Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 602 trang )
(theImageHeight 10)
(theImage (car
(gimp-image-new
theImageWidth
theImageHeight
RGB
)
)
)
(theText)
;a declaration for the text
;we create later
(theBuffer)
;added
(theLayer
(car
(gimp-layer-new
theImage
theImageWidth
theImageHeight
RGB-IMAGE
"layer 1"
100
NORMAL
)
)
)
) ;end of our local variables
[Code here]
)
(script-fu-register
"script-fu-text-box"
;func name
"Text Box"
;menu label
"Creates a simple text box, sized to fit\
around the user's choice of text,\
font, font size, and color."
;description
"Michael Terry"
;author
"copyright 1997, Michael Terry"
;copyright notice
"October 27, 1997"
;date created
""
;image type that the script works on
SF-STRING "Text:"
"Text Box" ;a string variable
SF-FONT
"Font:"
"Charter" ;a font variable
SF-ADJUSTMENT "Font size" '(50 1 1000 1 10 0 1)
;a spin-button
SF-COLOR
"Color:"
'(0 0 0) ;color variable
SF-ADJUSTMENT "Buffer amount" '(35 0 100 1 10 1 0)
;a slider
)
(script-fu-menu-register "script-fu-text-box" "
158
Thêm mã mới
Chúng ta sắp sửa thêm mã vào hai chỗ: ngay phía trước chỗ chúng ta điều chỉnh lại kích thước
của ảnh và ở phần cuối của tập lệnh (trả về kết quả là ảnh, lớp và chữ).
Sau khi đã có được chiều cao và chiều rộng của chữ, chúng ta cần phải thay đổi các giá trị này
dựa trên mức độ đệm do người dùng chỉ định. Chúng ta sẽ không thực hiện việc kiểm tra lỗi để
đảm bảo là nó ở trong khoảng 0-100% bởi vì chuyện này không đe dọa gì mạng sống của ai đó,
và bởi vì không có lý do gì mà người dùng không được thêm một giá trị ví dụ như "200" cho
phần đệm cần thêm vào.
(set! theBuffer (* theImageHeight (/ inBufferAmount 100) ) )
(set! theImageHeight (+ theImageHeight theBuffer theBuffer) )
(set! theImageWidth (+ theImageWidth theBuffer theBuffer) )
Tất cả những gì chúng ta đang làm ở đây là thiết lập vùng đệm dựa trên chiều cao của chữ, và
thêm nó hai lần cho cả chiều cao và chiều rộng của ảnh. (Chúng ta thêm nó hai lần cho cả hai
chiều bởi vì vùng đệm cần phải được thêm vào cả hai phía của chữ).
Bây giờ chúng ta đã thay đổi kích thước của ảnh cho phép tạo vùng đệm, chúng ta cần phải canh
chữ ở ngay chính giữa của ảnh. Điều này được thực hiện bằng cách di chuyển nó đi một toạ độ
(x,y) của (theBuffer, theBuffer). Tôi đã thêm dòng lệnh dưới đây sau khi đã thay đổi kích thước của
lớp và ảnh:
(gimp-layer-set-offsets theText theBuffer theBuffer)
Hãy tiến lên và lưu tập lệnh của bạn lại, và hãy thử nó sau khi làm tươi (refresh) lại cơ sở dữ liệu.
Tất cả những gì còn lại phải làm là trả về ảnh, lớp và lớp chữ. Sau khi hiển thị ảnh, chúng ta
thêm vào dòng này:
(list theImage theLayer theText)
Đây là dòng cuối cùng của hàm, hãy làm cho danh sách này khả dụng được với các tập lệnh nào
muốn sử dụng nó.
Để sử dụng tập lệnh tạo hộp chữ mới của chúng ta trong một tập lệnh khác, chúng ta có thể viết
một thứ gì đó tương tự như sau:
(set! theResult (script-fu-text-box
"Some text"
"Charter" "30"
'(0 0 0)
"35"
)
159
)
(gimp-image-flatten (car theResult))
Xin chúc mừng, bạn đang trên con đường đoạt được "đai đen" về Script-Fu!
Chương 4. Hộp Công cụ
Mục lục
1. Hộp Công cụ....................................................................................................................... 162
1.1. Các tùy chọn công cụ ................................................................................................................. 163
2. Các Công cụ Chọn............................................................................................................... 164
2.1. Tính chất chung.......................................................................................................................... 164
2.2. Công cụ chọn Hình chữ nhật...................................................................................................... 168
2.3. Công cụ chọn hình Ellipse ......................................................................................................... 170
2.4. Công cụ chọn Tự do (Lasso)...................................................................................................... 173
2.5. Công cụ chọn Fuzzy (Cây đũa thần) .......................................................................................... 175
2.6. Công cụ Chọn theo Màu ............................................................................................................ 177
2.7. Công cụ Kéo .............................................................................................................................. 179
3. Các Công cụ Cọ vẽ.............................................................................................................. 181
3.1. Tính chất chung.......................................................................................................................... 181
3.2. Các Công cụ Vẽ (Pencil, Paintbrush, Airbrush) ........................................................................ 185
3.3. Công cụ Pencil ........................................................................................................................... 188
3.4. Công cụ Paintbrush .................................................................................................................... 191
3.5. Công cụ Eraser ........................................................................................................................... 194
3.6. Công cụ Airbrush ....................................................................................................................... 196
3.7. Công cụ Ink................................................................................................................................ 199
3.8. Công cụ Clone............................................................................................................................ 201
160
3.9. Công cụ Convolve (Làm mờ/Nét).............................................................................................. 205
3.10. Công cụ Dodge-Burn ............................................................................................................... 208
3.11. Công cụ Smudge ...................................................................................................................... 210
4. Các Công cụ Chuyển đổi..................................................................................................... 212
4.1. Công cụ Move............................................................................................................................ 212
4.2. Công cụ Crop ............................................................................................................................. 214
4.3. Công cụ Rotate........................................................................................................................... 217
4.4. Scale Tool .................................................................................................................................. 219
4.5. Công cụ Shear ............................................................................................................................ 222
4.6. Công cụ Perspective................................................................................................................... 224
4.7. Công cụ Flip............................................................................................................................... 226
5. Các Công cụ Màu sắc.......................................................................................................... 227
5.1. Công cụ Color Balance .............................................................................................................. 228
5.2. Công cụ Hue-Saturation............................................................................................................. 229
5.3. Công cụ Colorize ....................................................................................................................... 230
5.4. Công cụ Brightness-Contrast ..................................................................................................... 231
5.5. Công cụ Threshold ..................................................................................................................... 232
5.6. Công cụ Levels .......................................................................................................................... 233
5.7. Công cụ Curves.......................................................................................................................... 236
5.8. Công cụ Posterize ...................................................................................................................... 238
6. Các Công cụ khác................................................................................................................ 239
6.1. Công cụ Path .............................................................................................................................. 239
6.2. Công cụ Bucket Fill ................................................................................................................... 243
6.3. Công cụ Gradient ....................................................................................................................... 245
6.4. Công cụ Color Picker................................................................................................................. 249
6.5. Công cụ Magnify ....................................................................................................................... 251
161
6.6. Công cụ Measure ....................................................................................................................... 252
6.7. Texttool ...................................................................................................................................... 254
7. Màu và vùng Chỉ thị màu.................................................................................................... 257
Vùng màu.......................................................................................................................................... 257
Vùng chỉ thị....................................................................................................................................... 258
1. Hộp Công cụ
GIMP có một hộp công cụ thật chi tiết cho phép thực hiện nhanh chóng các nhiệm vụ căn bản
như thực hiện các phép chọn hoặc các vẽ các đường dẫn. Những "món" có trong hộp công cụ
của GIMP được thảo luận chỉ tiết trong phần này.
GIMP có một bộ công cụ đa dạng cho phép bạn thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Các
công cụ này có thể được xếp vào năm nhóm: Các Công cụ Chọn, chỉ định hoặc thay đổi phần
ảnh nào sẽ chịu tác động của các lệnh sau đó; Các Công cụ Sơn, thay đổi màu trong một phần
nào đó của ảnh; Các Công cụ Chuyển đổi, thay đổi hình học (geometry) của ảnh; Các Công cụ
Màu sắc, thay đổi sự phân bố màu sắc trong toàn ảnh; và Các Công cụ khác, không thuộc nhóm
nào trong bốn nhóm kia.
(Nếu bạn tò mò muốn biết, trong biệt ngữ (lingo) của GIMP, một "công cụ" là một cách tác động
lên một ảnh đòi hỏi sự truy nhập vào hiển thị của ảnh, hoặc cho phép bạn chỉ định bạn muốn làm
gì bằng cách di chuyển con trỏ trong vùng hiển thị, hoặc cho bạn xem một cách tương tác kết quả
các thay đổi mà bạn đã làm. Nhưng nếu bạn muốn nghĩ rằng công cụ như một cái cưa, và ảnh
như một tấm ván gỗ, thì nó cũng chẳng gây hại gì cho bạn).
Hầu hết các công cụ có thể được kích hoạt bằng cách nhắp chuột vào một biểu tượng trong hộp
Công cụ. Tuy nhiên, một số khắc (ví dụ như các công cụ màu sắc), có thể truy nhập được bằng
các menu, hoặc là bằng cách Tools->Color Tools hoặc bằng cách Layer->Colors. Thực ra, mỗi
công cụ có thể được kích hoạt từ menu Tools; ngoài ra, mỗi công cụ có thể được kích hoạt từ bàn
phím bằng phím tăng tốc.
Trong cài đặt mặc định, sinh ra khi GIMP được cài đặt lần đầu tiên, không phải tất cả các công
cụ thể hiện biểu tượng trên hộp công cụ: các công cụ Màu sắc bị bỏ mất. Bạn có thể tùy biến
thiết lập các công cụ nào có thể được hiện lên trong hộp công cụ bằng cách dùng Tools dialog.
Có hai lý do khiến bạn muốn làm như vậy: thứ nhất, nếu có một công cụ bạn ít khi nào dùng, thì
có lẽ bạn sẽ dễ tìm công cụ mình cần nếu cái công cụ dễ gây "phân tán tư tưởng" kia bị loại bỏ
đi; thứ hai, nếu bạn sử dụng các công cụ Màu sắc nhiều, bạn sẽ thấy tiện lợi hơn khi có các biểu
162
tượng của chúng để dễ truy nhập. Trong bất kỳ trường hợp nào thì nếu không có hộp Công cụ,
bạn luôn luôn có thể truy nhập bất kỳ công cụ nào bất kỳ lúc nào bằng menu Tools từ thanh
menu của một ảnh.
Khi ở trong một ảnh, hình dạng của con trỏ thay đổi thành hình dạng của công cụ đang được kích
hoạt.
1.1. Các tùy chọn công cụ
Hộp thoại Tool Options với phần công cụ chọn Hình chữ nhật (Rect Select).
Nếu bạn đã thiết lập GIMP giống như phần lớn những người khác, thì kích hoạt một công cụ
khiến cho hộp thoại Tool Options (các tùy chọn công cụ) xuất hiện phía dưới hộp công cụ. Nếu
bạn không thiết lập như vậy, thì bạn nên đổi đi thôi: Thật khó sử dụng một cách có hiệu quả các
công cụ nếu không thể quản lý được các tùy chọn của nó.
Mẹo
Tool Options xuất hiện dưới hộp công cụ theo chế độ cài đặt mặc định. Nếu vì một cách
nào đó bạn mất nó, bạn có thể lấy lại nó bằng cách tạo ra một hộp thoại Tool Options
mới bằng cách chọn File->Dialogs->Tool Options, và sau đó gắn nó vào phía dưới hộp
công cụ. Xem phần viết về Các Hộp thoại và Dock nếu bạn cần trợ giúp.
Mỗi công cụ có một bộ tùy chọn riêng của nó. Các tùy chọn bạn dùng cho chúng được lưu lại
trong suốt phiên làm việc, cho đến khi nào bạn thay đổi chúng. Thực ra, các tùy chọn công cụ
được duy trì từ phiên làm việc này qua phiên làm việc khác. Sự "lì lợm" của các tùy chọn công
cụ từ phiên làm việc này sang phiên làm việc đôi khi có thể gây phiền toái: một công cụ nào đó
"cư xử" thật là kỳ lạ, và bạn không thể hiểu tại sao cho đến khi bạn nhớ rằng bạn đã sử dụng một
tùy chọn kỳ cục nào đó lần trước khi bạn làm việc với nó, hai tuần trước.
163
Ở dưới cùng của hộp thoại Tool Options có bốn nút:
Save Options to. (Lưu tùy chọn thành) Nút này cho phép bạn lưu các thiết lập cho công
cụ hiện hành, nhờ đó bạn có thể khôi phục lại sau này. Nó mở ra một hộp thoại nhỏ cho
phép bạn đặt tên cho một tập hợp các tùy chọn sẽ được lưu. Khi bạn khôi phục (restore)
các tùy chọn, chỉ có các tập đã được lưu lại của công cụ đó hiển thị, do vậy bạn không
cần phải lo lắng thêm tên của công cụ vào phần này.
Restore Options. (Khôi phục các tùy chọn) Nút này cho phép bạn khôi phục lại một tập
hợp các tùy chọn đã được lưu trước đó đối với một công cụ đang được kích hoạt. Nếu
không có tập hợp tùy chọn nào được lưu cho công cụ đang được kích hoạt, thì nút lệnh
này không có tác dụng. Mặt khác, nhắp chuột vào nó sẽ mở ra một menu hiển thị tất cả
các tên tập hợp tùy chọn đã được lưu: chọn một tên thì các thiết lập trong đó sẽ được áp
dụng.
Delete Options. (Xóa các tùy chọn) Nút lệnh này cho phép bạn xoá một tập hợp tùy
chọn đã được lưu trước đó đối với một công cụ đang được kích hoạt. Nếu không có (các)
tập hợp tùy chọn nào được lưu đối với công cụ đang được kích hoạt, nút lệnh này không
có tác dụng. Nếu không, nhắp chuột vào nó sẽ mở ra một menu hiện tên của tất cả các tập
hợp tùy chọn đã được lưu: chọn một mục trong đó sẽ xóa các thiết lập đó.
Reset Options. (Thiết lập lại các tùy chọn) Nút lệnh này thiết lập lại các tùy chọn cho
công cụ đang được kích hoạt về các giá trị mặc định của chúng.
2. Các Công cụ Chọn
2.1. Tính chất chung
Các công cụ chọn được thiết kế để chọn các vùng từ ảnh hay lớp và nhờ đó bạn có thể làm việc
với vùng chọn và không ảnh hưởng đến các vùng không được chọn. Mỗi công cụ đều có những
đặc tính riêng của nó, tuy nhiên các công cụ chọn đều có những tùy chọn và tính chất chung.
Những tính chất chung này sẽ được trình bày ở đây; các khác biệt sẽ được trình bày ở các phần
tiếp theo cho từng công cụ riêng biệt. Nếu bạn cần sự giúp đỡ về "phép chọn" là gì trong GIMP,
và các thức nó làm việc như thế nào, xem phần Phép chọn.
Có sáu công cụ chọn:
Rectangle Select: Công cụ chọn hình chữ nhật.
Ellipse Select : Công cụ chọn hình ellipse.
Free Select (the Lasso): Công cụ chọn Tự do (Lasso)
Select Contiguous Regions (the Magic Wand): Công cụ chọn vùng liên tục (cây đũa
thần).
Select by Color: Chọn theo màu sắc
Select Shapes from Image (Intelligent Scissors): Chọn các hình dạng từ ảnh (kéo cắt
thông minh).
164
Về một số phương diện, công cụ Path cũng có thể được coi như là một công cụ chọn: bất kỳ một
đường dẫn khép kín nào cũng đều có thể chuyển đổi thành một phép chọn. Mặc dù vậy, nó cũng
có thể làm được nhiều thứ khác hơn nữa, và không có các tùy chọn giống như các công cụ chọn
khác.
Các phím bổ sung
Tác động của các công cụ chọn thay đổi nếu bạn giữ các phím Ctrl, Shift, và/hoặc Alt khi bạn
sử dụng chúng.
Ghi chú
Những người dùng có kinh nghiệm thấy các phím thay đổi rất có giá trị, nhưng những
người mới sử dụng thì lại lại thấy chúng dễ gây lẫn lộn. May mắn thay, trong hầu hết các
trường hợp ta có thể sử dụng các phím Mode (mô tả ở phần sau) thay vì dùng các phím
bổ sung.
Ctrl
Giữ phím Ctrl khi đang thực hiện một phép chọn có thể có hai tác dụng đồng thời. Tác
dụng thứ nhất thay đổi tuỳ theo loại công cụ chọn nào bạn đang sử dụng. Tác dụng thứ
hai, chung cho tất cả các công cụ chọn: nó chuyển công cụ chọn sang chế độ trừ
(subtraction mode), do vậy vùng bạn vẽ được trừ ra khỏi vùng đang được chọn trước đó.
Nếu bạn chỉ muốn một trong hai tác dụng này được thực hiện, bạn có thể thả phím Ctrl
ra trước khi thả nút chuột. Làm như vậy sẽ khiến cho phép chọn ở chế độ trừ, nhưng
không thực hiện lệnh đặc trưng của công cụ đó.
Alt
Giữ phím Alt sẽ cho phép ta di chuyển vùng đang chọn hiện hành (chỉ phần khung chọn,
không di chuyển phần nội dung trong đó). Nếu toàn bộ ảnh di chuyển thay vì chỉ có phần
chọn di chuyển, bạn hãy thử Shift+Alt. Lưu ý rằng phím Alt đôi khi bị hệ thống
Windows can thiệp vào (có nghĩa là GIMP không biết rằng phím này đang được bấm), vì
thế sử dụng phím này có thể không có tác dụng đối với mọi người dùng.
Shift
Giống như phím Ctrl, giữ phím Shift khi đang thực hiện phép chọn có thể có hai tác
dụng riêng biệt. Tác dụng thứ nhất thay đổi tuỳ theo loại công cụ nào đang được sử dụng,
nhưng thông thường nó liên quan đến việc thay đổi chức năng chọn theo một cách nào
đấy: ví dụ, nó đổi nút công cụ chọn theo hình chữ nhật thành vùng chọn hình vuông. Tác
dụng thứ hai là thay đổi chế độ chọn thành "thêm vào", vi thế vùng được vẽ ra để chọn sẽ
được thêm vào vùng đang được chọn trước đó. Nếu bạn chỉ muốn một trong hai tác dụng
này có hiệu lực, bạn có thể thả phím Shift trước khi thả nút bấm chuột. Làm như thế sẽ
làm cho phép chọn thực hiện ở chế độ thêm vào, nhưng không bị ép thành hình vuông
(kiểm tra lại lệnh này).
165
Ctrl+Shift
Dùng tổ hợp phím Ctrl-Shift cùng với nhau có thể có nhiều tác dụng, tuỳ thuộc vào công
cụ nào đang được sử dụng. Tác dụng chung nhất cho tất cả các công cụ chọn là chế độ
chọn sẽ đổi thành phép giao (intersection), tức là sau khi thực hiện xong phép chọn, vùng
được chọn sẽ bao gồm phần giao của vùng vừa vẽ với vùng đang được chọn trước đó.
Đây là một "thí nghiệm" đối với người dùng để thử các tổ hợp phím khi thực hiện phép
chọn trong khi đang giữ tổ hợp phím Ctrl-Shift và thả cả hai phím hoặc một trong hai
phím ra trước khi thả chuột.
Các tùy chọn
Ở đây chúng tôi mô tả các tùy chọn công cụ áp dụng chung cho tất cả các công cụ: những tùy
chọn nào chỉ áp dụng cho một số công cụ, hoặc tác động lên các công cụ một cách khác nhau, sẽ
được mô tả trong từng phần riêng dành cho mỗi công cụ đó. Các thiết lập hiện hành cho những
tùy chọn này có thể nhìn thấy trong hộp thoại Tool Options, là hộp thoại mà bạn luôn luôn nhìn
thấy khi đang sử dụng các công cụ đó. (Hầu hết người dùng giữ hộp thoại này gắn phía dưới Hộp
Công cụ.) Để đảm bảo tính thống nhất, những tùy chọn giống nhau sẽ được trình bày cho tất cả
các công cụ chọn, mặc dù một số trong chúng không có bất kỳ tác dụng nào trên các công cụ
khác.
Mode (Chế độ)
Mục này quyết định các thức mà phép chọn bạn tạo ra được phối hợp như thế nào với bất
kỳ phép chọn nào trước đó. Lưu ý rằng các chức năng được thực hiện bằng những nút
lệnh này có thể được lặp lại bằng cách sử dụng các phím bổ sung, như đã trình bày ở
phần trên. Đối với phần lớn trường hợp, người dùng có kinh nghiệm sử dụng các phím bổ
sung; người dùng chưa có kinh nghiệm lại thấy việc dùng các nút Mode dễ dàng hơn.
Chế độ thay thế (replace mode) sẽ khiến cho bất kỳ vùng hiện đang chọn nào sẽ bị hủy
hoặc bị thay thế khi một phép chọn mới được tạo ra.
Chế độ thêm vào (Add mode) sẽ khiến cho phép chọn mới được thêm vào bất kỳ các
vùng chọn hiện hành nào.
Chế độ trừ ra (Subtract mode) sẽ loại bỏ phần chọn mới ra khỏi bất kỳ các vùng đang
được chọn.
166