cho XHH sản xuất chương trình và cũng là nhóm
chương trình có lượng khán giả đông đảo nhất. Các chương trình nhóm này
được xem là thế mạnh của các công ty truyền thông, họ có khả năng khai thác
và sản xuất tốt. HTV7 và HTV9, hai kênh truyền hình thu hút các công ty
truyền thông tham gia sản xuất chương trình truyền hình có thời lượng phát
sóng 24/24h một ngày, trong đó rất ít các chương trình được phát sóng tới lần
thứ 2. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một nguồn chương trình phong
phú, trong đó có sự đóng góp rất lớn của các công ty truyền thông.
Ở các chương trình thuộc nhóm thông tin kinh tế, trước những tác động
của thị trường, người dân luôn mong muốn theo dõi thường xuyên các bản tin
78
tài chính, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, giá cả thị trường…HTV đã
chọn giải pháp liên kết với các công ty truyền thông như FPT Media, Hoa
Hồng Vàng…để sản xuất chương trình. Sự liên kết này tạo điều kiện cho các
công ty truyền thông vốn có nhiều kinh nghiệm thực hiện các chương trình
được liên tục cập nhật, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Những
chuyên đề kinh tế như: chứng khoán, tài chính, nhà đất được thực hiện hằng
ngày với những nhận định, phân tích, đánh giá của các chuyên gia giúp người
dân có thông tin đầy đủ, chuẩn xác. Các công ty truyền thông đã thể hiện sự
nhanh nhạy, năng động trong các chương trình này.
Ở các chương trình thuộc nhóm văn hóa xã hội, thời gian qua, HTV
cũng đã hợp tác với nhiều công ty truyền thông sản xuất các chương trình tạo
được hiệu ứng tốt từ khán giả như: Vượt lên chính mình, Ngôi nhà mơ ước,
Chuông vàng vọng cổ..Đây là những chương trình có chất lượng, được HTV
xem đây là một trong những chương trình tiêu biểu của nhà đài. Sự chung tay
của ba nhà: nhà sản xuất-nhà đài-nhà tài trợ đã phát triển các chương trình
này như là thế mạnh của nhà đài. Nhân lực thực hiện các chương trình giải trí,
văn hóa nghệ thuật ở các công ty có chuyên môn và nghiệp vụ cao hơn, có
điều kiện để chuyên sâu vào lĩnh vực này hơn nhân lực của nhà đài. Hơn nữa,
các công ty còn mời các chuyên gia đảm trách chương trình do đó chất lượng
của các chương trình này thường tạo được ấn tượng tốt với công chúng. Nhìn
vào quá trình thực hiện và lên sóng của các chương trình Album Vàng, Duyên
dáng truyền hình, Ngôi sao tiếng hát truyền hình, Giải thưởng HTV..có thể
thấy mức độ đầu tư của các công ty truyền thông cho những chương trình.
HTV là đơn vị đi tiên phong trong việc khởi chiếu “giờ vàng phim
Việt”. Qua 5 năm phát sóng, “giờ vàng phim Việt” đã tạo thói quen xem phim
Việt Nam cho khán giả truyền hình. Cả nước có hơn 600 đơn vị cả Nhà nước
và tư nhân được cấp phép, có chức năng sản xuất phim, sự cạnh tranh giữa
79
các đơn vị sản xuất là tất yếu khi hiện nay các đài truyền hình luôn cần một
lượng lớn các phim truyền hình. Phim truyện Việt Nam những năm tới chắc
chắn vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều đơn vị ngoài đài tham gia sản xuất.
Như vậy, việc tiếp tục XHH sản xuất chương trình truyền hình ở các
lĩnh vực phim truyền hình, các chương trình văn hóa-xã hội,trò chơi truyền
hình, giải trí, thể thao..để phát sóng trên HTV là bước đi thích hợp hiện nay.
3.1.2 Về tổ chức sản xuất
Hiện nay các công ty truyền thông hoạt động như một đài truyền hình
thu nhỏ, có đội ngũ làm truyền hình với đầy đủ máy móc kỹ thuật. Họ chịu
trách nhiệm sản xuất chương trình cho đài truyền hình phát sóng. Tuy là hoạt
động nghề nghiệp nhưng lại chịu sự chi phối của yếu tố lợi nhuận nên hoạt
động này chưa thật sự chuyên nghiệp. Cách tổ chức chương trình thiếu khoa
học, người chịu trách nhiệm chính chưa thật sự am hiểu nghề, nhân sự làm
việc ở khâu sản xuất thay đổi liên tục. Khi duyệt chương trình, nhìn vào thành
phẩm, nhà đài có thể thấy được mức độ đầu tư cho chương trình cũng như
cách thức tổ chức sản xuất của đơn vị sản xuất. Các chương trình thường ít
được lên kế hoạch sản xuất dài hạn mà thường chạy theo số phát sóng. Điều
đó dẫn đến thực trạng chất lượng chương trình không đồng đều, có những số
phát sóng thu được phản hồi tốt từ khán giả, có số phát sóng lại gây thất vọng
cho người xem. Tổ chức sản xuất là khâu quan trọng nhất trong hình thành
nên một tác phẩm truyền hình, thế nhưng cách tính toán chi phí sản xuất, thời
gian thực hiện cũng thường được các công ty thắt chặt tối đa khiến những
người thực hiện chương trình không chủ động trong sáng tạo mà phải theo sự
sắp xếp của công ty. Cách tổ chức sản xuất này về lâu dài tạo nên sức ì cho
các nhân viên, các nhân viên chỉ làm theo công việc được giao mà không có
hứng khởi trong lao động nghề nghiệp. Đó là lý do tại sao có nhiều công ty
truyền thông tham gia sản xuất chương trình cho đài nhưng có rất ít công ty
80
được đánh giá cao về chuyên môn. Qua khảo sát thực tế, các chương trình
Vượt lên chính mình, Duyên dáng truyền hình, Album Vàng sở dĩ thu được
thành công là vì họ có sự điều tiết hợp lý cho chi phí sản xuất, họ tổ chức sản
xuất khoa học, thật sự coi sản xuất chương trình là hoạt động tạo dựng thương
hiệu cho công ty. Tổ chức sản xuất chương trình được thực hiện một cách
khoa học với chi phí sản xuất không quá eo hẹp, với những nhân viên chuyên
nghiệp, có kinh nghiệm, có tính ổn định lâu dài. Cách tổ chức sản xuất của
những chương trình trên là kinh nghiệm cho những nhà sản xuất nào muốn
khẳng định thương hiệu bằng chương trình của mình.
3.1.3 Về quản lý
Truyền hình những năm qua là hoạt động thu hút nhiều sự quan tâm
của xã hội, có lực lượng đông đảo tham gia làm truyền hình. Ngoài đài truyền
hình, các công ty truyền thông là nơi thu hút nhiều sự tham gia của những
người làm truyền hình. Một công ty truyền thông có hoạt động sản xuất
chương trình không thể không có đội ngũ chuyên gia, cố vấn, êkip thực hiện
chương trình gồm: đạo diễn, biên tập, quay phim, phụ quay, chủ nhiệm…Một
công ty truyền thông có nhiều chương trình hợp tác với nhà đài như Cát Tiên
Sa và Lasta thì có lực lượng không hề nhỏ. Vấn đề đặt ra cho các công ty
truyền thông là quản lý làm sao để đội ngũ nhân viên của mình hoạt động
thực sự hiệu quả cả về chất lượng chương trình lẫn lợi ích kinh doanh. Cách
quản lý thiếu khoa học, manh mún, quyền lợi của người lao động không được
đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân sự công ty mình chạy sang
các công ty khác, tính ổn định nhân sự của công ty không cao. Thực tế, các
công ty truyền thông hiện nay thường được sinh ra từ mối quan hệ gia đình,
bạn bè nên ít người quan tâm đến tính chuyên nghiệp trong quản lý, các công
ty không có được môi trường truyền thông chuyên nghiệp. Đây là đặc điểm
chung của các công ty truyền thông nhỏ và vừa, những công ty chuyên sản
81
xuất các chương trình đơn lẻ cho nhà đài. Hơn nữa, nhiều công ty truyền
thông xem hoạt động sản xuất chương trình đơn thuần là hoạt động kinh
doanh, người quản lý không có chuyên môn về lĩnh vực truyền hình cũng dẫn
đến những hạn chế trong cách thức quản lý. Kinh nghiệm từ mô hình quản lý
của Cát Tiên Sa, Lasta cho thấy, Ban Tổng Giám đốc đã có sự phân công lao
động chặt chẽ từ trên xuống dưới, các phòng ban được quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền lợi rõ ràng. Người lao động được tạo điều kiện, môi trường
hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, công sức của người lao động được trả
công xứng đáng, đóng góp của họ cho công ty được ghi nhận.
Hiện nay, các công ty truyền thông nở rộ, sản xuất chương trình truyền
hình với nhà đài được nhiều công ty đẩy mạnh. Tình trạng khan hiếm nhân
lực làm truyền hình chất lượng cao là thực tế đang diễn ra ở các công ty
truyền thông. Những người trẻ chiếm số đông trong đội ngũ làm truyền hình
của các công ty. Đây vừa là thế mạnh vừa là điểm yếu. Những người trẻ năng
động, có nhiệt huyết nhưng lại thiếu kinh nghiệm, đặc biệt hiện nay nhân lực
làm truyền hình được đào tạo bài bản không nhiều. Đa số các công ty áp dụng
kiểu vừa làm vừa đào tạo, do đó tính chuyên môn không cao. Nếu công ty
truyền thông yếu trong cách thức quản lý thì sẽ khó tạo sự phát triển cho công
ty. Hoặc quản lý không tốt sẽ dẫn đến tình trạng nhân viên mình dày công đào
tạo chuyển sang làm việc ở các công ty truyền thông khác, vốn là đối thủ cạnh
tranh của mình. Vì vậy, quản lý tốt chính là cách duy nhất để công ty tồn tại
và phát triển. Nhà quản lý phải có chiến lược kinh doanh, chiến lược sử dụng
và giữ nhân tài, nhìn thấy đâu là điểm mạnh, điểm yếu của công ty mà có
chiến lược phát triển phù hợp. Quản lý tốt sẽ tạo được đội ngũ làm nghề có
chất lượng, uy tín công ty được khẳng định qua chính năng lực của công ty, từ
đó thu được lợi nhuận từ chính khả năng của mình.
82
3.2 Các giải pháp và khuyến nghị để nâng cao chất lƣợng xã hội hóa sản
xuất chƣơng trình truyền hình
3.2.1 HTV phải giữ vai trò quyết định trong hoạt động liên kết sản
xuất chương trình
Phải đảm bảo đúng chức năng, định hướng của báo chí là cơ quan
tuyên truyền của Đảng và diễn đàn của nhân dân. Truyền hình là ngành hoạt
động chính trị- tư tưởng trong toàn bộ hệ thống xã hội. HTV là tiếng nói của
Đảng bộ và nhân dân TP.HCM. Sóng truyền hình là tài sản chung của xã hội
nhưng trách nhiệm quản lý thuộc về đài truyền hình. XHH sản xuất các
chương trình truyền hình nhằm tạo ra những sản phẩm truyền hình đa dạng,
phong phú và có chất lượng tốt. Chính vì vậy, quản lý các chương trình liên
kết cần được thực hiện nghiêm túc và có chiến lược lâu dài.
Trước đây, Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng đã có kết luận về công tác
XHH của HTV, với chất lượng nhiều chương trình còn kém, lệch lạc. Tháng
10/2009, Thanh tra thành phố tiếp tục thanh tra toàn diện hoạt động của HTV
và một lần nữa phát hiện sai phạm. HTV sau đó đã nghiêm túc chấn chỉnh
những sai phạm này. Như vậy, trong cuộc hợp tác với công ty truyền thông,
HTV cần tăng cường sự quản lý, giám sát của mình để đảm bảo XHH được
đúng hướng.
+HTV tăng cường sự quản lý, kiểm tra năng lực sản xuất của các công
ty truyền thông
Vài năm gần đây, XHH sản xuất chương trình truyền hình đang là cánh
cửa hấp dẫn đối với các công ty truyền thông. Hàng loạt công ty truyền thông
được thành lập dẫn đến cung nhiều hơn cầu. Một công ty truyền thông cần có
tiềm lực về chuyên môn, con người và cách quản lý khoa học thì mới có thể
tạo dựng được một thương hiệu truyền hình. Trong các bước đăng ký sản xuất
chương trình với HTV có một bước xác định quan trọng là kiểm tra năng lực
83
sản xuất của công ty truyền thông. Để tăng cường hiệu quả của các chương
trình do công ty truyền thông sản xuất, thiết nghĩ, nhà đài cần tăng cường
khâu kiểm tra, thẩm định này. Bước kiểm tra thẩm định sẽ cho biết được hoạt
động của công ty hiệu quả ra sao, công ty có đủ năng lực để thực hiện chương
trình cho nhà đài hay không, mức độ đầu tư cho sản xuất chương trình của
công ty như thế nào. Bước kiểm tra nhằm khẳng định tính xác thực của thông
tin do công ty cung cấp cho nhà đài. Những yêu cầu do nhà đài đặt ra về chất
lượng chuyên môn, phương tiện kỹ thuật, êkip thực hiện chương trình cần
phải được công ty đáp ứng. Hơn nữa, đài cần yêu cầu công ty truyền thông
đưa ra các kế hoạch sản xuất cụ thể cho toàn bộ hoặc ít nhất là một nửa
chương trình. Nhìn vào kế hoạch sản xuất, đài sẽ biết được mức độ đầu tư cho
chương trình của công ty, xác định công ty có đủ thực lực để sản xuất chương
trình hay không. Do đó, trong quá trình hợp tác sản xuất chương trình truyền
hình với các công ty truyền thông, HTV cần kiểm tra, thẩm định kỹ năng lực
sản xuất chương trình của công ty, có như vậy, đài mới chọn lọc được những
nhà sản xuất có thực lực về tài chính và có khả năng sản xuất chương trình
tốt.
+HTV cần có định hướng phát triển các chương trình XHH ở khâu sản
xuất
Hiện có hàng trăm công ty truyền thông hợp tác với HTV thực hiện sản
xuất chương trình trên các lĩnh vực: thông tin kinh tế, văn hóa giải trí, phim
truyện.. Để thực hiện chào chương trình với nhà đài, bước đầu tham gia sản
xuất chương trình cho một chương trình truyền hình, công ty truyền thông
thường tiến hành thăm dò dư luận, tham khảo các chương trình truyền hình
đang phát sóng trên các kênh truyền hình rồi đưa ra ý tưởng thực hiện chương
trình. Họ bắt tay vào sản xuất và chào nhà đài bằng demo chương trình. Các
đề tài như: vệ sinh an toàn thực phẩm, kiến thức tiêu dùng, từ thiện xã hội,
84