Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.24 KB, 41 trang )
Mỹ còn lại là nhập vào Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và
Canada. Như vậy các nước phát triển nhập khẩu ca cao hạt, sau đó tái xuất
thành phẩm hoặc nguyên liệu cho ngành chế biến chocolate.
Bảng 2: Sản lượng cacao của một số nước
Nước sản xuất
Brazil
Sản lượng (tấn)
195.000
Ước tính (tấn)
35.000
Diện tích (hectare)
702.000
Cameron
129.000
400.000
427.000
Côte d’Ivoire
1.140.000
900.000
2.176.000
Ecuador
Ghana
Indonesia
80.000
379.000
312.000
55.000
800.000
400.000
263.000
1.268.000
421.000
Malaysia
95.000
60.000
209.000
Nigeria
160.000
300.000
445.000
Hình 1: Biểu đồ thể hiện sản lượng ca cao trên Thế giới năm 2007 (%).
Tình hình thị trường cacao thế giới tháng 7 năm 2014
10
10
Theo Hiệp hội ca cao quốc tế (ICCO), giá ca cao tháng 7 trung bình ở
mức 3.196 USD/tấn, tăng 22 USD so với các tháng trước và dao động từ 3.144
USD/tấn đến 3.264 USD/tấn. Giá bơ ca cao luôn ở mức cao 8.000 USD/tấn.
Trái lại, giá mặt hàng bột ca cao dùng để nướng bánh, pha đồ uống sô-cô-la và
làm kem đang ở mức thấp.
Về nguồn cung, số liệu mới nhất cho thấy lượng ca cao xuất khẩu tính từ
đầu mùa vụ đến ngày 3 tháng 8 năm 2014 đạt 1,707 triệu tấn, vượt xa mức
1,388 triệu tấn so với cùng kì năm ngoái.
Về phía nguồn cầu, sản lượng ca cao nghiền tiêu thụ tại thị trường Châu
Âu giảm 0,7% trong khi tại thị trường Bắc Mỹ và châu Á lần lượt tăng 4,5% và
4,2% so với cùng kì năm ngoái. Thị trường ca cao nghiền dự báo sẽ tăng
trưởng mạnh do nhu cầu lớn về mặt hàng bơ ca cao từ các công ty sản xuất
bánh kẹo. Nguyên nhân là do sức tiêu thụ ca cao và các sản phẩm sô-cô-la tại
nhiều nước châu Á tăng mạnh nên các công ty sản xuất phải nâng cao công
suất chế biến cho thị trường châu Á- Thái Bình Dương.
Hình 2: Biểu đồ giá ca cao hàng ngày của ICCO từ tháng 5- 7, năm 2014
11
11
III. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CA CAO Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, cây ca cao được người Pháp mang vào trồng ở huyện Cái
Mơn (Bến Tre) nhưng việc trồng trọt, nghiên cứu cũng như thương mại hóa
không phát triển trong một thời gian dài.
Hiện tại, ca cao được trồng rộng rãi ở nhiều nơi: Tây Nguyên, một số
tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước. Trong
đó, vùng Tây Nguyên vẫn được đánh giá là có điều kiện lý tưởng nhất cho sự
phát triển của cây ca cao. Ở đây, theo nghiên cứu thống kê thì cây ra hoa cho
quả quanh năm, sản lượng bình quân đạt 3 kg hạt khô/1 cây 5 năm tuổi.
Ca cao là một cây trồng chiếm diện tích còn khiêm tốn trên phạm vi cả
nước nhưng Việt Nam đang là nước có nhiều cơ hội phát triển và tham gia thị
trường ca cao thế giới. Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thì diện
tích trồng ca cao lên tới 100.000 ha vào năm 2010 với sản lượng trên 120.000
tấn. Trong đó Tây Nguyên là một trong những vùng sản xuất chính với diện
tích 28.500 ha, riêng Đăk Lăk phát triển với diện tích lớn nhất là 10.000 ha.
Song song với việc trồng ca cao, công nghệ chế biến ca cao cũng bắt
đầu phát triển. Một nhà máy chocolate ở miền Trung đang hoạt động, một số
dự án xây dựng nhà máy chocolate đang được triển khai.
Về định hướng phát triển cây ca cao ở nước ta trong thời gian tới, theo
mục tiêu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn là phát triển bền vững
cây ca cao ở Việt Nam nhằm tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa, tăng hiệu quả
kinh tế trên đơn vị diện tích đất, nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ
môi trường. Cụ thể, đến năm 2015, dự kiến diện tích trồng cây ca cao đạt
60.000 ha, trong đó có 35.000 ha kinh doanh, năng suất bình quân 15 tạ/ha, sản
lượng hạt khô đạt 52.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 50 – 60 triệu USD.
Đến năm 2020, dự kiến diện tích đạt 80.000 ha, trong đó có 60.000 ha
kinh doanh, năng suất bình quân 18 tạ/ha, sản lượng hạt khô 108.000 tấn, kim
ngạch xuất khẩu đạt 100 – 120 triệu USD.
12
12
PHẦN 2 – CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT CA CAO
I.
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU
Ca cao hạt được phân loại theo trọng lượng (thường là trọng lượng của
100 hạt/110g) và theo hàm lượng hạt không đạt yêu cầu hay hạt khuyết tật, đó
là những hạt bị mốc, chưa được lên men, các hạt bị sâu bọ tấn công, hạt bắt đầu
nảy mầm, hạt lép (không có nhân bên trong)… Để kiểm tra hạt có khuyết tật
hay không, người ta sử dụng phép kiểm tra vết cắt. Người ta cũng sử dụng cách
này để đánh giá mức độ lên men của hạt ca cao.
Tiêu chuẩn chất lượng của hạt ca cao thương phẩm sau quá trình lên
men được quy định theo TCVN 7519:2005. Trong đó một số chỉ tiêu cơ bản
phải kể đến như:
+
+
+
+
+
+
Không được có tạp chất lạ
Không được có mùi khói, không có mùi vị lạ
Không được chứa côn trùng sống
Đồng đều về kích cỡ hạt, không có hạt dính đôi dính ba
Khô đều
Được lên men hoàn toàn
Bảng 3: Thành phần hóa học của hạt ca cao đầu vào (theo ICCO)
Thành phần
Bơ ca cao
Protein
Tinh bột
Caffeine
Theobromine
Tannin
Muối khoáng
Xơ thô
Các Cacbonhydrat khác
Độ ẩm
II.
Phôi nhũ (%)
54
12-14
6
0.2
1.3
6
2.6
2.6
10.6
3.5
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Làm sạch
Rang
Nghiền thô
13
13
Vỏ (%)
3.76
15.58
-0.05
1.44
-8.18
18.61
18.61
3.75
Mầm (%)
2.96
28.8
-0.19
2.14
-6.82
5.16
47.38
6.47