1. Trang chủ >
  2. Công Nghệ Thông Tin >
  3. Thiết kế - Đồ họa - Flash >

Các tay cầm để kéo dock

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 602 trang )


Menu Ảnh



Một dock với một menu ảnh được chọn

Một vài dock có chứa một menu ảnh: là một menu liệt kê tất cả các ảnh mở trong GIMP, và hiển

thị tên của ảnh có thông tin hiện trong dock. Bạn có thể sử dụng menu ảnh để chọn một ảnh

khác. Nếu bấm nút Auto thì menu này luôn hiển thị tên của ảnh đang được kích hoạt trong

GIMP, tức là ảnh mà bạn đang làm việc.

Theo mặc định, dock "Layers, Channels, and Paths" hiển thị một menu ảnh trên cùng, trong khi

các dock khác thì không. Tuy nhiên, bạn luôn luôn có thể thêm hoặc loại bỏ một menu ảnh, bằng

cách bật tắt "Show Image Menu" trong menu Thẻ, như được mô tả dưới đây. (Ngoại lệ: bạn

không thể thêm một menu ảnh vào dock có chứa Hộp Công cụ.)



 



54



Menu Thẻ



Một hộp thoại trong một dock, với menu Thẻ được tô màu trắng

Trong mỗi hộp thoại, bạn có thể vào một menu đặc biệt gồm các lệnh liên quan đến thẻ bằng

cách nhắp chuột vào nút Tab Menu, như thể hiện trên hình minh họa. Chính xác lệnh nào hiển thị

trên menu khác nhau tuỳ theo hộp thoại, tuy nhiên chúng luôn có các lệnh về tạo thẻ mới, đóng

hoặc tách các thẻ.



Menu Thẻ từ hộp thoại Layers

Một menu Thẻ cho phép bạn truy cập vào các lệnh sau:

Context Menu (menu ngữ cảnh)



 



55



Trên cùng mỗi menu Tab có một mục mở ra menu ngữ cảnh của hộp thoại, trong đó chứa

các lệnh đặc trưng cho kiểu hộp thoại đó. Ví dụ, menu ngữ cảnh của hộp thoại Patterns

chứa một tập hợp các lệnh xử lý kiểu.

Add Tab (Thêm thẻ)



Mục này mở ra một menu con cho phép bạn thêm nhiều loại hộp thoại gắn được vào

thành các thẻ.

Close Tab (Đóng thẻ)



Mục này đóng hộp thoại. Đóng hộp thoại cuối cùng trong một dock sẽ làm cho dock đó

cũng đóng lại luôn. Chọn mục này có tác dụng tương tự như nhắp chuột vào nút "Close

Tab".

Detach Tab (Tách thẻ)



Mục này tách hộp thoại ra khỏi dock, tạo ra một dock mới với dock mới chỉ có một hộp

thoại vừa mới tách ra đó. Nó có tác dụng tương tự như kéo tab ra khỏi dock và thả chuột

ở một vị trí bất kỳ.

Kích thước khi xem trước



Menu con kích thước xem trước của một menu Thẻ

Nhiều, nhưng không phải tất cả, hộp thoại có các menu thẻ chứa tùy chọn Preview Size

(kích thước xem trước), mở ra một menu con cung cấp một danh sách về kích thước các

mục trong hộp thoại. Ví dụ, hộp thoại Brushes hiển thị hình của tất cả các loại cọ vẽ: tuỳ

chọn Preview Size quyết định kích thước của tất cả các hình này. Giá trị mặc định là

Medium (trung bình).

Loại Thẻ



Menu con Loại Thẻ của một menu Thẻ

 



56



Mục này xuất hiện khi nhiều hộp thoại nằm trong cùng một dock: nó mở ra một menu

con cho phép bạn chọn các thẻ xuất hiện như thế nào. Có năm tuỳ chọn, không phải tất cả

các tuỳ chọn đều áp dụng được cho tất cả các loại hộp thoại:

Icon (Biểu tượng)



Tùy chọn này dùng một biểu tượng để thể hiện loại hộp thoại.

Current Status (Trạng thái hiện tại)



Tùy chọn này chỉ xuất hiện ở các hộp thoại cho phép bạn chọn một thứ gì đó, ví dụ như

một cọ vẽ, một kiểu, một gradient,v.v. Nó cung cấp cho bạn một thẻ thể hiện mục đang

được chọn.

Text (chữ)



Tuỳ chọn này cung cấp cho bạn một thẻ hiển thị loại hộp thoại ở dạng chữ.

Icon and Text (Biểu tượng và chữ)



Tùy chọn này cung cấp cho bạn các thẻ lớn hơn, chứa cả biểu tượng lẫn loại hộp thoại

bằng chữ.

Status and Text (Trạng thái và chữ)



Tùy chọn này, khi có thể, sẽ hiển thị các mục hiện đang được chọn, cũng như loại hộp

thoại.

View as List; View as Grid (xem dưới dạng danh sách; xem dưới dạng lưới)

Các mục này được hiển thị trong các hộp thoại để cho phép bạn chọn một mục từ một tập hợp:

brushes (các cọ vẽ), patterns (các kiểu), fonts (các kiểu chữ),.v.v. Bạn có thể chọn hoặc là xem

các mục qua một danh sách theo chiều đứng, với tên của mỗi mục nằm bên cạnh, hoặc qua dạng

lưới, với các biểu tượng nhưng không có tên. Mỗi chế độ hiển đều có ưu điểm riêng của chúng:

Xem ở dạng danh sách cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn, nhưng xem ở dạng lại cho phép bạn

xem nhiều khả năng hơn. Chế độ mặc định thay đổi theo từng hộp thoại: đối với hộp thoại cọ vẽ

(brushes) và kiểu (pattern), mặc định là lưới; đối với hầu hết các hộp thoại khác, mặc định là danh

sách.

Show Image Menu (hiển thị menu ảnh)



Đây là tùy chọn kiểu bật/tắt (toggle). Nếu được đánh dấu thì một menu ảnh hiện ra ở trên

đầu dock. Nó không dùng được đối với các hộp thoại được gắn phía dưới Hộp công cụ.

Đừng nhầm lẫn nó với menu ảnh, là menu của ảnh đang được kích hoạt trên màn hình

của bạn.



 



57



Auto Follow Active Image (tự động theo ảnh đang được kích hoạt)



Đây là tùy chọn kiểu bật/tắt, và nó không có ý nghĩa gì cả trừ khi menu ảnh được hiển thị.

Nó khiến cho menu ảnh, và tiếp theo là nội dung của hộp thoại nếu chúng liên quan đến

ảnh, thay đổi tương ứng với ảnh nào mà bạn đang làm việc vào thời điểm đó.



3.5. Các Khái niệm căn bản về GIMP



Phần này dự kiến trình bày cho bạn một giới thiệu vắn tắt về các khái niệm căn bản và các thuật

ngữ mà bạn cần biết để có thể hiểu được phần còn lại của tài liệu này. Mọi nội dung trong phần

này được giải thích chi tiết hơn nhiều trong các phần khác của tài liệu. Trừ một vài ngoại lệ,

chúng tôi cố gắng tránh "gây nhiễu" trong phần này bằng cách hạn chế các liên kết và tham chiếu

chéo: mọi nội dung được đề cập trong phần này đều ở mức tổng quát để bạn có thể dễ dàng tìm

thấy chúng trong chỉ mục.

Tổng quát



GIMP là một chương trình xử lý hình ảnh. Nói một cách vắn tắt nhất, sử dụng GIMP bao

gồm ba bước cơ bản: (1) mở ảnh hoặc tạo ảnh mới; (2) thay đổi, điều chỉnh các ảnh đó;

(3) lưu lại kết quả.

Mở ảnh



Tuỳ thuộc vào việc GIMP được khởi động như thế nào, có thể có một hay nhiều ảnh đã

được mở ra khi bạn bắt đầu. Bạn có thể mở các ảnh mới từ các tập tin bằng cách dùng

lệnh Open từ menu File. GIMP có khả năng mở các ảnh với nhiều định dạng đồ hoạ khác

nhau; xem Files để có thêm thông tin. Tuỳ vào hệ thống của bạn được thiết lập như thế

nào, bạn cũng có thể mở các ảnh ra bằng cách nhắp chuột vào các biểu tượng trong một

chương trình quản lý tập tin, hoặc bằng cách kéo và thả từ những chương trình khác. Nếu

bạn không chắc rằng mình có thể làm được hay không thì cứ thử làm xem sao. Điều tồi tệ

nhất có thể xảy ra là máy tính của bạn có thể nổ tung!

Thay đổi ảnh



GIMP cung cấp cho bạn rất nhiều cách tác động lên ảnh: các công cụ sơn (painting tools),

các công cụ xử lý màu sắc (color manipulation tools), các công cụ chuyển đổi

(transformation tools), các bộ lọc (filters),v.v. Phần chính yếu của tài liệu này dành cho

việc mô tả các công cụ này và cách làm việc với chúng như thế nào.

Lưu ảnh



Khi bạn kết thúc làm việc với một ảnh, bạn sẽ muốn lưu kết quả lại. (Trong thực tế, tốt

nhất là nên định kỳ lưu ảnh: GIMP là một chương trình khá "trâu bò" (robust), tuy nhiên

chúng tôi đã nghe những lời đồn đại, và có lẽ là không đúng sự thật, có một vài trường

 



58



hợp hiếm hoi và khó hiểu mà GIMP bị "sập"). Hầu hết các định dạng tập tin mà GIMP

mở được thì nó cũng có thể ghi được. Tuy nhiên có một định dạng đặc biệt: XCF là định

dạng nguyên thuỷ của GIMP, đặc biệt phù hợp cho việc lưu các kết quả trung gian, và để

lưu các ảnh sau này được mở lại trong GIMP. Hầu hết các chương trình mở ảnh khác

không đọc được các tập tin XCF, do vậy sau khi hoàn tất xử lý ảnh, bạn nên lưu ảnh

thành một định dạng khác được sử dụng rộng rãi hơn như JPEG, PNG, TIFF,v.v.

Các ảnh



Các ảnh là những thực thể căn bản mà GIMP sẽ làm việc với. Nói một cách nôm na, một

"ảnh" tương ứng với một tập tin duy nhất, ví dụ như một tập tin TIFF hay JPEG. Bạn

cũng có thể nghĩ rằng một ảnh tương ứng với một cửa sổ hiển thị, tuy nhiên điều này

không hoàn toàn đúng. Bạn cũng có thể mở nhiều cửa sổ hiển thị cùng một ảnh. Tuy

nhiên, một cửa sổ không thể hiển thị nhiều hơn một ảnh, hoặc mở một ảnh mà không có

cửa sổ hiển thị cho nó.

Một ảnh GIMP có thể là một thứ khá phức tạp. Thay vì nghĩ về một thứ tương tự như một

tờ giấy với hình vẽ trên đó, bạn nên nghĩ rằng nó giống với một quyển sách thì đúng hơn,

với các trang sách là các "lớp". Ngoài một chồng lớp như vậy, một ảnh GIMP có thể chứa

mặt nạ chọn (selection mask), một tập hợp các kênh (set of channels) và một tập hợp các

đường dẫn (set of paths). Thực ra, GIMP cung cấp cho ta một cơ chế gắn những mẩu dữ

liệu bất kỳ vào một ảnh, những thứ được gọi là "ký sinh".

Trong GIMP, ta có thể mở nhiều ảnh cùng một lúc. Nếu các ảnh có kích thước lớn, một

ảnh có thể chiếm nhiều MB bộ nhớ, nhưng GIMP sử dụng một hệ thống quản lý bộ nhớ

xếp kề phức tạp cho phép nó mở những ảnh rất lớn một cách "ngon lành". Tuy nhiên, nó

có những giới hạn và thường thì tốt nhất là nên làm việc với các ảnh sao cho để dành bộ

nhớ nhiều nhất cho hệ thống càng tốt.

Các Lớp



Nếu một ảnh được ví như một cuốn sách thì một lớp được ví như một trang sách trong

cuốn sách đó. Các ảnh đơn giản nhất chỉ chứa một lớp và có thể được xử lý như những tờ

giấy, tuy nhiên những người dùng GIMP trình độ cao thường xử lý các ảnh có nhiều lớp,

thậm chí hàng chục lớp. Các lớp không nhất thiết phải trong suốt, và chúng cũng không

nhất thiết phải bao trùm toàn bộ một ảnh, do vậy khi bạn nhìn một ảnh hiển thị lên, bạn

có thể nhìn thấy không phải chỉ một lớp trên cùng, bạn có thể nhìn thấy các thành phần

của nhiều lớp.

Các Kênh



TO BE WRITTEN

Các phép chọn



 



59



Thông thường khi bạn làm một điều gì đó với một ảnh, bạn chỉ muốn lệnh tác động lên

một phần của ảnh. Cơ chế "chọn" khiến cho điều này có thể thực hiện được. Mỗi một ảnh

có phép chọn riêng của nó, là điều mà bạn thường thấy là những đường chấm chấm di

chuyển (được gọi là "đường kiến chạy" - marching ants), tách biệt phần được chọn ra

khỏi phần không được chọn.Thực ra điều này hơi bị sai một chút: phép chọn trong GIMP

thực sự có phân cấp (graded), chứ không phải là "chọn hết hoặc không chọn gì cả", và

thực ra phép chọn được biểu thị bằng một kênh thang độ xám hoàn chỉnh (full-fledged

grayscale channel). Các đường chấm chấm mà bạn thấy bình thường đó chỉ đơn giản là

một đường viền (contour line) ở mức độ chọn 50%. Tuy nhiên, vào bất kỳ thời điểm nào,

bạn cũng có thể nhìn thấy kênh chọn (selection channel) với đầy đủ chi tiết hoàn chỉnh

nhất của nó (glorious detail) bằng cách bật nút QuickMask lên.

Một phần quan trọng của việc học sử dụng GIMP có hiệu quả là nắm được nghệ thuật

thực hiện được phép chọn đúng---các phép chọn được đúng chính xác thứ gì bạn cần. Bởi

vì việc quản lý phép chọn có tầm quan trọng cốt lõi (centrally important), GIMP cung cấp

cho bạn rất nhiều công cụ để thực hiện điều đó: một tập hợp các công cụ để thực hiện

phép chọn, một menu các lệnh chọn và khả năng bật sang chế độ Mặt nạ nhanh

(QuickMask), mà ở chế độ này bạn có thể xử lý các kênh chọn như thể chúng là một kênh

màu sắc, thông qua đó là việc "sơn phép chọn" (painting the selection).

Quay ngược lệnh



Khi bạn thực hiện một thao tác sai, bạn có thể quay ngược lại. Gần như tất cả mọi thứ bạn

làm với ảnh đều có thể quay ngược lại. Thực ra, thông thường thì bạn có thể quay ngược

lại một số lần đáng kể những lệnh bạn đã làm gần nhất, nếu bạn quyết định rằng các lệnh

đó đã đi sai hướng. GIMP khiến cho điều này có thể thực hiện được bằng cách lưu lại lịch

sử các lệnh của bạn. "Lịch sử" này tiêu tốn bộ nhớ do vậy khả năng quay ngược lại không

phải là vô tận. Một số lệnh tiêu hao rất ít bộ nhớ để quay ngược lại, do vậy bạn có thể

thực hiện vài chục lần trước khi lệnh cũ nhất bị xoá đi khỏi "lịch sử", một số tác vụ khác

đòi một lượng bộ nhớ quay ngược lại lớn khủng khiếp. Bạn có thể cấu hình lượng bộ nhớ

của GIMP cho phép quay ngược "lịch sử" của từng ảnh, tuy nhiên trong bất kỳ tình

huống nào, bạn luôn luôn có khả năng quay ngược lại tối thiểu là 2-3 lần lệnh mới nhất

của bạn. (Tác vụ quan trọng nhất không thể quay ngược lại được là đóng một ảnh. Vì lý

do này, GIMP sẽ hỏi bạn để khẳng định lại bạn có thực sự muốn đóng ảnh lại hay không

nếu bạn đã thực hiện thay đổi trên ảnh).

Các Plug-in



Nhiều, và có lẽ là hầu hết, những thứ bạn thực hiện trên một ảnh được thực hiện bằng bản

thân ứng dụng GIMP. Tuy nhiên, GIMP cũng tận dụng tối đa việc sử dụng các "plug-in",

tức là các chương trình ngoài tương tác thật chặt chẽ với GIMP, có khả năng xử lý các

ảnh và các đối tượng GIMP khác theo một cách rất phức tạp. Nhiều plug-in quan trọng

được "đóng gói" cùng với ứng dụng GIMP, nhưng cũng có nhiều plug-in khác có thể

dùng được theo cách khác. Thực ra, khả năng viết các plug-in (và các mã lệnh) là cách dễ

dàng nhất cho những người không nằm trong nhóm phát triển GIMP có thể thêm các khả

năng mới cho GIMP.

 



60



Tất cả các lệnh nằm trong menu Filters, và một số lượng đáng kể các lệnh nằm trong các

menu khác, thực ra được thực thi bởi các plug-in.

Các tập lệnh

Để bổ sung cho các plug-in, tức là các chương trình được viết bằng ngôn ngữ C, GIMP cũng có

thể tận dụng các tập lệnh. Số lượng lớn nhất các tập lệnh được viết bằng một ngôn ngữ gọi là

Script-Fu, là một ngôn ngữ đặc biệt của GIMP (đối với những người quan tâm đến vấn đề này thì

đó là một hình thức ngôn ngữ (dialect) kiểu Lisp được gọi là Scheme). Ta cũng có thể viết các tập

lệnh của GIMP bằng Python hay Perl. những ngôn ngữ này linh hoạt hơn và mạnh hơn Script-Fu,

tuy nhiên điều bất tiện của chúng là chúng phụ thuộc vào phần mềm không được tự động "đóng

gói" cùng với ứng dụng GIMP, và không thể đảm bảo chắc chắn rằng chúng sẽ làm việc hoàn hảo

với mỗi lần cài đặt GIMP.



4. Làm việc với các Ảnh

4.1. Các loại Ảnh



Ta cũng có thể cố gắng suy nghĩ đến các ảnh như là một thứ gì đó tương ứng một cửa sổ hiển thị

duy nhất, hoặc như một tập tin duy nhất ví dụ như một tập tin JPEG, nhưng thực ra một ảnh

GIMP là một cấu trúc phức tạp hơn, chứa một "chồng" (stack) các lớp cùng với các kiểu đối

tượng khác: một mặt nạ chọn (selection mask), một tập hợp các kênh, một tập hợp các đường

dẫn, một lịch sử quay ngược lại ("undo" history), v.v. Trong phần này chúng ta sẽ có một xem

xét một cách chi tiết hơn tất cả các thành phần của một ảnh, và những thứ bạn có thể làm với

chúng.

Tính chất cơ bản nhất của ảnh là chế độ (mode). Có ba chế độ có thể: GRB, grayscale (thang độ

xám) và indexed (chỉ mục). RGB là viết tắt của các chữ Red-Green-Blue (Đỏ-Lục-Lam), và cho

biết mỗi điểm trong một ảnh được biểu thị bằng một cấp độ "đỏ", một cấp độ "lục" và một cấp

độ "lam". Bởi vì mỗi một màu mà mắt người có thể phân biệt được có thể được biểu thị bằng

một tập hợp các màu đỏ, lục và lam. Các ảnh RGB là các ảnh có màu sắc hoàn chỉnh (full-color).

Mỗi kênh màu sắc có 256 cấp cường độ. Giải thích chi tiết hơn được trình bày trong phần Các

Mô hình Màu

Trong một ảnh thang độ xám, mỗi điểm được biểu thị bằng một giá trị độ sáng (brightness

value), thay đổi từ 0 (màu đen) đến 255 (màu trắng), với các giá trị trung gian biểu thị các mức

độ xám khác nhau.

Sự khác biệt thiết yếu giữa một ảnh thang độ xám và một ảnh RGB là số lượng các "kênh màu"

(color channel): một ảnh thang độ xám chỉ có một kênh; một ảnh RGB có 3 kênh. Một ảnh RGB

có thể được coi như là ba ảnh thang độ xám chồng lên nhau: một ảnh được tô màu đỏ, một ảnh

được tô màu lục và một ảnh được tô màu lam.



 



61



Thực ra, cả ảnh thang độ xám lẩn ảnh RGB có một kênh màu bổ sung, được gọi là kênh alpha,

biểu thị độ đục (opacity). Khi giá trị alpha tại một vị trí nào đó ở một lớp nào đó là zero, thì lớp

đó trở thành hoàn toàn trong suốt, và màu tại vị trí đó được được quyết định bởi màu gì nằm bên

dưới đó. Khi alpha có giá trị tối đa, lớp đó "đục", và màu sắc được quy định bởi màu của lớp đó.

Các giá trị alpha trung gian tương ứng với mức độ trong suốt (transluency) khác nhau: màu sắc

tại một vị trí là sự pha trộn tỷ lệ (proportional mixture) của màu từ lớp đó và màu bên dưới.

Trong GIMP, mỗi kênh màu sắc, kể cả kênh alpha, có một khoảng giới hạn giá trị từ 0 đến 255;

và gọi theo thuật ngữ máy tính, một chiều sâu 8 bits. Một số máy ảnh số có thể tạo ra các tập tin

ảnh với chiều sâu 16 bits trên mỗi kênh màu. GIMP không thể mở các ảnh như vậy mà không

làm mất đi độ phân giải của chúng. Đối với hầu hết các trường hợp, "hậu quả" quá yếu (subtle)

và mắt người thường không thể phát hiện ra, nhưng trong một số trường hợp, chủ yếu là ở những

vùng lớn trên ảnh có sự thay đổi cường độ màu (color gradient) một cách từ từ, sự khác biệt có

thể nhận thấy được.

Kiểu ảnh thứ ba, kiểu ảnh indexed, hơi phức tạp một chút để hiểu nó. Trong một ảnh indexed, chỉ

có một số lượng giới hạn nhất định các màu tách biệt được sử dụng, thường là 256 hoặc ít hơn.

Những màu này tạo thành "bản đồ màu" (colormap) của ảnh, và mỗi màu trong ảnh được gán

bằng một màu từ bản đồ màu. Các ảnh indexed có ưu điểm là chúng có thể được biểu thị bên

trong máy tính theo một kiểu tiêu tốn tương đối ít bộ nhớ, và nếu nhớ lại thời kỳ "đồ đá máy

tính" (ví dụ như 10 năm trước đây), chúng được sử dụng rất phổ biến. Khi thời gian dần trôi qua,

chúng được sử dụng ngày càng ít hơn, nhưng chúng vẫn còn đủ quan trọng để đáng được GIMP

hỗ trợ. (Ngoài ra, có một vài kiểu xử lý ảnh quan trọng dễ thực hiện hơn với các ảnh indexed hơn

là với các ảnh RGB có màu liên tục.)

Một số kiểu tập tin được sử dụng rất phổ biến (kể cả ảnh GIF) tạo ra các ảnh indexed khi chúng

được mở ra trong GIMP. Nhiều công cụ của GIMP không làm việc thật tốt với các ảnh indexed và nhiều bộ lọc hoàn toàn không làm việc - do giới hạn các màu có trong đó. Vì điều này, thông

thường thì tốt nhất là ta nên chuyển ảnh sang chế độ RGB trước khi làm việc trên ảnh đó. Nếu

cần thiết, bạn có thể đổi ngược nó trở lại chế độ indexed khi bạn chuẩn bị lưu ảnh.

GIMP có khả năng chuyển đổi một ảnh từ kiểu này sang kiểu khác một cách dễ dàng, bằng lệnh

Mode trong menu Ảnh. Tất nhiên là một số kiểu chuyển đổi (ví dụ như RGB thành thang độ xám

hoặc indexed) làm mất thông tin và không thể phục hồi lại được bằng cách chuyển đổi ngược

chiều.

Ghi chú



Nếu bạn đang định sử dụng một bộ lọc trên một ảnh, và lệnh đó bị "xám màu" trên

menu, thì nguyên nhân phổ biến nhất là ảnh (hoặc, cụ thể hơn là lớp) mà bạn đang xử lý

có kiểu sai. Nhiều bộ lọc không thể chạy được trên các ảnh indexed. Một số chỉ có thể

được sử dụng trên các ảnh RGB, hoặc các ảnh thang độ xám. Một số bộ lọc chỉ có thể sử

dụng được trên các ảnh RGB, một chỉ chạy trên các ảnh thang độ xám. Một số cũng đòi

hỏi sự có mặt hoặc không của kênh alpha. Thông thường cách "sửa chữa" điều này là

chuyển ảnh sang một kiểu khác, phổ biến nhất là RGB.



 



62



4.2. QuickMask



Các công cụ chọn đôi khi bộc lộ các hạn chế của chúng khi phải sử dụng để tạo ra một phép chọn

phức tạp. Trong những trường hợp này, sử dụng QuickMask có thể khiến cho mọi việc dễ dàng

hơn rất nhiều. Nói một cách đơn giản, QuickMask cho phép bạn vẽ lên một phép chọn thay vì

chỉ chạy theo đường viền của nó.

Tổng quan



Thông thường khi bạn tạo ra một phép chọn trong GIMP, bạn thấy nó được biểu hiện bằng

đường "kiến chạy" quanh đường viền của vùng được chọn. Nhưng thực ra có thể có nhiều thứ

trong một phép chọn hơn là những đường "kiến chạy" thể hiện: trong GIMP, một phép chọn thực

chất là một kênh thang độ xám hoàn chỉnh (full-fledged grayscale channel) , bao trùm lên ảnh,

với các giá trị điểm ảnh thay đổi từ 0 (không được chọn) cho đến 256 (được chọn hoàn toàn).

Đường "kiến chạy" được vẽ dọc theo đường mép (contour) của các điểm ảnh được chọn một nửa

(half-selected pixels). Do vậy, đường "kiến chạy", cho bạn biết vùng ranh giới hoặc là bên trong

hoặc là bên ngoài, thực ra là một "nhát cắt" qua một thực thể liên tục (continuum).

QuickMask là cách mà GIMP thể hiện cho bạn thấy cấu trúc đầy đủ của phép chọn. Kích hoạt nó

còn cho phép bạn khả năng tương tác với phép chọn theo những cách mới và mạnh mẽ hơn

nhiều. Để kích hoạt QuickMask, nhắp chuột vào nút nhỏ có đường viền màu đỏ ở góc dưới bên

trái của cửa sổ ảnh. Đây là nút có chức năng bật tắt, do vậy nhắp chuột lần nữa vào nó sẽ đưa bạn

trở lại chế độ đường "kiến chạy" bình thường. Bạn cũng có thể kích hoạt QuickMask bằng cách

chọn trong menu cửa sổ ảnh Select->Toggle QuickMask, hoặc bằng cách dùng tổ hợp phím tắt

Shift+Q.

Kích hoạt QuickMask cho bạn thấy phép chọn giống như thể nó là một màn hình trong suốt

chồng lên ảnh, mà trong đó độ trong suốt của mỗi điểm ảnh chỉ ra cho ta biết pixel đó được chọn

ở mức độ nào. Theo mặc định, "mặt nạ" được thể hiện bằng màu đỏ, nhưng bạn có thể thay đổi

nó nếu màu "mặt nạ" khác thuận tiện hơn cho bạn. Một điểm ảnh được chọn càng ít thì nó bị

"mặt nạ" che càng ít. Các điểm ảnh được chọn hoàn toàn được thể hiện hoàn toàn trong suốt.

Khi bạn đang ở chế độ QuickMask, nhiều tác vụ trên ảnh hoạt động trên kênh chọn hơn là trên

bản thân ảnh. Đặc biệt tính chất này bao gồm cả các công cụ sơn (paint tools). "Sơn" bằng màu

trắng sẽ khiến cho các điểm ảnh được chọn, sơn bằng màu đen khiến cho các điểm ảnh được khử

chọn. Bạn có thể sử dụng bất kỳ công cụ sơn nào, kể cả đổ màu (bucket fill) và các công cụ đổ



 



63



màu theo gradient (gradient fill tools), theo cách này. Những người dùng GIMP có kinh nghiệm

thấy rằng việc "vẽ phép chọn" là cách dễ nhất và hiệu quả nhất để xử lý ảnh một cách tinh vi.

Mẹo



Để lưu một phép chọn đã thực hiện xong bằng QuickMask vào một kênh chọn lệnh sau

trong menu ảnh Select/Save to Channel

Mẹo



Khi QuickMask được kích hoạt, các lệnh Cut và Paste sẽ tác động lên vùng chọn chứ

không phải lên ảnh. Đôi khi bạn có thể tận dụng điều này như là một cách tiện lợi nhất

để chuyển phép chọn từ một ảnh này sang một ảnh khác.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Quickmask và Selection masks trong phần dành riêng cho hộp thoại

Channel.

Các tính chất



Có hai tính chất của QuickMask mà bạn có thể thay đổi bằng cách nhắp chuột phải vào nút lệnh

QuickMask.









Thông thường QuickMask thể hiện vùng không được chọn thành bị "phun sương"

("fogged over") và vùng được chọn "trong suốt" ("in clear"), nhưng bạn có thể đảo ngược

điều này bằng cách chọn "Mask Selected Areas" thay vì để chế độ mặc định "Mask

Unselected Areas".

Bằng cách chọn "Configure Color and Opacity", bạn có thể mở ra một hộp thoại cho

phép bạn thiết lập các giá trị khác với giá trị mặc định, tức là màu đỏ có độ "đục" là 50%.



4.3. Các Lớp



Một cách hay để hình dung một ảnh GIMP là coi nó như một chồng các đối tượng trong suốt:

trong thuật ngữ của GIMP, mỗi đối tượng trong suốt được gọi là một lớp. Về nguyên tắc, một

ảnh có thể có một số lượng không giới hạn các lớp: chỉ phụ thuộc vào lượng bộ nhớ có trên hệ

thống mà thôi. Điều không phải hiếm đối với những người dùng kinh nghiệm là họ làm việc với

những ảnh có hàng chục lớp.

Việc tổ chức các lớp trong một ảnh được thể hiện trong hộp thoại Layers, là kiểu cửa sổ quan

trọng cấp thứ hai trong GIMP, sau Hộp Công cụ Chính. Diện mạo của hộp thoại Layers được thể

hiện trên hình minh họa. Cách thức hộp thoại này làm việc được trình bày chi tiết trong phần

Layers Dialog, tuy nhiên chúng tôi sẽ đề cập đến một số khía cạnh của hộp thoại Layers trong

phần này, liên quan đến các tính chất của lớp mà chúng hiển thị.

Mỗi một ảnh mở ra vào bất kỳ thời điểm nào cũng có một vùng có thể vẽ được kích hoạt (active

drawable) duy nhất. Một vùng "có thể vẽ" là một khái niệm trong GIMP bao hàm cả các lớp,

 



64



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (602 trang)

×