1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 84 trang )


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội



9



Khoa Kế toán – Kiểm toán



Tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoản phụ cấp kèm theo.

Tiền lương phụ : Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm

việc tại DN nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như : tiền lương nghỉ

phép, nghĩ lễ, nghĩ việc riêng nhưng được hưởng lương v.v…

Nhiệm vụ của kế toán :

Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về

số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao

động .

Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương,

tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.

Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động

tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp

(BHTN) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng,

quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.

- Phương pháp hạch toán tiền lương: Căn cứ vào khối lượng hạng mục công

trình hoàn thành theo định mức đã được duyệt, phòng kế hoạch tính toán xác định số

công cần thiết để hoàn thành khối lượng công giao khoán cho các đội và lập đơn giá

tiền lương định mức sau khi đã thông qua phòng tổ chức hành chính và Giám đốc.

Trên cơ sở đó tính toán ra chi phí nhân công ở từng chu trình sản xuất sản phẩm, từng

công trình, hạng mục công trình ......và tổ chức thực hiện giao khoán cho các đội.



1.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương

Dưới chế độ XHCN dù thực hiện bất kỳ hình thức tiền lương nào, muốn phát huy đầy

đủ tác dụng đòn bẩy kinh tế của nó đối với sản xuất và đời sống phải thực hiện đầy đủ

những nguyên tắc sau:

Trả lương bằng nhau cho lao động như nhau.

Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc phân phối theo lao động. Trả lương bằng

nhau cho lao động như nhau có nghĩa là khi quy định tiền lương, tiền thưởng cho công

nhân viên chức nhất thiết không được phân biệt giới tính tuổi tác, dân tộc mà phải trả

cho mọi người đồng đều số lượng, chất lượng mà họ cống hiến cho xã hội.

Bảo đảm tốc độ tăng năng suất lao động bình quân phải nhanh hơn tốc độ tăng tiền

lương trung bình trong toàn doanh nghiệp và trong kỳ kế hoạch. Tiền lương bình

quân tăng chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản do nâng cao năng suất lao động

như nâng cao trình độ lành nghề, giảm bớt thời gian tổn thất cho lao động. Còn năng

suất lao động tăng không phải chỉ do những nhân tố trên mà còn trực tiếp phụ thuộc

vào các nhân tố khách quan như: áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên

thiên nhiên, tổ chức tốt lao động và các quá trình sản xuất. Như vậy tốc độ tăng năng

SV Trần Thị Quỳnh Trang – CĐKT4-K12



Chuyên đề tốt nghiệp



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội



10



Khoa Kế toán – Kiểm toán



suất lao động rõ ràng có điều kiện khách quan để lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình

quân. Đây là nguyên tắc quan trọng khi tổ chức tiền lương. Có như vậy mới tạo cơ sở

giảm giá thành, hạ giá cả, tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng.

Bảo đảm thu nhập tiền lương hợp lý giữa các ngành nghề khác nhau trong nền kinh

tế.

Khi trả lương cho công nhân cần chú ý đến các vấn đề sau:

Mỗi ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân có tính chất phức tạp về kỹ thuật khác

nhau. Do đó đối với những người lao động lành nghề làm việc trong các ngành có yêu

cầu kỹ thuật phức tạp phải trả lương cao hơn những những người lao động làm việc

trong những ngành không có yêu cầu kỹ thuật cao.

Tiền lương bình quân giữa các ngành có điều kiện lao động khác nhau cần có sự

chênh lệch khác nhau. Công nhân làm việc trong điều kiện nặng nhọc có hại đến sự

khỏe phải được trả lương cao hơn những người làm việc trong điều kiện bình thường.

Đối với những cơ sở sản xuất ở những vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện khí hậu, giá cả

sinh hoạt đắt đỏ, đời sống khó khăn nhân lực thiếu... cần phải dược đãi ngộ tiền lương

cao hơn hoặc thêm những khoản phụ cấp thì mới thu hút được công nhân đến làm

việc.

Khuyến khích bằng lợi ích vật chất kết hợp giáo dục chính trị tư tưởng cho người lao

động



1.2. Các hình thức trả lương

Lựa chọn loại hình trả lương hợp lý có tác dụng kích tăng năng suất lao động, sử

dụng thời gian lao động hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, với mục đích phát huy

tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương mà nhà nước quy

định. Về nguyên tắc có hai hình thức chủ yếu đó là: trả lương theo thời gian và trả

lương theo sản phẩm.

Trả lương theo thời gian:

Là hình thức trả lương căn cứ theo cấp bậc, chức vụ và thời gian làm việc thực tế

của công nhân viên chức.

Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác

quản lý đối với công nhân lao động bằng máy móc hoặc đối với những công việc

không thể tiến hành một các chặt chẽ và chính xác hay vì tính chất của sản xuất nếu

trả công theo sản phẩm thì không đảm bảo chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu

quả thiết thực.

SV Trần Thị Quỳnh Trang – CĐKT4-K12



Chuyên đề tốt nghiệp



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội



11



Khoa Kế toán – Kiểm toán



Hình thức trả lương theo thời gian chưa gắn được thu nhập của mỗi người với

kết quả lao động mà họ đạt được trong thời gian làm việc.

Tùy theo trình độ và điều kiện quản lý thời gian lao động hình thức trả lương này

có thế theo hai cách: theo thời gian có thưởng và thời gian đơn giản.

Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản

Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản là hình thức trả lương mà tiền lương

nhận được của mỗi công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm

việc thực tế nhiều hay ít quyết định.

Hình thức trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động

chính xác, khó đánh giá công việc.

Tiền lương được tính như sau:

Ltt = Lcb x T

Ltt: Tiền lương thực tế người lao động được nhận

Lcb: là tiền lương cấp bậc được tính theo thời gian

T: thời gian làm việc

Có ba loại lương theo thời gian đơn giản

+ Lương giờ: tính theo cấp bậc giờ và số giờ làm việc

+ Lương ngày: tính theo mức cấp bậc ngày và số ngày làm việc

+ Lương tháng: tính theo cấp bậc tháng

Cách trả lương này mang tính bình quân, không khuyến khích, sử dụng hợp lý

thời gian, tập trung công suất máy.

Trả lương theo sản phẩm:

Là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số lượng và chất

lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương được áp dụng rộng

rãi trong các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sản xuất chế tạo sản phẩm.

Hình thức trả lương theo sản phẩm nó làm tăng năng suất của người lao động.

Trả lương theo sản phẩm khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình

độ lành nghề, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo, nâng cao

khả năng làm việc và tăng năng suất lao động.



SV Trần Thị Quỳnh Trang – CĐKT4-K12



Chuyên đề tốt nghiệp



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội



12



Khoa Kế toán – Kiểm toán



Hình thức trả lương theo sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao và hoàn

thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động trong công việc của người lao

động.

Hình thức trả lương này áp dụng rộng rãi đối với người sản xuất trực tiếp trong

điều kiện quá trình lao động của họ mang tính độc lập tương đối có thể định mức,

kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt, Tiền lương trong kỳ mà

một công nhân được hưởng theo chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được

tính như sau:

L1 = ĐG x Q1

L1: tiền lương thực tế mà công nhân nhận được

ĐG: đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm

Q1: số lượng thực tế sản phẩm hoàn thành



1.3. Chế độ trích các khoản phải nộp theo lương

1.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH được hình thành nhằm mục đích trả lương cho người lao động khi

nghỉ hưu hoặc giúp đỡ người lao động trong các trường hợp ốm đau, tai nạn, mất sức

lao động …

Bắt đầu từ năm 2012 – 2013 theo chế độ mới BHXH được trích theo tỉ lệ 24%

trong đó doanh nghiệp phải đóng 17%, người lao động đóng 7%.



1.3.2. Quỹ Bảo Hiểm Y Tế

Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích theo tỉ lệ quy định tính theo tiền lương

cơ bản của người lao động trong tháng.

Theo chế độ hiện hành quỹ BHYT được trích theo tỉ lệ 4,5% trên lương cấp bậc,

chức vụ, hợp đồng, hệ số lương bảo lưu, phụ cấp chức vụ, thâm niên, khu vực, đắt đỏ

của người lao động, trong đó doanh nghiệp tính vào chi phí 3%, người lao động chịu

1,5% trừ vào lương.



1.3.3. Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp được hình thành nhằm mục đích trả lương cho người lao

động khi người lao động thất nghiệp.

Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất

nghiệp.

Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng

SV Trần Thị Quỳnh Trang – CĐKT4-K12



Chuyên đề tốt nghiệp



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội



13



Khoa Kế toán – Kiểm toán



bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Hàng tháng, nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công

tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất

nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.

Trước năm 2012 tỷ lệ trích lập BHTN của DN là 2%, trong đó người lao động

chịu 1% và DN chịu 1% tính vào chi phí.

Từ năm 2012 – 2013 Công ty áp dụng theo chế độ mới của nhà nước quy định

về tỷ lệ trích BHTN là 2% do doanh nghiệp đóng.



1.3.4. Kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn được sử dụng cho hoạt động bảo vệ quyền lợi của người

lao động cho doanh nghiệp.

Kinh phí công đoàn cũng được hình thành do doanh nghiệp tính vào chi phí sản

xuất - kinh doanh theo tỉ lệ quy định.

Kinh phí công đoàn được trích hàng tháng bằng 2% tiền lương của người lao

động.

Từ năm 2012 – 2013 công ty áp dụng chế độ trích KPCĐ theo tỷ lệ mới là 2%

trong đó doanh nghiệp đóng 1%, người lao động đóng 1%.



1.3.5. Quỹ trợ cấp mất việc làm

Quỹ trợ cấp mất việc làm dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo

lại nghề cho người lao động tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích lập và hạch toán vào chi phí

quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.

Mức trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ 1 – 3% trên quỹ tiền lương

làm cơ sở đóng BHXH hàng năm của doanh nghiệp. Mức trích cụ thể do doanh nghiệp

tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm.

Tuy nhiên, hiện nay tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển Thăng

Long không trích lập quỹ trợ cấp mất việc làm.



SV Trần Thị Quỳnh Trang – CĐKT4-K12



Chuyên đề tốt nghiệp



14



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội



Khoa Kế toán – Kiểm toán



1.4. Hình thức ghi sổ

1.4.1. Hình thức nhật ký chung

Sơ đồ 1.1: Trình tự ghi sổ kế toán

Theo hình thức kế toán Nhật ký chung

Chứng từ kế toán



Sổ(thẻ)chi tiết

Sổ Nhật kí chung



Sổ cái



Bảng tổng hợp chi

tiết



Bảng cân đối số phát sinh



Ghi chú:



BÁO CÁO TÀI CHÍNH

: Ghi hàng ngày

: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra



Diễn giải:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,

trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi



SV Trần Thị Quỳnh Trang – CĐKT4-K12



Chuyên đề tốt nghiệp



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội



15



Khoa Kế toán – Kiểm toán



trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn

vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các

nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát

sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng

hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài

chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân

đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật

ký chung cùng kì.

* Ưu điểm và nhược điểm:

- Ưu điểm: Là hệ thống sổ sách tương đối gọn nhẹ, việc ghi chép đơn giản, bộ máy

kế toán đã biết vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo có hiệu qủa, chế độ kế toán trên

máy theo hình thức nhật ký chung nhằm nâng cao trình độ cơ giới hoá công tác kế

toán, phát huy hơn nữa vai trò của kế toán trong tình hình hiện nay.

- Nhược điểm: Việc tổng hợp số liệu báo cáo không kịp thời nếu sự phân công công

tác của cán bộ kế toán không hợp lý.



SV Trần Thị Quỳnh Trang – CĐKT4-K12



Chuyên đề tốt nghiệp



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội



16



Khoa Kế toán – Kiểm toán



1.4.2. Hình thức kế toán máy

Sơ đồ 1.2. Trình tự ghi sổ kế toán trên máy tính



CHỨNG TỪ KẾ

TOÁN



PHẦN MỀM

KẾ TOÁN



MÁY VI TÍNH



BẢNG TỔNG

HỢP CHỨNG TỪ

KẾ

TOÁN CÙNG

LOẠI



S

SỔ KẾ TOÁN



- Sổ tổng hợp



- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán

quản trị



Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày.

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.

Đối chiếu, kiểm tra.

Trình tự ghi sổ của phần mềm kế toán:



Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế

toán cùng loại đó được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi

Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết

kế sẵn trong phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế

toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao

tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp

với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo

thông tin đó được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu

giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đó in ra giấy.



SV Trần Thị Quỳnh Trang – CĐKT4-K12



Chuyên đề tốt nghiệp



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội



17



Khoa Kế toán – Kiểm toán



Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,

đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi

bằng tay.



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC

KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP

TÂN TRUNG.

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH xây lắp Tân

Trung.

Tên gọi: CÔNG TY TNHH XÂY LẮP TÂN TRUNG

Tên giao dịch quốc tế: TÂN TRUNG CONSTRUCTION COMPANY LIMITED

Trụ sở chính: Số 78, Đường Nguyễn Tuân, P.Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân,

TP. Hà Nội.

Mã số thuế: 0101093498 do Sở KH & ĐT thành phố Hà Nội cấp ngày 26

tháng 8 năm 2008.

Công ty TNHH xây lắp Tân Trung được thành lập bởi các các sáng lập viên là

kỹ sư, cử nhân kinh tế năng động và có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực xây

dựng và quản lý dự án.Từ khi thành lập công ty, ban lãnh đạo công ty không ngừng

tiếp thu những kiến thức, công nghệ mới kết hợp với các kỹ năng và kinh nghiệm sẵn

có đã lãnh đạo công ty thành một tập thể năng động, vững mạnh, đoàn kết, không

ngừng phát triển và luôn đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của khách hàng.



SV Trần Thị Quỳnh Trang – CĐKT4-K12



Chuyên đề tốt nghiệp



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội



18



Khoa Kế toán – Kiểm toán



Sau 3 năm thành lập, đến nay, công ty đã trực tiếp thi công nhiều công trình lớn

nhỏ trong cả nước, với đội ngũ hơn 100 cán bộ và công nhân viên lành nghề,với hàng

trăm thiết bị công trình sẽ là đối tác tin cậy với Quý khách hàng, doanh nghiệp trong

và ngoài nước.

Ban lãnh đạo công ty là sự hợp giữa kinh nghiệm làm việc và sự năng động, tư

tưởng tiến bộ trong công tác quản lý điều hành tạo cho công ty một môi trường làm

việc lý tưởng do vậy trong thời gian ngắn đã thu hút được nhiều nhân tài cống hiến

sức lao động cho công ty, tâm huyết với công ty, tạo thành một tập thể đoàn kết vững

mạnh, là tiền đề để công ty phát triển bền vững.

* Ngành nghề lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Các ngành nghề kinh doanh chính:

+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, xây dựng

cơ sở hạ tầng, xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35 KV.

+. Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng, san lấp nền;

+. Lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt hệ thống xây dựng khác

+ Hoàn thiện công trình xây dựng, trang trí nội, ngoại thất

+ Thiết kế các công trình thuỷ lợi, Thiết kế khảo sát các công trình xây dựng xây

dựng.

+ Khai thác đá, cát, sỏi

Với lĩnh vực và phạm vi kinh doanh trên thì mục tiêu hoạt động của Công ty là

không ngừng phát triển trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá

lợi nhuận cho các cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho

người lao động. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và phát triển

Công ty ngày càng lớn mạnh.

2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH xây lắp Tân Trung.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH xây lắp Tân

Trung.



Giám Đốc



SV Trần Thị Quỳnh Trang – CĐKT4-K12



Chuyên đề tốt nghiệp



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

×