1. Trang chủ >
  2. Công Nghệ Thông Tin >
  3. Thiết kế - Đồ họa - Flash >

Các cải tiến khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 602 trang )






Một bộ lọc trộn kênh (channel mixer filter), trước đây có được từ web dưới dạng add-on,

nay xuất hiện trong "Filters->Colors".



3. Lịch sử GIMP

Theo Peter Mattis và Spencer Kimball, những người đầu tiên sáng lập ra GIMP, tuyên bố khi

phát hành phiên bản 0.54:

"GIMP sinh ra từ đống tro tàn của những gì còn sót lại của một cs164 (các trình biên dịch).

Thiết lập: vào sáng sớm. Cả hai chúng tôi đều mệt lử vì thiếu ngủ và cực kỳ căng thẳng bởi việc

viết chương trình một trình biên dịch trong LISP. Các giới hạn lòng kiên nhẫn của chúng tôi đã

bị bỏ xa, tuy nhiên vẫn còn kiềm chế được.

Và sau đó thế là nó xảy ra. LISP quen thuộc kết xuất nhân một cách loạn xạ khi không thể định

vị 17M nó cần để tạo ra một parser cho một cú pháp đơn giản sử dụng yacc. Một khoảnh khắc

không thể tưởng tượng được trôi qua, cả hai chúng tôi cùng chia xẻ một cái nhìn căm phẫn, và

rồi dự án của chúng tôi đã tan tành thành mây khói. Chúng tôi phải viết một cái gì đó... BẤT KỲ

CÁI GÌ... có ích. Một thứ gì bằng ngôn ngữ C. Một thứ gì đó không phụ thuộc vào nested-list để

hiển thị một ảnh bitmap. Và thế là GIMP được ra đời.

Tương tự như loài chim phượng hoàng, thật lộng lẫy, cuộc sống mới nảy sinh từ đống tàn tích bị

cháy rụi của LISP và yacc. Các ý tưởng bay bổng, các quyết định được thực hiện, và GIMP bắt

đầu định hình.

Một chương trình xử lý hình ảnh được chúng tôi thống nhất sẽ viết. Một chương trình ít ra cũng

làm giảm được việc phải sử dụng các phần mềm thương mại chạy trên 'Windoze' và 'Macintoy'

(chơi chữ: Windows và Macintosh). Một chương trình có thể cung cấp các đặc tính không có ở

các công cụ xử lý hình ảnh và tô màu chạy trên X khác. Một chương trình có thể giúp duy trì

được truyền thống lâu dài của các ứng dụng UNIX tuyệt vời và miễn phí.

Sáu tháng sau, chúng tôi hoàn tất giai đoạn đầu của bản beta. Chúng tôi muốn công bố ngay để

có thể bắt tay vào làm việc với các vấn đề về tính tương thích và sự ổn định chạy trên các nền

khác nhau. Ngoài ra, lúc bấy giờ chúng tôi cảm thấy chương trình thực sự có ích và muốn xem

các lập trình viên khác phát triển các plug-in cùng với việc hỗ trợ các định dạng tập tin khác

nhau"

Phiên bản 0.54 được công bố vào tháng Hai năm 1996, và đã có một ảnh hưởng quan trọng như

là một chương trình quản lý hình ảnh miễn phí thực sự chuyên nghiệp. Đây là chương trình miễn

phí đầu tiên có thể cạnh tranh được với các chương trình xử lý hình ảnh thương mại to lớn khác.

Bản 0.54 là bản công bố beta, nhưng nó ổn định đến mức bạn có thể sử dụng nó cho công việc

hàng ngày. Tuy nhiên, một trong những mặt trở ngại của 0.54 là bộ công cụ (các thanh trượt, các

menu, các hộp thoại,...) được xây dựng trên Motif, một bộ công cụ thương mại. Đây là một trở

ngại lớn đối với các hệ thống như Linux, bởi vì bạn phải mua bản Motif nếu muốn sử dụng

chương trình GIMP chạy nhanh hơn, liên kết cơ động hơn. Nhiều nhà phát triển cũng đã từng là

các sinh viên sử dụng Linux, những người không có khả năng mua Motif.

 



31



Khi bản 0.60 được phát hành vào tháng Bảy năm 1996, nó do S và P (Spencer và Peter) phát

triển trong vòng bốn tháng. Các điểm thuận lợi chính là những bộ công cụ mới, GTK (GIMP

Toolkit) và gdk (GIMP Drawing Kit), loại bỏ hẳn việc phải phụ thuộc vào Motif. Đối với người

làm công tác nghệ thuật đồ hoạ, bản 0.60 có rất nhiều tính chất mới như: các lớp căn bản; các

công cụ sơn vẽ được cải thiện (khả năng lấy mẫu dưới cấp điểm ảnh (sub-pixel), khoảng cách

của cọ vẽ); cọ vẽ airbrush tốt hơn; các chế độ sơn vẽ;... Bản 0.60 chỉ là bản dành cho các nhà

phát triển phần mềm, và không nhằm dành cho việc sử dụng rộng rãi trong công chúng. Nó đóng

vai trò như một workbench cho bản 0.99 và bản 1.0 sau cùng, do vậy các chức năng và cải tiến

có thể được kiểm nghiệm và bỏ đi hoặc thay đổi. Bạn có thể coi bản 0.60 như là bản alpha của

bản 0.99.

Vào tháng Hai năm 1997, bản 0.99 xuất hiện trên 'sàn diễn'. Cùng với các nhà phát triển khác, S

và P đã thực hiện một vài thay đổi cho GIMP và thậm chí thêm các đặc tính mới. Sự khác biệt

chính là API mới và PDB, khiến cho ta có thể viết các tập lệnh; Script-Fu (hoặc các macro) có

thể tự động hoá những việc mà bình thường bạn phải làm thủ công. GTK/gdk cũng thay đổi và

lúc bấy giờ được gọi là GTK+. Ngoài ra, bản 0.99 sử dụng một dạng mới của việc quản lý bộ

nhớ xếp kề (tile-based memory handling) khiến cho nó có thể mở những ảnh khổng lồ trong

GIMP (mở một ảnh 100MB trong GIMP không có khó khăn gì cả). Bản 0.99 cũng cũng giới

thiệu một định dạng tập tin mới bản địa của GIMP gọi là XCF. API mới làm cho việc viết các

chức năng mở rộng và plug-in mới cho GIMP thật dễ dàng. Một số plug-in và phần mở rộng mới

được tạo ra khiến cho GIMP càng trở nên hữu ích. (ví dụ như SANE, chương trình cho phép quét

ảnh trực tiếp vào GIMP).

Vào mùa hè năm 1997, GIMP đã đạt đến phiên bản 0.99.10, S và P hầu như ngừng hỗ trợ phát

triển chương trình vì họ đã tốt nghiệp và bắt đầu đi làm. Tuy nhiên, các nhà phát triển GIMP

khác vẫn tiếp tục dưới sự điều khiển của 'nhạc trưởng' Federico Mena để khiến cho GIMP sẵn

sàng vào giờ cao điểm.

GTK+ được tách ra khỏi GIMP vào tháng Chín năm 1997. GTK+ được công nhận là một bộ

công cụ tuyệt vời, và các nhà phát triển khác bắt đầu sử dụng nó để xây dựng các ứng dụng riêng

của họ.

GIMP rơi vào thời kỳ 'đóng băng' tháng Mười năm 1997. Điều này có nghĩa là không có thêm

các đặc điểm mới được bổ sung vào các thư viện nhân và chương trình GIMP. GUM phiên bản

0.5 cũng đã được phát hành tháng Mười năm 1997. Công việc phát triển được tiếp tục để giúp

cho GIMP ổn định và sẵn sàng cho phiên bản 1.0.

Phiên bản 1.0 được phát hành tháng Sáu năm 1998. Cuối cùng, GIMP được coi là đủ ổn định để

đảm bảo công bố trên toàn thế giới và sử dụng chuyên nghiệp.



4. Báo cáo lỗi và yêu cầu các cải tiến

Điều đáng buồn phải nói là, không có phiên bản nào hiện nay của GIMP hoàn hảo tuyệt đối.

Điều đáng buồn hơn nữa là có lẽ sẽ không có phiên bản nào như vậy cả. Bất kể mọi nỗ lực để

làm cho mọi thứ hoạt động, một chương trình phức tạp như GIMP đôi khi cũng làm hỏng việc,

hoặc thậm chí "sập".

 



32



Tuy nhiên có một thực tế là việc không tránh khỏi lỗi không có nghĩa là chấp nhận lỗi một cách

tiêu cực. Nếu bạn tìm thấy "bọ" trong GIMP, các nhà phát triển muốn biết về chúng để ít nhất họ

cũng tìm cách chữa nó.

Vậy thì, giả sử rằng bạn đã tìm ra một lỗi, hoặc ít nhất là bạn nghĩ như vậy: bạn cố gắng làm một

điều gì đó và kết quả không như bạn mong đợi. Vậy bạn phải làm gì? Bạn báo cáo nó như thế

nào?

Ghi chú



Quy trình để đưa một yêu cầu cải tiến - tức là, yêu cầu các nhà phát triển thêm một tính

chất bị thiếu nào đó - gần giống như quy trình báo cáo lỗi. Chỉ có điều bạn làm khác ở

đây là đánh dấu báo cáo đó là "cải tiến" đúng chỗ, giống như mô tả dưới đây.

Tương tự như nhiều dự án phần mềm tự do khác, GIMP sử dụng cơ chế báo cáo lỗi được gọi là

Bugzilla. Đây là một hệ thống dựa trên nền tảng web rất mạnh, có khả năng quản lý hàng nghìn

báo cáo lỗi mà không mất "phương hướng". Trong thực tế, GIMP chia xẻ cơ sở dữ liệu Bugzilla

của nó với toàn bộ dự án Gnome. Vào thời điểm tài liệu này được viết, Bugzilla Gnome có

148632 báo cáo lỗi - không, hãy cho là 148633 rồi.

4.1. Đảm bảo rằng đó là một lỗi



Trước khi báo cáo một lỗi, điều trước tiên bạn nên làm là cố gắng kiểm chứng những gì bạn gặp

thực sự là lỗi. Thật khó đưa ra một phương pháp làm điều này có thể áp dụng được cho mọi tình

huống, tuy nhiên đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng là điều có ích, và thảo luận thắc mắc của bạn

trên IRC hoặc trên một danh sách mail (mailing list) cũng có thể rất có ích. Nếu bạn thấy một lần

GIMP bị "sập", ngược với việc xảy ra "chuyện lạ", khả năng những bất thường đó là lỗi khá cao:

các chương trình được viết kỹ càng không được thiết kế để bị "sập" trong bất kỳ tình huống nào.

Dù sao đi nữa, nếu bạn đã nỗ lực thật sự để xác định đó có thật phải là lỗi hay không, và cuối

cùng vẫn không chắc chắn, thì hãy tiến lên và báo cáo lại nó: điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là bạn

sẽ làm phí mất một ít thời gian của nhóm phát triển mà thôi.

Ghi chú



Thực ra có một số yếu tố được biết khiến cho GIMP bị "sập" nhưng hoá ra chúng quá bất

tiện để đáng được sửa chữa. Một trong số đó là yêu cầu GIMP làm một điều gì đó đòi

hỏi lượng bộ nhớ khổng lồ, ví dụ như bắt GIMP tạo một ảnh hàng triệu pixel on a side.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng mình đang sử dụng phiên bản cập nhật của GIMP: báo cáo các lỗi đã

được sửa chữa rồi chỉ làm mất thời gian của mọi người. (GIMP 1 không còn được duy trì nữa, vì

thế nếu bạn sử dụng nó và phát hiện lỗi, thì hoặc là nâng cấp lên GIMP 2 hoặc là "chung sống"

với chúng). Đặc biệt nếu bạn dùng phiên bản phát triển (development version) của GIMP, đảm

bảo rằng bạn có thể nhận ra lỗi trong các bản phát hành mới nhất trước khi viết báo cáo.

Nếu sau khi đã xem xét thỏa đáng, bạn vẫn nghĩ rằng mình có một báo cáo lỗi hoặc yêu cầu cải

tiến chính đáng, thì bước tiếp theo là vào trang truy vấn bugzilla của GIMP

 



33



(http://bugzilla.gnome.org/query.cgi), và cố gắng tìm xem có ai đã báo cáo điều gì tương tự hay

chưa. Trang truy vấn cho phép bạn tìm kiếm cơ sở dữ liệu lỗi theo rất nhiều cách. Điều không

may là trang này phức tạp hơn mức mà lẽ ra nó nên có, tuy nhiên dưới đây là những điều cơ bản

bạn nên làm:

Summary:



Thiết lập mục này thành "contains any of the words/strings" (chứa bất kỳ từ\chuỗi văn

bản nào).

(phần đề mục tiếp theo)



Nhập vào một hoặc vài từ mà một người sẽ viết nếu được viết một câu tóm tắt về lỗi

tương tự như lỗi của bạn. Ví dụ, nếu trục trặc là việc phóng hình (zoom) quá mức khiến

cho GIMP bị "sập", thì từ "zoom" là từ đúng để nhập vào.

Product:



Thiết lập mục này thành "GIMP"

Component:, Version:, Target:



Đừng làm điều gì trong các phần này.

Text information:



Lúc này đừng đụng đến phần này. Nếu tìm kiếm của bạn không đưa lại kết quả gì, có lẽ

đó là lúc đáng để và nhập các thuật ngữ tìm kiếm trong phần "comments" (bình luận) ở

đây, nhưng thường là kết quả tìm kiếm sẽ cho bạn rất nhiều thứ hoặc là chẳng có gì cả.

Status:



Trường này mã hoá trạng thái của một báo cáo lỗi: cho biết nó vẫn còn đang mở, hoặc là

đã được giải quyết,... Nếu bạn muốn thấy các báo cáo lỗi quan trọng, bất kể trạng thái của

chúng, thì bạn nên giữ chuột và chọn hết tất cả các mục. Chừa lại phần này sẽ không có

tác dụng.

Sau khi bạn đã thiết lập những mục trên, nhắp chuột vào nút "Search" (tìm kiếm) ở phần đầu

hoặc phần cuối trang, chúng có tác dụng giống nhau cả thôi. Kết quả sẽ là hoặc một danh sách

các báo cáo lỗi - hy vọng là không quá dài - hoặc là một thông báo nói rằng "Zarro boogs found".

Nếu bạn không tìm thấy một báo cáo lỗi liên quan bằng cách thực hiện trên, bạn có thể thử tìm

kiếm lại bằng chữ khác. Nếu bất kể các nỗ lực tốt nhất của bạn, bạn báo cáo một lỗi và nó kết

thúc bằng việc lỗi đó đã được coi là "Duplicate" (lặp), thì bạn cũng đừng quá thất vọng: điều này

xảy ra thường xuyên với tác giả của tài liệu này, người làm việc với GIMP Bugzilla gần như

hàng ngày.



 



34



4.2. Báo cáo lỗi



Được rồi, bạn đã làm mọi thứ có thể để chắc chắn, và bạn vẫn nghĩ rằng đó chắc là một lỗi. Như

vậy bạn nên tiến tới và làm một báo cáo lỗi. Để thực hiện điều này, bắt đầu bằng việc đến trang

http://bugzilla.gnome.org/enter_bug.cgi, và duyệt trang đó cho đến khi bạn có thể chọn được

phần "Gimp".

Ghi chú



Lần đầu tiên khi bạn làm tập tin báo cáo lỗi, bạn sẽ được yêu cầu tạo một tài khoản

Bugzilla. Quá trình này dễ dàng và không đau khổ gì, và chắc chắn là bạn sẽ không bị

spam đâu.

Việc này sẽ dẫn bạn đến phiếu báo cáo lỗi, mà bạn sẽ phải điền vào như hướng dẫn dưới đây.

Lưu ý rằng hầu hết thông tin mà bạn nhập vào có thể bị thay đổi bởi các nhà phát triển nếu bạn

làm sai, vì thế hãy cố gắng làm cho đúng nhưng cũng đừng bị ám ảnh quá bởi điều đó.

Summary (Tóm tắt)



Viết một tóm tắt một câu đủ tính chất mô tả sao cho một người nào muốn tìm các lỗi

tương tự sẽ tìm thấy báo cáo lỗi của bạn dựa trên cơ sở các từ có trong tóm tắt đó.

Các bước để ghi nhận lỗi



Làm theo các hướng dẫn. Càng cụ thể càng tốt, và đưa vào tất cả các thông tin mà bạn

nghĩ là có thể quan trọng. Một báo cáo lỗi điển hình mà hoàn toàn vô dụng là "GIMP

"sập". Chương trình này thật đáng nguyền rủa". Không có hy vọng gì để các nhà phát

triển có thể giải quyết một trục trặc nếu họ không biết nó là gì. Nếu được, hãy trình bày

quy trình để có thể lập lại lỗi đó một cách đáng tin cậy nhất, và cung cấp đủ chi tiết để

một người khờ khạo cũng có thể làm theo.

Component (Thành phần)



Đưa vào mục này phần nào của GIMP bị tác động bởi lỗi. Bạn phải chọn một nội dung gì

đó trong phần này, nhưng nếu bạn không chắc, cứ đoán thử và đừng lo lắng về nó.

Severity (mức độ nghiêm trọng)



Trong hầu hết các trường hợp, hoặc là bạn để nó ở mức mặc định "Normal" (bình

thường) hoặc chỉnh nó thành "Enhancement" (cải tiến), nếu nó là một yêu cầu cải tiến

hơn là hoạt động lỗi. Những người bảo trì trang này sẽ điều chỉnh mức độ nghiêm trọng

khi họ thấy nó được xác nhận.

Priority (mức độ ưu tiên)



 



35



Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên giữ nguyên nó là "Normal", và để cho những

người bảo trì giữ nó. Thiết lập mức độ ưu tiên là "Immediate" (ngay tức khắc) hoặc

"Urgent" (khẩn) chỉ làm phiền người khác mà thôi.

Version (phiên bản)



Thiết lập trong phần này phiên bản GIMP mà bạn đang sử dụng. Không cần chỉ định

phần phiên bản Gnome.

Operating System (Hệ điều hành)



Thiết lâp mục này là hệ điều hành của bạn trừ khi bạn có lý do chính đáng để nghĩ rằng

lỗi này xuất hiện trên tất cả các hệ điều hành.

Bạn có thể bỏ qua phần còn lại. Khi bạn đã điền đầy đủ những mục trên, bấm nút "Commit" và

báo cáo lỗi của bạn sẽ được gửi. Nó sẽ được gán một con số, bạn có thể ghi chú lại; tuy nhiên

bạn sẽ nhận được email bất kỳ khi nào một người nào đó có một nhận xét gì đó về báo cáo lỗi

của bạn hoặc thay đổi nó, do vậy thế nào đi nữa thì bạn cũng sẽ nhận được lời nhắn. Bạn có thể

xem tình trạng hiện tại báo cáo lỗi của bạn bất kỳ lúc nào tại http://bugzilla.gnome.org và, ở cuối

trang này, trong phần "Actions:", nhập con số của báo cáo lỗi và nhắp chuột vào nút "Find".

Đôi khi cũng rất hữu ích nếu thêm vào báo cáo lỗi một ảnh chụp màn hình hoặc vài thông tin

khác. Nếu bạn muốn làm điều này, mở trang web trên ra và tìm đến báo cáo lỗi của bạn, nhắp

chuột vào liên kết "Create a New Attachment" (tạo bản đính kèm mới) và làm theo các chỉ dẫn.

Tuy nhiên đừng làm điều này trừ khi bạn nghĩ nội dung đính kèm thực sự hữu ích-và nếu bạn cần

đính kèm một ảnh chụp màn hình, đừng để cho nó lớn hơn kích thước cần thiết. Các báo cáo lỗi

có thể ở trên hệ thống hàng năm trời, vì thế thật vô nghĩa khi phí phạm bộ nhớ.

4.3. Điều gì xảy ra với một báo cáo lỗi sau khi bạn gửi



Bất kỳ thời điểm nào sau khi được gửi đi, mỗi một báo cáo lỗi đều có một "Trạng thái" (Status)

cho biết nó đang được xử lý như thế nào. Dưới đây là một số giá trị có thể của phần Status và ý

nghĩa của chúng:

Unconfirmed (không xác định)



Đây là trạng thái đầu tiên của một báo cáo lỗi, từ thời điểm nó được gửi cho đến khi

những người quản trị đọc nó và quyết định xem nó có thực sự đúng là một báo cáo lỗi

hay không. Đôi khi các quản trị viên không chắc chắn, và đồng thời giữ nguyên trạng thái

là "Unconfirmed" (không xác định). Trong trường hợp xấu nhất, một báo cáo lỗi có thể

có tình trạng không xác định một năm hoặc lâu hơn, tuy nhiên đây được coi là điều tồi tệ

và không thường xảy ra.

New (mới)



 



36



Điều này có nghĩa là báo cáo lỗi đã được một trong các quản trị viên đọc, và được coi, ít

nhất là vào thời điểm đó, là báo cáo đúng. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là một điều

gì đó sẽ được thực hiện để xử lý nó ngay lập tức: một số báo cáo lỗi, đặc biệt là các yêu

cầu cải tiến, có thể cực kỳ đúng đắn và vẫn tồn tại một thời gian dài trước khi một người

nào đó có thể xử lý chúng. Mặt khác, nhiều lỗi lại được xử lý chỉ trong vòng vài giờ sau

khi được ghi nhận.

Assigned (được chỉ định)



Điều này có nghĩa là một người cụ thể nào đó đã đồng ý xem xét lỗi. Tuy nhiên nó

không, thế giới này chính là thế giới mà nó có nghĩa như vậy, có nghĩa là người đó sẽ

thực sự làm một điều gì đó cụ thể, do vậy về mặt thực tế trạng thái này gần tương tự như

"New" (mới).

Reopened (bắt đầu lại)



Điều này có nghĩa là báo cáo lỗi vào một thời điểm nào đó đã được các quản trị viên coi

như đã giải quyết xong (tức là kết thúc), nhưng các thông tin mới bổ sung khiến cho họ

thay đổi ý kiến: điều thường xảy ra nhất là một thay đổi nào đó nhằm khắc phục lỗi đó đã

không hoạt động hoàn hảo.

Needinfo (cần thông tin)



Đây là một trạng thái mà bạn cần đặc biệt chú ý. Điều này có nghĩa là bạn đã không cung

cấp đầy đủ thông tin trong báo cáo lỗi của mình để có thể làm một điều gì đó với lỗi ấy.

Trong hầu hết các trường hợp, sẽ không có chuyện gì được xúc tiến thêm cho đến khi bạn

cung cấp thông tin bổ sung (bằng cách thêm một ghi chú). Nếu một thời gian quá lâu trôi

qua mà không có thông tin thêm từ bạn, sau cùng báo cáo lỗi sẽ được coi như

"Incomplete" (không hoàn chỉnh).

Resolved (đã giải quyết)



Điều này có nghĩa là các quản trị việc tin tưởng rằng họ đã hoàn tất việc xử lý báo cáo

lỗi. Nếu bạn không đồng ý, bạn có thể bắt đầu lại nó, nhưng bởi vì bạn không thể bắt

buộc bất kỳ người nào xử lý một lỗi khi họ không muốn, bạn phải có lý do chính đáng

trước khi làm như vậy. Các lỗi có thể được giải quyết theo nhiều cách khác nhau. Dưới

đây là một số giá trị có thể của phần Resolution (Giải pháp) và ý nghĩa của chúng:

Fixed (đã được sửa chữa)



Báo cáo lỗi được coi là đúng, và GIMP đã được thay đổi theo một cách được coi như đã

sửa được lỗi đó.

Wontfix (không sửa chữa)



 



37



Các quản trị viên đồng ý báo cáo lỗi là đúng, nhưng tốn quá nhiều công sức để sửa chữa,

so với mức độ quan trọng của nó, và nó không đáng để coi là khó khăn.

Duplicate (lặp)



Điều này có nghĩa là một lỗi giống hệt vậy đã được một người nào đó ghi nhận. Nếu bạn

thấy giải pháp này, bạn cũng sẽ nhìn thấy một con trỏ chỉ đến báo cáo lỗi trước đây,

thông thường sẽ cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích.

Notabug (Không phải là lỗi)



Điều này có nghĩa rằng "tập tính" được mô tả trong báo cáo lỗi là có "ác ý". Điều có vẻ

như là lỗi đối với bạn (và có thể có nhiều người đồng ý với bạn), nhưng chương trình đã

làm việc theo đúng cách mà nó được thiết kế để làm như vậy, và các nhà phát triển

chương trình không muốn thay đổi nó.

NotGnome (không phải là Gnome)



Báo cáo lỗi đúng, nhưng nó không thể giải quyết được bằng cách thay đổi GIMP. Các lỗi

trong các hệ điều hành, các chương trình quản lý cửa sổ, hoặc các thư viện mà GIMP phụ

thuộc vào thường là sẽ được đưa ra cho giải pháp này. Đôi khi bước đi đúng đắn tiếp theo

là ghi nhận một báo cáo lỗi cho một phần mềm khác nào đó thực sự có lỗi.

Incomplete (không hoàn chỉnh)



Báo cáo lỗi không chứa đầy đủ thông tin cần thiết để có thể làm gì đó với lỗi, và người

gửi báo cáo đã không phản hồi các yêu cầu cần có thêm thông tin. Thông thường một báo

cáo lỗi sẽ được mở ra trong một vài tháng trước khi nó được xử lý theo cách này.

Invalid (không đúng)



Có một điều gì đó sai trong khi điền phiếu báo cáo lỗi: thông thường nhất là người ghi

nhận vô tình nộp một báo cáo lỗi nhiều lần. (Điều này có thể dễ dàng xảy ra với một số

trình duyệt web). Các báo cáo lỗi nào mô tả không đúng đắn chương trình hoạt động như

thế nào cũng có thể được coi là Invalid (không đúng).

Ghi chú



Nếu bạn không đồng ý với giải pháp cho một báo cáo lỗi, bạn có quyền tự do để

thêm nhận xét về nó. Bất kỳ nhận xét nào thêm vào bất kỳ báo cáo lỗi nào, đã

được xử lý hay chưa, đều khiến cho một thư điện tử được gửi vào danh sách mail

GIMP Bugzilla, do vậy ít nhất nó cũng được các quản trị viên thấy. Tất nhiên

điều này không có nghĩa là họ nhất thiết phải trả lời nó.



 



38



Chương 2. Các Khái niệm về Gimp

Mục lục

1. Khởi động GIMP lần đầu tiên ............................................................................................... 40

2. Chạy GIMP ........................................................................................................................... 43

Các đối số Dòng lệnh .......................................................................................................................... 44



3. Sử dụng GIMP căn bản ......................................................................................................... 45

3.1. Giới thiệu ..................................................................................................................................... 46

3.2. Hộp Công cụ Chính ..................................................................................................................... 48

3.3. Cửa sổ Ảnh .................................................................................................................................. 49

3.4. Các Hộp thoại và Gắn .................................................................................................................. 52

3.5. Các Khái niệm căn bản về GIMP................................................................................................. 58



4. Làm việc với các Ảnh ........................................................................................................... 61

4.1. Các loại Ảnh ................................................................................................................................ 61

4.2. QuickMask................................................................................................................................... 63

4.3. Các Lớp........................................................................................................................................ 64

4.4. Phép chọn..................................................................................................................................... 68

4.5. Quay ngược lệnh .......................................................................................................................... 70

4.6. Ô lưới và Đường chỉ dẫn.............................................................................................................. 73

4.7. Đường dẫn.................................................................................................................................... 76

4.8. Các cọ vẽ...................................................................................................................................... 80

4.9. Gradient........................................................................................................................................ 89

4.10. Kiểu............................................................................................................................................ 91

4.11. Bảng màu ................................................................................................................................... 94

4.12. Chữ và Phông chữ...................................................................................................................... 97

4.13. Đánh một phép chọn hoặc đường dẫn........................................................................................ 98



 



39



5. Plugin .................................................................................................................................... 98

5.1. Giới thiệu ..................................................................................................................................... 98

5.2. Sử dụng Plugin............................................................................................................................. 99

5.3. Cài đặt các Plugin mới ............................................................................................................... 100

5.4. Viết các Plugin........................................................................................................................... 102



6. Sử dụng các Tập lệnh Script-Fu .......................................................................................... 102

Script-Fu?.......................................................................................................................................... 102

Cài đặt các Script-Fu......................................................................................................................... 102

Những điều Nên và Không nên......................................................................................................... 103

Các loại Script-Fu khác nhau ............................................................................................................ 103

Các tập lệnh độc lập.......................................................................................................................... 103

Các Tập lệnh phụ thuộc vào ảnh....................................................................................................... 105



1. Khởi động GIMP lần đầu tiên

Lần đầu tiên bạn khởi động GIMP, nó sẽ chạy qua một chuỗi các bước để thiết lập các tuỳ chọn

và các thư mục. Quá trình này cũng tạo ra một thư mục con trong thư mục gốc (home directory)

của bạn có tên là .gimp-2.0. Tất cả các thông tin mà những tuỳ chọn mà bạn thực hiện đều nằm

trong thư mục đó. Nếu sau này bạn xoá đi thư mục đó, hoặc giả dụ thay đổi nó thành một tên

khác, ví dụ như.gimp-2.0.bak, nếu vậy lần sau bạn khởi động GIMP, nó sẽ lại chạy qua toàn bộ

trình tự thiết lập trở lại, và tạo ra một thư mục .gimp-2.0 mới. Bạn có thể khai thác điều này bằng

cách tìm hiểu tác động của các tuỳ chọn khác nhau và một ảnh hưởng đến cài đặt hiện hành của

bạn, hoặc nếu bạn đã "quậy" hỏng mọi thứ một cách thật tệ hại đến nỗi cài đặt hiện tại của bạn

cần phải "tiêu huỷ" (nuked).

Đối với phần lớn các mục, việc thiết lập GIMP rất dễ dàng, và bạn có thể chỉ cần chấp nhận các

thiết lập mặc định tại mỗi bước, và có thể điều chỉnh các thiết lập sau này bằng hộp thoại

Preferences. Vấn đề chính mà bạn cần phải cân nhắc một chút lúc bắt đầu này là xác định lượng

bộ nhớ cần thiết cho bộ nhớ xếp kề của GIMP.

Dưới đây là giới thiệu vắn tắt về quá trình thiết lập.

Chào mừng



 



40



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (602 trang)

×