1. Trang chủ >
  2. Công Nghệ Thông Tin >
  3. Thiết kế - Đồ họa - Flash >

Điều chỉnh màu sắc (Hue) và độ bão hòa (Saturation)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 602 trang )


xám nào đó. Kích hoạt công cụ Color Picker (chọn màu) (biểu tượng ống nhỏ mắt trong hộp

công cụ), và nhắp chuột vào điểm đã nói: lệnh này mở hộp thoại Color Picker. Nếu các màu

được điều chỉnh đúng thì các thành phần đỏ, lục và xanh của màu được ghi nhận (reported color)

phải bằng nhau; nếu không thì bạn sẽ biết mình phải thực hiện điều chỉnh nào. Kỹ thuật này, nếu

được sử dụng tốt, có thể cho phép ngay cả những người mù màu cũng có thể điều chỉnh đúng

màu sắc của một ảnh.

Nếu ảnh của bạn bị mất màu (washed out) -- điều dễ dàng xảy ra khi bạn chụp ảnh trong điều

kiện quá sáng-- hãy thử công cụ Hue/Saturation, cho phép bạn điều chỉnh ba thanh trượt, Hue

(màu sắc), Lightness (mức độ ánh sáng) và Saturation (độ bão hòa). Tăng độ bão hòa có lẽ sẽ

làm cho ảnh trông tốt hơn. Trong các trường hợp tương tự, điều chỉnh đồng thời độ sáng cũng có

ích. ("Ánh sáng" ở đây tương tự như "Mức độ chiếu sáng" (Brightness) trong công cụ

Brightness/Contrast tool, ngoại trừ chúng được tạo thành từ các tổ hợp khác nhau của các kênh

đỏ, lục và xanh). Công cụ Hue/Saturation cho bạn tùy chọn điều chỉnh các khoảng màu sắc phụ

hạn chế (dùng các nút phía trên hộp thoại), nhưng nếu bạn muốn có các màu sắc trông tự nhiên,

trong hầu hết các trường hợp bạn nên tránh làm điều này.

Mẹo



Thậm chí ngay cả khi một ảnh trông không có vẻ bị mất màu, thông thường bạn có thể

tăng tác dụng của ảnh bằng cách đẩy độ bão hòa lên một chút.Các chuyên gia trong kỷ

nguyên phim ảnh đôi khi gọi thủ thuật này là "Fujifying" (Fuji hóa), gọi theo tên loại

phim Fujichrome, được biết tiếng vì tạo ra các bản in có độ bão hòa cao.

Khi bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp, trong một số trường hợp bạn gặp một khó khăn

ngược lại: mức độ bão hòa quá cao. Trong trường hợp này Hue/Saturation là một công cụ tốt để

dùng, bằng cách giảm độ bão hòa thay vì tăng.



11.4. Điều chỉnh độ sắc nét (Sharpness)

Khử mờ (Unblurring)



Nếu tiêu cự (focus) của máy ảnh không được chỉnh hoàn hảo, hoặc máy bị di chuyển khi ảnh

được chụp, kết quả tạo một ảnh bị mờ. Nếu bị mờ nhiều, có bạn không thể làm gì được nhiều dù

dùng bất cứ kỹ thuật gì, nhưng nếu bị mờ vừa phải, bạn có thể cải thiện ảnh.

Kỹ thuật hữu ích thường được sử dụng nhất để làm nét một ảnh bị mờ được gọi là Unsharp Mask

("mặt nạ khử nét"). Mặc dù có tên gọi khá mâu thuẫn, cái tên xuất xứ từ nguồn gốc của nó là một

kỹ thuật do các nhà sản xuất phim sử dụng, kết quả của nó là để làm cho ảnh sắc nét hơn, chứ

không phải "không nét". Nó là một plug-in, và bạn có thể truy cập nó bằng cách dùng lệnh

Filters->Enhance->Unsharp Mask trong menu ảnh. Có hai thông số, "Radius" (bán kính) và

"Amount" (mức độ). Giá trị mặc định thường làm việc khá tốt, vì thế bạn nên thử dùng nó trước.

Gia tăng bán kính hoặc mức độ làm tăng độ mạnh của tác dụng. Tuy nhiên đừng đi quá mức, nếu



 



134



bạn làm "mặt nạ không nét" quá mạnh, nó sẽ tăng độ nhiễu (noise) của ảnh và làm cho mức độ

"giả tạo" (artifact) dễ thấy hơn tại các chi tiết mép sắc cạnh.

Mẹo



Đôi khi sử dụng Unsharp Mask có thể khiến cho màu sắc méo mó (distortion) tại nhữnng

chỗ có độ tương phản cao trong một ảnh. Nếu điều này xảy ra, thông thường bạn có thể

đạt được kết quả tốt hơn bằng cách phân tách ảnh ra thành các lớp Hue-Saturation-Value

(Màu sắc-Độ bão hòa-Giá trị - HSV) riêng biệt, và chỉ chạy Unshsharp Mask trên lớp

Value, sau đó kết hợp các lớp lại. Làm như vậy có tác dụng vì mắt người có độ phân giải

cao hơn nhiều về ánh sáng so với màu sắc. Xem các phần Decompose và Compose để có

thêm thông tin.

Cạnh "Unsharp Mask" trong menu Filters là một bộ lọc khác được gọi là Sharpen (làm nét), có

tác dụng tương tự. Sử dụng nó dễ dàng hơn nhưng không có hiệu quả bằng: khuyến cáo của

chúng tôi là bạn bỏ qua nó và sử dụng thẳng Unsharp Mask.

Trong một số tình huống, bạn có thể thu được kết quả hữu hiệu bằng cách chọn làm nét các phần

đặc thù của ảnh bằng cách sử dụng công cụ Blur or Sharpen trong hộp công cụ, ở chế độ

"Sharpen". Điều này ch phép bạn gia độ nét của các vùng bằng cách vẽ chúng bằng bất kỳ cọ vẽ

nào. Tuy nhiên bạn nên sử dụng nó vừa mức, nếu không kết quả trông sẽ không được tự nhiên

cho lắm: làm nét sẽ gia tăng độ nét đến mức nhận thấy được ở các chi tiết bờ mép của ảnh,

nhưng cũng làm gia tăng nhiễu.

Giảm "hạt"



Khi bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp hoặc chụp với thời gian phơi sáng cực ngắn,

máy ảnh không thu đủ dữ liệu để tạo ra một "ước lượng" (estimate) tốt về màu sắc thực tại mỗi

điểm ảnh, và hậu quả là tạo ra ảnh trông có "hạt". Bạn có thể "làm mịn" đi mức độ hạt

(graininess) bằng cách làm mờ ảnh, tuy nhiên bạn cũng sẽ mất độ nét. Có một số phương án có

thể cho các kết quả tốt hơn. Có lẽ phương án tốt nhất, nếu mức độ hạt không quá tệ, là sử dụng

bộ lọc gọi là Selective Blur (làm mờ có chọn lọc), thiết lập bán kính làm mờ 1 hoặc 2 điểm ảnh.

Một phương án khác là sử dụng bộ lọc Despeckle. Bộ lọc này có phép cho xem trước tốt, vì thế

bạn có thể thử các thiết lập và cố gắng tìm một giá trị cho kết quả tốt. Tuy nhiên khi mức độ hạn

thật tệ, thường thì rất khó chỉnh sửa bằng bất cứ lệnh nào ngoại trừ các biện pháp "can đảm" (tức

là chỉnh sửa lại bằng các công cụ vẽ.

Làm "dịu"



Đôi khi bạn lại gặp vấn đề ngược lại: có một ảnh quá "sắc nét" (crisp). Giải pháp là làm mờ nó đi

một chút: may mắn thay làm mờ một ảnh dễ hơn nhiều so với làm nét. Bởi vì có lẽ bạn không

muốn làm mờ nó rất nhiều, nên giải pháp đơn giản nhất là dùng plug-in "Blur", truy nhập thông

qua Filters->Blur từ menu ảnh. Với thiết lập mặc định và repeat count (đếm lặp) là 1, lệnh này sẽ

làm dịu độ nét của ảnh đi một ít. Nếu bạn muốn làm dịu hơn, chỉ cần lặp lại cho đến khi bạn đạt

được kết quả mong muốn.



 



135



11.5. Loại bỏ các đối tượng không mong muốn khỏi một ảnh



Có hai loại đối tượng bạn có thể muốn loại bỏ khỏi một ảnh: thứ nhất, các vệt giả tạo (artifact)

gây ra do các "món tạp nhạp" (junk) như bụi hoặc tóc trên ống kính; loại thứ hai, những thứ thực

sự hiện hữu nhưng làm "hỏng" ảnh, ví dụ như một đường dây điện thoại chạy cắt ngang mép một

cảnh đồi núi xinh đẹp.

Khử "đốm" (Despeckle)



Một công cụ tốt để loại bỏ bụi và những thứ "tạp nhạp" (grunge) trên ống kính là bộ lọc

Despeckle, truy nhập qua lệnh Filters->Enhance->Despeckle từ menu ảnh. Điều rất quan trọng:

để sử dụng bộ lọc này có hiệu quả, bạn phải bắt đầu bằng cách thực hiện một phép chọn nhỏ

chứa yếu tố "giả tạo" và cả một phần nhỏ bao quanh. Phép chọn phải đủ nhỏ sao cho các điểm

ảnh của đối tượng "giả tạo" có thể phân biệt được về mặt thống kê với các điểm ảnh khác bên

trong phép chọn. Nếu bạn định chạy despeckle trên toàn ảnh, bạn hầu như không thu được kết

quả gì có ích. Một khi bạn đã tạo ra được một phép chọn hợp lý, kích hoạt Despeckle, và xem

trước kết quả khi bạn điều chỉnh các thông số. Nếu may mắn, bạn có thể tìm thấy một thiết lập

loại bỏ "rác" đồng thời hạn chế tối thiểu ảnh hưởng lên vùng xung quanh nó. "Rác" càng phân

biệt rõ so với vùng xunh quanh nó, bạn càng có khả năng đạt được kết quả tốt hơn. Nếu nó

không có tác dụng, ta nên hủy lệnh, tạo một phép chọn khác và thử lại.

Nếu bạn có nhiều hơn một chỗ "tạp nhạp" trên ảnh, nhất thiết phải chạy Despeckle trên từng

phần riêng biệt.

Loại bỏ "rác"



Phương pháp hữu hiệu nhất để loại bỏ "chỗ lộn xộn" (clutter) trong ảnh là công cụ Clone (nhân

bản), là công cụ cho phép bạn sơn lên một vùng của ảnh bằng cách dùng dữ liệu điểm ảnh lấy từ

một phần khác (hoặc thậm chí từ một ảnh khác). Thủ thuật để dùng công cụ Clone có hiệu quả là

có khả năng tìm được một phần khác của ảnh có thể sử dụng được để "chép lên" vùng không

mong muốn: nếu vùng xung quanh đối tượng không mong muốn rất khác với phần còn lại của

ảnh, thì bạn không gặp may lắm. Ví dụ, nếu bạn có một cảnh bờ biển thật xinh đẹp, lại có một

"kẻ" nào đó đi xen ngang vào mà bạn muốn "khử" đi, có thể bạn sẽ tìm được một phần trống của

bờ biển trông tương tự như phần mà người đó che mất, và sử dụng phần đó để sao chép lên

người đó. Kết quả trông có thể rất tự nhiên một cách đáng kinh ngạc khi kỹ thuật này hoạt động

tốt.

Hãy xem phần Trợ giúp Công cụ Clone để biết các hướng dẫn chi tiết hơn. Nhân bản là một nghệ

thuật giống như khoa học, bạn càng thực tập nhiều, bạn càng có kết quả tốt. Lúc đầu, có lẽ bạn sẽ

chẳng thu được kết quả gì ngoài những vệt màu tệ hại, nhưng sự kiên nhẫn sẽ được trả công

xứng đáng.

Trong một số trường hợp bạn có thể thu được kết quả tốt đơn giản bằng cách cắt phần "gây hại"

ra khỏi ảnh, và sau đó sử dụng một plug-in gọi là "Resynthesizer" (tái tổng hợp) để lấp đầy phần

 



136



trống. Plug-in này không được đưa vào bản phân phối GIMP chính thức, nhưng có thể lấy được

từ trang web Resynthesizer của tác giả. Cũng như nhiều thứ khác, kết quả thu được có thể rất

khác nhau.

Loại bỏ mắt đỏ



Khi bạn chụp một ảnh có flash một người hướng trực tiếp về máy ảnh, tròng đen của mắt có thể

phản hồi ánh sáng của flash trở lại máy ảnh theo một cách khiến cho mắt có màu đỏ sáng: hiệu

ứng này được gọi là "mắt đỏ", và trông rất kỳ quái. Nhiều máy ảnh hiện đại có các chế độ flash

đặc biệt để hạn chế tối thiểu mắt đỏ, nhưng chúng chỉ hoạt động khi bạn sử dụng chúng, và thậm

chí chúng không phải lúc nào cũng hoạt động hoàn hảo. Lý thú thay, hiệu ứng tương tự cũng xảy

ra đối với các động vật, nhưng mắt có thể hiện ra với các màu sắc khác, ví dụ như lục.

GIMP không có một công cụ đặc biệt để loại bỏ mắt đỏ, nhưng nó không phải quá khó để làm.

Về cơ bản, ý tưởng là phóng đại phần xung quanh mắt lên sao cho nó to ra và dễ xử lý; sau đó

thực hiện một phép chọn phần đỏ của mắt và thêm một chúng phần xung quanh nó; "tạo hiệu

ứng lông chim" (feather) cho phép chọn sao cho không gây ra các mép sắc cạnh; và sau cùng

khử bão hòa kênh đỏ phép chọn bằng cách dùng một trong các công cụ màu sắc---Levels, Curves

hoặc Hue/Saturation. Phải tốn chút thời gian thực tập vài lần đầu tiên, nhưng khi bạn đã nắm

vững kỹ thuật này, bạn có thể nhanh chóng và dễ dàng tạo ra một màu mắt trông thật tự nhiên.

Nếu bạn thích dùng một phương pháp tự động hóa hơn, bạn có thể thử tải plug-in redeye mới

được tạo ra gần đây trong Gimp Plug-in Registry. Chúng tôi chưa nhận được một phản hồi nào

về việc nó hoạt động như thế nào. Nó hiện diện ở dạng mã nguồn, vì thế bạn phải biên dịch nó để

sử dụng. (Xem phần Cài đặt các Plug-in để biết cách làm như thế nào).



11.6. Lưu các kết quả của bạn

Các tập tin



Định dạng tập tin nào bạn nên sử dụng để lưu lại các kết quả công việc của mình, và bạn có nên

chỉnh lại kích thước ảnh không? Câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn định sử dụng ảnh để làm gì.









 



Nếu bạn định mở ảnh lại trong GIMP và làm việc thêm, bạn nên lưu nó ở định dạng

nguyên thủy XCF của GIMP (tức là tên gì đó.xcf), bởi vì đó là định dạng duy nhất đảm

bảo rằng không có thông tin nào của ảnh bị mất.

Nếu bạn định in ảnh trên giấy, bạn nên tránh giảm kích thước ảnh, trừ khi cắt bớt ảnh. Lý

do là các máy in có thể đạt được độ phân giải điểm (dot resolution) cao hơn rất nhiều so

với màn hình video---600 đến 1400 dpi đối với các máy in tiêu chuẩn, so với 72 đến 100

dpi của các màn hình. Một ảnh 3000x5000 trông to "khủng khiếp" trên màn hình, nhưng

chỉ đạt kích thước 5 inch x 8 inch (12.7 x 20,3cm) trên giấy ở độ phân giải 600dpi.Và

thông thường cũng chẳng có lý do gì để nới rộng (expand) ảnh: bạn không thể tăng độ

phân giải thực bằng cách đó, và nó luôn luôn có thể chỉnh được kích thước lúc in. Về

định dạng tập tin, thông thường ta có thể sử dụng JPEG với mức chất lượng 75-85. Trong

một số trường hợp hiếm hoi, khi có những mảng lớn có màu sắc gần như đồng nhất, bạn

137











có thể thiết lập mức chất lượng cao hơn hoặc dùng một định dạng không mất chất lượng

(lossless) như TIFF.

Nếu bạn định trình bày ảnh trên màn hình hoặc dùng cho máy chiếu, nên ghi nhớ rằng độ

phân giải cao nhất của màn hình trên hầu hết các hệ thống phổ biến nhất hiện nay là

1600x1200, vì thế bạn chẳng có lợi gì nếu để ảnh lớn hơn kích thước đó. Với mục đích

này thì định dạng JPEG luôn là lựa chọn tốt.

Nếu bạn muốn đưa ảnh lên trang web hoặc gửi nó qua thư điện tử, tốt nhất là nên giữ

kích thước tập tin càng nhỏ càng tốt. Trước tiên, chỉnh lại kích thước của ảnh xuống mức

nhỏ nhất sao cho vẫn còn có thể thấy được các chi tiết quan trọng nhất (cần ghi nhớ là

những người khác có thể dùng màn hình có kích thước khác và/hoặc thiết lập độ phân

giải màn hình khác). Thứ hai là lưu ảnh thành tập tin JPEG. Trong hộp thoại JPEG save,

đánh dấu tùy chọn "Preview in image window" (xem trước trong cửa sổ ảnh), và sau đó

điều chỉnh thanh trượt Quality xuống mức thấp nhất mà vẫn cho bạn chất lượng chấp

nhận được. (bạn sẽ nhìn thấy ảnh sau mỗi lần thay đổi giá trị). Đảm bảo rằng ảnh được

phóng ở tỷ lệ 1:1 khi bạn thực hiện điều này, để tránh cho bạn bị sai do tác dụng của việc

phóng ảnh.



Xem phần Các định dạng tập tin để có thêm thông tin.

In ảnh



[This needs to be written.]

Dữ liệu EXIF



Khi bạn chụp một ảnh, các máy ảnh số hiện đại thêm thông tin vào tập tin dữ liệu về các thiết lập

của máy ảnh và các điều kiện (circumstances) mà bức ảnh được chụp. Các dữ liệu này được đưa

vào các tập tin JPEG hoặc TIFF trong một định dạng có cấu trúc được gọi là EXIF. Đối với các

tập tin JPEG, GIMP có khả năng duy trì các dữ liệu EXIF, nếu được xây dựng một cách phù

hợp: nó phụ thuộc vào một thư viện được gọi là "libexif", không phải mọi hệ thống đều có. Nếu

GIMP được xây dựng có hỗ trợ EXIF thì việc mở một tập tin JPEG có các dữ liệu EXIF, và sau

đó lưu lại ảnh đó theo định dạng JPEG thì sẽ giữ được các dữ liệu EXIF không thay đổi. Nói một

cách nghiêm ngặt thì đây không phải là cách đúng đắn để một trình chỉnh sửa hình ảnh quản lý

các dữ liệu EXIF, nhưng tốt hơn việc loại bỏ nó, là cách mà các phiên bản GIMP trước đây làm.

Nếu bạn muốn xem các nội dung của dữ liệu EXIF, bạn có thể tải từ Gimp Plug-in Registry một

plug in có tên Exif Browser plug-in. Nếu bạn có thể xây dựng và cài đặt nó vào hệ thống của

mình, bạn có thể truy nhập vào Filters->Generic->Exif Browser từ menu ảnh. (Xem trợ giúp

trong phần Cài đặt các Plug-in mới).



12. Chuẩn bị các ảnh của bạn cho web

Một trong những mục đích phổ biến nhất mà GIMP được sử dụng là dùng để chuẩn bị các ảnh để

thêm vào trang web. Điều này có nghĩa là làm cho ảnh càng đẹp càng tốt nhưng đồng thời lại

 



138



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (602 trang)

×