Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.24 KB, 41 trang )
Tách vỏ
Nghiền
Kiềm hoá
Ép bơ
Nghiền mịn
Phân loại
Bao gói
Bột ca cao
Hạt ca cao thô
Tạp chất
Vỏ
Bơ ca cao
K2CO3
Bao bì
14
14
Hình 3: Sơ đồ quy trình sản xuất ca cao
15
15
III.
THUYẾT MINH QUY TRÌNH
1.
Quá trình phân loại và làm sạch
1.1.
Mục đích công nghệ
Chuẩn bị: nhằm loại bỏ các tạp chất lẫn trong nguồn nguyên liệu, giúp
các quá trình chế biến tiếp theo sẽ được thuận lợi.
Các tạp chất cần tách thường là: lá, cành cây khô, đất, đá, kim loại, xác
côn trùng… Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp phân loại sơ bộ hạt ca cao
theo kích thước và tỷ trọng, các hạt không đủ tiêu chuẩn như hạt lép, hạt quá to
hay quá nhỏ sẽ bị loại bỏ. Kết quả là các hạt ca cao sẽ được đồng đều hơn, đảm
bảo yêu cầu về chất lượng của hạt khi nghiền và tách vỏ cũng như tránh những
tác động cơ học làm giảm tuổi thọ của các thiết bị.
1.2.
Các biến đổi xảy ra trong quá trình
Vật lý: chủ yếu là tỉ trọng và kích thước của nguyên liệu được đồng đều
hơn do tạp chất bị loại bỏ.
1.3. Hệ thống làm sạch
1.3.1.Cấu tạo thiết bị
Hình 4: Sơ đồ nguyên lý hệ thống làm sạch.
Hệ thống làm sạch bao gồm một thiết bị sàng và một thiết bị làm sạch
bằng khí động.
16
16
Thiết bị sàng gồm 2 mặt sàng được lắp kết hợp với nhau theo thứ tự đường
+
kính lỗ giảm dần từ trên xuống. Giữa các mặt sàng, người ta thường lắp các
bi trống bít lỗ sàng để hạn chế hiện tượng các lỗ sàng bị bít lại.
Thiết bị làm sạch bằng khí động.
+
1.3.2.Nguyên lý hoạt động
Dòng hạt ca cao nguyên liệu được đưa đến vị trí nhập liệu của thiết bị
sàng. Ở sàng tầng 1 với kích thước lỗ lớn sẽ loại bỏ những tạp chất lớn như
rơm rạ, đá, cành cây khô… Hạt ca cao sẽ rơi xuống sàng tầng 2 để loại bỏ các
tạp chất kích thước nhỏ như bụi đất, cát, mảnh kim loại, thủy tinh... Quá trình
sàng có sự rung lắc nhờ mô tơ. Quá trình làm sạch chính là quá trình phân loại
dựa trên sự sai khác về kích thước của khối hạt còn gọi là phương pháp phân
loại bằng kích thước. Đặt biệt, các tạp chất nhẹ (bụi, vỏ khô…) bám lên trên bề
mặt đống hạt cũng được tách nhờ hệ thống quạt thổi liên tục đặt ở đầu ra của
sàng dưới.
Sau đó hạt ca cao được đưa vào thiết bị làm sạch bằng khí động để tách
các tạp chất còn sót lại. Quá trình làm sạch chính là quá trình phân loại dựa trên
sự sai khác về tỉ trọng của các phần tử trong khối hạt còn gọi là phương pháp
phân loại bằng trọng lực. Khi đó, dòng hạt ca cao được đưa đến một bề mặt có
đục lỗ và được đặt nằm nghiêng so với mặt đất. Dòng khí sẽ được thổi qua
những lỗ này từ dưới lên trên vuông góc với bề mặt sàn kết hợp với chuyển
động rung lắc có tác dụng làm cho khối hạt tung lên trên. Dưới tác dụng của
dòng khí, các hạt ca cao và tạp chất có trọng lượng nhỏ bị lôi cuốn bởi dòng
khí ra ngoài, những tạp chất có trọng lượng lớn hơn sẽ rơi xuống dưới tác dụng
của trọng lực, hạt ca cao đạt yêu cầu sẽ ở đứng yên (trạng thái tầng sôi).
Bên cạnh đó, hệ thống còn có các cyclon thu hồi tạp chất.
1.4.
Thông số công nghệ
Cỡ hạt ca cao lựa chọn: 100 hạt/ 110g.
17
17
2.
2.1.
Quá trình rang
Mục đích
Chuẩn bị: quá trình rang giúp chuẩn bị cho quá trình nghiền thuận lợi
hơn. Lớp vỏ hạt ca cao thường mểm và có liên kết khá chặt với nội nhũ. Khi
chịu tác dụng của nhiệt độ, lớp vỏ hạt và nội nhũ bên trong sẽ có nhiều biến
đổi: vỏ hạt sẽ mất ẩm và cấu trúc hạt ca cao có xu hướng trương nở, nội nhũ thì
bị biến dạng. Khi đó, liên kết giữa nội nhũ và vỏ bị phá vỡ, vỏ tách rời khỏi nội
nhũ. Quá trình rang sẽ làm cho lớp vỏ hạt ca cao trở nên giòn hơn và tách rời
khỏi nội nhũ nên chỉ cần tác dụng lực cơ học vừa đủ mạnh lên hạt ca cao là có
thể làm vỡ lớp vỏ và tách lớp vỏ ra.
Chế biến: quá trình rang ca cao sẽ tạo ra những biến đổi cần thiết để
hình thành nên hương vị đặc trưng cho các sản phẩm ca cao. Quá trình này
quan trọng nhất và có ảnh hưởng quyết định của sản phẩm bột ca cao cũng như
các sản phẩm khác từ ca cao.
Bảo quản: quá trình rang còn có tác dụng giảm hàm ẩm góp phần vô
hoạt enzyme và tiêu diệt vi sinh vật có hại, kéo dài thời gian bảo quản sản
phẩm.
2.2.
Các biến đổi xảy ra
Vật lý:
+
Nhiệt độ tăng lên kèm theo quá trình thoát ẩm làm giảm tỉ trọng hạt.
+
Độ xốp của vỏ ca cao thay đổi giúp cho hạt ca cao sau rang dễ nghiền và
tách vỏ.
Hóa học:
+
Phản ứng tạo màu do các hợp chất Polyphenol và Anthocyanin bị oxy
+
hoá chuyển thành hợp chất Flobaphen (màu nâu đỏ).
Sự giảm hàm lượng chất chát (sản phẩm ngưng tụ catechin hình thành
sau quá trình lên men): sau khi rang còn lại 2 – 3%.
+ Phản ứng Maillard: các acid amin và đường khử tác dụng với nhau tạo
ra sản phẩm Melanoidin có màu nâu và hương vị đặc trưng.
+ Một số protein bị biến tính bởi nhiệt độ.
Hóa lý:
18
18
+
Ẩm khuếch tán từ trong lòng hạt ra bề mặt vỏ và bay hơi làm hàm ẩm
của hạt giảm xuống còn 2,5 – 5%.
+
Các acid dễ bay hơi và tạo mùi không mong muốn như acid acetic sẽ
giảm đáng kể trong suốt quá trình rang.
+
Một lượng nhỏ bơ ca cao bị chuyển thành thể lỏng khuếch tán ra ngoài
vỏ.
Hoá sinh và sinh học: Các vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật trên bề mặt hạt ca
cao sẽ bị ức chế và tiêu diệt.
Cảm quan:
+
Màu sắc: quá trình rang tạo màu nâu đặc trưng cho ca cao (thông qua
phản ứng Maillard và oxy hoá polyphenol).
+ Mùi vị: một số cấu tử hương sẽ được hình thành ở nhiệt độ này như các
aldehyd, ester… Nhiều hợp chất dễ bay hơi như acid acetic, aldehyd,
keton, rượu, ester phân tử lượng thấp có mùi vị không mong muốn sẽ bị
loại bỏ.
Bảng 4: Nhiệt độ và thời gian tối ưu để hình thành một số chỉ tiêu cảm quan
Yêu cầu
Thời gian tối ưu, phút
Nhiệt độ tối ưu, oC
1. Màu nâu tối ưu của bột
-
134
2. Vị chát giảm tối đa
40
150
3. Vị đắng giảm tối đa
-
120 150
4. Vị chua giảm tối đa
50
150
10
120
5. Vị cháy khét (burnt
flavor) giảm tối đa
2.3.
19
19
Thiết bị
÷
2.3.1. Cấu tạo thiết bị
Hình 5: Sơ đồ nguyên lý của thiết bị rang dạng thùng quay.
Thiết bị rang sử dụng là thiết bị rang gián đoạn dạng thùng quay. Cấu
tạo của thiết bị bao gồm trống rang, thiết bị gia nhiệt và thiết bị làm nguội. Bên
trong mặt trống có những thanh gờ được thiết kế theo hình xoắn ốc dọc theo
thân trống.
2.3.2. Nguyên lý hoạt động:
Thiết bị thùng rang dùng tác nhân nhiệt là không khí nóng. Không khí
được gia nhiệt rồi cấp vào thùng rang. Hạt ca cao được đưa vào thùng rang qua
phễu nhập liệu và tiếp xúc với không khí nóng. Thùng rang có thể xoay quanh
trục cố định để gia nhiệt đồng đều hơn. Sau khi quá trình rang hoàn tất, dòng
hạt được đưa vào khoang dẫn có bố trí quạt làm nguội.
20
20
Hình 6: Cấu tạo thiết bị rang thùng quay
2.4
Thông số công nghệ
−
Thời gian rang thay đổi từ 20 – 30 phút, tuỳ thuộc vào cấu tạo thiết bị và
−
−
khối lượng của từng mẻ.
Nhiệt độ hạt: 115 – 130oC.
Tốc độ dòng khí 1m/s.
3.
Quá trình nghiền thô
III.1.
Mục đích công nghệ
Khai thác: quá trình nghiền thô giúp làm vỡ vỏ hạt ca cao, loại bỏ những
phần không cần trong sản phẩm: vỏ hạt, nội nhũ, tạp chất còn sót,…
Các biến đổi xảy ra
III.2.
Vật lý:
+ Lớp vỏ ca cao sẽ bị vỡ và tách ra khỏi hạt.
+ Khối lượng hạt thay đổi.
+ Kích thước hạt giảm.
+ Do ma sát giữa các lớp vỏ với nhau nên nhiệt độ của vỏ và hạt tăng lên.
III.3.
Thiết bị
III.3.1 Cấu tạo thiết bị
21
21
Hình 7: Sơ đồ nguyên lý thiết bị nghiền trục.
Thiết bị nghiền trục bao gồm hai trục hình trụ nằm ngang, phễu nhập
liệu và thùng chứa sản phẩm sau nghiền.
3.3.2. Nguyên lý hoạt động
Khi vận hành thiết bị nghiền, hai trục nghiền sẽ chuyền động hướng vào
nhau. Hạt ca cao sẽ được đưa vào thiết bị qua phễu nhập liệu, đưa vào khe giữa
của hai trục từ phía trên. Nguyên liệu được kẹp giữa hai trục và kéo qua khe
hẹp. Khi đó, dưới tác dụng của lực nén ép, hạt sẽ bị vỡ ra.
Mức độ nghiền được quyết định bởi đường kính trục nghiền, kích thước
khe hẹp giữa hai trục.
3.4.
Thông số công nghệ
Kích thước hạt sau nghiền: 3 – 5mm
4.
Quá trình tách vỏ
4.1. Mục đích công nghệ
Khai thác: Nhằm tách lớp vỏ ca cao ra khỏi nội nhũ và loại chúng ra khỏi
nguyên liệu bằng cách kết hợp lực cơ học và các phương pháp phân riêng thích
hợp.
4.2. Các biến đổi xảy ra
22
22
Vật lý:
Lớp vỏ ca cao và nội nhũ của hạt ca cao bị tách vỡ ra.
Kích thước và khối lượng khối hạt giảm đi do vỏ ca cao được tách ra.
+
+
4.3.
Thiết bị
4.3.1. Cấu tạo thiết bị
Hệ thống tách vỏ bao gồm thiết bị tách vỏ, thiết bị sàng và thiết bị khí
động và cyclon thu hồi vỏ, tạp chất.
+ Thiết bị tách vỏ hình trụ có các cánh tay đập bố trí trong lòng hình trụ.
+ Thiết bị sàng gồm 5 lưới sàng có kích thước lỗ rây giảm dần.
Hình 8: Sơ đồ nguyên lý hệ thống tách vỏ
4.3.2. Nguyên lý hoạt động
Kết hợp hai quá trình sàng và thổi khí.
Hạt ca cao sau khi rang và nghiền đã được tách vỏ một phần do đó đạt
được hiệu quả tách vỏ tốt. Sau khi nghiền thô, dòng hạt gồm vỏ hạt đã được xé
ra một phần cùng với nhân rơi xuống thiết bị tách vỏ. Thiết bị này làm việc
tương tự như thiết bị nghiền búa. Ở đây, các cánh tay đập sẽ quay và làm cho
hạt cũng chuyển động tròn theo. Khi hạt chuyển động, nó sẽ va đập vào thành
thiết bị cũng như cánh tay đòn làm cho vỏ vỡ ra.
23
23
Sau đó, ca cao sẽ chuyển sang bộ phận phân riêng vỏ và nhân bằng hệ
thống sàng và khí động. Hệ thống gồm nhiều sàng nối tiếp có chuyển động
rung lắc. Kích thước lỗ sàng nhỏ dần từ trên xuống dưới. Vỏ và các mảnh vụn
cũng như bụi sẽ được tách ra nhờ quạt hút. Nhân sẽ rơi xuống dưới và đi ra
ngoài.
4.4.
Thông số công nghệ
Ca cao mảnh sau khi tách vỏ chứa khoảng 83% nhân, trong đó chứa
khoảng 1,5 – 2% vỏ và một ít mầm.
5.
Quá trình nghiền
5.1.
Mục đích công nghệ
Chế biến: quá trình nghiền làm giảm kích thước ca cao mảnh thành dạng
paste (ca cao khối).
Chuẩn bị: ca cao chuyển sang dạng paste giúp quá trình kiềm hoá diễn
ra tốt và đồng nhất hơn.
5.2.
−
Các biến đổi xảy ra
Vật lý: Kích thước hạt ca cao giảm dưới tác dụng của lực cơ học.Nhiệt độ hạt
ca cao tăng lên do chịu lực ma sát tác dụng lên nó và sinh nhiệt.
− Hoá lý: Sự hoá lỏng của ca cao: ban đầu ca cao có dạng rắn. Khi nghiền hạt ca
cao đến một giới hạn kích thước nhất định, ca cao sẽ hoá lỏng thành ca cao
khối.
5.3.
Thiết bị
5.3.1. Cấu tạo thiết bị
24
24