1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.75 KB, 111 trang )


25

Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính



phòng. Tuy nhiên, việc giữ tiền lại đem tới những nguy cơ cho DN như nguy

cơ bị mất mát, biển thủ vì tiền là đối tượng dễ bị tham ô lợi dụng; nguy cơ

thiệt hại do tiền mất giá; việc dự trữ tiền phát sinh chi phí quản lý và chi phí

cơ hội. Vì vậy, quản trị VBT là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem

lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu

cầu thanh toán bằng tiền mặt của DN. Nội dung quản trị VBT nổi lên các vấn

đề chủ yếu đó là: quyết định tồn quỹ, quản trị quá trình thu chi tiền mặt và

quyết định đầu tư tiền mặt nhàn rỗi nhằm mục tiêu sinh lời. Có thể chi tiết nội

dung quản trị VBT bao gồm:

 Xác định đúng đắn lượng tồn quỹ mục tiêu hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các



nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của DN trong kỳ.

- Phương pháp đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng

tiền mặt bình quân 1 ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý để xác định

lượng tồn quỹ mục tiêu. Có thể xác định như sau:

Lượng tiền tồn quỹ mục tiêu = Nhu cầu chi dùng bình quân 1 ngày x Số

ngày dự trữ cần thiết

-



Phương pháp thứ 2 có thể xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc

giữ tiền quá nhiều làm cho tiền không được đầu tư sinh lời và chi phí giao

dịch do giữ tiền quá ít liên quan đến việc chuyển đổi các tài sản đầu tư có tính

thanh khoản thấp hơn thành tiền mặt để sẵn sang chi tiêu. Tổng chi phí lưu

giữ tiền mặt là tổng của chi phí cơ hội và chi phí giao dịch. Có thể minh họa

như sau:

Hình 1.4: Tổng chi phí giữ tiền mặt

Chi phí giữ tiền mặt

Tổng chi phí giữ tiền mặt

Chi phí cơ hội



SV: Nguyễn Thu Nga



Lớp: CQ48/11.13



26

Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính



Chi phí giao dịch



C*



Quy mô tiền mặt



 Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt, bao gồm các biện pháp như:

-



Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không



được thu chi ngoài quỹ.

- Phân định rõ ràng trách nhiệm trong công tác quản lý VBT giữa kế toán và

thủ quỹ.

- Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở

chứng từ hợp thức và hợp pháp, thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt

với sổ quỹ hàng ngày

- Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang chuyển phát

sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.

 Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm

Nhờ công tác lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, DN có các biện pháp phù

hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt

tạm thời nhàn rỗi.

Cũng trong công tác lập kế hoạch tiền tệ, DN thực hiện dự báo và quản

lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất trong từng thời kỳ để chủ động đáp

ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.

c. Quản trị các khoản phải thu



Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ DN do mua chịu hàng hoá

hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các DN đều có các khoản nợ phải thu

nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số



SV: Nguyễn Thu Nga



Lớp: CQ48/11.13



27

Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính



vốn của DN bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận

và rủi ro trong bán chịu hàng hoá, dịch vụ.

Các biện pháp cụ thể quản trị NPT như sau:



SV: Nguyễn Thu Nga



Lớp: CQ48/11.13



28

Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính



 Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:



Trước hết, DN cần phải xác định đúng đắn các tiêu chuẩn bán chịu hay

giới hạn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được DN chấp

nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà DN áp dụng

chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. Và việc hạ thấp hay

nâng cao tiêu chuẩn bán chịu phải đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi

phí liên quan tới khoản phải thu do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu.

Trong chính sách bán chịu, DN còn cần phải quan tâm tới điều khoản

bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ

chiết khấu thanh toán áp dụng nếu khách hàng thanh toán sớm. DN chỉ nên

nới lỏng thời hạn bán chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu

thụ lớn hơn chi phí tăng thêm cho quản trị khoản phải thu.

 Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:



Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi, DN

cần phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu, chủ yếu gồm đánh giá

khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi

khoản nợ đến hạn thanh toán.

 Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:

-



Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: Có bộ phận kế toán theo dõi

khách hàng nợ chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ NPT đối với từng khách

hàng để nâng cao hiệu suất thu hồi nợ; xác định hệ số NPT trên doanh thu



hàng hóa tối đa cho phép phù hợp với từng khách hàng.

- Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách

thu hồi nợ thích hợp: Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ đến

hạn, nợ quá hạn như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, bán lại nợ, yêu cầu sự can

thiệp của Tòa án kinh tế…

-



Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng

nợ phải thu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính…



SV: Nguyễn Thu Nga



Lớp: CQ48/11.13



29

Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính



d. Quản trị vốn tồn kho dự trữ



Tồn kho dự trữ là những tài sản mà DN dự trữ để đưa vào sản xuất

hoặc bán ra sau này. Việc tồn kho giúp DN chủ động trong sản xuất và năng

động trong việc mua nguyên vật liệu dự trữ; giúp cho quá trình sản xuất của

DN được linh hoạt và liên tục; chủ động trong việc hoạch định sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm…

Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng

tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Trong quản lý vốn tồn kho dự trữ cần

xem xét tới sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn

kho cao hay thấp, do đó đặt ra yêu cầu tối thiểu hóa chi phí tồn kho.

Để quản trị hàng tồn kho, ta có thể sử dụng mô hình tổng chi phí tối

thiểu (EOQ – Economic order quantity), là mô hình quản lý hàng tồn kho

mang tính định lượng được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu (lượng

đặt hàng kinh tế) cho DN đảm bảo chi phí tồn kho là thấp nhất. Mô hình

EOQ mô tả như sau:

Hình 1.5: Mô hình tổng chi phí tối thiểu EOQ

Chi phí

Tổng chi phí

Chi phí lưu giữ



Chi phí đặt hàng



QE



Số lượng hàng đặt



Theo mô hình này, ta giả định mỗi lần đặt hàng bằng nhau, lượng hàng

sử dụng mỗi ngày là như nhau, biểu diễn như sau:



SV: Nguyễn Thu Nga



Lớp: CQ48/11.13



30

Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính



Hình 1.6: Mức dự trữ tồn kho

Mức dự trữ tồn kho



Q/2



Q



Tđh1



Tđh2



Tđh3



Thời gian



Khi đó ta có thể xác định các thông số liên quan tới phương án tồn kho

tối ưu nhất như sau:

-



Lượng đặt hàng kinh tế: QE =

Số lần thực hiện hợp đồng trong kỳ: LC =

Số ngày cung cấp cách nhau: NC =

Mức tồn kho trung bình (không có dự trữ):

Mức tồn kho trung bình (có dự trữ):

+ QBH

Thời điểm tái đặt hàng: QĐH = n



Trong đó:

c1: chi phí lưu kho đơn vị



Qn: số lượng vật tư hàng hóa cần cung



c2: chi phí cho1 lần thực hiện hợp đồng



ứng trong năm



QBH : lượng dự trữ bảo hiểm



n: số ngày chờ đặt hàng



1.2.2.4. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp

a. Lựa chọn quyết định đầu tư tài sản cố định



Đầu tư dài hạn là quá trình hoạt động sử dụng vốn để hình thành nên

những tài sản cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận trong

khoảng thời gian dài trong tương lai.

Đầu tư dài hạn của DN chính là hoạt động bỏ vốn để mua sắm, xây

dựng hình thành các TSCĐ và lượng TSLĐ thường xuyên cần thiết phù hợp

SV: Nguyễn Thu Nga



Lớp: CQ48/11.13



31

Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính



với một quy mô kinh doanh nhất định; hoặc để góp vốn liên doanh dài hạn; để

mua cổ phiếu, trái phiếu của đơn vị khác nhằm thu lợi nhuận.

Từ đó, có thể thấy rằng đầu tư TSCĐ là một trong quyết định đầu tư dài

hạn chủ yếu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN. Đầu tư TSCĐ là

khoản đầu tư nhằm tạo ra TSCĐ của DN. Thông thường DN phải sử dụng

một khoản vốn lớn để thực hiện đầu tư TSCĐ thông qua việc xây dựng và

mua sắm. Dựa vào hình thái vật chất của kết quả đầu tư, có thể chia đầu tư

TCSĐ thành đầu tư về TSCĐHH và đầu tư về TSCĐVH:

-



Đầu tư về TSCĐHH bao gồm toàn bộ việc xây dựng, mua sắm các tài sản như

nhà xưởng, máy móc thiết bị,… Việc đầu tư các loại tài sản này cần phải



được xem xét gắn liền chặt chẽ với sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật.

- Đầu tư về TSCĐVH như đầu tư mua bằng phát minh sáng chế, bản quyền,

quy trinh công nghệ sản xuất mới,…

Việc phân loại trên giúp cho công tác theo dõi, quản lý và đề ra các

biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư được thuận tiện hơn.

Quyết định đầu tư TSCĐ là quyết định có tính chiến lược của DN, nó

ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DN trong một thời gian dài, nó chi phối

quy mô kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ của DN, từ đó ảnh

hưởng đến sản phẩm sản xuất, tiêu thụ trong tương lai của DN. Chính vì thế,

để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi DN phải cân nhắc kỹ lưỡng các nhân tố

tác động đến việc đầu tư của DN. Các nhân tố chủ yếu tác động đến quyết

định đầu tư bao gồm:

-



Chính sách kinh tế của Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế.

Thị trường và sự cạnh tranh.

Lãi suất tiền vay và thuế trong kinh doanh.

Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.

Mức độ rủi ro của đầu tư.



-



Khả năng tài chính của DN.



SV: Nguyễn Thu Nga



Lớp: CQ48/11.13



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

×