1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >

3 Hạn chế trong xã hội hóa sản xuất các chƣơng trình tr uyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 118 trang )


truyền thông có cơ hội làm truyền hình. Cũng từ đây, những chương trình có

cùng nội dung, cách thể hiện na ná nhau xuất hiện nhan nhản trên truyền hình

khiến khán giả lẫn lộn chương trình này sang chương trình khác. Đơn cử như

các chương trình xã hội từ thiện, HTV có những chương trình tương đối giống

nhau như: Vì ngày mai tươi sáng, Kết nối tương lai, Ưóc mơ đến trường…

Các chương trình mặc dù đã giúp cho những người nghèo có cơ hội được đổi

đời, các em học sinh, sinh viên được tiếp tục đến trường nhưng cách thể hiện

lại rập khuôn, không sinh động. Ở bản thân mỗi chương trình đều duy trì một

cách thể hiện “an toàn” nhất, ít có sự đầu tư đổi mới nâng cao chất lượng

chương trình. Việc quá nhiều các chương trình xã hội từ thiện đã khiến cho

mức độ quan tâm của khán giả giảm bớt. Họ chỉ chú trọng xem những chương

trình đã thành thương hiệu, mới mẻ hấp dẫn như Vượt lên chính mình, Ngôi

nhà mơ ước. Khảo sát 200 phiếu đánh giá ưu điểm chương trình có 138 phiếu

đánh giá ưu điểm lớn nhất của Vượt lên chính mình là nội dung, chiếm 69%.

Chính vì thế, mặc dù ra đời sau nhưng những chương trình đó vẫn chưa tạo

được dấu ấn trong lòng khán giả.

Chương trình Duyên dáng truyền hình, Album vàng do công ty Cát

Tiên Sa sản xuất có thế mạnh là các chương trình trực tiếp, phát trong khung

giờ vàng, được sự đầu tư của HTV để phát triển thành các chương trình mang

bản sắc của nhà đài đã trở thành một món ăn tinh thần thường xuyên của khán

giả. Tuy nhiên, khi nhận xét về hai chương trình này, ngoài những ý kiến

khen, còn có những ý kiến không hài lòng về nội dung: 48/200 phiếu rằng

chương trình Album Vàng có nội dung chưa hấp dẫn, chiếm 24%, 32 phiếu

đánh giá cách thể hiện chưa ấn tượng, chiếm 16%. Riêng Duyên dáng truyền

hình có 40 phiếu đánh giá không hài lòng về nội dung, chiếm 20 %. Duyên

dáng truyền hình được tổ chức định kỳ hằng năm, đã trải qua 5 lần tổ chức

nhưng kết cấu chương trình vẫn không thay đổi. Chương trình ổn định với



68



các phần thi: giới thiệu về quê hương, về nghề nghiệp, thi trang phục, thi năng

khiếu, câu chuyện truyền hình..Thậm chí những phần thi này còn được áp

dụng sang cho cả Duyên dáng truyền hình Asean. Việc tổ chức mỗi năm một

lần với cách tổ chức các phần thi, cách thể hiện duy trì ổn định qua các năm

một mặt giúp cho khán giả nhớ chương trình nhưng chính điều này sẽ gây

nhàm chán nếu chương trình được thực hiện liên tiếp nhiều năm. Duyên dáng

truyền hình, Album Vàng- những chương trình mang thương hiệu Cát Tiên Sa,

những chương trình được nhà đài ưu ái chắc chắn sẽ được thực hiện liên tục.

Đã qua 5 mùa tổ chức, các chương trình này cũng nên thay đổi để tạo cảm

giác mới mẻ, thích thú cho người xem.

Chương trình 12G lại có nhược điểm là quá tham thông tin. Có cảm

giác, nhà sản xuất muốn nhồi nhét lượng thông tin trong một chương trình

càng nhiều càng tốt. Những thông tin đủ mọi lĩnh vực: giá cả nông sản, giá cả

văn phòng phẩm..cùng đưa vào một chương trình khiến khán giả bội thực.

Với cách thể hiện “nhiều cửa” trong một chương trình đã tận dụng được

không gian của màn hình để chia nhỏ thông tin, tạo sự sinh động cho chương

trình tuy nhiên sự phân chia giữa các cửa không thật đồng đều, khoa học. Nội

dung MC đề cập thường không liên quan đến phần tin tức chạy chữ hàng

ngang, thậm chí còn chõi nhau. Những nhược điểm này nằm ở khâu biên tập

và kỹ thuật chưa được đầu tư kỹ.

Với mảng phim truyện, HTV là đơn vị thu hút nhiều nhà sản xuất tham

gia hợp tác nhất với 29 nhà sản xuất trong năm 2010, cao hơn VTV với 20

đơn vị. Các đơn vị sản xuất ngoài đài cùng bước vào cuộc đua làm phim

truyền hình quyết liệt. Tuy nhiên phim Việt thời gian qua lại rơi vào tình cảnh

“chiếu nhiều nhưng chất lượng không bao nhiêu” do sự lên sóng quá ồ ạt của

các phim truyền hình Việt Nam. Đây cũng chính là hạn chế của phim Việt

trong thời gian qua. Nhà sản xuất vì cần phim để phát sóng nên đưa vào



69



những kịch bản chưa được kiểm chứng chặt chẽ về giá trị dẫn tới chất lượng

không đảm bảo. Các nhà làm phim cũng chưa dám mạo hiểm để mở rộng đề

tài. Phần lớn các phim xoay quanh các đề tài như: sinh viên, cuộc sống gia

đình, tình yêu ..Cổng mặt trời do Nhất Tâm Lasta Film sản xuất được xếp bộ

phim truyền hình đáng xem nhất của năm 2010 theo kết quả của giải Mai

Vàng, báo Người lao động bình chọn. Tuy nhiên, cũng như nhược điểm của

các phim truyền hình khác, Cổng mặt trời có cốt truyện khá mỏng, đơn giản

nhưng phim quá dài, lê thê. Những chi tiết: sinh hoạt thường nhật, việc làm

quen và tán tỉnh của 5 chàng trai..có thể gói gọn trong một vài tập phim thì

được kéo dài gần 30 tập. Thêm nữa, có một số tình tiết cường điệu quá đà,

không thực. Diễn xuất của diễn viên cũng được cường điệu hóa để tăng tính

hài hước, tuy nhiên lại hơi quá đà khiến nhiều đoạn phim khiến khán giả phải

“cười gượng”. Bỏ qua những lỗi này, phim Cổng mặt trời vẫn là bộ phim

truyền hình đạt được thành công nhất năm 2010.

2.3.2 Nhân lực làm truyền hình còn nhiều hạn chế

HTV và hàng loạt hoạt động của các công ty truyền thông tư nhân với

đầy đủ các lĩnh vực như một đài truyền hình thu nhỏ đã khiến cho nhân lực

ngành truyền hình không đáp ứng đủ yêu cầu. Hiện nay, mỗi năm ở các

trường đào tạo ngành báo chí-truyền thông ở TP.HCM có khoảng 350 cử

nhân báo chí- truyền thông chính quy các bậc đào tạo ra trường, trong số đó

có một số tỏa đi làm việc tại các địa phương khác trong khu vực Nam bộ và

cả nước thì số không nhỏ ở lại vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của

địa bàn thành phố. Có một thực tế là mặc dù nhân lực của các công ty truyền

thông đều có trình độ Đại học nhưng rất ít trong số đó là tốt nghiệp chuyên

ngành báo chí truyền thông, đa phần là tốt nghiệp ở các chuyên ngành liên

quan như: sư phạm, ngữ văn, đông phương, xã hội học, văn hóa học..thậm chí

ở các chuyên ngành như: công nghệ sinh học, môi trường, kế toán hoàn toàn



70



không liên quan đến công việc biên tập, chủ nhiệm chương trình. Phần lớn

nhân viên này đều được học việc tại công ty qua 3 tháng thử việc, sau đó vừa

làm việc công ty vừa hướng dẫn đào tạo. Cát Tiên Sa có mô hình lớp học

được áp dụng hằng ngày, đưa vào chỉ tiêu thi đua khen thưởng cũng nhằm

mục đích nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho các nhân viên của mình. Hay như

ở Lasta trước đây thường tổ chức các lớp học nghiệp vụ do các chuyên gia

truyền hình của Thái Lan trực tiếp giảng dạy. Lasta cũng đã từng đưa nhân

viên của mình đi thực tế ở các đài, ở Campuchia, Thái Lan để họ có thêm vốn

sống và kinh nghiệm. Chính nhờ những hoạt động này mà tay nghề của nhân

viên được nâng cao, phục vụ tốt hơn cho công việc của công ty. Tuy nhiên ở

các công ty truyền thông luôn thu hút lượng nhân viên đông đảo nhưng khi đã

thạo việc, môi trường làm việc không như mong đợi họ cũng sẵn sàng nhảy

sang các công ty khác. Cho nên tính ổn định nhân sự ở các công ty truyền

thông là không cao. Hoặc cũng có trường hợp các công ty truyền thông đi săn

người giỏi, khiến nhiều công ty điêu đứng khi người họ cất công đào tạo

chuyển sang làm việc cho công ty đối thủ. Đây là tình trạng phổ biến trong

hoạt động của các công ty truyền thông tại TP.HCM hiện nay.

Chính vì tính ổn định của nhân sự không cao, trình độ chuyên môn còn

nhiều hạn chế mà chất lượng các chương trình truyền hình cũng bị ảnh hưởng.

Cái khó nhất của nhà đài trong XHH sản xuất chương trình truyền hình chính

là ở khâu quản lý chất lượng chương trình. Nhân sự làm truyền hình ở các

công ty truyền thông không được đào tạo bài bản, còn thiếu chuyên nghiệp là

một “bài toán khó” với cả nhà đài và công ty truyền thông. Nếu công ty

truyền thông đi lên bằng chất lượng các chương trình truyền hình họ phải đặc

biệt chú trọng đến khâu quản lý và đào tạo con người. Trong tình hình hiện

nay, rất ít công ty chịu khó đầu tư cho vấn đề này. Sự dễ dãi trong tuyển dụng

và sử dụng nhân sự khiến cho chương trình chưa được đầu tư đúng mức. Điều



71



này có thể hiểu được khi nhìn vào chất lượng các chương trình không đồng

đều đang phát sóng hiện nay.

2.3.3. Lợi nhuận kinh doanh chi phối chất lượng chương trình

Lợi nhuận trong sản xuất chương trình truyền hình là điều mà bất cứ

công ty truyền thông nào khi tham gia hợp tác với nhà đài đều hướng đến.

Phương thức kinh doanh hiệu quả nhất là có nhà tài trợ cho mỗi chương trình

sẽ đảm bảo được cho nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn, có thêm lợi

nhuận. Nếu không kiếm được nhà tài trợ, nhà sản xuất chọn phương án tự bỏ

vốn sản xuất chương trình, sau đó đi kiếm quảng cáo phát vào chương trình.

Cách làm này tuy có vất vả hơn, đòi hỏi có mối quan hệ tốt với các doanh

nghiệp và đội ngũ kinh doanh giỏi nhưng cũng được nhiều công ty áp dụng.

Hiện nay, đang có một thực tế là các nhà tài trợ can thiệp vào nội dung

chương trình khiến khán giả truyền hình trở nên mệt mỏi. Trong 200 phiếu

khảo sát mà chúng tôi thực hiện, có nhiều ý kiến than phiền về hình thức sự

tham gia của nhà tài trợ trong chương trình, các ý kiến cho rằng “của cho

không bằng cách cho”, nhà tài trợ nên xem xét lại cách trao tiền, đơn vị sản

xuất cũng nên tìm cách thể hiện cho khéo léo hơn để chương trình thật sự

mang tính nhân văn, tạo được tình cảm đẹp trong lòng khán giả. Việc trả chi

phí làm chương trình bằng quảng cáo cho các đơn vị liên kết, đôi khi trở

thành áp lực với cả đơn vị liên kết lẫn đài truyền hình, nhất là với mạng

truyền hình trả tiền. Công ty truyền thông phải đảm bảo số lượng quảng cáo

với nhà đài thì mới được đài chi trả phần chi phí sản xuất. Tuy nhiên, quảng

cáo quá nhiều đã khiến khán giả ngán ngẩm, họ sẽ dễ dàng chuyển kênh nếu

đang xem chương trình mà bị cắt ngang bởi quảng cáo.

Trong thời buổi các công ty truyền thông nở rộ, sản xuất chương trình

truyền hình được nhiều công ty tham gia, các doanh nghiệp cũng khó khăn

hơn trong tài trợ chương trình và quảng cáo. Các công ty truyền thông chọn



72



giải pháp giảm bớt chi phí sản xuất đến mức thấp nhất để tăng lợi nhuận.

Giảm người, một người kiêm nhiều việc hay giảm thời gian đi quay, dựng hậu

kỳ trong khi tiền lương nhân viên không tăng đều được các công ty tính toán

và áp dụng. Chính vì thế, một chương trình truyền hình thời gian đầu được

đầu tư công phu, khi phát sóng thu hút được sự theo dõi của khán giả nhưng

chỉ sau một thời gian phát sóng đã cho thấy sự cũ mòn, không có cải tiến. Đó

cũng là lý do mà thời gian qua, chương trình truyền hình do công ty truyền

thông sản xuất phát sóng ồ ạt nhưng ít có chương trình nào đọng lại ấn tượng

sâu sắc với khán giả.



73



TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2 giới thiệu hoạt động của HTV, những thành công của HTV

trong giai đoạn từ 1987 đến nay. Chính những thành công này là cơ sở để tạo

điều kiện cho XHH sản xuất chương trình truyền hình được diễn ra, các

chương trình được phép XHH sản xuất chủ yếu ở các lĩnh vực: thông tin kinh

tế, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, phim truyện. Đây cũng chính là mảng thu hút

nhiều khán giả truyền hình theo dõi nhất. Đối với công ty truyền thông, đối

tượng tham gia vào XHH sản xuất chương trình truyền hình, phương thức hợp

tác được HTV áp dụng trong nhiều năm qua là phương thức trao đổi quyền lợi

bằng quảng cáo. Công ty truyền thông sản xuất chương trình cho HTV, ngược

lại HTV trả chi phí sản xuất cho công ty bằng quảng cáo. Để đảm bảo quyền

lợi mỗi bên, công ty phải ký hợp đồng cam kết nâng cao chất lượng chương

trình với HTV, trong đó tiêu chí để đánh giá hiệu quả chương trình được tính

bằng số lượng quảng cáo trong chương trình. Phương thức trao đổi quyền lợi

này đã buộc các công ty truyền thông tư nhân vừa phải là nhà sản xuất tốt,

vừa phải là nhà kinh doanh giỏi thì mới tồn tại được.

Chương 2 với các dẫn chứng thực tế, trong đó phân tích một số chương

trình cụ thể: 12G, Góc luật sư, Duyên dáng truyền hình, Album vàng, Vượt

lên chính mình, phim Cổng mặt trời, người viết đã chỉ ra những thành công

của từng chương trình, phân tích các yếu tố làm nên thành công cũng như

những hạn chế của từng chương trình này. Trong hàng trăm chương trình do

công ty truyền thông thực hiện đang phát sóng trên HTV, những chương trình

người viết khảo sát đều thu được phản hồi tốt của khán giả, là những chương

trình tạo bản sắc riêng của nhà đài và của công ty truyền thông. Sự phát sóng

liên tục của các chương trình này trong những năm qua đã khẳng định các

chương trình truyền hình do công ty truyền thông thực hiện có thể tồn tại



74



được, thu hút được sự theo dõi của khán giả, được nhà đài đánh giá tốt nếu

đảm bảo: nội dung phong phú, nhân lực làm truyền hình chuyên nghiệp, có

vốn dồi dào và khả năng kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, các chương trình

trên cũng có nhiều điểm hạn chế. Từ những hạn chế đó, người viết đã khái

quát, đánh giá hạn chế chung của các chương trình XHH ở khâu sản xuất như:

chất lượng không đồng đều, nội dung ít thay đổi, nhân lực làm truyền hình

còn thiếu và yếu, mức độ đầu tư cho chương trình không cao, nhà sản xuất bị

chi phối bởi yếu tố lợi nhuận dẫn đến chất lượng chương trình chưa được đầu

tư hiệu quả. Từ thực tế hoạt động của các công ty Cát Tiên Sa, Lasta, Hoa

Hồng Vàng, người viết đã có những phân tích, đánh giá những yếu tố dẫn đến

thành công cũng như hạn chế trong sản xuất chương trình truyền hình. Chính

vì những lý do đó, trong hàng trăm công ty truyền thông hợp tác với HTV và

hàng ngàn công ty truyền thông hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chương

trình ở TP.HCM chỉ có vài công ty được khán giả nhớ mặt, đặt tên bằng chính

chất lượng chương trình. XHH sản xuất chương trình truyền hình là một một

cuộc đua đường dài, chỉ những công ty có thực lực mới có khả năng trở thành

nhà sản xuất chương trình truyền hình chuyên nghiệp.

Chương 1, chương 2 và dựa trên những tài liệu đã thu thập được về lĩnh

vực truyền hình nói chung, XHH sản xuất các chương trình truyền hình nói

riêng cũng như kinh nghiệm thực tế của người viết, người viết sẽ đưa ra

những kiến nghị và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng chương trình

truyền hình được XHH ở HTV trong xu thế phát triển của truyền hình hiện

nay.



75



CHƢƠNG 3

KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA

SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

3.1 Một số kinh nghiệm rút ra trong xã hội hóa sản xuất chƣơng trình

truyền hình

3.1.1 Về nội dung

Đòi hỏi của công chúng về chất lượng chương trình ngày càng cao, nó

trở thành nguyên nhân quan trọng trong việc công chúng đến với truyền hình

ngày càng đông đảo hơn mà yếu tố quyết định nằm ở sự cải tiến nội dung đi

kèm với hình thức thông tin phù hợp. Cũng như tất cả các phương tiện truyền

thông khác, truyền hình sẽ được công chúng xem nhiều hơn nếu các chương

trình hấp dẫn hơn, sát với cuộc sống hơn.

Sự tham gia của các công ty truyền thông trong sản xuất chương trình

truyền hình cho nhà đài đã trở nên phổ biến, những chương trình truyền hình

do công ty truyền thông sản xuất đã quen thuộc với khán giả truyền hình. Sức

sống của các chương trình truyền hình là ở khả năng thu hút người xem. Khán

giả là đối tượng hướng tới của các chương trình truyền hình, họ chính là

người quyết định thành công hay thất bại ở mỗi chương trình phát sóng. Nhất

là hiện nay, sự cạnh tranh giữa các đài truyền hình, các kênh truyền hình và ở

các chương trình truyền hình ngày càng gay gắt. Khán giả có quyền lựa chọn

chương trình nào phù hợp và hấp dẫn họ. Trong quá trình sản xuất chương

trình truyền hình, các công ty truyền thông phải đặc biệt chú trọng đến nhu

cầu, thị hiếu của khán giả. Nếu làm truyền hình theo ý kiến chủ quan của nhà

sản xuất chương trình sẽ nhanh chóng bị khán giả lãng quên. Chương trình

buộc phải mang tính xã hội rộng lớn, phải tăng tính cọ xát với công chúng.

Ngày nay, khi truyền hình vẫn còn là sự lựa chọn ưu tiên của mọi người,



76



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

×