1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Hiển thị đồ họa của input file

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 143 trang )


7.1. Chương trình Visual Editor



76



Bảng 7.1: Các menu chính trong Visual Editor

Tên menu

File

Input

Update Plots

Surface

Surface

Data

Run

Particle Display

Tally Plots

Cross Section Plots

3D View

CAD Import

Read_again

Backup

View

Help



Mô tả

Dùng để mở và lưu các input file. File → New View được

dùng để mở thêm cửa sổ đồ họa mới.

Mở cửa sổ soạn input file

Cập nhật thông tin mới cho cửa sổ đồ họa

Mở cửa sổ Surface

Mở cửa sổ Cell

Mở cửa sổ số liệu: vật liệu, importance,...

Chạy input file

Mở cửa sổ cho phép tạo các nguồn điểm và theo dõi vết của

hạt

Vẽ các tally từ các file runtpe hoặc mctal

Vẽ các tiết diện trong MCNP

Xem các hình học 3D

nhập các file CAD

Cập nhật các thay đổi trong input file được tạo ra bên ngoài

Visual Editor

Tạo các file backup (inpn1, inpn2,...)

Chọn cửa sổ đồ họa

Xem các thông tin giúp đỡ



Hình 7.1: Giao diện chính của Visual Editor

2. Zoom: phóng to, thu nhỏ hình vẽ. Có hai cách sử dụng chức năng này: cách thứ nhất là

đánh dấu vào ô Zoom và kéo rê chuột trên hình vẽ, cách thứ hai là sử dụng thanh Zoom out

− Zoom in.

3. Origin: chọn gốc tọa độ bằng cách đánh dấu vào ô này và nhấp vào tọa độ cần chọn trên

hình vẽ hoặc thay đổi các giá trị trong các ô X,Y,Z. Lưu ý là gốc tọa độ luôn năm chính giữa

màn hình.

4. Extents: thay đổi giá trị khoảng cách từ gốc tọa độ đến cạnh của cửa sổ đồ họa.



CHƯƠNG 7. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VISUAL EDITOR



Hình 7.2: Hiển thị đồ họa input file



77



7.1. Chương trình Visual Editor



78



5. Refresh: mở hoặc tắt chức năng update hình vẽ.

6. Surface & Cell: hiển thị chỉ số của surface (màu xanh) và cell (màu đỏ).

7. Color: hiển thị màu tương ứng với vật liệu sử dụng cho cell.

8. Facets: hiển thị chỉ số mặt cho macrobody.

9. WW Mesh: hiển thị lưới cửa sổ trọng số.

10. Rect: thay đổi cửa sổ đồ họa thành dạng hình vuông.

11. Tal Mesh: hiển thị mesh tally.

12. Rotate: quay hình vẽ đi một góc quanh trục.

13. Scale: hiển thị các biên (border ) hoặc lưới (grid của hình vẽ, chỉ sử dụng được khi rect được

chọn.

14. Res: chỉnh độ phân giải của hình vẽ.

15. Pscript: tạo file postscript out.ps.

16. Basis: chọn mặt phẳng vẽ hình.

17. Global/Local: hiển thị tọa độ của con trỏ so với trục tọa độ đã chuyển (local ) hoặc trục tọa

độ thực (global )

18. Label: hiển thị các nhãn cho cell bằng cách nhấp chuột phải và di chuyển tới LABEL. Các

nhãn có đi kèm kí tự n có thể được gán giá trị thông qua ô n trên Label.

19. Level: dùng để ẩn các lattice trong trường hợp hình học có cấu trúc phức tạp.



7.1.3



Một số file chính của Visual Editor



Một số file quan trọng sẽ được đọc vào tạo ra trong quá trình sử dụng Visual Editor

• inp: file input mặc định

• inpn: được tạo ra khi sử dụng Save − Update

• inpn.sav: file backup được tạo ra sau mỗi 5 phút

• inpcrash: được tạo ra khi có lỗi (fatal error )

• outp: được tạo ra trong quá trình vẽ hình

• inpt: được tạo ra khi vẽ 3D hoặc vẽ các điểm tương tác

• outp3d: output file của vẽ 3D

• outmc: chứa các output của MCNP

• vised.defaults: chứa đường dẫn của xsdir và các thư viện

• stndrd.n: file chứa các tiết diện của neutron

• stndrd.p: file chứa các tiết diện của photon

• user.n: file chứa các tiết diện của neutron cho từng người dùng

• user.p: file chứa các tiết diện của photon cho từng người dùng



79



CHƯƠNG 7. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VISUAL EDITOR



7.2



Chỉnh sửa input file bằng Visual Editor



Chương trình Visual Editor cho phép chúng ta sẽ thực hiện các chỉnh sửa hoặc tạo mới input file

một cách trực tiếp. Các thao tác chỉnh sử sẽ được thực hiện qua các công cụ Surface, Cell và Data

nằm trên thanh công cụ của chương trình. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các công cụ chỉnh

sửa input file này.



7.2.1



Cửa sổ Surface



Các chỉnh sửa cho surface được thực hiện trong của sổ surface, bằng cách nhấp vào menu Surface

trên thanh công cụ của Visual Editor (Hình 7.3).

Trong bảng Surface Mode, có 4 chức năng chính:

• Create new: tạo mặt mới, việc khai báo mặt mới được tiến hành bằng cách nhấp vào menu

Surfaces hoặc nhấp chuột phải trong cửa sổ, chọn loại mặt và khai báo các thông số vào ô

tương ứng. Sau khi đã nhập thông số cho mặt, chọn Register để tạo mặt.

• Scan: quét thông số của mặt, được thực hiện bằng cách kéo rê chuột qua mặt phẳng trên

cửa sổ đồ họa, các thông tin của mặt sẽ được hiện ra.

• Edit: chỉnh sửa thông số của mặt được chọn bằng chức năng Scan.

• Create Like: tạo mặt tương tự như trước đó.

Ngoài ra còn có một số chức năng khác trong cửa số Surface chẳng hạn như:

• Delete: xóa mặt được chọn.

• Hide/Show: ẩn/hiện các mặt.

• Wizard: giúp đỡ việc tạo mặt dễ dàng hơn bằng cách mô tả các hình học của mặt (Hình 7.4).

• Distance: hiển thị khoảng cách giữa hai mặt đơn giản, sử dụng với chức năng Scan.

• Surface Delta: tạo một mặt mới cách một khoảng delta so với mặt trước đó, sử dụng với

chức năng Create Like và chỉ cho các mặt đơn giản (phẳng, trụ, cầu).

• Reflective: tạo mặt phản xạ.

• Transformation: chuyển trục cho mặt.



Hình 7.3: Cửa sổ Surface



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

×