1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Thương mại >

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = x 100%

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.75 KB, 111 trang )


40

Luận văn tốt nghiệp

1.2.3.3.



Học viện Tài chính



Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

- Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh:



Vòng quay toàn bộ VKD =

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, vốn kinh doanh của doanh nghiệp chu

chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ

hiệu suất sử dụng vốn càng cao.

-



Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD (ROAE):

TSLN trước lãi vay và thuế trên VKD =

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD mà



không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN và nguồn gốc của VKD.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh (TSV):



TSLN trước thuế trên VKD =

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra

bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA):



TSLN sau thuế trên VKD =

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kì tạo ra

bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):



TSLN vốn chủ sở hữu =

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ tạo ra

bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở

hữu một mặt phụ thuộc hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hay trình độ sử dụng

vốn; mặt khác phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp.



SV: Nguyễn Thu Nga



Lớp: CQ48/11.13



41

Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính



1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị vốn kinh doanh của doanh



nghiệp

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

 Trình độ tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất:



Đây là yếu tố chủ quan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn. Bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, ăn khớp hoạt động một cách

nhịp nhàng sẽ giúp cho DN sử dụng vốn có hiệu quả, ngược lại thì nếu trình độ

quản lý yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không bảo toàn được vốn. Trong công tác

này phải chú trọng đến việc tổ chức và sử dụng VKD như: Xác định nhu cầu vốn,

bố trí cơ cấu vốn, sử dụng vốn hợp lý đúng mục đích, tổ chức tốt công tác thu hồi

nợ, tránh lãng phí.

 Chính sách huy động vốn:



Chính sách huy động vốn hợp lý sẽ đảm bảo số vốn cần thiết với chi phí

sử dụng vốn tối ưu, sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Ngược lại, nếu chính sách

huy động vốn không phù hợp, cụ thể như DN sử dụng quá nhiều nguồn vốn dài

hạn để tài trợ cho TSLĐ hoặc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH

sẽ dẫn tới nguy cơ thừa hoặc thiếu vốn, chi phí sử dụng vốn cao hay rủi ro trong

thanh toán và làm giảm hiệu quả quản lý và sử dụng VKD.

 Công tác lập và thực hiện kế hoạch tài chính về VKD:



Việc lập kế hoạch tài chính về VKD tốt, sát với nhu cầu thực tế và thực

hiện tốt kế hoạch đó sẽ giúp DN đơn giản hóa công tác quản trị VKD, giảm

các chi phí quản lý, tăng hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD, có thể đối phó

linh hoạt với những sự kiện phát sinh.

 Trình độ quản lý sản xuất và trình độ tay nghề của người lao động:



Đây là nhân tố tác động trực tiếp tới việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu

đầu vào cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra của DN. Nếu DN có dây

chuyền sản xuất hiện đại, quản lý tốt việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu, công

cụ dụng cụ cùng với đội ngũ công nhân lành nghề sẽ giảm thiểu chi phí về

nguyên vật liệu, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và giúp giảm lượng

vốn tồn kho.

SV: Nguyễn Thu Nga



Lớp: CQ48/11.13



42

Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính



1.2.4.2. Nhân tố khách quan

 Tình hình biến động của thị trường nơi DN hoạt động:



Gồm cả thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra cho sản phẩm

của DN, lãi suất, lạm phát…. Khi nền kinh tế phát triển, thị trường đầu ra và

đầu vào thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho DN quản trị tốt VKD khi dễ dàng dự

trữ được nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất, thành phẩm hàng hóa tiêu thụ

nhanh chóng, thu hồi được các khoản nợ từ khách hàng và giúp đẩy nhanh

quay vòng vốn lưu động. Mặt khác, lãi suất thị trường cũng như lạm phát ảnh

hưởng tới cơ hội huy động nguồn đáp ứng nhu cầu VKD của DN và chi phí

cho việc sử dụng các nguồn vốn đó.

 Tiến bộ của khoa học công nghệ



Sự tiến bộ của khoa học công nghệ giúp DN đổi mới máy móc, thiết bị

sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh

tiêu thụ hàng hóa, làm tăng tốc độ luân chuyển VKD, sử dụng VKD tiết kiệm,

hiệu quả hơn. Và ngược lại nếu DN không tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ

của khoa học công nghệ, không đổi mới sản phẩm sẽ có nguy cơ thua lỗ, tiêu

hao nguyên vật liệu và giảm chất lượng sản phẩm, kéo theo giảm hiệu quả và

hiệu suất sử dụng VKD.

 Chính sách kinh tế của Nhà nước



Nhà nước tạo môi trường, hành lang pháp lý cho các DN phát triển sản

xuất kinh doanh và có những can thiệp kịp thời khi nền kinh tế biến động. Các

chính sách của Nhà nước như: chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách

tiền tệ,…tùy theo từng thời kỳ, từng bối cảnh mà tạo thuận lợi hay khó khăn

cho doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó có tác động làm

tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.



SV: Nguyễn Thu Nga



Lớp: CQ48/11.13



43

Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính



CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA

2.1.



Khái quát quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động kinh



doanh của Công ty Cổ phần bê tông Xây dựng Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng

Hà Nội

- Tên gọi chính thức: Công ty Cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội

- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Hanoi Concrete Construction Joint-



Stock Company

Tên viết tắt: VIBEX

Trụ sở chính: Xã Đông Ngạc – huyện Từ Liêm – TP Hà Nội

Điện thoại: (84 – 4) 3836 1998 – 3836 1999

Fax: (84 – 4) 3838 9283

Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội (viết tắt VIBEX) tiền thân



là Nhà máy bê tông đúc sẵn Hà Nội được thành lập ngày 06 tháng 5 năm 1961

theo quyết định số 472/BKT của Bộ Kiến trúc, sau đổi là Xí nghiệp Liên hợp

Bê tông Xây dựng Hà Nội. Từ ngày 26 tháng 4 năm 1996, Xí nghiệp Liên

hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội sáp nhập vào Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội

và được đổi tên là Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội. Thực hiện quyết định

số 2283/QĐ-BXD ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội từ một doanh nghiệp nhà nước được

chuyển đổi thành Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội.

-



Vốn điều lệ năm 2005: 25.883.000.000 đồng

Cổ phần phát hành lần đầu: 2.588.300 cổ phần, mệnh giá một cổ



phần là: 10.000 đồng, trị giá 25.883.000.000 đồng. Trong đó:



SV: Nguyễn Thu Nga



Lớp: CQ48/11.13



44

Luận văn tốt nghiệp



Học viện Tài chính



+ Cổ phần Nhà nước: 1.599.011 cổ phần, chiếm 61,78% cổ phần phát hành



lần đầu.

+ Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp: 632.289 cổ

phần, chiếm 24,43% cổ phần phát hành lần đầu.

+ Cổ phần bán đấu giá 357.000 cổ phần, chiếm 13,79% cổ phần phát hành

lần đầu.

- Vốn điều lệ năm 2011: 55.000.000.000 đồng.

- Vốn điều lệ năm 2012: 85.000.000.000 đồng.

Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội là đơn vị thành viên trực

thuộc Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, thuộc sở hữu của cổ đông, có tư

cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh

tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy

định của pháp luật, được đăng ký kinh doanh theo luật định, được tổ chức

và hoạt động theo luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty cổ phần đã

được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.2.1. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu

 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh:

-



Sản xuất và kinh doanh cấu kiện bê tông, ống cấp thoát nước, phụ kiện



nước và phụ kiện kim loại, vật liệu xây dựng.

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu

điện, hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến thế điện, trang trí nội,

ngoại thất.

- Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà.

- Tư vấn xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các công

trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm: lập dự án đầu tư, thẩm định dự án, khảo

SV: Nguyễn Thu Nga



Lớp: CQ48/11.13



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

×