1. Trang chủ >
  2. Công Nghệ Thông Tin >
  3. Thiết kế - Đồ họa - Flash >

Các Đường dẫn và tập tin SVG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 602 trang )


Định dạng SVG quản lý nhiều yếu tố đồ họa khác chứ không chỉ các đường dẫn: trong số đó, nó

cũng quản lý các hình như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình oval, các đa giác thông

thường, v.v. GIMP 2.0 không thể làm gì được với các thực thể này, nhưng GIMP 2.2 có thể mở

chúng ra thành các đường dẫn.

Ghi chú



Tạo ra các đường dẫn không phải là việc duy nhất mà GIMP có thể làm với các tập tin

SVG. Nó cũng có thể mở các tập tin thành các ảnh GIMP, theo cách thông thường.

4.8. Các cọ vẽ



Một số ví dụ về các đường đánh cọ được vẽ bằng các cọ vẽ khác nhau đi kèm với GIMP. Tất cả

đều được vẽ bằng công cụ Paintbrush.

Một Cọ vẽ là một "bản đồ điểm ảnh" (pixmap) hoặc tập hợp các bản đồ điểm ảnh được sử dụng

để vẽ. GIMP có một bộ 10 công cụ vẽ, chúng không chỉ thực hiện các lệnh như bạn thường nghĩ

là "vẽ", mà còn có thể thực hiện các lệnh như xoá (erasing), sao chép (copying), làm nhoè

(smudging), làm sáng (lightening) hoặc làm tối (darkening), v.v. Tất cả các công cụ vẽ (paint

tool) ngoại trừ công cụ ink (viết mực), đều sử dụng cùng một bộ cọ vẽ. Các bản đồ điểm ảnh của

cọ vẽ biểu thị các vệt được tạo ra bởi một lần "chạm" (touch) duy nhất cọ vẽ vào ảnh. Một lần

"đánh" cọ vẽ (brush stroke), thường được tạo ra bằng cách di chuyển con trỏ chuột trên ảnh với

phím trái chuột giữ, tạo ra một chuỗi các vệt chạy theo đường vẽ (trajectory), theo một cách đặc

thù phụ thuộc vào các đặc điểm của cọ vẽ và công cụ vẽ đang được sử dụng.

 



80



Các cọ vẽ có thể được chọn bằng cách nhắp chuột vào biểu tượng trong Hộp thoại Brushes. Cọ

vẽ hiện hành của GIMP được thể hiện trong vùng Brush/Pattern/Gradient của Hộp Công cụ.

Nhắp chuột vào biểu tượng cọ vẽ ở đó là một cách để kích hoạt hộp thoại Brushes.

Khi bạn cài đặt GIMP, nó đi kèm theo một số cọ vẽ cơ bản, cùng với một vài kiểu khác thường

(bizzare) chỉ nhằm mục đích "biểu diễn" cho bạn thấy khả năng có thể (ví dụ như cọ vẽ "green

pepper" trong hình minh họa). Bạn cũng có thể tạo ra các cọ vẽ mới, hoặc tải chúng về và cài đặt

để cho GIMP có thể nhận ra chúng.

GIMP có thể sử dụng vài kiểu cọ vẽ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả chúng, đều được sử dụng theo

cùng một cách, và trong hầu hết các mục đích sử dụng, bạn không cần quan tâm đến các khác

biệt khi bạn vẽ bằng chúng. Dưới đây là một vài kiểu cọ vẽ:

Các cọ vẽ thông thường (Ordinary brushes)



Hầu hết các cọ vẽ được cung cấp theo GIMP thuộc nhóm này. Chúng được thể hiện trong

hộp thoại Brushes ở dạng các bản đồ điểm ảnh thang độ xám (grayscale pixmap). Khi bạn

sử dụng chúng để vẽ, màu tiền cảnh hiện tại (là màu được thể hiện trong vùng màu sắc

(Color Area) của Hộp Công cụ) được thay thế bằng màu đen, và bản đồ điểm ảnh thể

hiện trong hộp thoại Brushes biểu thị cho kiểu vệt mà cọ vẽ đó tạo ra trên ảnh.

Để tạo ra một cọ vẽ như vậy: tạo một ảnh nhỏ ở thang độ xám bằng lệnh zoom. Lưu nó

lại với đuôi mở rộng là .gbr. Nhắp chuột vào nút Refresh trong hộp thoại Brush để xem

trước và không cần phải khởi động lại GIMP.

Các cọ vẽ màu (Color brushes)



Các cọ vẽ thuộc nhóm này được biểu thị bằng các ảnh có màu trong hộp thoại Brushes.

Chúng có thể là một văn bản. Khi bạn sơn bằng chúng, các màu được sử dụng như màu

thể hiện; màu tiền cảnh hiện tại không "tham gia" vào "trò chơi" này. Về những phương

diện khác thì chúng làm việc tương tự như các cọ vẽ thông thường.

Để tạo ra một cọ vẽ như vậy, hãy tạo một ảnh RGBA nhỏ. Để làm điều này, dùng lệnh

New Image, chọn RGB làm kiểu ảnh và kiểu tô màu là Transparent. Vẽ ảnh bạn cần và

lưu nó lại, trước tiên là ở định dạng .xcf để giữ lại các thuộc tính của nó. Sau đó lưu nó

lại thành định dạng .gbr. Nhắp chuột vào nút Refresh trong hộp thoại Brush để giúp bạn

có được cọ vẽ đó mà không phải khởi động lại GIMP.

Mẹo



Bạn có thể biến đổi một phép chọn thành một cọ vẽ bằng cách dùng script-fu

Selection/To Brush.

Các "lỗ" ảnh/"ống" ảnh (Image hoses / Image pipes)



Các cọ vẽ thuộc nhóm này có thể tạo ra nhiều hơn một kiểu vệt trên ảnh. Chúng được

nhận biết bằng các hình tam giác nhỏ màu đỏ ở góc dưới bên phải của biểu tượng cọ vẽ

 



81



trong hộp thoại Brushes. Đôi khi chúng được gọi là các cọ vẽ "di động" ("animated"

brushes) bởi vì các vệt thay đổi khi bạn kéo một đường "đánh" (brushstroke). Về nguyên

tắc, các cọ vẽ "lỗ" ảnh có thể rất phức tạp, đặc biệt nếu bạn sử dụng một bàn vẽ (tablet),

thay đổi hình dạng như là một chức năng của áp lực vẽ (pressure), góc, v.v. Tuy nhiên,

những khả năng này thực ra chưa bao giờ được khai thác, và những kiểu đi kèm với

GIMP tương đối đơn giản (nhưng vẫn hữu ích).

Cọ vẽ tham số (Parametric brushes)



Những cọ vẽ này được tạo ra bằng cách sử dụng Brush Editor (Trình Biên tập Cọ vẽ), là

chương trình cho phép bạn tạo ra nhiều loại cọ vẽ khác nhau thông qua một giao diện đồ

hoạ đơn giản. Một tính chất hay của các cọ vẽ tham số là chúng có thể thay đổi kích

thước. Trong GIMP 2.2, thông qua hộp thoại Preferences, ta có thể dùng phím bấm hoặc

xoay bánh xe chuột để khiến cho cọ vẽ hiện hành lớn hơn hoặc nhỏ hơn, nếu đó là một cọ

vẽ tham số.

Một loại cọ vẽ mà GIMP không có là các cọ vẽ thủ tục hoàn chỉnh (full-fledged procedural

brushes): loại cọ vẽ mà các vệt được tính toán một cách có thủ tục (procedurally), thay vì lấy từ

bản đồ điểm ảnh. (Thực ra điều này không hoàn toàn đúng: công cụ ink (Viết mực) sử dụng một

cọ vẽ thủ tục, nhưng đó là cọ vẽ duy nhất có trong GIMP). Việc thực hiện các cọ vẽ thủ tục

phong phú hơn là mục tiêu phát triển trong tương lai của GIMP.

Để bổ sung cho bản đồ điểm ảnh của cọ vẽ, mỗi cọ vẽ của GIMP còn có một tính chất quan

trọng: Khoảng cách cọ vẽ (spacing). Tính chất này biểu thị khoảng cách giữa các vệt cọ vẽ liên

tục khi một đường "đánh" cọ vẽ liên tục được vẽ. Mỗi cọ vẽ có một giá trị gán mặc định đối với

thuộc tính này, và có thể thay đổi được bằng hộp thoại Brushes.

Hộp thoại GIH



Hộp thoại này có một số tuỳ chọn không dễ hiểu cho lắm. Chúng cho phép bạn xác định cách cọ

vẽ của bạn "di động" (animated).

Spacing (Khoảng cách - tính theo phần trăm)



"Spacing" là khoảng cách giữa các vệt cọ liên tiếp nhau khi bạn "đánh" một đường cọ vẽ

bằng con trỏ chuột. Bạn phải nghĩ rằng việc vẽ bằng cọ vẽ, bất kể công cụ vẽ là gì, tương

tự như đóng dấu (stamping). Nếu Spacing nhỏ, các "dấu tem" gần nhau và đường "đánh"

trông liên tục. Nếu Spacing lớn, các "dấu tem" cách xa nhau: điều này khá lý thú đối với

một cọ vẽ màu (ví dụ như cọ vẽ "green pepper"). Các giá trị thay đổi từ 1 đến 200 và để

chỉ "đường kính" cọ vẽ. Giá trị 100% là 1 lần đường kính.

Description (mô tả)



Là tên của cọ vẽ xuất hiện trên đầu hộp thoại Brushes (ở chế độ grid) khi cọ vẽ đó được

chọn.



 



82



Cell Size (kích thước ô)



Đó là kích thước của các ô (cell) mà bạn sẽ cắt trong các lớp... Mặc định là một ô/lớp và

kích thước bằng kích thước của lớp lớp đó. Và sau đó là chỉ còn một hướng cọ vẽ (brush

aspect) cho một lớp.

Chúng ta có thể chỉ có một lớp lớn duy nhất và cắt nó ra thành các ô để sau đó sử dụng là

các hướng khác nhau của một cọ vẽ di động.

Ví dụ, chúng ta muốn có một cọ vẽ kích thước 100x100 điểm ảnh với 8 hướng khác nhau.

Chúng ta có thể lấy 8 hướng này từ một lớp có 400x200 điểm ảnh, hoặc từ một lớp

300x300 điểm ảnh nhưng với một ô không sử dụng.

Number of cells (số lượng)



TĐó là số lượng ô (một ô/hướng) sẽ được cắt trong mỗi lớp. Giá trị mặc định là số lượng

lớp vì chỉ có một lớp/hướng.

Display as (hiển thị thành)



Mục này cho biết bao nhiêu ô đã được sắp xếp thành các lớp. Nếu, ví dụ như, bạn đã đặt

các ô chiều cao (height cell) ở tỷ lệ hai ô/lớp trong tổng số bốn lớp, GIMP sẽ hiển thị: "1

rows of 2 columns on each layer" (một hàng có hai cột trên mỗi lớp).

Dimension, Ranks, Selection (chiều, phân cấp, phép chọn)



Những nội dung này bắt đầu trở nên phức tạp! Cần có các giải thích để có thể hiểu cách

sắp xếp ô và các lớp.

GIMP bắt đầu lấy (retrieving) các ô từ một lớp vào xếp chúng thành một chồng FIFO

(First In First Out (vào trước ra trước): cái đầu tiên trên cùng và do vậy có thể ra trước).

Trong ví dụ của chúng ta, có 4 lớp và mỗi lớp có 2 ô, chúng ta sẽ có, từ trên xuống dưới:

ô đầu tiên trong lớp đầu tiên, ô thứ hai trong lớp đầu tiên, ô đầu tiên trong lớp thứ hai, ô

thứ hai trong lớp thứ hai,..., ô thứ hai trong lớp thứ tư. Với một ô/một lớp hoặc vài ô/lớp,

kết quả tạo thành giống nhau. Bạn có thể thấy chồng này trong hộp thoại Layer của tập

tin ảnh .gih kết quả.

Sau đó GIMP tạo ra một mảng trên máy tính từ chồng này với các chiều (Dimensions)

mà bạn đã thiết lập. Bạn có thể dùng bốn chiều.

Trong khoa học máy tính, một mảng có dạng "myarray(x,y,z)" dùng cho mảng 3 chiều

(3D). Hình dung ra mảng hai chiều thì dễ hơn: trên giấy nó là một mảng với các hàng và

cột.



 



83



Với mảng 3d, chúng ta không nói đến hàng và cột mà nói đến chiều (Dimensions) and

cấp (Ranks). Chiều thứ nhất chạy theo trục x, chiều thứ hai chạy theo trục y và chiều thứ

ba chạy theo trục z. Mỗi chiều có các cấp của ô (ranks of cells).



Để làm đầy mảng này, GIMP bắt đầu lấy các ô từ trên cùng của chồng. Cách nó làm đầy

mảng khiến ta nhớ đến thiết bị đo đường: các chữ số (digit) cấp bên phải thay đổi trước

tiên, khi chúng đạt đến giá trị tối đa, các chữ số cấp bên trái bắt đầu chạy. Nếu bạn còn

nhớ một chút xíu về lập trình Basic, bạn sẽ có, với mảng (4,2,2) chuỗi (succession) sau:

(1,1,1),(1,1,2),(1,2,1),(1,2,2),(2,1,1),(2,1,2),(2,2,2),(3,1,1).... (4,2,2). Chúng ta sẽ xem xét

điều này sau trong một ví dụ.

Bên cạnh con số cấp mà bạn có thể đưa cho mỗi kích thước, bạn cũng có thể cho chúng

một chế độ chọn (Selection) . Bạn có vài chế độ sẽ được áp dụng khi vẽ:









Incremental (tăng dần): GIMP chọn một cấp từ chiều liên quan tùy theo các cấp

thứ tự có trong chiều đó.

Random (ngẫu nhiên): GIMP chọn một cấp ngẫu nhiên từ chiều liên quan.

Angular (góc): GIMP chọn một cấp trong chiều liên quan tương ứng với góc di

chuyển của cọ vẽ.

Cấp thứ nhất dùng cho hướng 0°, hướng lên trên. Các cấp khác chịu tác động,

ngược chiều kim đồng hồ, với một góc có giá trị bằng 360/số lượng cấp. Do vậy,

với 4 cấp trong chiều liên quan, góc sẽ di chuyển 90° ngược chiều kim đồng hồ

đối với mỗi một thay đổi hướng: cấp thứ hai sẽ chịu tác động với góc 270° (-90°)

(hướng về bên trái), cấp thứ ba 180° (hướng xuống dưới) và cấp thứ tư 90°

(hướng sang phải).







 



Speed, Pressure, x tilt and y tilt (tốc độ, áp lực, nghiêng theo chiều x và nghiêng

theo chiều y): là các tùy chọn của các bàn vẽ phức tạp.



84



Các ví dụ

Một ống ảnh một chiều (A one dimension image pipe)



Trời! Những thứ này có ích gì? Chúng ta sẽ hiểu từ từ bằng các ví dụ. Bạn có thể thực sự

đặt vào mỗi chiều các trường hợp sẽ tạo cho cọ vẽ của bạn một tác động đặc biệt.

Chúng ta hãy bắt đầu với một cọ vẽ 1D (một chiều), nó sẽ giúp chúng ta nghiên cứu tác

động của các chế độ chọn.

Chúng ta có thể tưởng tượng nó như sau:



Hãy theo các bước sau:

1. Mở một ảnh có kích thước 30x30 pixel, chế độ RGB với Fill Type là Transparent.

Dùng công cụ Text tạo ra bốn lớp "1", "2", "3", "4". Xóa lớp hậu cảnh

(background) đi.

2. Trước tiên lưu ảnh này lại với đuôi .xcf để giữ các thuộc tính của nó sau đó lưu nó

thành định dạng .gih.

Hộp thoại Save As mở ra: chọn chỗ lưu ảnh của bạn. chọn OK. Hộp thoại GIH

mở ra: Chọn Spacing là 100, đặt cho nó một tên trong ô Description, chọn 30x30

trong phần Cell Size, 1 chiều (dimension), 1 cấp (rank) và chọn "Incremental"

trong ô Selection. chọn OK.

Bạn có thể gặp trục trặc khi lưu trực tiếp vào thư mục Brush của GIMP. Trong

trường hợp đó, lưu tập tin .gih một cách thủ công vào thư mục

/usr/share/gimp/gimp 2.0/brushes. Sau đó quay lại hộp công cụ, nhắp chuột vào

biểu tượng cọ vẽ để mở hộp thoại Brush sau đó nhắp chuột vào "Refresh". Cọ vẽ

mới của bạn xuất hiện trong cửa sổ Brush. Chọn nó. Chọn công cụ bút chì

(pencil) để làm ví dụ và nhắp chuột và giữ nó trên một ảnh mới.



Bạn sẽ thấy bốn chữ số 1, 2, 3, 4 chạy chữ này sau chữ kia theo thứ tự.

Lấy tập tin ảnh .xcf của bạn lại và lưu nó thành .gih, thiết lập phần Selection

thành "Random": các chữ số sẽ hiển thị theo thứ tự ngẫu nhiên:

 



85



Bây giờ hãy chọn Phép chọn "Angular":



Một ống ảnh ba chiều



Chúng ta bây giờ sẽ tạo ra một cọ vẽ di động 3D: hướng của nó sẽ thay đổi theo hướng

của cọ vẽ, nó sẽ đều đặn thay đổi tay trái/phải và màu sắc sẽ thay đổi ngẫu nhiên giữa

màu đen và xanh dương.

Câu hỏi đầu tiên chúng ta cần phải trả lời là số lượng ảnh cần có. Chúng ta sẽ để dành

chiều thứ nhất (x) cho hướng của cọ vẽ (4 hướng). Chiều thứ hai (y) dành cho đổi hướng

Trái/Phải và chiều thứ ba (z) dành cho thay đổi màu. Một cọ vẽ như vậy được biểu thị

trong một mảng 3D tên "myarray(4,2,2)":



Có 4 cấp trong chiều thứ nhất (x), 2 cấp trong chiều thứ hai (y) và 2 cấp trong chiều thứ

ba (z). Chúng ta thấy có 4x2x2 = 16 ô. Như vậy chúng ta cần 16 ảnh.

1. Tạo các ảnh cho chiều 1 (x): Mở một ảnh mới kích thước 30x30 pixel, RGB với

Kiểu tô đầy Transparent Fill. Dùng zoom vẽ một bàn tay trái với các ngón hướng

lên trên. Lưu nó thành handL0k.xcf (hand Left O° Black - tay trái 0o màu đen).

Mở hộp thoại Layer. Nhắp chuột đúp vào lớp đó để mở hộp thoại Layer Attributes

và đặt tên cho nó thành handL0k.

Sao chép lại lớp đó (Duplicate). Chỉ để chế độ nhìn thấy lớp vừa được sao chép

ra, chọn nó và áp dụng phép quay 90° (Layer/Transform/ 90° rotation counterclockwise). Đặt lại tên nó thành handL-90k.

Lập lại các bước tương tự trên để tạo ra handL180k và handL90k.

 



86



2. Tạo các ảnh cho chiều 2 (y): Chiều này trong ví dụ của chúng ta có hai cấp, một

cho tay trái và một cho tay phải. Cấp tay trái đã có. Chúng ta sẽ xây dựng các ảnh

tay phải bằng cách lật nó theo chiều ngang.

Sao chép (duplicate) lại lớp handL0k. Chỉ để nó ở chế độ nhìn thấy và chọn nó.

Đặt lại tên nó thành handR0K. Áp dụng lệnh Layer/Transform/Flip Horizontally.

Thực hiện tương tự trên các lớp tay trái khác để tạo ra các tay phải tương ứng của

chúng.

Sắp xếp lại các lớp để có phép quay ngược chiều kim đồng hồ từ trên xuống dưới,

chuyển đổi giữa Trái và Phải: handL0k, handR0k, handL-90k, handR-90k, ...,

handR90k.

3. Tạo các ảnh cho chiều 3 (z): Chiều thứ ba này có hai cấp, một cho màu đen và

một cho màu xanh dương. Cấp thứ nhất, màu đen, đã có. Chúng ta thấy rõ ràng là

chiều thứ ba sẽ là một bản sao, theo màu xanh, của các ảnh của chiều 2. Do vậy

chúng ta sẽ có 16 ảnh. Nhưng một hàng có 16 lớp thì lại không dễ quản lý: chúng

ta sẽ sử dụng các lớp với hai ảnh.

Chọn lớp handL0k và chỉ để nó ở chế độ nhìn thấy. Dùng lệnh Image/Canvas Size

thay đổi kích thước canvas thành 60x30 pixel.

Sao chép ra lớp hand0k. Trên bản sao, tô đầy (fill) bàn tay với màu xanh dương

bằng cách dùng công cụ Bucket Fill.

Bây giờ hãy chọn công cụ Move. Nhắp chuột đúp lên nó để vào thuộc tính của nó:

đánh dấu vào tùy chọn "Move the Current Layer" (di chuyển lớp hiện hành). Di

chuyển bàn tay màu xanh dương qua phần bên phải của lớp một cách chính xác

với sự trợ giúp của Zoom.

Đảm bảo rằng chỉ có lớp handL0k và màu xanh dương của nó là nhìn thấy được.

Nhắp chuột phải lên hộp thoại Layer: Áp dụng lệnh "Merge Visible Layers" với

tùy chọn "Expand as Necessary" (nới rộng nếu cần). Bạn có được một lớp 60x30

pixel với bàn tay màu đen bên trái và màu xanh dương bên phải. Đặt lại tên nó

thành "handL0".

Lập lại các bước tương tự với các lớp khác.

4. Thiết lập các lớp theo thứ tự: Các lớp phải được thiết lập theo thứ tự sao cho

GIMP có thể tìm thấy ảnh cần thiết tại các thời điểm sử dụng cọ vẽ. Các lớp của

chúng ta đã theo thứ tự nhưng chúng ta cần hiểu một cách tổng quát hơn việc sắp

xếp theo thứ tự là thế nào. Có hai cách để tưởng tượng việc sắp xếp theo thứ tự.

Thứ nhất là phương pháp toán học: đầu tiên GIMP chia 16 lớp cho 4; như vậy cho

ta 4 nhóm mỗi nhóm 4 lớp cho chiều thứ nhất. Mỗi nhóm biểu thị một hướng của

cọ vẽ. Sau đó nó chia mỗi nhóm cho 2; kết quả cho ra 8 nhóm mỗi nhóm 2 lớp đối

 



87



Phương pháp thứ hai là nhìn, bằng cách sử dụng phép thể hiện mảng. Sự tương

quan giữa hai phương pháp này được thể hiện trong hình dưới đây:



5. Voilà. Cọ vẽ của bạn đã sẵng sàng. Lưu nó thành .xcf trước tiên rồi sau đó thành

.gih với các thông số sau: Spacing:100 Description:Hands Cell Size: 30x30

Number of cells:16 Dimensions: 3

 Dimension 1 (chiều 1): 4 cấp chọn: Angular

 Dimension 2 (chiều 2): 2 cấp chọn: Incremental

 Dimension 3 (chiều 3): 2 cấp chọn: Random

Đặt tập tin .gih của bạn vào thư mục cọ vẽ của GIMP và làm tươi lại (refresh) hộp

cọ vẽ. Bây giờ bạn có thể sử dụng cọ vẽ của mình. Thật không may là GIMP 2.0

vẫn còn lỗi (bug-ridden) và bạn có thể gặp phải một số khó khăn với việc định

hướng cọ vẽ.

Dưới đây là kết quả của việc "đánh" một phép chọn hình ellipse bằng cọ vẽ trên.



 



88



Cọ vẽ này thay phiên nhau dùng tay trái và tay phải, màu xanh và đen được dùng

ngẫu nhiên, tương ứng với bốn hướng cọ vẽ.



4.9. Gradient



Một số ví dụ về các gradient của GIMP.

Một gradient là một tập hợp các màu sắc được sắp xếp theo một thứ tự tuyến tính (linear order).

Việc sử dụng gradient căn bản nhất là bằng Công cụ Blend, đôi khi còn được biết dưới tên “công

 



89



cụ gradient” hoặc “công cụ tô màu gradient”: nó hoạt động bằng cách tô vùng chọn bằng các

màu từ một gradient. Bạn có thể có nhiều tùy chọn để kiểm soát cách thức các màu gradient

được sắp xếp trong phần chọn. Cũng có những cách quan trọng khác để sử dụng Gradient, bao

gồm:

Vẽ bằng một gradient



Mỗi công cụ vẽ căn bản của GIMP cho phép bạn tùy chọn sử dụng các màu từ một

gradient. Điều này cho phép bạn tạo ra các nhát đánh cọ vẽ (brushstroke) làm thay đổi

màu sắc từ đầu này đến đầu kia.

Bộ lọc Gradient Map



Bộ lọc này cho phép bạn “tạo màu” (“colorize”) một ảnh thang màu xám, bằng cách thay

thế mỗi sắc xám (shade of gray) với màu tương ứng từ gradient. Xem phần Gradient Map

để có thêm thông tin.

Khi bạn cài đặt GIMP, nó được cung cấp kèm với một số lượng lớn các gradient lý thú, và bạn

có thể thêm các gradient mới do bạn tạo ra hoặc tải về từ các nguồn khác. Bạn có thể truy xuất

vào một tập hợp đầy đủ các gradient hiện có bằng cách dùng hộp thoại Hộp thoại Gradients, một

hộp thoại gắn được mà bạn hoặc có thể kích hoạt nó khi bạn cần, hoặc giữ nó thành một thẻ

trong dock. “Gradient hiện tại”, được sử dụng trong hầu hết các lệnh liên quan đến gradient,

được để trong phần Brush/Pattern/Gradient của hộp công cụ. Nhắp chuột vào biểu tượng gradient

trong hộp công cụ là một cách khác để mở hộp thoại Gradients.



Bốn cách để sử dụng gradient Tropical Colors (các màu sắc nhiệt đới): đổ màu gradient tuyến

tính (linear gradient fill), đổ màu gradient có hình dạng (shaped gradient fill), một đường đánh

được vẽ bằng cách sử dụng màu từ một gradient , và một đường đánh được vẽ bằng một cọ vẽ

mờ (fuzzy brush) sau đó được tô màu bằng bộ lọc Gradient Map.

Vài điều hữu ích cần biết về các gradient của GIMP:

 



90



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (602 trang)

×