1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

Trong truyện ngắn Đức Ban, kết cấu cốt truyện đồng tâm được sử dụng tương đối phổ biến. Thường đó là những tác phẩm có tính xung đột cao, nhiều sự kiện chen lấn, thậm chí xuất hiện nhiều bè. Các tác phẩm có thể kể: Người đàn bà choàng khăn, Chuyện quanh q

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.68 KB, 135 trang )


Ưu điểm lớn nhất của cốt truyện đồng tâm là mở ra trước mắt nhà văn

nhiều viễn cảnh, cũng có nghĩa tạo cho nhà văn trường liên tưởng rộng mở,

những chân trời cứ mở ra mãi mãi. Một sự kiện, có tính biến cố xảy ra, đồng

thời có thể xảy ra nhiều kết quả nối liền, hoặc thế này, hoặc thế kia, tùy theo

dụng ý và cách khai thác của nhà văn. Trong truyện ngắn Đức Ban, có khi sự

kiện khơi mào (sự kiện là “nhân”) dẫn đến một sự kiện hệ quả, song cũng có

khi dẫn đến nhiều sự kiện hệ quả. Tiếng đêm, Sông nước, Miếu làng… thuộc

dạng thứ nhất; Đền thờ Đức Thánh Mẫu, Người đàn bà choàng khăn, Chuyện

quanh quán cây dừa … thuộc dạng thứ hai. Trong Tiếng đêm, cốt truyện được

mở đầu bằng sự kiện “bố tôi đã ruồng bỏ chị ta”[9, tr. 145], diễn tiến câu

chuyện là người đàn bà hóa thành người đàn bà điên, luôn miệng hát: “Lươn

à… Con lươn… nó bò a… nó i … để nhớt cho sảo a. Ta ăn a… i… cái nhớt…

sướng ghê a cái i a đầu bò” [9, tr. 147]. Người đàn bà choàng khăn cốt truyện

được mở đầu bằng sự kiện: cô bé 16 tuổi (Bờ) chống xuồng gỡ lưới trong đêm

mưa lũ, không may cô rơi xuống sâu và mắc câu, khuôn mặt xinh đẹp trở nên

nhăm nhúm, xấu xí. Tiếp đó, các sự kiện được gọi là hệ quả là: “mẹ Bờ

thương con, lâm bệnh rồi mất”, “cha Bờ trở nên cau có, lầm lì” , Bờ đau khổ

đến vô cùng. Tiếp nối nỗi đau khổ đó, cũng là nguyên nhân từ sự kiện đầu

tiên, Bờ che mặt, choàng khăn gia nhập quân đội. Tiếp đó là một loạt sự kiện

mà người đàn bà phải trải qua từ chiến tranh trở ra hòa bình. Lúc chiến tranh,

Bờ bị bỏ rơi, ra khỏi chiến tranh, chị bị tước đoạt tài sản, đau khổ tột cùng,

chị nương nhờ cửa Phật.

Cốt truyện được tổ chức theo kết cấu đồng tâm không chỉ giúp cho nhà

văn đứng trước nhiều viễn cảnh, mà xét trong nội tại tác phẩm, nó giúp tác

phẩm tạo tính nhất quán và trọn vẹn của hình thức nghệ thuật. Các sự kiện

trong tác phẩm có thể xem như là sự kiến có tính chất kiến trúc và hành động

trong tác phẩm, về cơ bản thống nhất. Chính vì lí do này mà cốt truyện được

tổ chức theo kết cấu đồng tâm thường có tính tăng cấp về mức độ, thậm chí có

lúc đẩy đến mức căng thẳng đòi hỏi phải giải quyết bằng xung đột. Câu

chuyện của Bờ mà chúng tôi dẫn trích trên là một ví dụ. Hay như câu chuyện

61



của Anh và “chị” trong Miếu làng với rất nhiều lần cha chị bắt ép, đánh đập,

không cho anh con đường sống trên đất quê dù anh đã bị tách ra khỏi rìa xã

hội… Tuy nhiên, khác với các nhà văn khác trong truyền thống, Đức Ban đẩy

câu chuyện đến độ phát triển tăng cấp song không giải quyết bằng xung đột

mà thay vào đó, nhân vật chính (nạn nhân) luôn tự giải thoát cho mình bằng

những hành động giàu vị tha, tự nhận thiệt thòi về mình, từ chị Bờ, nhân vât

Anh, đến cô Tề, con Nợi…

Như vậy, có thể thấy, cốt truyện đồng tâm đã tạo cho tác phẩm tính

chỉnh thể thống nhất về diễn biến sự kiện. Chính từ đặc điểm này mà Arixtốt

đã đánh giá rất cao cốt truyện có quan hệ nhân quả, ông cho rằng: “Một hành

động và đồng thời là hành động nhất quán, và các bộ phận của sự kiện cần

phải được liên kết sao cho nếu thay hay tước bỏ một bộ phận nào đó thì chỉnh

thể sẽ thay đổi” [70, tr. 36]. Cốt truyện đồng tâm tạo cho nhà văn trường viễn

cảnh rộng mở, đồng thời tạo cho tính nghệ thuật của tác phẩm trở nên lôi

cuốn hơn, có khi các sự kiện diễn ra theo quan hệ 1 - 1, có khi theo quan hệ 1

- nhiều.

2.1.3.3. Kết cấu cốt truyện phi tuyến tính

Trái ngược với kết cấu cốt truyện tuyến tính, kết cấu cốt truyện phi

tuyến tính là cách bố trí cốt truyện không theo trình tự thời gian (sự kiện diễn

ra trước miêu tả trước, sự kiện diễn ra sau miêu tả sau) mà đảo ngược các trật

tự, có khi sự kiện diễn ra sau lại được trần thuật trước. Cách đảo ngược trật tự

này mức độ, hình thức ở từng nhà văn, thậm chí từng tác phẩm của từng nhà

văn là không giống nhau. Có khi câu chuyện chỉ đảo trật tự có một lần, chẳng

hạn như truyện Chí Phèo (Nam Cao) mở đầu là cảnh Chí Phèo ở tù về, giữa

tác phẩm là quá khứ, phần cuối là hiện tại của Chí Phèo. Tác phẩm Chí Phèo

có thể xem là tác phẩm tiêu biểu của hình thức tổ chức cốt truyện phi tuyến

tính.

Trong truyện ngắn Đức Ban, kết cấu cốt truyện phi tuyến tính được

ông sử dụng trong các truyện như: Cô Tề làng tôi, Chuyện vẫn còn, Người

đàn bà choàng khăn, Sông nước, Miếu làng, Hoa bần…

62



Nếu như cốt truyện được kết cấu theo thời gian tuyến tính làm cho

người đọc dễ tiếp nhận tác phẩm và dễ hình dung câu chuyện thì ngược lại,

đối với các tác phẩm kết cấu theo lối phi tuyến tính buộc người đọc phải lục

lọi trí nhớ, ghép nhập các diễn biến ở các đoạn văn khác nhau trong tác phẩm

thành một trình tự diễn biến sự kiện. Nói một cách tường minh thì để lắp ghép

thành cốt truyện, người đọc có khi phải đưa sự kiện diễn ra giữa tác phẩm (có

khi là trọng tâm của câu chuyện) lên đầu tiên, sau đó đến diễn biến ở phần

đầu tác phẩm, cuối cùng là diễn biến ở phần cuối tác phẩm. Các tác phẩm

minh họa cho điều này là: Sông nước, Miếu làng, Hoa bần.

Trong truyện ngắn của mình, trong một tác phẩm cụ thể, Đức Ban

không chỉ sử dụng sự đảo ngược trật tự tuyến tính chỉ một lần duy nhất (theo

cấu trúc dạng tác phẩm (Chí Phèo) mà còn sử dụng luân phiên khi thực tại,

khi quá khứ đan xen (Cô Tề làng tôi, Chuyện vẫn còn, Người đàn bà choàng

khăn). Bởi vậy, câu chuyện diễn ra rất sinh động và lôi cuốn độc giả. Dĩ

nhiên, độc giả khi đọc những tác phẩm đó phải thể hiện sự tập trung cao độ

trong việc chú ý các tình tiết sự kiện. Có như thế, trình tự câu chuyện mới

được lắp ghép lại một cách liền mạch, không bị đứt quảng. Cô Tề làng tôi mở

đầu bằng chuyện cô Tề về làng sau bốn chục năm, tiếp đó là những câu

chuyện về thời thiếu nữ của cô, rồi cô đi bộ đội, ra Hà Nội…, sau đó là

chuyện về thực tại cô Tề và mọi người có mặt trong nhà cô lúc cô về, rồi Chủ

tịch xã, quan tỉnh đến nhà hỏi giấy tờ, tiếp đó là chuyện về cô Tề ngay sau khi

chiến tranh kết thúc - cô mang hàm Trung úy, được giữ chức vụ quan trọng ở

Ty lao động, rồi chồng bỏ cô mà đi…, tiếp đó nữa là chuyện thực tại: cô Tề

xin nghỉ hưu, cô Di về ở với cô Tề, rồi cô Tề chết. Kết thúc tác phẩm là

chuyện về người người đàn ông sống câm lặng, bí ẩn giữa Tây Nguyên - đó

có thể là chồng cô Tề và chuyện của hai vợ chồng anh trai cùng cha khác mẹ

của “tôi” nuôi kế hoạch mua lại nhà cô Tề. Ở đây, rõ ràng, để hình dung cốt

truyện, người đọc buộc phải sắp xếp lại trình tự sự kiện trước - sau rất nhiều

lần. Câu chuyện chung quy kể về cuộc đời cô Tề, một số phận người, chịu

nhiều thiệt thòi do quan niệm ấu trĩ của tập tục làng xã, thiệt thòi cho chiến

63



tranh, do bụng dạ đồng nghiệp và do cả cách điều hành có vấn đề của quy

định thủ tục hành chính. Các câu chuyện được diễn tả trong Chuyện vẫn còn,

Người đàn bà choàng khăn cũng theo cấu trúc tương tự.

Đặc điểm dễ thấy nhất của những tác phẩm tổ chức cốt truyện theo lối

phi tuyến tính là sự thay đổi điểm nhìn. Gắn với mỗi điểm nhìn là một bối

cảnh không gian, thời gian, một trạng huống cụ thể của tâm trạng, hoàn cảnh

của nhân vật. Do đó, khi thay đổi điểm nhìn, lập tức sự kiện cung cấp cho

người đọc những thông tin mới. Đó có thể là sự thay đổi của môi trường: từ

làng Vạn ngoảnh mặt ra sông Nghèn, quay lưng ra cánh đồng mênh mông,

đến không gian ở Hà Nội gắn với cảnh sinh hoạt của gia đình Hà trong Người

đàn bà choàng khăn. Đó cũng có thể là sự thay đổi của hoàn cảnh cá nhân: từ

một người phụ nữ thành đạt trong mắt mọi người (cô Tề ngày về làng) đến

một cô Tề trải qua nhiều biến động, dư chấn trong tâm hồn từ thời niên thiếu

đến chiến tranh, lãnh dạo Ty lao động (cô Tề trước khi về làng), rồi lúc chết ở

làng trong cái hiu quạnh, buồn tủi. Dĩ nhiên, đi liền với sự thay đổi của hoàn

cảnh là sự thay đổi trong tâm lý, tính cách. Từ một người nhẫn nại, nhiệt

huyết trong chiến đấu, công việc, cô Tề trở thành người bất mãn với cách điều

hành của đồng nghiệp, chạy đuổi theo những ý nguyện của riêng mình. Tất

nhiên, những phân tích, dẫn dụ này chỉ là những điển hình, trên thực tế, sự

thay đổi điểm nhìn về cơ bản là làm thay đổi toàn bộ mọi bình diện liên quan

đến câu chuyện từ nội tâm nhân vật, hoàn cảnh nhân vật, không gian, thời

gian, kể cả quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn… Nói một cách

khái quát, sự linh hoạt trong tổ chức điểm nhìn trần thuật qua cách vận hành

cốt truyện phi tuyến tính đã làm cho hiện thực cuộc sống hiện lên nhiều chiều,

phong phú, đa dạng, có thể giúp người đọc hình dung về sự đổi thay, chuyển

biến trong những biến thái tinh vi và cả sự thay đổi theo quá trình của nhân

vật.

Qua những gì phân tích ở trên, có thể thấy, về cơ bản cốt truyện là yếu

tố căn bản trong truyện ngắn, dẫu là truyện ngắn hiện đại. Đức Ban là tác giả

đã vận dụng linh hoạt các loại cốt truyện trong tổ chức kiến tạo tác phẩm

64



truyện ngắn. Ở truyện ngắn của ông, người đọc có thể nhận thấy cốt truyện

biên niên và cốt truyện lồng trong truyện. Dẫu cố tình tạo dựng cốt truyện

theo từng cách khác nhau, song Đức Ban luôn chú trọng tổ chức cốt truyện ấy

theo những mẫu số chung. Có thể nhận thấy các dạng kết cấu cốt truyện trong

truyện ngắn Đức Ban là: kết cấu theo thời gian tuyến tính, kết cấu cốt truyện

đồng tâm, kết cấu cốt truyện phi tuyến tính.

Cốt truyện và nhân vật là hai thành tố khác nhau trong cấu trúc chỉnh

thể tác phẩm nghệ thuật. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, gần gũi. Nếu

cốt truyện có thể hình dung như cái xương sống đảm bảo cho câu chuyện

được kể, thì nhân vật là kẻ mang thông điệp, là “sứ giả” của câu chuyện. Vì lí

do cơ bản đó, khi khảo sát thế giới nghệ thuật của bất ky một tác giả nào,

không thể không phân tích thế giới nhân vật. Việc phân tích thế giới nhân vật

cũng là một cách để hiểu thêm, minh họa cụ thể cho cốt truyện và thông điệp

nghệ thuật của tác phẩm.

2.2. Nhân vật

2.2.1. Nhân vật và vai trò nhân vật trong truyện ngắn hiện đại

2.2.1.1. Giới thuyết khái niệm nhân vật

Nhân vật được hiểu là “hình tượng nghệ thuật về con người, một trong

những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn

từ” [5, tr. 241]. Theo cách hiểu thông thường, phổ biến, nhân vật là con người

trong tác phẩm, song cũng có lúc nhân vật là các con vật, cây cối, thậm chí là

đồ vật. Tất nhiên, những con vật, đồ vật, thậm chí các thực thể tồn tại qua ý

niệm (ma, quỷ) đều được gán cho những đặc điểm của con người. Như vậy,

dù nhân vật (tồn tại có thể hình dung được trong tác phẩm) là con người, con

vật, đồ vật thì đặc điểm quy tụ vẫn là tính người, thuộc tính người. Chính vì

quy tụ ở tính người, thuộc tính người nên khái niệm nhân vật gần với khái

niệm tính cách.

Dù nhân vật là con người ở trong tác phẩm, là phương tiện để khái quát

hiện thực (chức năng) song giữa nó và con người ngoài cuộc đời cũng không

phải là một, ngay cả khi nhà văn lấy nguyên mẫu ngoài cuộc đời. Nhân vật

65



văn học là một phạm trù nghệ thuật, mang tính ước lệ. Nhân vật trên thực tế

là sự cụ thể hóa quan niệm của nhà văn về cuộc đời, về con người. Con người

ngoài cuộc đời là một tồn tại vật lý, một tồn tại tổng thể nhiều mặt và chưa có

nghiên cứu toàn diện về con người. Để xây dựng nhân vật trong tác phẩm,

nhà văn phải sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, song biện pháp nghệ thuật

cơ bản đó là miêu tả và biểu cảm. Đây là hai biện pháp hầu hết các nhà văn sử

dụng khi nói tới nhân vật dù muốn dù không.

Nhân có mặt ở tất cả các thể loại văn học, tuy nhiên tự sự và kịch là các

thể loại giúp người đọc hình dung dễ dàng nhất các đặc điểm của nhân vật. Và

các thể loại này cũng là các thể loại thể hiện đầy đủ nhất những đặc điểm,

thuộc tính con người. Có được điều này là do đặc trưng thể loại quy định

đồng thời do cách thức tạo dựng nhân vật (miêu tả, biểu cảm). Văn học tự sự,

kịch, điểm mạnh là khắc họa chi tiết, cụ thể các hình tượng. Bản chất của tự

sự là miêu tả sự thực khách quan thông qua nhãn quan trần thuật, nó giành

khá nhiều “chỗ” cho miêu tả, kể, tường thuật, tạo dựng các tình huống, xung

đột… Ngược lại, tác phẩm trữ tình thiên về miêu tả cảm xúc của chủ thể trữ

tình nên nhân vật trong tác phẩm hiện lên chỉ ở dạng ý niệm, không phải là

một tồn tại khách thể có thể hình dung được (ngoại hình, tính cách, diễn biến

tâm trạng…).

2.2.1.2. Nhân vật trong truyện ngắn hiện đại

Nhân vật là phạm trù cốt yếu của tác phẩm văn học. Văn học ngày càng

phát triển đa dạng, phong phú về cách thức, bút pháp. Do đó, cách quan niệm

và thể hiện nhân vật cũng thay đổi theo chiều thời gian. Nói khác đi, ở chừng

mực tương đối nào đó, nhân vật có tính lịch sử - cụ thể trong thế giới nghệ

thuật.

Nếu sử thi là nhân vật lý tưởng hóa, chủ nghĩa cổ điển là nhân vật - mặt

nạ cố định, chủ nghĩa lãng mạn là nhân vật bị vò xé bởi những mâu thuẫn, chủ

nghĩa hiện thực phê phán là nhân vật chân thực được đặt trong tính lịch sử, xã

hội, thì nhân vật văn học hiện đại (thuộc nhiều trào lưu văn học thế kỷ XX và

hôm nay) lại có xu hướng tìm tòi “phản nhân vật”. Phản nhân vật có nghĩa là

66



đi ngược lại quan niệm nhân vật trong truyền thống bằng những quan niệm

riêng, những cách thức thể hiện riêng. Nhà văn tước bỏ nhiều khía cạnh quan

trọng trong phạm trù nhân vật song vẫn đảm bảo cho nhân vật tồn tại ở vị trí

trung tâm của tác phẩm.

Truyện ngắn hiện đại với sự phát triển phong phú, đa dạng về cách

thức, bút pháp đã tạo nên thế giới nhân vật đa dạng trong tính bút pháp. Có

những nhà văn tạo dựng nhân vật bằng nghệ thuật cá thể hoá, bằng sự sinh

động của miêu tả, kể chuyện và ở đó, nhân vật hiện lên như là sự cá biệt hình

ảnh con người trước đời sống hiện đại. Ở đó, nhân vật có ngoại hình, tính

cách, có chiều sâu tâm lý, song đó là những nhân vật - những mẫu hình người

chịu sức ép của đời sống hiện đại.

Tuy nhiên, bên cạnh những nhà văn cố tình đi sâu khai thác nhân vật

theo lối truyền thống, một trào lưu mới cũng ra đời, đó là trào lưu xây dựng

nhân vật trong khi nhân vật không có ngoại hình, không tính cách. Nhân vật ở

trong trường hợp này là con người với tư cách là những tồn tại theo kiểu bóng

dáng, trong quan hệ với khách thể (là thế giới bên ngoài). Nói đúng hơn, ở

đây nhân vật - bóng dáng con người, con người ở dạng ý niệm ở thời hiện đại,

chứ không phải con người một tồn tại vật lí. Mục đích của những nhà văn

trong việc xây dựng kiểu nhân vật này là chất vấn một số vấn đề tưởng chừng

đã đóng đinh vào lịch sử. Đó là vấn đề mối quan hệ giữa hiện thực và biểu

tượng, giữa khách thể tồn tại và sự tồn tại thông qua ngôn ngữ, giữa con

người và thế giới, những vấn đề nhân sinh. Tiêu biểu cho kiểu nhân vật này là

nhân vật của trào lưu hiện sinh và hậu hiện đại, trong đó Kafka là nhà văn tiêu

biểu nhất. Nói một cách khái quát thì trong truyện ngắn hiện đại vai trò của

nhân vật được nhường chỗ cho vai trò của lời (đây là một vấn đề mang tính

hiện thực cao). Truyện ngắn là một dạng thức diễn trình lời, chất vấn với

những vấn đề tồn tại mang tính hiện thực (“Khởi thuỷ là lời”).

2.2.2. Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Đức Ban



67



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

×