Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 602 trang )
3.1. Giới thiệu
Ảnh chụp màn hình trên cho thấy cách sắp xếp cơ bản nhất của các cửa sổ GIMP để có thể sử
dụng một cách có hiệu quả. Ba cửa sổ trên thể hiện:
The Main Toolbox: (Hộp Công cụ Chính) Đây là trái tim của the GIMP. Nó chứa menu cấp
cao nhất, cùng với một bộ các nút biểu tượng có thể dùng để chọn công cụ, và một số thứ
khác.
46
Tool options: (Các tùy chọn Công cụ) Ngay phía dưới hộp công cụ chính là hộp thoại các
tuỳ chọn Công cụ (Tool Options Dialog), hiển thị các tuỳ chọn của công cụ đang được chọn
(trong trường hợp này là công cụ Rectangle Select).
An image window: (Cửa sổ Ảnh) Mỗi ảnh mở trong GIMP hiển thị trong một cửa sổ riêng
biệt. Có thể mở nhiều ảnh cùng một lúc: giới hạn chỉ tuỳ thuộc vào tài nguyên của hệ thống.
Ta cũng có thể chạy GIMP mà không cần mở ảnh nào, tuy nhiên như thế thì cũng chẳng có
nhiều điều hữu ích để làm cho lắm!
Layers Dialog: (Hộp thoại Lớp) Hộp thoại này hiển thị cấu trúc lớp của ảnh hiện đang được
kích hoạt, và ta có thể điều khiển hộp thoại này theo nhiều cách khác nhau. Ta cũng có thể
thực hiện được một vài thao tác rất cơ bản mà không cần đến hộp thoại này, tuy nhiên ngay
cả những người dùng GIMP căn bản nhất cũng thấy rằng cần thiết phải luôn có hộp thoại
này bên cạnh.
Brushs/Patterns/Gradients: Nằm ngày dưới hộp thoại các lớp, hiển thị các hộp thoại để
quản lý các cọ vẽ (brush), kiểu (pattern) và gradient.
Đây là một thiết lập tối thiểu. Còn có trên một tá các kiểu hộp thoại khác mà GIMP sử dụng cho
nhiều mục đích khác nhau, nhưng thông thường người dùng chỉ mở chúng ra khi cần thiết và
đóng chúng lại khi không cần. Những người dùng "khôn ngoan" luôn mở hộp thoại Toolbox
(cùng với Tool Options) và hộp thoại các lớp. Hộp công cụ rất cần thiết cho nhiều tác vụ của
GIMP; thực ra, nếu bạn đóng nó, GIMP sẽ thoát. (tất nhiên bạn sẽ được hỏi để khẳng định muốn
đóng). Các tuỳ chọn công cụ thực ra là một hộp thoại riêng biệt, nó được "gắn" vào hộp công cụ
chính. Người dùng khôn ngoan luôn để chúng được thiết lập như vậy: thật khó sử dụng các công
cụ có hiệu quả khi không nhìn thấy các tuỳ chọn của chúng được thiết lập thế nào. Hộp thoại
Layers sẽ "nhập cuộc" khi nào bạn làm việc với một ảnh có nhiều lớp: một khi bạn đã sử dụng
GIMP thành thạo qua mức cơ bản thì câu này sẽ có nghĩa là luôn luôn. Và sau cùng, tất nhiên
phải có các ảnh để có thể làm việc với chúng là điều có lẽ quá hiển nhiên.
Ghi chú
Nếu "diện mạo" của GIMP trở nên "lôi thôi lếch thếch" quá, may mắn thay ta có thể dễ
dàng sắp xếp lại các hộp thoại. Trong menu File từ Hộp Công cụ Chính, chọn File>Dialogs->Create New Dock->Layers, Channels, and Paths sẽ mở cho bạn hộp thoại các
Lớp giống như cái được minh họa. Cũng trong menu này, chọn File->Dialogs->Tool
Options sẽ mở ra hộp thoại tùy chọn Công cụ mới, nhờ đó bạn có thể gắn vào phía dưới
Hộp Công cụ Chính. (Phần Các Hộp thoại và Docking giải thích làm thế nào để gắn các
hộp thoại). Không cần thiết phải tạo ra một Hộp Công cụ Chính mới, bởi vì bạn không
thể loại bỏ nó mà không làm cho GIMP thoát chương trình.
Không giống như các chương trình khác, GIMP không cung cấp cho bạn tùy chọn đưa tất cả mọi
thứ--các kiểm soát và hiển thị ảnh--tất cả vào một cửa sổ chi tiết. Các nhà phát triển GIMP luôn
luôn nghĩ rằng đây là một cách làm việc không hay, bởi vì nó buộc chương trình phải thực hiện
nhiều chức năng khác nhau, điều mà nên để cho một chương trình dành riêng cho việc quản lý
cửa sổ thực hiện. Điều này không chỉ làm mất thời gian của các nhà lập trình mà còn là một điều
không thể thực hiện hoàn hảo trên tất cả các hệ điều hành mà GIMP được thiết kế để chạy trên
đó.
47
Các phiên bản trước đây của GIMP (cho đến GIMP 1.2.5) rất "dồi dào" về các hộp thoại: những
người dùng kinh nghiệm thường có đến nửa tá các hộp thoại mở ra cùng một lúc hay còn nhiều
hơn nữa, nằm tản mát trên khắp màn hình khiến cho việc theo dõi chúng rất khó khăn. Về
phương diện này, GIMP 2.0 tốt hơn rất nhiều, bởi vì nó cho phép các hộp thoại có thể được gắn
với nhau một cách linh động. (ví dụ Hộp thoại Layers trên màn hình minh họa thực ra chứa đến
bốn hộp thoại, thể hiện bằng các thẻ: Layers, Channels, Paths và Undo). Bạn tốn chút ít thời gian
để học hệ thống này, nhưng một khi đã hiểu nó, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ thích nó.
Các phần dưới đây sẽ dẫn dắt bạn qua từng thành phần của các cửa sổ, giải thích chúng là gì và
chúng làm việc như thế nào. Một khi bạn đã đọc chúng, cùng với phần mô tả cấu trúc cơ bản của
các ảnh trong GIMP, bạn đã đủ biết GIMP để sử dụng nó cho nhiều mục đích xử lý ảnh khác
nhau. Sau đó bạn có đọc tiếp phần còn lại của tài liệu hướng dẫn này khi muốn (hoặc chỉ biết để
thử) để biết những thứ chuyên biệt và tinh vi hơn mà GIMP có thể làm gần như không có giới
hạn. Chúc bạn vui vẻ!
3.2. Hộp Công cụ Chính
Hộp Công cụ Chính là trái tim của GIMP. Nó là phần duy nhất của GIMP mà bạn không thể sao
chép hoặc đóng lại. Dưới đây giới thiệu vắn tắt những gì bạn sẽ thấy trong Hộp Công cụ Chính.
Mẹo
Trong Hộp công cụ, cũng giống như hầu hết các phần khác của GIMP, khi di
chuyển chuột lên trên một nội dung nào đó và để con trỏ chuột trên đó một chút sẽ
hiện ra một thông điệp "tooltip" có thể giúp bạn biết đó là thứ gì hoặc bạn có thể
làm gì với nó. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp bạn có thể bấm phím F1 để hiển thị
giúp đỡ về nội dung đang ở phía dưới con trỏ chuột.
Toolbox Menu: (menu Hộp Công cụ) Đây là menu đặc biệt: nó chứa một số lệnh không có
trong các menu đi kèm với ảnh (một số có thể có). Menu này bao gồm các lệnh dùng để
thiết lập các sở thích (preferences), tạo một số kiểu hộp thoại,... Các nội dung được mô tả
có hệ thống trong phần Menu Hộp Công cụ.
Tool icons: (Các biểu tượng Công cụ) Các biểu tượng này là các nút lệnh để kích hoạt các
công cụ dùng cho nhiều mục đích khác nhau: chọn các phần khác nhau trên ảnh, tô màu cho
chúng, chuyển đổi chúng,... Phần Giới thiệu Hộp Công cụ trình bày tổng quát cách làm việc
48
với các công cụ và mỗi công cụ được mô tả chi tiết trong chương Các Công cụ.
Foreground/Background colors: (Màu tiền cảnh/hậu cảnh) Các vùng có màu ở đây cho biết
màu tiền cảnh (foreground) và hậu cảnh (background), có tác dụng trong nhiều lệnh. Nhắp
chuột vào một trong hai vùng màu này sẽ mở ra hộp thoại chọn màu cho phép ta đổi chúng
thành màu khác. Nhắp chuột vào mũi tên hai đầu sẽ hoán đổi hai màu này, và nhắp chuột
vào biểu tượng nhỏ ở góc dưới bên trái sẽ tái lập hai màu này thành trắng và đen.
Brush/Pattern/Gradient Các biểu tượng ở đây cho ta biết các phép chọn hiện hành của
GIMP đối với: cọ vẽ (Paintbrush), được tất cả các công cụ sử dụng cho phép bạn "sơn" lên
ảnh ("painting" bao gồm cả các hoạt động (operation) như xoá và làm nhoè (smudging));
Kiểu (Pattern), được sử dụng để "đổ" (fill) vào các vùng được chọn của ảnh; và Gradient,
có tác dụng khi có bất cứ hoạt động nào cần đến sự làm trơn (smoothing) qua nhiều màu
khác nhau. Nhắp chuột vào bất kỳ biểu tượng nào trong số này sẽ mở ra hộp thoại cho phép
bạn thay đổi nó.
Active Image: (Ảnh kích hoạt) (đây là đặc điểm mới của GIMP 2.2) Trong GIMP, ta có thể
làm việc với nhiều ảnh cùng một lúc, nhưng tại một thời điểm, chỉ có một là "ảnh kích hoạt"
(active image). Ở đây ta sẽ thấy một biểu tượng nhỏ cho biết ảnh đang kích hoạt. Nhắp
chuột vào đó sẽ mở ra hộp thoại liệt kê danh sách các ảnh đang mở, cho phép ta chọn một
ảnh khác để kích hoạt nếu muốn. (Tuy nhiên, nhắp chuột vào của sổ của một ảnh nào đó
cũng có tác dụng tương tự.)
Ghi chú
Theo mặc định chức năng "Ảnh kích hoạt" bị tắt đi. Nếu muốn, bạn có thể bật nó
lên trong thẻ Toolbox Preferences.
3.3. Cửa sổ Ảnh
Trong GIMP, mỗi ảnh bạn mở ra được hiển thị trong một cửa sổ riêng biệt. (Trong một số trường
hợp, nhiều cửa sổ có thể cùng hiển thị một ảnh, nhưng điều này là không bình thường). Chúng ta
49
sẽ bắt đầu bằng việc mô tả tóm tắt những thành phần hiện diện mặc định trong một cửa sổ ảnh
bình thường. Thực ra, một số thành phần có thể được "hô biến" bằng cách sử dụng cách lệnh
trong menu View, nhưng có lẽ bạn sẽ thấy rằng mình không muốn làm như thế!
Thanh Tiêu đề: Trên cùng cửa sổ ảnh bạn sẽ thấy một thanh tiêu đề, cho biết tên của ảnh
cùng với một số thông tin cơ bản về nó. Thanh tiêu đề thực ra do hệ thống cửa sổ
(windowing system) cung cấp, chứ không phải của GIMP, do vậy diện mạo của nó có thể
thay đổi tuỳ theo các hệ điều hành, các chương trình quản lý cửa sổ và/hoặc các chế độ
(theme) khác nhau. Trong Hộp thoại Preferences bạn có thể thay đổi thông tin hiển thị ở
đây nếu muốn.
Menu Ảnh: Ngay phía dưới Thanh Tiêu đề là menu Ảnh (trừ khi nó đã bị "cho biến đi").
Menu này cho phép ta thâm nhập vào gần như tất cả các lệnh ta có thể dùng để xử lý ảnh.
(Có một số lệnh "toàn cục" mà ta chỉ có thể sử dụng từ menu Hộp Công cụ) Ta cũng có thể
mở menu này bằng cách nhắp chuột phải vào trong ảnh [1], hoặc bằng cách nhắp chuột trái
vào biểu tượng "mũi tên" ở góc trên trái, nếu vì một lý do nào đó bạn thấy một trong những
cách dùng này tiện lợi hơn. Thêm vào đó: hầu hết các lệnh trên menu cũng có thể được kích
hoạt từ bàn phím, bằng cách sử dụng phím Alt cùng với một phím tắt là chữ cái gạch dưới
trên tiêu đề menu. Ngoài ra: bạn cũng có thể định nghĩa các phím tắt riêng của mình cho
các lệnh của menu, nếu bạn bật chức năng Sử dụng các phím tắt động trong hộp thoại
Preferences.
Nút lệnh Menu: Nhắp chuột vào nút này sẽ mở menu ảnh, nhưng thay vì ở dạng hàng thì
là dạng cột. Những người thích nhớ phím nóng không muốn menu này hiển thị có thể mở
menu này bằng tổ hợp phím Shift F10 .
Thước: Ở chế độ hiển thị mặc định, các thước đo hiển thị phía trên và bên trái của ảnh, cho
biết toạ độ bên trong ảnh. Bạn có thể thay đổi kiểu toạ độ hiển thị nếu bạn muốn. Theo mặc
định, điểm ảnh (pixel) là đơn vị đo, tuy nhiên bạn có thể đổi thành đơn vị khác bằng cách sử
dụng thiết lập đơn vị (Units setting) được mô tả ở phần dưới đây.
Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của các thước là dùng để tạo đường chỉ dẫn
(guides). Nếu ta nhắp chuột lên một thước và kéo nó vào phần hiển thị ảnh, một đường chỉ
dẫn (guideline) sẽ được tạo ra, bạn có thể sử dụng để định vị các đối tượng một cách chính
xác. Các đường chỉ dẫn có thể được di chuyển bằng cách nhắp chuột lên chúng và rê chuột,
hoặc có thể xóa bỏ đi bằng cách kéo chúng ra khỏi phần hiển thị ảnh.
Bật/tắt Mặt nạ Nhanh: Ở góc dưới bên trái của cửa sổ hiển thị ảnh là một nút nhỏ dùng
để bật tắt Mặt nạ Nhanh (Quick Mask), đây là một cách khác, và thường là cực kỳ hữu ích,
để xem vùng được chọn trong ảnh. Về nội dung chi tiết, xem phần Mặt nạ Nhanh.
Tọa độ con trỏ chuột: Ở góc dưới bên trái của cửa sổ ảnh là một vùng hình chữ nhật được
sử dụng để hiển thị tọa độ hiện hành của con trỏ (tức là vị trí của chuột, nếu bạn sử dụng
chuột), bất kỳ lúc nào con trỏ chuột cònn nằm trong ranh giới của ảnh. Đơn vị tọa độ giống
với đơn vị trên thước đo.
Menu đơn vị: (Đây là tính chất mới trong GIMP 2.2; không có trong GIMP 2.0). Theo mặc
định, đơn vị sử dụng trên các thước và trong một số mục đích khác là điểm ảnh (pixel). Bạn
có thể thay đổi thành inch (1inch=2,54cm), cm hay một vài đơn vị khác bằng cách sử dụng
menu này. (Nếu thay đổi đơn vị, lưu ý rằng thiết lập "Dot for dot" trong menu View sẽ ảnh
hưởng đến ảnh hiển thị được lấy tỷ lệ như thế nào: xem phần Dot for Dot để có thêm thông
50
tin.
Nút Phóng: (Đây là đặc điểm mới trong GIMP 2.2, không có trong GIMP 2.0). Có vài
cách để phóng to hay thu nhỏ ảnh, nhưng có lẽ đây là menu đơn giản nhất.
Vùng Trạng thái: Vùng Trạng thái xuất hiện phía dưới ảnh hiển thị. Ở chế độ mặc định,
phần lớn thời gian là vùng này báo cho ta biết phần nào của ảnh hiện đang được "kích
hoạt", và lượng bộ nhớ hệ thống mà máy đang chiếm dụng. Bạn có thể tùy biến thông tin
hiển thị ở đây, bằng cách thay đổi phần Preferences. Khi bạn thực hiện các thao tác tốn
nhiều thời gian, vùng trạng thái thay đổi tương ứng để cho biết thao tác nào đang được thực
hiện, và tình trạng của tiến trình đó.
Nút Cancel: Góc dưới bên phải của cửa sổ ảnh có nút Cancel (Hủy). Nếu bạn bắt đầu thực
hiện một thao tác phức tạp, tốn thời gian (thường gặp nhất là khi chạy một plug-in) và sau
đó quyết định, trong khi lệnh đó đang được thực hiện, rằng bạn thực sự chẳng muốn làm
chuyện đó chút nào, thì nút lệnh này sẽ hủy thao tác đó ngay lập tức.
Ghi chú
Có một số plug-in phản ứng "rất tệ" khi bị hủy giữa chừng, và có thể sinh ra các
"rác" ảnh.
(11) Kiểm soát định vị: Đây là một nút có hình chữ thập ở góc dưới bên phải cửa sổ ảnh.
Nhắp chuột vào nó và giữ phím chuột trái sẽ mở ra một cửa sổ hiển thị ảnh ở dạng thu nhỏ,
với phần được hiển thị được "đóng khung" (outline). Bạn có thể di chuyển đến một phần
khác của ảnh bằng cách nhắp chuột trái lên khung đó rồi rê chuột. Đối với những ảnh lớn,
mà chỉ có một phần nhỏ đang hiển thị, cửa sổ định vị (Navigation window) này là cách tiện
lợi nhất để tìm chỗ ảnh mà bạn cần. (Xem Hộp thoại Navigation để biết các cách khác truy
nhập vào cửa sổ định vị). (Nếu chuột của bạn có nút giữa, nhắp và kéo chuột để "chạy" trên
ảnh).
(12) vùng đệm không kích hoạt: Vùng đệm này tách biệt phần ảnh hiển thị đang được kích
hoạt với phần không kích hoạt, nhờ đó bạn có thể phân biệt chúng. Bạn không thể áp dụng
các Bộ lọc hay các lệnh nói chung lên vùng không kích hoạt.
(13) Hiển thị Ảnh: Phần quan trọng nhất của cửa sổ ảnh, tất nhiên chính là phần hiển thị ảnh.
Nó "chiếm" phần trung tâm của cửa sổ, bao quanh bởi một đường chấm chấm màu vàng
cho biết giới hạn của ảnh, nằm trên một nền xám trung tính (neutral gray). Bạn có thể thay
đổi độ phóng đại của ảnh theo vài cách, kể cả thiết lập Zoom trình bày dưới đây.
(14) bật/tắt thay đổi kích thước cửa sổ ảnh: Nếu bấm nút này, ảnh sẽ tự thay đổi kích thước
khi cửa sổ ảnh thay đổi kích thước.
[1]
Người dùng Apple Macintosh có thể sử dụng Ctrl+nút chuột trái.
51
3.4. Các Hộp thoại và Gắn
Các Thanh gắn
Một dock, Với các thanh gắn được chọn (chỗ có màu trắng)
Trong GIMP 2.0 và 2.2, bạn có khả năng sắp xếp các cửa sổ hộp thoại một cách rất linh động.
Thay vì đặt mổi hộp thoại trong một cửa sổ riêng, bạn có thể gộp chúng lại với nhau bằng cách
dùng các dock. Một dock là một cửa sổ chứa (container window) có thể chứa một tập hợp các
hộp thoại cố định như hộp thoại Tool Options, Hộp thoại Brushes, Hộp thoại Palette, v.v. Tuy
nhiên, dock không thể giữ cửa sổ ảnh: mỗi ảnh luôn có một cửa sổ riêng của nó. Chúng cũng
không thể chứa các hộp thoại không cố định, ví dụ như hộp thoại Preferences hoặc hộp thoại
New Image.
Mỗi một dock có một bộ các thanh gắn (docking bars), giống như thể hiện thành màu trắng trên
ảnh minh họa. Đây là các thanh mảnh màu xám, rất mờ và không dễ nhận thấy: hầu hết mọi
người dùng đều không nhận ra sự hiện diện của chúng cho đến khi có chủ định tìm.
52
Các tay cầm để kéo dock
Một hộp thoại trong một dock, với vùng tay cầm để kéo được thể hiện màu trắng
Mỗi một hộp thoại gắn được (dockable) có một vùng tay cầm để kéo (drag handle area), như thể
hiện trên hình minh họa. Bạn có thể nhận ra điều này bằng việc con trỏ chuột đổi thành hình bàn
tay khi nó chỉ vào vùng tay cầm kéo. Để gắn một hộp thoại, bạn chỉ cần nhắp chuộc lên vùng tay
cầm kéo của nó, và kéo nó vào một trong cách thanh gắn của một dock.
Bạn có thể kéo nhiều hơn một hộp thoại vào cùng một thanh gắn. Nếu bạn làm như vậy, chúng
sẽ biến thành các thẻ, thể hiện bằng cách biểu tượng ở trên cùng. Nhắp chuột vào phần điều
khiển thẻ sẽ chuyển thẻ đó lên phía trước, nhờ đó bạn có thể "giao tiếp" với nó.
53
Menu Ảnh
Một dock với một menu ảnh được chọn
Một vài dock có chứa một menu ảnh: là một menu liệt kê tất cả các ảnh mở trong GIMP, và hiển
thị tên của ảnh có thông tin hiện trong dock. Bạn có thể sử dụng menu ảnh để chọn một ảnh
khác. Nếu bấm nút Auto thì menu này luôn hiển thị tên của ảnh đang được kích hoạt trong
GIMP, tức là ảnh mà bạn đang làm việc.
Theo mặc định, dock "Layers, Channels, and Paths" hiển thị một menu ảnh trên cùng, trong khi
các dock khác thì không. Tuy nhiên, bạn luôn luôn có thể thêm hoặc loại bỏ một menu ảnh, bằng
cách bật tắt "Show Image Menu" trong menu Thẻ, như được mô tả dưới đây. (Ngoại lệ: bạn
không thể thêm một menu ảnh vào dock có chứa Hộp Công cụ.)
54
Menu Thẻ
Một hộp thoại trong một dock, với menu Thẻ được tô màu trắng
Trong mỗi hộp thoại, bạn có thể vào một menu đặc biệt gồm các lệnh liên quan đến thẻ bằng
cách nhắp chuột vào nút Tab Menu, như thể hiện trên hình minh họa. Chính xác lệnh nào hiển thị
trên menu khác nhau tuỳ theo hộp thoại, tuy nhiên chúng luôn có các lệnh về tạo thẻ mới, đóng
hoặc tách các thẻ.
Menu Thẻ từ hộp thoại Layers
Một menu Thẻ cho phép bạn truy cập vào các lệnh sau:
Context Menu (menu ngữ cảnh)
55
Trên cùng mỗi menu Tab có một mục mở ra menu ngữ cảnh của hộp thoại, trong đó chứa
các lệnh đặc trưng cho kiểu hộp thoại đó. Ví dụ, menu ngữ cảnh của hộp thoại Patterns
chứa một tập hợp các lệnh xử lý kiểu.
Add Tab (Thêm thẻ)
Mục này mở ra một menu con cho phép bạn thêm nhiều loại hộp thoại gắn được vào
thành các thẻ.
Close Tab (Đóng thẻ)
Mục này đóng hộp thoại. Đóng hộp thoại cuối cùng trong một dock sẽ làm cho dock đó
cũng đóng lại luôn. Chọn mục này có tác dụng tương tự như nhắp chuột vào nút "Close
Tab".
Detach Tab (Tách thẻ)
Mục này tách hộp thoại ra khỏi dock, tạo ra một dock mới với dock mới chỉ có một hộp
thoại vừa mới tách ra đó. Nó có tác dụng tương tự như kéo tab ra khỏi dock và thả chuột
ở một vị trí bất kỳ.
Kích thước khi xem trước
Menu con kích thước xem trước của một menu Thẻ
Nhiều, nhưng không phải tất cả, hộp thoại có các menu thẻ chứa tùy chọn Preview Size
(kích thước xem trước), mở ra một menu con cung cấp một danh sách về kích thước các
mục trong hộp thoại. Ví dụ, hộp thoại Brushes hiển thị hình của tất cả các loại cọ vẽ: tuỳ
chọn Preview Size quyết định kích thước của tất cả các hình này. Giá trị mặc định là
Medium (trung bình).
Loại Thẻ
Menu con Loại Thẻ của một menu Thẻ
56