1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Ảnh 3D Ray Tracing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 143 trang )


87



CHƯƠNG 7. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VISUAL EDITOR



Hình 7.15: Đồ thị kết quả tally mô phỏng phổ detector HPGe



Hình 7.16: Cửa sổ Cross Section Plotting

• Zoom: phóng to, thu nhỏ

• Look: quay các mặt

• More Toward: tiến, lui về phía màn hình

• Select: chọn

• Roll: quay tròn

• Pitch: di chuyển lên xuống



88



7.4. Đồ họa 3D



Hình 7.17: Đồ thị tiết diện tổng tương tác photon đối với vật liệu nước



Hình 7.18: Ảnh 3D được tạo bởi Visual Editor

• Yaw: di chuyển qua lại

Ngoài ra, ta còn có thể click chuột phải lên vật thể được chọn để thực hiện các chức năng ẩn/hiện,

mặt, ẩn/hiện các đường.



89



CHƯƠNG 7. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VISUAL EDITOR



Hình 7.19: Giao diện 3D Ray Tracing và các loại ảnh Transparent (trên), Radiographics (giữa) và

Normal (dưới)



Hình 7.20: Ảnh động học của máy gia tốc cyclotron



7.4. Đồ họa 3D



90



8

Kĩ thuật giảm phương sai



Thông thường, khi tiến hành mô phỏng, các quá trình tương tác được thực hiện theo đúng như

những mô hình tương tác được dự đoán từ thực tế. Do đó, để tăng khả năng ghi nhận kết quả,

đồng thời cũng để làm giảm sai số thống kê của kết quả ghi nhận được, cách thức thông thường

nhất là làm tăng số hạt mô phỏng hoặc tăng thời gian chạy chương trình. Tuy nhiên, bên cạnh đó,

người ta cũng có thể sử dụng một số cách thức mô phỏng giúp rút ngắn quá trình tính toán cũng

như điều khiển các ghi nhận theo hướng hội tụ về kết quả một cách nhanh chóng. Ngoài ra, còn

có một yêu cầu quan trọng đối với các cách thức mô phỏng này đó là phải không được làm thay

đổi giá trị kì vọng của kết quả. Các cách thức mô phỏng đó được gọi là mô phỏng không tương tự

(non-analog simulation) do không tiến hành theo đúng như mô hình tương tác được xây dựng từ

thực tế.

Trong MCNP việc mô phỏng không tương tự này được thực hiện chủ yếu thông qua trọng số

(weight) của hạt. Trong đó mỗi hạt được gán cho một trọng số xác định, trọng số này sẽ thay đổi

trong suốt quá trình mô phỏng và kết quả ghi nhận của hạt sẽ được kèm theo trọng số để đảm bảo

là không thay đổi so với kì vọng của nó. Bằng cách này, các kết quả thu được sẽ có sai số (phương

sai) giảm hơn so với các thức mô phỏng tương tự với cùng thời gian chạy chương trình. Các cách

thức tính toán được sử dụng để mô phỏng không tương tự được gọi là các kĩ thuật giảm phương

sai (variance reduction technique).



8.1



Các kĩ thuật giảm phương sai



Các kĩ thuật làm giảm phương sai (variance reduction techniques) nhằm giúp rút ngắn thời gian

chạy chương trình cũng như làm giảm sai số thống kê trong quá trình mô phỏng, được chia thành

3 nhóm chính:

1. Các kĩ thuật điều khiển số lượng (population control method ): nhằm tăng/giảm số lượng các

hạt theo các khoảng không gian hoặc năng lượng

• Phân chia theo hình học (IMP)

• Phân chia theo năng lượng (ESPLT)

• Đặt ngưỡng khảo sát (CUT, PWT)

• Cửa sổ trọng số (WWE, WWN, WWP, WWG, WWGE)

2. Các kĩ thuật lấy mẫu (modified sampling method ): tăng xác suất của các sự kiện có khả năng

lớn lọt vào vùng ghi nhận



8.2. Phân chia theo hình học



92



• Biến đổi exponential (EXT, VECT)

• Hiệu chỉnh các hiệu ứng vật lý (PHYS)

• Va chạm bắt buộc (FCL)

• Hiệu chỉnh phát bremsstrahlung (BBREM)

• Hiệu chỉnh hướng và năng lượng nguồn (SDEF, SP, SB, SI)

• Hiệu chỉnh sự tạo photon từ neutron (PWT)

3. Các kĩ thuật kết hợp phương pháp tất định (partially deterministic method ): thay thế một

phần các quá trình ngẫu nhiên bằng các phương pháp tất định

• Detector điểm và vòng (F5a)

• Mặt cầu DXTRAN (DXT, DXC)

• Lấy mẫu tương quan (PD)

Khi sử dụng các kĩ thuật giảm phương sai vào trong bài toán, cần phải cân nhắc cẩn thận, vì khi

sử dụng không hợp lý các kĩ thuật này sẽ có thể tạo ra các kết quả bị chệch (bias) so với kì vọng.

Ví dụ 8.1: Minh họa việc áp dụng kĩ thuật giảm phương sai nhưng không làm kết quả bị chệch so

với kì vọng

Giả sử ta có hai cell, cell 1 và cell 2 có độ quan trọng lần lượt là imp=1 và imp=3, một hạt có

trọng số wgt=1 đi từ cell 1 vào cell 2. Giả sử rằng giá trị kì vọng của năng lượng hạt để lại

trong cell 2 là 0.5MeV. Khi đi từ cell 1 sang cell 2, do cell 2 có độ quan trọng lớn hơn nên hạt

sẽ được chia làm 3 hạt con với trọng số của mỗi hạt con là 1/3.

Bây giờ nếu ta xem như mỗi hạt để lại năng lượng trong cell bằng với kì vọng là 0.5MeV, thì

tổng năng lượng các hạt để lại trong cell 2 lúc này sẽ là

0.5 + 0.5 + 0.5 = 1.5(MeV)

Tuy nhiên do mỗi hạt chỉ có trọng số 1/3 nên kết quả cuối cùng thực sự sẽ là

0.5 × 1/3 + 0.5 × 1/3 + 0.5 × 1/3 = 0.5(MeV)

Giá trị này tương đương với kết quả khi không áp dụng kĩ thuật giảm phương sai cho hạt đi

từ cell 1 vào cell 2.

Như vậy ta có thể thấy việc sử dụng trọng số hạt giúp cho kết quả khảo sát năng lượng để lại

trong cell 2 có thống kê tốt hơn (khảo sát 3 hạt thay vì 1 hạt) nhưng kết quả vẫn không bị

chệch ra khỏi giá trị kì vọng.



8.2



Phân chia theo hình học



Trong phương pháp này, những độ quan trọng (imp) khác nhau sẽ được gán cho các cell trong khi

khai báo input file. Thông thường các cell có đóng góp lớn vào trong tally sẽ có độ quan trọng cao

hơn. Khi một hạt di chuyển giữa 2 cell có độ quan trọng khác nhau, nó sẽ trải qua một trong hai

trường hợp sau:

• Nếu cell mới có độ quan trọng cao hơn cell cũ, hạt sẽ bị phân chia (splitting) ra làm n hạt,

với n là tỉ số giữa độ quan trọng của cell mới và cell cũ (trong trường hợp n không phải số

nguyên, chẳng hạn như n = 2.75, hạt sẽ phân chia ra làm 3 hạt con với xác suất là 75% và

làm 2 hạt con với xác suất 25%). Mỗi hạt con sẽ có trọng số bằng 1/n lần trọng số của hạt

cũ.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

×