Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 118 trang )
Giới thiệu và củng cố hình ảnh nhãn hiệu, tăng cường sự trung
thành của khách hàng
Tổ chức các sự kiện, hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm,
hội chợ..
+Tổ chức các chương trình thực hiện trên truyền hình: phối hợp với đài
truyền hình tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình hấp dẫn thu hút
nhiều đối tượng khán giả khác nhau như:
Trò chơi truyền hình
Biểu diễn ca nhạc
Chương trình giao lưu với các nghệ sĩ, diễn viên, người nổi
tiếng..
Các cuộc thi thời trang, nghệ thuật
+ Đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật: Kết hợp với Trường Cao Đẳng
Sân Khấu và Điện ảnh TP.HCM mở các lớp đào tạo:
Người mẫu chuyên nghiệp
Đào tạo ca sỹ.
Tổ chức, giới thiệu cho học viên tham gia các hoạt động quảng
cáo, biểu diễn và các cuộc thi trong nước và Quốc tế.
Trong những năm qua, Cát Tiên Sa là công ty có nhiều chương trình
hợp tác hiệu quả với HTV. Chọn những chương trình giải trí, văn hóa nghệ
thuật làm thế mạnh, Cát Tiên Sa đã khẳng định được vị thế của mình là công
ty truyền thông hàng đầu với những chương trình này. Những chương trình do
Cát Tiên Sa thực hiện có thể kế đến: Siêu thị may mắn, Hòa nhịp bạn trẻ, Giai
điệu bạn bè, Album Vàng, Người dẫn chương trình truyền hình, Ngôi sao
tiếng hát truyền hình, Siêu mẫu Việt Nam, Giọng hát vàng Asean, Cuộc thi kể
chuyện Bác Hồ- Người là niềm tin tất thắng, Cầu truyền hình Tết làm điều
hay. Ngoài HTV Cát Tiên Sa còn hợp tác với VTV đem chương trình phiên
50
bản quốc tế “Dacing with Star” về Việt Nam với tên gọi Bước nhảy hoàn vũ
đã thu được thành công vang dội ngay trong năm đầu tiên phát sóng. Bước
nhảy hoàn vũ đã tạo ra một cơn sốt đối với người xem, tỷ lệ người xem cao
nhất chưa từng có so với các chương trình truyền hình trực tiếp, nhận được sự
quan tâm và đưa tin liên tục của báo chí. Ngoài các chương trình trên Cát
Tiên Sa còn làm phim truyền hình Luật Giang hồ, Người mẫu.
+ Khảo sát hiệu quả chương trình Album Vàng
Chương trình Album Vàng được thực hiện số đầu tiên vào 11-12-2006,
được tổ chức mỗi tháng một lần. Chương trình phát sóng trực tiếp trên HTV7
và được tiếp sóng trên các đài: Đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Ninh, Đài
Phát thanh-Truyền hình Hòa Bình, Đài Phát thanh-Truyền hình Bắc Ninh, Đài
Phát thanh-Truyền hình Hậu Giang, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại
Huế. Chương trình còn phối hợp với Tổng đài 19001763 để khán giả có có
thể gửi tin nhắn bình chọn cho album mình yêu thích, ca sỹ mình yêu thích.
Ngoài ra khán giả yêu mến chương trình có thể truy cập trang web: http://
www.albumvang.nhacso.net để tìm hiểu thông tin về chương trình, thông tin
về các ca sỹ, các album dự thi, thông tin nhà tài trợ…Mỗi năm, chương trình
sẽ thực hiện chương trình tổng kết để bình chọn cho album xuất sắc của năm,
ca sỹ xuất sắc của năm. Hội đồng nghệ thuật của chương trình gồm những
nhạc sỹ, chuyên gia âm nhạc có chuyên môn, uy tin sẽ đảm nhiệm vai trò
giám khảo để đảm bảo chương trình có trình độ chuyên môn nhất định.
Trong đời sống âm nhạc Việt Nam hiện tại, đã có những giải thưởng
dành cho ca khúc, ca sỹ, nhạc sỹ nên sự ra đời của một giải thưởng dành cho
album là cần thiết bởi album nhạc cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Qua 4 năm phát sóng, chương trình đã liên tục làm mới mình, cho khán
giả thấy được sự trưởng thành, hấp dẫn qua từng số phát sóng. Các tiết mục
của Album Vàng được thể hiện sinh động, liên kết chặt chẽ. Các khâu sản xuất
51
từ lên ý tưởng, mời khách mời, tổ chức giám khảo, công tác khán giả, kịch
bản chương trình, kịch bản MC, thiết kế sân khấu đều do Cát Tiên Sa thực
hiện. Chương trình được ghi hình trực tiếp từ nhà hát Truyền hình HTV, HTV
hỗ trợ về trưởng quay, thiết bị kĩ thuật phục vụ cho chương trình truyển hình
trực tiếp. Đây là chương trình được thực hiện theo hình thức XHH một phần
khâu sản xuất chương trình. Ngoài chương trình trực tiếp trao giải cho các
album của tháng, Album Vàng còn có các chương trình đồng hành được phát
trước ngày chương trình diễn ra nhằm thu hút nhiều hơn sự quan tâm của
khán giả cũng như giúp khán giả làm quen với các album sẽ được trình diễn
trong đêm trao giải để khán giả bình chọn qua tổng đài tin nhắn. Trải qua 4
năm phát sóng, chương trình đã nhận được nhiều phản hồi tốt từ báo chí và
khán giả. Khảo sát hiệu quả chương trình Abum Vàng cho thấy có 11,5 %
phiếu đánh giá chương trình hay, 34% phiếu đánh giá chương trình Khá, trong
đó điểm nổi bật của chương trình là cách thể hiện, có 59 phiếu đánh giá,
chiếm 29,5%.
+Khảo sát hiệu quả chương trình Duyên dáng truyền hình
Duyên dáng truyền hình là cuộc thi dành cho các biên tập viên, phát
thanh viên truyền hình cả nước do HTV và Công ty Cát Tiên Sa phối hợp tổ
chức. Đây là chương trình diễn ra hàng năm với mong muốn tạo ra một nơi
giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa những nữ phát thanh viên,
phóng viên, biên tập viên từ các đài truyền hình. Chương trình được tường
thuật trực tiếp qua các đêm thi với các nội dung: thi năng khiếu, trình diễn
trang phục áo dài, trang phục dạ hội, phần tự giới thiệu về quê hương công
tác, giới thiệu bản thân, thi kể chuyện truyền hình, thi ứng xử. Duyên dáng
truyền hình có các giải Nhất, Nhì, Ba và các giải phụ: Gương mặt khả ái nhất,
Ứng xử hay nhất, Trình diễn phong cách, Trang phục vùng miền đẹp nhất,
Trang phục áo dài đẹp nhất, Giải năng khiếu. Thí sinh đạt giải nhất Duyên
52
dáng truyền hình sẽ được cử làm đại diện tham dự Duyên dáng truyền hình
Asean cũng do công ty Cát Tiên Sa tổ chức. Giống như Album Vàng, Cát
Tiên Sa thực hiện toàn bộ nội dung chương trình. Phía HTV sẽ hỗ trợ các
quay phim, kỹ thuật, đạo diễn để phục vụ truyền hình trực tiếp.
Trải qua 5 năm tổ chức Duyên dáng truyền hình, 2 năm tổ chức Duyên
dáng truyền hình Asean thành công đã khẳng định tên tuổi của nhà tổ chứcCát Tiên Sa đồng thời làm nên một chương trình mang bản sắc của HTV.
Nhiều khán giả nhận định đây là chương trình hay nên tiếp tục phát huy.
Khảo sát 200 khán giả ở TP.HCM có 79 phiếu đánh giá chất lượng chương
trình Khá, chiếm 39,5%, có 20 phiếu đánh giá chương trình hay, hấp dẫn,
chiếm 10% và 44 phiếu đánh giá chương trình có chất lượng bình thường,
chiếm 22%
+ Những yếu tố làm nên thành công cho các chương trình của Cát Tiên
Sa
Cát Tiên Sa là công ty có nhiều năm hợp tác thành công với HTV.
Chọn mảng chương trình văn hóa nghệ thuật làm thế mạnh, những chương
trình do Cát Tiên Sa thực hiện luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo
giới, của những người làm truyền hình, văn nghệ sĩ và công chúng. Trong
hàng trăm chương trình truyền hình trên HTV công chúng vẫn dành những sự
yêu mến nhất định cho những chương trình mang thương hiệu Cát Tiên Sa.
Để xây dựng được một thương hiệu uy tín, những chương trình truyền hình
tạo được dấu ấn Cát Tiên Sa đã kết hợp được các yếu tố: nhân lực, quản lý, cơ
sở vật chất một cách đồng bộ.
Nhân lực: Cát Tiên Sa hiện nay có khoảng gần 100 nhân viên,
trong đó khoảng trên 40 nhân viên làm việc ở khâu tổ chức chương trình.
Hằng năm trung bình Cát Tiên Sa tổ chức thực hiện trên 20 chương trình
truyền hình trực tiếp, có những chương trình được thu hình liên tục qua 5-6
53
đêm thi như Duyên dáng truyền hình, Duyên dáng Asean, Ngôi sao tiếng hát
truyền hình, gần 10 đêm thi trực tiếp như Người dẫn chương trình truyền
hình. Chương trình thu hình trực tiếp là một chương trình khó, chỉ những
công ty truyền thông nào mạnh về nhân lực, kĩ thuật, tài trợ mới có thể thực
hiện được. Với một số lượng chương trình trực tiếp dày đặc như vậy, Cát Tiên
Sa đã thành công trong việc tuyển dụng nhân sự, sử dụng và quản lý nhân sự.
Hầu hết nhân viên của Cát Tiên Sa đều là những người có trình độ Đại học, có
nhiều năm kinh nghiệm làm truyền hình. Cát Tiên Sa đã quy tụ được một đội
ngũ làm truyền hình trẻ, nhiệt huyết, năng động, có chuyên môn. Nhân sự của
Cát Tiên Sa là niềm mơ ước của bất cứ công ty truyền thông nào.
Cơ sở vật chất, kĩ thuật: Ngoài trụ sở chính của công ty ở 5B
Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM Cát Tiên Sa còn có 3
văn phòng giao dịch, một cơ sở sản xuất chương trình với tổ quay phim, tổ
biên tập, tổ dựng phim do Giám sát sản xuất quản lý, phim trường được đầu
tư máy móc thiết bị hiện đại phục vụ thu hình phát sóng cho các chương trình
như: Cuộc sống quanh ta, thực hiện talkshow, thực hiện video clip cho các
chương trình. Bên cạnh nguồn lực con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, máy
móc thiết bị đóng vai trò quan trọng để Cát Tiên Sa đủ lực tổ chức thực hiện
chương trình.
Kinh doanh: Cát Tiên Sa là đơn vị kinh doanh hiệu quả từ các
chương trình truyền hình. Thực hiện một chương trình truyền hình trực tiếp
với thời lượng trung bình từ 60 phút đến 90 phút là rất tốn kém. Cát Tiên Sa
có một bộ phận kinh doanh giỏi, có mối quan hệ sâu rộng với các doanh
nghiệp, có một đội ngũ PR, Maketting đầy năng lực, có mối quan hệ tốt với
báo chí, góp phần đưa những chương trình lên các phương tiện truyền thông
thân thiện, hấp dẫn. Hầu hết chương trình truyền hình văn hóa nghệ thuật thu
hình trực tiếp trên HTV7 đều có nhà tài trợ riêng. Việc mỗi chương trình đều
54
có nhà tài trợ và mỗi nhà tài trợ đều kí hợp đồng cam kết tài trợ trong 1 năm
khiến chương trình được đầu tư nghiêm túc, hiệu quả, chương trình đảm bảo
phát sóng liên tục. Với các công ty truyền thông hợp tác với nhà đài, việc có
được nhà tài trợ đã là một sự bảo đảm chắc chắn cho sự tồn tại của một
chương trình truyền hình. Nhờ vào đội ngũ kinh doanh này, ở Cát Tiên Sa
những nhân viên làm việc ở mảng nội dung, ở khâu sản xuất chương trình
không bị chi phối bởi yếu tố kinh doanh của công ty, họ sẽ làm việc theo đúng
chuyên môn của mình, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả chương trình.
Quản lý: Ngoài Tổng Giám đốc, Cát Tiên Sa có các phòng ban
trực thuộc: Hành chính-Nhân sự, Phòng Kinh Doanh, Phòng Sản xuất chương
trình, Phòng Nội dung. Sự phân chia phòng ban, cơ cấu nhân sự rất hợp lý,
đảm bảo công việc được thông suốt. Để tổ chức sản xuất, dưới Tổng Giám
đốc là các Giám đốc sản xuất, mỗi chương trình là một Giám đốc sản xuất
chịu trách nhiệm chính về chương trình. Giám đốc sản xuất thường là biên tập
làm việc lâu năm được bổ nhiệm, do đó có sự thấu hiểu chương trình cao..
Nhân viên Biên tập, quay phim, dựng phim đặt dưới sự giám sát của Điều
phối sản xuất và phòng Nhân sự. Thời gian làm việc ở Cát Tiên Sa bắt đầu từ
9h cho đến 18h trong đó dành hẳn 1h mỗi ngày để họp và học lớp nâng cao
tay nghề. Lớp học do Tổng Giám đốc trực tiếp giảng dạy hoặc mời các
chuyên gia truyền hình, những người làm truyền hình lâu năm về giảng dạy.
Lớp học đã tạo được hiệu quả nhất định, nhân viên học được những bài học
kinh nghiệm từ chính sản phẩm của mình và ứng dụng những kinh nghiệm đó
vào những chương trình sau. Việc tổ chức lớp học này đỏi hỏi tốn nhiều thời
gian, công sức và tiền bạc nhưng bù lại nhân viên có thêm kinh nghiệm để
làm việc, thêm sự gắn bó với cộng sự và công ty. Mô hình lớp học của Cát
Tiên Sa đã được thực hiện trong nhiều năm qua, hiện nay vẫn tiếp tục duy trì
và mở rộng. Đây là nét độc đáo nhất trong quản lý con người của Cát Tiên Sa
55
2.2.2 Lasta-nhà sản xuất truyền hình chuyên nghiệp
Công ty Cổ phần Lasta được thành lập từ năm 1999 với các chức năng
chủ yếu: sản xuất chương trình truyền hình, dịch vụ quảng cáo và truyền
thông, tổ chức sự kiện và sản xuất hậu kỳ. Những chương trình do Lasta đã và
đang sản xuất bao gồm: Sắc màu giải trí, Bệ phóng tài năng, Hãy nghe họ
nói, Vượt lên chính mình, Siêu thị cuộc sống, Chuyện lý chuyện tình, Let’s Cà
phê, Chuyện thế giới, Võ đài chiến thắng, Nhiệt kế giải trí…Từ năm 2005
Lasta quyết định tham gia vào lĩnh vực sản xuất phim truyền hình. Lasta là
công ty truyền thông đầu tiên ký hợp đồng sản xuất “Phim Việt giờ vàng” trên
HTV. Chương trình truyền hình thực tế Vượt lên chính mình do Lasta thực
hiện đã thu được thành công vang dội trên khắp cả nước, trở thành chương
trình được yêu mến của hàng triệu người dân nghèo.
+Khảo sát hiệu quả chương trình Vượt lên chính mình
Truyền hình thực tế là một thể loại truyền hình được xây dựng sản xuất
không dựa theo kịch bản có sẵn, trong đó miêu tả sát thực những tình huống,
sự kiện sống động, chân thực của cuộc sống..Thể loại truyền hình thực tế bắt
đầu manh nha từ làn sóng phát thanh ở châu Âu từ khoảng những năm 50 của
thế kỷ trước, đến nay thể loại truyền hình thực tế đã trở thành món ăn quen
thuộc của khán giả màn ảnh nhỏ nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, thể
loại truyền hình thực tế đang là chương trình mới mẻ, hấp dẫn thu hút đông
đảo công chúng truyền hình. Khởi nghiệp được phát sóng trên VTV3 được
xem như là cột mốc đánh dấu chương trình làm theo phong cách truyền hình
thực tế đầu tiên của Việt Nam. Vượt lên chính mình- chương trình truyền hình
thực tế ra mắt khán giả đầu tiên vào năm 2005, mở đầu cho sự ra đời hàng
loạt các chương trình xã hội từ thiện đã nhanh chóng tạo được sự yêu mến
nồng nhiệt.
56
Vượt lên chính mình là chương trình trò chơi truyền hình mang tính
nhân đạo, xã hội và nhân bản cao . Chương trình có mục đích xóa nợ và cấp
vốn làm ăn cho mọi đối tượng nghèo có vay vốn ngân hàng và có nhu cầu xóa
nợ trên đất nước Việt Nam. Chương trình do Ban Khoa giáo của HTV phối
hợp với công ty Lasta thực hiện. Quyền Linh là người dẫn chương trình cho
chương trình.
Chương trình chia thành ba vòng thi:
Vòng xóa nợ 1 và 2: Vòng xóa nợ 1 mang tính vận động và giới
thiệu nghề, các thí sinh với nhau hoặc cùng người thân trong gia đình mình
tham gia biểu diễn, thao tác lại một công đoạn của một quá trình sản xuất ra
một sản phẩm cụ thể. Vòng xóa nợ 2 mang tính kỹ năng nghề nghiệp cao
hơn. Gia đình, đối tượng tham gia phải thực hiện hai yêu cầu thử thách liên
quan tới công việc của mình trong vòng một phút 30 giây, nếu hoàn thành thì
mỗi vòng họ sẽ được xóa một nửa số nợ họ đang thiếu ngân hàng.
Vòng cấp vốn: có nhiều tấm bảng quảng cáo của các nhà tài trợ
với các số tiền khác nhau phía sau, thí sinh chọn hai bảng bất kỳ và nhận số
tiền phía sau như một sự hỗ trợ vốn để phát triển nghề nghiệp, khắc phục, cải
thiện cuộc sống.
Ngoài ra có một số phần thi phụ như: Trò chơi dân gian, Rút thăm may
mắn.
Ngay trong năm đầu tiên phát sóng chương trình đã nhận được giải Mai
Vàng do độc giả báo Người Lao Động bình chọn là chương trình trò chơi
truyền hình hay nhất. Tại thị trường TP.HCM, rating của chương trình đạt
35%, mức rating cao nhất trong các trò chơi truyền hình trên HTV. Thị phần
trung bình của chương trình đạt 75% (75 trên 100 tivi xem Vượt lên chính
mình). Chương trình được thực hiện trong 6 năm và được phát trên 7 đài phát
thanh truyền hình: Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng, Đài Phát thanh
57
Truyền hình Nghệ An,Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, Đài Phát
thanh Truyền hình Khánh Hòa, Đài Phát Thanh Truyền hình Bình Phước, Đài
Phát Thanh Truyền hình Tây Ninh, Đài Phát Thanh Truyền hình Vĩnh Long.
Trong đó HTV, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế và Đài Phát Thanh
Truyền hình Vĩnh Long cùng phát chương trình vào lúc 20h thứ 6 hằng tuần
trên HTV7. Như vậy, đối tượng tham gia chương trình là những hộ dân nghèo
trên khắp mọi miền đất nước, đang vay vốn ngân hàng và đang có nhu cầu
được xóa nợ, cấp vốn làm ăn. Trong số các chương trình truyền hình thực tế,
nhân đạo từ thiện xã hội, hiện nay Vượt lên chính mình được mệnh danh là
chương trình của hàng triệu người nghèo khắp Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát có đến 86/200 phiếu đánh giá chương trình hay,
hấp dẫn, chiếm 43% và chỉ có 13 phiếu đánh giá chương trình có chất lượng
bình thường, chiếm 6,5%.
+ Những thế mạnh của Vượt lên chính mình so với các chương trình
truyền hình thực tế từ thiện xã hội đang phát sóng hiện nay
Kết cấu chặt chẽ: Tiêu chí làm trò chơi truyền hình của Lasta là
chỉ thực hiện theo bản quyền nước ngoài, những chương trình đã thành công
trong nhiều năm. Vượt lên chính mình
có bản quyền thuộc Tập đoàn
Kantana- Tập đoàn truyền thông hàng đầu của Thái Lan. Ngay năm đầu tiên,
để đảm bảo chương trình thực hiện theo đúng yêu cầu của Kantana, Kantana
đã cử chuyên gia sang hỗ trợ về nội dung, máy móc kỹ thuật, tổ chức người
chơi, thiết kế sân khấu. Trải qua 6 năm phát sóng chương trình đã thay đổi
cách thể hiện 3 lần. Những lần thay đổi của Vượt lên chính mình đều nhận
được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả. Từ năm 2008 đến năm 2010 chương
trình có sự tham gia của nghệ sỹ đồng hành cùng người chơi đã tạo nên hiệu
ứng lan rộng. Các phần chơi được tổ chức sinh động, cuốn hút, chặt chẽ khiến
30 phút của chương trình đều hấp dẫn người xem. Thành công nhất của
58
chương trình sau 6 năm phát sóng có lẽ là Vượt lên chính mình đã thoát khỏi
cái tên trò chơi truyền hình như năm đầu tiên phát sóng và đã trở thành một
chương trình truyền hình xã hội từ thiện in đậm dấu ấn trong lòng khán giả.
MC Quyền Linh-MC xuyên suốt của Vượt lên chính mình đã được mệnh danh
là MC của người nghèo, điều mà không phải nghệ sỹ nào cũng có được.
Tổ chức tốt tiền trạm, quay hình: Để có được 1 chương trình
Vượt lên chính mình phát sóng vào 20h thứ sáu hằng tuần trên HTV7, chương
trình đã thực hiện trước đó hàng tháng, thậm chí cả nửa năm. Vượt lên chính
mình luôn có hai nhóm là chương trình gồm đạo diễn, biên tập, thư ký thực
hiện những chuyến đi tiền trạm từ TP.HCM xuống các tỉnh miền Tây, miền
Đông và từ TP.HCM đi các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Đi tiền trạm nhằm
xác định tính xác thực của những người đăng ký tham gia chương trình, dự
liệu được những chi tiết đắt sẽ đưa vào chương trình, dự liệu được các cảnh
quay cũng như cách thức thực hiện, liên hệ địa điểm tổ chức ghi hình. Thường
mỗi chuyến đi tiền trạm kéo dài trong 1 tháng. Sau đó nhóm sẽ về họp lại để
lên kế hoạch thực hiện, kịch bản chi tiết của từng chương trình, dự trù chi phí
thực hiện. Sau khi trình kế hoạch chi tiết đoàn làm phim sẽ bắt đầu đi quay
chương trình. Một năm Vượt lên chính mình tổ chức đi tiền trạm 2 đợt, mỗi
đợt 1 tháng, đi quay hình 2 đợt, mỗi đợt 2 tháng đủ cho 52 số phát sóng trong
1 năm. Từ những năm đầu tiên thực hiện, Lasta đã chú trọng khâu tiền trạm,
xem đó là khâu đầu tiên, quan trọng và quyết định đến thành công của chương
trình. Lasta chấp nhận tốn kém để có một chương trình chân thực, sinh động,
điều mà không phải công ty truyền thông nào cũng có thể làm được.
Nhân sự: Năm đầu tiên thực hiện, những người thực hiện chương
trình gồm 40 người bao gồm cả chuyên gia Thái Lan, những năm sau số
lượng người giảm xuống bớt và năm 2010 còn 24 người trong đó bao gồm:
đạo diễn hình, biên tập kiêm đạo diễn dàn dựng, MC, 3 quay phim, 3 phụ
59
quay, còn lại là thiết kế sân khấu, ánh sáng, hậu cần. Năm 2011 dự kiến số
người giảm xuống còn 20 đến 22 người. Nhân sự thực hiện Vượt lên chính
mình ổn định trong nhiều năm, có những người làm việc từ những ngày đầu
tiên cho đến bây giờ. Đây là những người có chuyên môn, nghiệp vụ vững, có
nhiều kinh nghiệm có thể đảm đương cùng lúc nhiều vai trò. Nhân sự đoàn
kết, cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp giúp cho Vượt lên chính mình
được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả.
Mang đậm tính nhân văn: Vượt lên chính mính là chương trình
của những người nghèo, những người giàu ý chí, nghị lực vươn lên nhưng lại
gặp phải những khó khăn của cuộc sống. Tiêu chí của chương trình được
khẳng định rất rõ: đó phải là những người nghèo có ý chí, họ nhận được phần
thưởng của chương trình phải dựa trên chính sức lao động của họ. Trong 6
năm thực hiện, tiêu chí này luôn được giữ vững. Người tham gia chương trình
vỡ òa hạnh phúc khi họ được xóa nợ, cũng có những nghèo nuối tiếc khóc
nức nở khi mình đã không thể đạt được chỉ tiêu của chương trình, số nợ vẫn
còn đó. Chương trình mang đến cho người nghèo cơ hội được xóa nợ, được
cấp vốn làm ăn nhưng không phải theo cách “đem cho” như những chương
trình từ thiện xã hội khác mà là để cho người lao động tự bỏ công sức để đạt
được. Như vậy, phần thưởng thêm phần đáng quý, đáng trân trọng. Chương
trình nhận được sự tài trợ của rất nhiều nhãn hàng, nhưng theo dõi chương
trình có thể thấy người nghèo vẫn là nhân vật trung tâm, chương trình đã vượt
lên màu sắc quảng cáo thông thường. Những đơn vị tài trợ trong chương trình
cũng đến với người nghèo, với khán giả một cách thân thiện hơn thông qua
hình ảnh được thể hiện khéo léo của họ.
Tài trợ: Vượt lên chính mình là một trong những chương trình
hiếm hoi có số lượng các nhà tài trợ đông đảo. Những nhà tài trợ quen thuộc
có thể kể đến: Tập đoàn Tôn Hoa Sen, Sữa đậu nành Fami, Mì Gomex 3
60