1. Trang chủ >
  2. Công Nghệ Thông Tin >
  3. Thiết kế - Đồ họa - Flash >

Các Tập lệnh phụ thuộc vào ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 602 trang )






Selection (phép chọn)



Stencil Ops



Ở đây bạn tìm thấy hai tập lệnh: Carve-It (khắc) và Chrome-It (mạ chrome), có thể tạo ra

những hiệu ứng nghệ thuật thực sự đẹp trên cách ảnh thang màu xám.

Drop Shadow



Drop Shadow sẽ tạo ra một bóng ngay sau đối tượng được chọn. Nó có ba thông số quan

trọng. Khoảng cách lệch X và Y (offset) quyết định bóng sẽ được đặt nơi nào so với vị trí

đối tượng được chọn. Khoảng cách lệch này được tính bằng điểm ảnh. Giá trị lớn làm cho

bóng đổ xa ra, và giá trị nhỏ khiến cho nó trông gần với đối tượng. Giá trị mờ (blur

value) cũng quan trọng, vì một bóng đổ cách xa đối tượng sẽ có mức độ mờ cao hơn.

Perspective Shadow



Perspective Shadow (bóng phối cảnh) có một thông số rất quan trọng: góc phối cảnh. Nếu

góc này là 0 hoặc 180 thì sẽ không có bóng, vì tập lệnh sẽ cho rằng đối tượng không có

chiều dày. Điều này cũng có nghĩa là tập lệnh này tạo ra kết quả tốt với một số góc,

nhưng lại không tự nhiên với các góc khác. Các thông số khác tự chúng đã giải thích ý

nghĩa. Bạn sẽ có kết quả mờ hơn nếu "chân trời" (horizon) cách xa, và chiều dài bóng là

chiều dài của nó so với đối tượng được chọn.



Chương 3. Sử dụng Gimp

Mục lục

1. Làm thế nào thiết lập Tile Cache ........................................................................................ 108

2. Các Hộp thoại và Dock ....................................................................................................... 110

2.1. Tạo các Hộp thoại ...................................................................................................................... 110

2.2. Loại bỏ các Thẻ.......................................................................................................................... 112



3. Sử dụng Quickmask .......................................................................................................... 112

4. Tạo các Lớp mới................................................................................................................ 112

5. Các Đường dẫn.................................................................................................................... 113

5.1. Đánh một đường dẫn.................................................................................................................. 113



 



106



5.2. Chuyển đổi Đường dẫn .............................................................................................................. 114



6. Thêm các cọ vẽ mới ........................................................................................................... 115

7. Chữ ...................................................................................................................................... 116

7.1. "Trang điểm" cho Chữ ............................................................................................................... 116

7.2. Thêm các phông chữ .................................................................................................................. 117

7.3. Các trục trặc về Phông chữ ........................................................................................................ 118



8. Thể hiện (render) một lưới ............................................................................................... 119

9. Tập tin ................................................................................................................................. 119

9.1. Tạo các tập tin mới..................................................................................................................... 119

9.2. Mở các tập tin ............................................................................................................................ 120

9.3. Lưu các tập tin............................................................................................................................ 123



10. Gỡ rối ................................................................................................................................ 123

10.1. Mắc kẹt! ................................................................................................................................... 124

10.2. Những nguyên nhân phổ biến khiến GIMP bị "treo"............................................................... 124



11. Làm việc với hình chụp từ máy ảnh số ............................................................................. 128

11.1. Giới thiệu ................................................................................................................................. 129

11.2. Cải thiện bố cục ....................................................................................................................... 129

11.3. Cải thiện màu sắc ..................................................................................................................... 130

11.4. Điều chỉnh độ sắc nét (Sharpness) ........................................................................................... 134

11.5. Loại bỏ các đối tượng không mong muốn khỏi một ảnh ......................................................... 136

11.6. Lưu các kết quả của bạn........................................................................................................... 137



12. Chuẩn bị các ảnh của bạn cho web ................................................................................... 138

12.1. Ép nhỏ kích thước tập tin thêm chút nữa ................................................................................. 139



13. Một hướng dẫn sử dụng Script-Fu .................................................................................... 140

13.1. Làm quen với Scheme.............................................................................................................. 140

13.2. Các Biến và các Hàm số .......................................................................................................... 143

 



107



13.3. Danh sách, Danh sách và lại thêm Danh sách.......................................................................... 145

13.4. Tập lệnh Script-Fu đầu tiên của bạn ........................................................................................ 149

13.5. Cho tập lệnh của chúng ta vài thứ có giá trị............................................................................. 153

13.6. Mở rộng tập lệnh Text Box...................................................................................................... 157



1. Làm thế nào thiết lập Tile Cache

Giá trị thiết lập nhỏ có nghĩa là GIMP sẽ gửi dữ liệu rất nhanh về đĩa, không thực sự sử dụng đến

lượng RAM khả dụng, và khiến cho đĩa phải làm việc không vì một lý do thực sự nào. Giá trị

thiết lập lớn, và các ứng dụng khác có ít tài nguyên hệ thống hơn, buộc chúng phải dùng khoảng

không gian hoán đổi (swap space), điều này cũng khiến cho đĩa phải làm việc, hoặc thậm chí một

số ứng dụng thậm chí có thể bị "liệt" hoặc bắt đầu chạy trục trặc do thiếu RAM..

Làm thế nào có thể chọn được một con số phù hợp cho kích thước Tile Cache? Dưới đây là một

số cách giúp bạn xác định phải chọn giá trị nào, cùng với một số "mánh":





















Phương pháp dễ dàng nhất là quên phắt vấn đề này đi và hy vọng chế độ mặc định sẽ

hoạt động tốt. Đây là phương thức có thể áp dụng được khi máy tính có ít RAM, và hầu

hết mọi người chỉ xử lý những ảnh nhỏ trong khi đó cũng đồng thời chạy một vài ứng

dụng khác. Nếu bạn muốn một giải pháp dễ dàng và chỉ sử dụng GIMP để chụp ảnh màn

hình hoặc làm logo thì đây có lẽ là giải pháp tốt nhất.

Nếu bạn có một máy tính hiện đại với bộ nhớ lớn-giả dụ là 512MB hoặc lớn hơn-thiết lập

Tile Cache bằng nửa số RAM của bạn có thể sẽ giúp GIMP hoạt động tốt trong hầu hết

mọi trường hợp mà không "bóc lột" các ứng dụng khác. Thậm chí có thể đến 3/4 lượng

RAM của bạn cũng được.

Nhờ người nào đó làm điều này cho bạn, trong trường hợp nhiều người dùng cùng một

máy tính tính thì đây là một ý kiến hay: bằng cách này người quản trị và những người

dùng khác sẽ không nổi điên với bạn vì "ngược đãi" máy tính, cũng như sẽ giúp bạn

không bị giảm hiệu quả khi sử dụng GIMP. Nếu đó là máy tính riêng của bạn và chỉ phục

vụ cho một người dùng vào một thời điểm, chiêu thức này có thể khiến bạn tốn tiền, tốn

nước uống mời người bạn nhờ, vì phải trả giá cho "dịch vụ".

Bắt đầu tiến hành thay đổi giá trị này từng chút một và kiểm tra để thấy rằng GIMP chạy

càng ngày càng nhanh mỗi khi tăng giá trị lên, nhưng hệ thống vẫn không "than phiền" vì

thiếu bộ nhớ. Cần lưu ý là đôi khi việc thiếu bộ nhớ xuất hiện đột ngột, biểu hiện qua việc

một vài ứng dụng bị "tiêu diệt" nhằm thu hồi bộ nhớ cho các ứng dụng khác.

Thực hiện một vài phép toán đơn giản và tính toán ra một giá trị phù hợp. Có thể bạn sẽ

phải điều chỉnh nó lại sau này, nhưng có thể bạn cũng vẫn phải điều chỉnh nó dù sử dụng

các "chiêu bài" kể trên. Nhưng ít ra bạn cũng biết điều gì đang xảy ra và có thể tận dụng

tối ưu máy tính của bạn.



Giả sử là bạn chọn phương án cuối cùng và muốn chọn một giá trị đúng để bắt đầu. Trước tiên

bạn phải thu thập một số thông tin về máy tính của bạn. Các thông tin này bao gồm số lượng

 



108



RAM cài đặt, khoảng không gian hoán đổi khả dụng của hệ điều hành và một ý niệm tổng quát

về tốc độ của ổ đĩa chứa không gian hoán đổi (swap) của hệ điều hành và thư mục được sử dụng

cho không gián hoán đổi của GIMP. Bạn không cần phải chạy các phép kiểm tra đĩa, cũng không

cần phải kiểm tra RPM của đĩa, việc cần phải kiểm tra xem cái nào chạy nhanh hay chậm hơn rõ

rệt, hoặc là tất cả đều tương tự nhau. Bạn có thể thay đổi thư mục hoán đổi của GIMP trong trang

Folders của hộp thoại Preferences.

Điều tiếp theo cần phải kiểm tra là bạn cần bao nhiêu tài nguyên cho các ứng dụng khác mà bạn

muốn chạy đồng thời với GIMP. Do vậy hãy khởi động tất cả các ứng dụng và làm việc với

chúng, dĩ nhiên là trừ GIMP ra, và kiểm tra lượng tài nguyên bị sử dụng. Bạn có thể chạy các

ứng dụng ở chế độ tự do hoặc ưu tiên tối đa (?), tuỳ thuộc vào hệ điều hành nào và môi trường

nào mà bạn đang dùng. Số lượng bộ nhớ bạn cần là số còn thừa lại, kể cả phần đệm tập tin (file

cache). Hệ điều hành kiểu Unix hiện đại chỉ chừa phần rất nhỏ trống, để nó có khả năng giữ tập

lớn và các bộ đệm (buffer cache). Lệnh free của Linux thực hiện phép tính này cho bạn: hãy

kiểm tra cột báo "free" (còn trống) và dòng "-/+ buffer/cache". Cũng cần ghi chú lại không gian

hoán đổi còn trống.

Bây giờ là lúc quyết định và chỉ cần một phép toán đơn giản. Về cơ bản vấn đề phải quyết định

là bạn muốn chạy toàn bộ Tile Cache trên RAM, hay trên RAM cộng với không gian hoán đổi

của hệ điều hành:

1. Bạn có thay đổi các ứng dụng nhiều hay không? Hay là bạn chỉ làm việc với GIMP một

thời gian lâu? Nếu bạn làm việc phần lớn gian trong GIMP, bạn có thể xem xét việc sử

dụng số RAM còn trống cùng với không gian hoán đổi khả dụng; nếu không, bạn có thể

tuân theo những bước sau. (Nếu bạn không chắc chắn về điều này, hãy đọc các bước tiếp

theo.) Nếu bạn chắc rằng cứ vài phút mình lại chuyển sang dùng một ứng dụng khác thì

hãy chỉ dựa vào số lượng RAM còn trống và chuyển ngay đến bước cuối cùng; không cần

kiểm tra gì thêm.

2. Khoảng không gian hoán đổi của hệ điều hành có nằm trên cùng ổ đĩa với không gian

hoán đổi của GIMP hay không? Nếu đúng thế, hãy gộp RAM và không gian hoán đổi.

Nếu không, xem bước tiếp theo.

3. Ổ đĩa lưu giữ khoảng không gian hoán đổi đĩa của hệ điều hành có chạy nhanh như ổ đĩa

lưu giữ khoảng không gian hoán đổi của GIMP hay không? Nếu chậm hơn, chỉ nên dùng

RAM; nếu nó chạy nhanh hơn hoặc có tốc độ tương tự, hãy dùng cả RAM lẫn khoảng

không gian hoán đổi đĩa.

4. Bây giờ bạn đã có một con số, đó chỉ là số lượng RAM còn trống và dung lượng hoán đổi

còn trống. Hãy giảm con số đó đi một chút cho chắc ăn, và đó chính là lượng bộ nhớ xếp

kề để bạn bắt đầu.

Như bạn đã thấy, tất cả vấn đề ở đây là kiểm tra các tài nguyên còn trống và quyết định xem

khoảng không gian hoán đổi còn trống của hệ điều hành có đáng sử dụng hay không, hay là nó

chỉ gây thêm trục trặc cho bạn thay vì giúp đỡ.

Tuy nhiên, có một vài lý do khiến bạn cần thay đổi giá trị này. Lý do cơ bản là những thay đổi

trong cách thức sử dụng máy tính của bạn, hoặc sự thay đổi phần cứng. Điều này có nghĩa là dự

định bạn sẽ sử dụng máy tính như thế nào, hay tốc độ của máy tính của bạn không còn đúng nữa.

 



109



Điều này đòi hỏi bạn phải đánh giá lại thông qua các bước kể trên , mà việc này có thể cho bạn

một kết quả giống như cũ hoặc một kết quả hoàn toàn mới.

Một lý do khác để thay đổi giá trị này là hình như GIMP chạy quá chậm, trong khi đó nếu đổi

sang dùng các ứng dụng khác thì lại chạy nhanh: điều này có nghĩa là GIMP có thể tận dụng

thêm bộ nhớ mà không ảnh hưởng đến các ứng dụng khác. Mặt khác, nếu bạn thấy các ứng dụng

khác "than phiền" về việc không đủ bộ nhớ thì có lẽ là bạn không nên để cho GIMP chiếm dụng

quá nhiều bộ nhớ.

Nếu bạn quyết định chỉ sử dụng RAM và GIMP chạy quá chậm, bạn có thể thử tăng giá trị lên

một chút, nhưng đừng bao giờ dùng hết lượng bộ nhớ hoán đổi còn trống. Nếu tình huống ngược

lại xảy ra, hãy sử dụng cả RAM lẫn bộ nhớ hoán đổi, và nếu bạn gặp vấn đề về thiếu tài nguyên,

thì bạn phải giảm bớt lượng RAM dùng cho GIMP đi.

Một thủ thuật khác là đặt thư mục Swap vào một ổ đĩa chạy rất nhanh, hoặc vào một ổ đĩa không

phải là ổ đĩa chứa dữ liệu của bạn. Nói chung, phân chia bộ nhớ hoán đổi của hệ điều hành lên

nhiều ổ đĩa khác nhau cũng là một cách để tăng tốc độ hệ thống. Và tất nhiên, có thể bạn sẽ phải

mua thêm RAM hoặc không nên sử dụng nhiều ứng dụng đồng thời: bạn không thể hy vọng rằng

mình có thể chỉnh sửa một tấm poster quảng cáo trên một máy tính chỉ có 16MB RAM và chạy

nhanh được.

Bạn cũng có thể kiểm tra lượng bộ nhớ là bao nhiêu cần thiết cho ảnh của bạn. Ảnh càng lớn, và

số lần quay ngược lệnh càng nhiều thì càng cần đến nhiều tài nguyên hệ thống. Đây cũng là một

cách để chọn được một con số, nhưng nó chỉ có ý nghĩa nếu bạn chỉ làm việc với một loại ảnh,

và nhờ đó mà đòi hỏi tài nguyên hệ thống không thay đổi. Điều hữu ích cùng cần biết là bạn có

cần thêm RAM hay ổ đĩa hay không.



2. Các Hộp thoại và Dock

2.1. Tạo các Hộp thoại



Hầu hết các hộp thoại gắn được có thể được tạo ra theo nhiều cách, nhưng tất cả chúng đều có

thể được tạo ra bằng cách sử dụng menu File->Dialogs từ Hộp Công cụ Chính, hoặc bằng cách

sử dụng lệnh Add trong menu Tab từ bất kỳ hộp thoại nào. Để cho tiện lợi, ngoài ra còn có ba

dock đã được tạo sẵn mà bạn có thể mở ra bằng cách sử dụng đường dẫn menu File->Dialogs>Create New Dock từ Hộp Công cụ Chính:

Layers, Channels and Paths



Mục này cho bạn một dock bao gồm:









 



Hộp thoại Channels

Hộp thoại Layers

Hộp thoại Paths

110







Hộp thoại Undo



Brushes, Patterns and Gradients



Mục này cho bạn một dock bao gồm:













Hộp thoại Brushes

Hộp thoại Patterns

Hộp thoại Gradients

Hộp thoại Palettes

Hộp thoại Fonts



Misc. Stuff



Lệnh này cho bạn một dock bao gồm:











Hộp thoại Buffers

Hộp thoại Images

Hộp thoại Document History

Hộp thoại Image Templates



Mẹo



Không phải vì bạn có quyền chọn linh hoạt có nghĩa là mọi thứ bạn chọn đều hay. Có ít

nhất hai thứ mà chúng tôi khuyến cáo bạn làm:

1. Luôn để cho hộp thoại Tool Options được gắn dưới Hộp Công cụ Chính.

2. Luôn giữ hộp thoại Layers mở, trong một dock riêng biệt với Hộp Công cụ

Chính, với menu ảnh ở trên nó.(Dùng lệnh "Show Image Menu" trong menu Tab

để hiển thị menu Ảnh nếu bạn nhỡ làm nó "biến mất".)



 



111



2.2. Loại bỏ các Thẻ



Một hộp thoại trong một dock, với nút "đóng thẻ" đang được tô trắng

Nếu bạn muốn loại bỏ một hộp thoại ra khỏi một dock, có hai cách để làm điều đó. Cách thứ

nhất, nếu bạn nhắp chuột vào vùng tay cầm kéo và kéo hộp thoại ra ngoài, thả nó ở chỗ nào đó

ngoài thanh gắn, nó sẽ tự tạo ra một dock mới của riêng nó. Cách thứ hai, nhắp chuột vào nút

"Close Tab", như minh họa trên hình, sẽ đóng hộp thoại trên cùng lại.



3. Sử dụng Quickmask

1. Mở một ảnh hoặc mở một ảnh mới;

2. Kích hoạt Quickmask bằng cách sử dụng nút lệnh ở góc dưới bên trái của cửa sổ ảnh.

Nếu một phép chọn đang hiện diện thì mặt nạ sẽ được khởi tạo với nội dung của phép

chọn đó;

3. Chọn bất kỳ công cụ vẽ nào và sử dụng nó với các màu thang độ xám trên QuickMask;

4. Tắt Quickmask bằng cách dùng nút lệnh ở góc dưới bên trái của cửa sổ ảnh;



4. Tạo các Lớp mới

Có vài cách để tạo ra các lớp mới trong một ảnh. Dưới đây là những cách quan trọng nhất:



 



112











Từ menu ảnh chọn Layer->New Layer. Lệnh này mở ra một hộp thoại cho phép bạn thiết

lập các tính chất căn bản của lớp; xem phần Hộp thoại New Layer để biết phần trợ giúp.

Trong menu ảnh chọn Layer->Duplicate Layer. Lệnh này tạo ra một lớp, là bản sao hoàn

hảo của lớp đang được kích hoạt; ở ngay phía trên lớp đang được kích hoạt.

Khi bạn "cắt" hoặc "sao chép" một thứ gì đó, và sau đó dán nó bằng tổ hợp phím Ctrl-V

hoặc lệnh Edit->Paste, kết quả tạo thành một "phép chọn trôi nổi" (floating selection), là

một kiểu lớp tạm thời. Trước khi có thể làm bất cứ điều gì, hoặc là bạn phải neo lớp chọn

trôi nổi vào một lớp hiện có nào đó, hoặc là đổi nó thành một lớp bình thường. Nếu bạn

làm điều thứ hai, lớp mới sẽ được điều chỉnh kích thước vừa đủ để chứa phần được dán

vào.



5. Các Đường dẫn

5.1. Đánh một đường dẫn



Hình 3.1. Bốn đường dẫn được minh họa lúc đầu, mỗi cái được đánh theo một kiểu khác

nhau.



Các đường dẫn không làm thay đổi diện mạo của các dữ liệu điểm ảnh trừ khi chúng được đánh

(stroke), bằng cách dùng lệnh Edit->Stroke Path từ menu ảnh hoặc chọn lệnh này từ menu ngữ

cảnh mở ra khi nhắp chuột phải vào hộp thoại Paths, hoặc bấm nút lệnh "Stroke Path" trong hộp

thoại Tool Options của công cụ Path.

Hình 3.2. Hộp thoại Stroke Path.



 



113



Chọn "Stroke Path" bằng bất kỳ cách nào trong các cách trên sẽ mở ra một hộp thoại cho phép

bạn kiểm soát cách thức phép đánh được thực hiện. Bạn có thể chọn rất nhiều kiểu đường, hoặc

bạn có thể đánh bằng bất kỳ một trong số các công cụ Paint nào, kể cả các công cụ không thông

thường như Clone, Smudge, Eraser,v.v.

Bạn có thể tăng thêm phạm vi của các hiệu ứng đánh bằng cách đánh một đường dẫn nhiều lần,

hoặc bằng cách sử dụng các đường hoặc cọ vẽ có chiều rộng khác nhau. Các khả năng tạo ra

những hiệu ứng lý thú theo cách này là không có giới hạn.



5.2. Chuyển đổi Đường dẫn



Mỗi công cụ chuyển đổi (Rotate, Scale, Perspective, v.v) có thể được thiết lập để tác động một

cách đặc thù lên các đường dẫn, bằng cách sử dụng tùy chọn "Affect" trong hộp thoại Tool

Options của công cụ đó. Điều này cho bạn một loạt các phương pháp đầy hiệu quả để thay đổi

hình dạng của những đường dẫn mà không ảnh hưởng đến các yếu tố (element) của ảnh.

Theo mặc định, một công cụ chuyển đổi, khi được thiết lập để tác động lên các đường dẫn, chỉ có

tác dụng trên một đườn dẫn duy nhất: đường dẫn kích hoạt (active path), là đường dẫn được

 



114



chọn trong hộp thoại Paths. Bạn có thể làm cho phép chuyển đổi tác động lên nhiều hơn một

đường dẫn, và có thể tác động lên cả những thứ khác nữa, bằng cách sử dụng các nút lệnh

"transform lock" (khoá chuyển đổi) trong hộp thoại Paths. Không chỉ đường dẫn, mà cả các kênh

và các lớp, cũng có thể bị "khoá" chuyển đổi. Nếu bạn chuyển đổi một yếu tố bị "khoá" chuyển

đổi, thì tất cả các yếu tố khác cũng bị chuyển đổi theo cùng một cách. Vì thế, ví dụ như nếu bạn

muốn thay đổi tỷ lệ của một lớp và một đường dẫn với cùng một giá trị, nhắp chuột vào các nút

khoá chuyển đổi để làm cho các biểu tượng mắt xích xuất hiện cạnh lớp đó trong hộp thoại

Layers, và đường dẫn đó trong hộp thoại Paths; sau đó sử dụng công cụ Scale đối với lớp hoặc là

đường dẫn đó, yếu tố kia sẽ tự động thay đổi theo.



6. Thêm các cọ vẽ mới

Để thêm một cọ vẽ mới, sau khi đã tạo ra hoặc tải nó về, để cho nó có thể hiển thị trong hộp

thoại Brushes, bạn cần phải lưu nó thành một định dạng mà GIMP có thể sử dụng, trong một thư

mục nằm trong đường dẫn tìm kiếm cọ vẽ của GIMP, và sau đó bấm nút Refresh trong hộp thoại

Brushes (hoặc khởi động lại GIMP). GIMP sử dụng ba định dạng tập tin dùng cho cọ vẽ:

GBR

Định dạng .gbr ("gimp brush") được sử dụng cho các cọ vẽ thông thường và cọ vẽ màu.

Bạn có thể chuyển đổi nhiều kiểu ảnh khác nhau, kể cả nhiều loại cọ vẽ được các chương

trình khác sử dụng, thành các cọ vẽ của GIMP bằng cách mở chúng ra trong GIMP và lưu

chúng thành định dạng có đuôi mở rộng là .gbr. Lệnh lưu này sẽ mở ra một hộp thoại mà

trong đó bạn có thể thiết lập Spacing ( khoảng cách dòng) mặc định cho cọ vẽ. Phần mô

tả đầy đủ hơn về định dạng tập tin GBR có thể tìm thấy trong tập tin gbr.txt trong thư mục

devel-docs của bản phân phối nguồn của GIMP.

GIH

TĐịnh dạng .gih ("gimp image hose") được sử dụng cho các cọ vẽ di động. Những cọ vẽ

này được thiết kế từ các ảnh có nhiều lớp: mỗi lớp có thể chứa nhiều hình dạng cọ vẽ,

được sắp xếp thành một lưới (grid). Khi bạn lưu một ảnh thành một tập tin .gih, một hộp

thoại mở ra cho phép bạn mô tả định dạng của cọ vẽ. Định dạng GIH khá phức tạp: mô tả

đầy đủ có thể tìm thấy trong tập tin gih.txt trong thư mục devel-docs của bản phân phối

nguồn của GIMP. Xem Hộp thoại GIH.

VBR

Định dạng .vbr được sử dụng cho các cọ vẽ tham số, tức là các cọ vẽ được tạo ra bằng

Trình Biên tập cọ vẽ. Thực sự không còn cách nào có ý nghĩa hơn để tạo ra các tập tin có

định dạng này.

Để làm cho một cọ vẽ có thể sử dụng được, hãy đặt nó vào một trong các thư mục thuộc đường

dẫn tìm kiếm cọ vẽ của GIMP. Theo mặc định, đường dẫn tìm kiếm cọ vẽ có hai thư mục, thư

 



115



mục brushes của hệ thống, là thư mục bạn không nên sử dụng hoặc thay đổi, và thư mục brushes

nằm trong thư mục GIMP cá nhân của bạn. Bạn có thể thêm các thư mục mới vào đường dẫn tìm

kiếm cọ vẽ bằng trang Brush Folders của hộp thoại Preferences. Bất kỳ một tập tin GBR, GIH

hay VBR nào được đưa vào một thư mục trong đường dẫn tìm kiếm cọ vẽ sẽ xuất hiện trên hộp

thoại Brushes lần kế tiếp sau đó khi bạn khởi động GIMP, hoặc ngay khi bạn nhắp chuột vào nút

Refresh trong hộp thoại Brushes.

Ghi chú

Khi bạn tạo ra một cọ vẽ tham số mới bằng Trình Biên tập cọ vẽ, nó sẽ được tự động lưu

vào thư mục brushes cá nhân của bạn.

Có một số trang web có các bộ sưu tập những cọ vẽ của GIMP có thể tải về được. Thay vì cung

cấp một danh sách các đường liên kết sẽ bị lỗi thời nhanh chóng, lời khuyên tốt nhất là bạn dùng

Google để tìm từ khoá "Gimp brushes". Cũng có nhiều bộ sưu tập các cọ vẽ cho các chương

trình khác với chức năng "vẽ" (painting functionality). Một số có thể chuyển đổi được dễ dàng

sang các cọ vẽ của GIMP, một số đòi hỏi các tiện ích chuyển đổi đặc biệt, và một số không thể

chuyển đổi được. Những kiểu cọ vẽ thủ tục (procedural brush) thuộc nhóm sau cùng. Nếu cần,

hãy tìm kiếm chúng trên mạng, và nếu không thấy, hãy tìm một chuyên gia để hỏi.



7. Chữ

7.1. "Trang điểm" cho Chữ



Bốn kiểu chữ được tạo ra bằng cách dùng các tập lệnh tạo logo: "alien neon" (đèn nê-ông ngoại

lai), "bovination" (da bò), "frosty"(phủ sương giá), và "chalk" (phấn). Các thiết lập mặc định

được dùng cho tất cả các ví dụ này ngoại trừ kích thước phông chữ.



 



116



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (602 trang)

×