1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Sinh học >

NỘI DUNG HỌC TẬP: Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.45 MB, 57 trang )


Kế hoạch bài học môn Sinh học 6

phấn

GV: Kể tên các bộ phận tham gia thụ phấn ?

HS: Hạt phấn, đầu nhụy

GV: Hiện tượng thụ phấn diễn ra như thế nào?

HS: Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

GV: Hạt phấn có vai trò gì trong sự thụ phấn?

HS: Là bộ phận sinh ra tế bào sinh dục đực

GV: Hiện tượng thụ phấn ở ngô, ở bầu, bí

GV: Có mấy cách thụ phấn?

HS: Tự thụ phấn và giao phấn.

GV: Treo sơ đồ H 30.1 “Hoa tự thụ phấn”



- Sự thụ phấn: Là hiện

tượng hạt phấn tiếp xúc với

đầu nhụy.

- Có 2 cách thụ phấn:

+ Hoa tự thụ phấn: Là

hoa có hạt phấn rơi vào đầu

nhụy của chính hoa đó.

VD: Hoa bưởi, hoa mận,…

+ Hoa giao phấn: Có hạt

chuyển đến đầu nhụy của

hoa khác.

VD: Hoa ngô, hoa bí,…



GV: Hoa tự thụ phấn là hoa như thế nào?

HS: Có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó

GV: Hoa tự thụ phấn thuộc loại hoa nào?

HS: Hoa lưỡng tính

GV: Trong điều kiện nào thì hoa tự thụ phấn diễn ra sự

thụ phấn?

HS: Nhị và nhụy chín cùng 1 lúc

GV: Nêu ví dụ về hoa tự thụ phấn?

HS: Hoa bưởi, hoa mận………

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin sgk thảo luận nhóm nhỏ

“khăn trải bàn” phân biệt hoa giao phấn khác với hoa tự

thụ phấn ở điểm nào? (5 phút)

HS: Qua thảo luận báo cáo kết quả

GV: Nhận xét, hoàn chỉnh

- Hoa lưỡng tính nhị và nhụy không chín cùng 1 lúc.

- Những hoa đơn tính giao phấn.

Thế nào là hoa giao phấn? Nêu đặc điểm của hoa giao

phấn? Nêu ví dụ?

HS: - Hoa giao phấn có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy

của hoa khác.

- Hoa đơn tính và lưỡng tính có nhị và nhụy không

chín cùng 1 lúc.

GV: Hoa giao phấn thực hiện được nhờ vào đâu?

HS: Nhờ sâu bọ, gió, người…

HOẠT ĐỘNG 2 : 15 Phút

2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ .

Trang: 143



Kế hoạch bài học môn Sinh học 6

(1) Mục tiêu:

• Kiến thức: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

• Kĩ năng: Quan sát, so sánh.

(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:

• Phương pháp: Quan sát, so sánh

• Phương tiện dạy học: Bảng phụ

(3) Các bước hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

Bước 1: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

Bước 2:

GV: Treo tranh : Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.



NỘI DUNG BÀI

HỌC

2/ Đặc điểm của hoa

thụ phấn nhờ sâu bọ



- Màu sắc sặc sỡ, có

hương thơm mật ngọt

- Hạt phấn to và có

gai, đầu nhuỵ có chất

dính .

GV: Yêu cầu HS quan sát kết hợp với vật mẫu, thảo luận

nhóm (5 phút): nêu những đặc điểm chính của hoa có thể

thu hút sâu bọ.

HS: quan sát tranh kết hợp vật mẫu thảo luận nhóm, thống

nhất báo cáo:

- Hoa có màu sắc sặc sỡ.

-Cánh hoa đẹp, có dạng đặc biệt, có đĩa mật ngọt ở đáy,

hạt phấn to, có gai, đầu nhụy có chất dính…

Em hãy kể tên những loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?(bầu,

bí, ……)

GV: Vậy sâu bọ có vai trò quan trọng như thế nào trong việc

thụ phấn của cây?

HS: Giúp cây thụ phấn, kết hạt, tạo quả.

GD ứng phó với BĐKH –PCTT: ( Liên hệ)

Giáo dục HS có ý thức bảo vệ các loài động vật vì chúng

có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho hoa, duy trì và

phát triển nòi giống của các loài thực vật  phát triển rừng,

bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ sự bền vững của các hệ sinh

thái  giảm tác động của BĐKH.

5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

5.1. Tổng kết:

1) Thụ phấn là gì ?( Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy)

2) Thế nào là hoa tự thụ phấn ?Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào ?

Trang: 144



Kế hoạch bài học môn Sinh học 6

+ Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chín hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn.

+ Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính , nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc

3) Kể tên một vài loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ( Hoa mướp , bí đỏ, bìm bìm …)

Đặc điểm phù hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của hoa bí đỏ là hoa đực, cái có tràng

lớn, màu vàng, có đĩa mật hấp dẫn sâu bọ, chỉ nhị to, ngắn, nhuỵ ngắn đầu nhuỵ

không có chất lông

+ Hoa bìm bìm: Tràng hoa màu tím nỗi bật trên nền xanh, sâu bọ dễ nhận, ống tràng

chật, hẹp.

5.2. Hướng dẫn học tập:

* Đối với bài học ở tiết học này:

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK

* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo

- Chuẩn bị : “ Thụ phấn ( tt) “

+ Mang cây ngô có hoa, hoa bí ngô .

+ Ôn lại kiến thức bài trước .

? Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?

6. PHỤ LỤC:



Trang: 145



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

×