1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Chỉnh sửa input file bằng Visual Editor

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.32 MB, 143 trang )


79



CHƯƠNG 7. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VISUAL EDITOR



7.2



Chỉnh sửa input file bằng Visual Editor



Chương trình Visual Editor cho phép chúng ta sẽ thực hiện các chỉnh sửa hoặc tạo mới input file

một cách trực tiếp. Các thao tác chỉnh sử sẽ được thực hiện qua các công cụ Surface, Cell và Data

nằm trên thanh công cụ của chương trình. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các công cụ chỉnh

sửa input file này.



7.2.1



Cửa sổ Surface



Các chỉnh sửa cho surface được thực hiện trong của sổ surface, bằng cách nhấp vào menu Surface

trên thanh công cụ của Visual Editor (Hình 7.3).

Trong bảng Surface Mode, có 4 chức năng chính:

• Create new: tạo mặt mới, việc khai báo mặt mới được tiến hành bằng cách nhấp vào menu

Surfaces hoặc nhấp chuột phải trong cửa sổ, chọn loại mặt và khai báo các thông số vào ô

tương ứng. Sau khi đã nhập thông số cho mặt, chọn Register để tạo mặt.

• Scan: quét thông số của mặt, được thực hiện bằng cách kéo rê chuột qua mặt phẳng trên

cửa sổ đồ họa, các thông tin của mặt sẽ được hiện ra.

• Edit: chỉnh sửa thông số của mặt được chọn bằng chức năng Scan.

• Create Like: tạo mặt tương tự như trước đó.

Ngoài ra còn có một số chức năng khác trong cửa số Surface chẳng hạn như:

• Delete: xóa mặt được chọn.

• Hide/Show: ẩn/hiện các mặt.

• Wizard: giúp đỡ việc tạo mặt dễ dàng hơn bằng cách mô tả các hình học của mặt (Hình 7.4).

• Distance: hiển thị khoảng cách giữa hai mặt đơn giản, sử dụng với chức năng Scan.

• Surface Delta: tạo một mặt mới cách một khoảng delta so với mặt trước đó, sử dụng với

chức năng Create Like và chỉ cho các mặt đơn giản (phẳng, trụ, cầu).

• Reflective: tạo mặt phản xạ.

• Transformation: chuyển trục cho mặt.



Hình 7.3: Cửa sổ Surface



7.2. Chỉnh sửa input file bằng Visual Editor



80



Hình 7.4: Cửa sổ Surface Wizard



7.2.2



Cửa sổ cell



Các chỉnh sửa cho cell được thực hiện trong của sổ cell, bằng cách nhấp vào menu Cell trên thanh

công cụ của Visual Editor (Hình 7.5).

Tương tự như với Surface, trong Cell cũng có 4 mode: Create New, Scan, Edit, Create Like. Cách

thức thực hiện cách chức năng này cũng tương tự như cách thức được trình bày trong phần Surface.



Hình 7.5: Cửa sổ Cell

Bên cạnh những chức năng tương tự như trong Surface, cửa sổ Cell còn có thểm một số chức năng

khác như:

Cut/Paste cho phép người dùng định nghĩa một cell thông qua hai công cụ Cut và Paste. Công

cụ Paste cho phép tạo một cell bằng cách nối các khối đơn giản (khối cầu, trụ,...) lại với nhau.

Công cụ Cut giúp người dùng có thể loại bỏ một khối không gian ra khỏi cell đang xét.

Cell Splitting cho phép người dùng có thể chia cell thanh nhiều phần bằng nhau (theo bề dày).

Các kiểu phân chia cell:

• Sphere in Sphere: thêm n − 1 mặt cầu vào giữa hai mặt cầu trong và ngoài.

• Sphere: thêm n − 1 mặt cầu bên trong 1 mặt cầu.

• Cylinder in Cylinder : mặt trụ trong mặt trụ.



81



CHƯƠNG 7. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VISUAL EDITOR

• Cylinder or Ring: chia trụ hoặc vòng.

• Box in Box : hộp trong hộp.

• Slab: n − 1 mặt song song theo một trong các trục X,Y,Z



Cell Lattice tạo cell lattice

Các cell lattice có thể được tạo bằng cách nhấp vào mục No Lattice trên cửa sổ Cell và chuyển nó

thành một trong hai loại Squared Lattice hay Hexagonal Lattice. Các thông số cần nhập gồm có số

lượng lattice (pitch), số hàng (row ),... Hình 7.6 trình bày một ví dụ về Hexagonal Lattice.



Hình 7.6: Cửa sổ Cell Lattice



7.2.3



Khai báo vật liệu



Để thực hiện việc khai báo, chỉnh sửa vật liệu , ta chọn Data → Materials trên thanh công cụ.

Hình 7.7 bểu diễn cửa sổ Materials, các chức năng chính trên cửa sổ này gồm có:

• Register: lưu trữ các thông số thay đổi

• Delete: xóa vật liệu

• Library: hiển thị thư viện các hợp chất (định nghĩa trong các file stndrd.n, stndrd.p, usr.n

và usr.p (Hình 7.8)

• Store: đưa vật liệu đã định nghĩa vào trong thự viện

• Files: khai báo đường dẫn tới các file thư viện (Hình 1.4)

• Isotopes: hiển thị danh sách các đồng vị để người dùng có thể lựa chọn, cùng với thư viện

tiết diện tương ứng (Hình 7.9). Sau khi lựa chọn loại đồng vị xong, ta khai báo thành phần

của đồng vị trong hợp chất trong ô Fraction và nhấp Add để thêm vào.



7.2. Chỉnh sửa input file bằng Visual Editor



82



Hình 7.7: Cửa sổ Material



Hình 7.8: Cửa sổ Library



7.2.4



Khai báo importance



Để thực hiện việc thay đổi importance, ta chọn Data → Importances trên thanh công cụ. Hình 7.10

bểu diễn cửa sổ Importances, các chức năng chính trên cửa sổ này gồm có:

• Register: lưu trữ các thông số thay đổi

• Scale Factor: nhân các importance được chọn với một hệ số được xác định bởi Scale Factor



83



CHƯƠNG 7. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VISUAL EDITOR



Hình 7.9: Cửa sổ Isotopes



• Geometric Factor: chọn giá trị importance cho cell ban đầu, các cell sau đó sẽ có importance

bằng cell trước đó nhân với một hệ số được xác định bởi Geometric Factor

• Display: chọn kiểu hiển thị



Hình 7.10: Cửa sổ Importances



7.3. Một số đồ họa 2D đặc trưng



7.2.5



84



Chuyển trục



Để thực hiện việc chuyển trục tọa độ , ta chọn Data → Transformations trên thanh công cụ.

Hình 7.11 bểu diễn cửa sổ Transformations, các chức năng chính trên cửa sổ này gồm có:

• Register: lưu trữ các thông số chuyển trục

• Delete: xóa các thông số chuyển trục

• Origin: thông số khai báo là trục tọa độ gốc so với trục đã chuyển (Main) hay ngược lại

(Auxillary)

• Rotation Units: chọn đơn vị góc chuyển trục (độ hoặc rad)



Hình 7.11: Cửa sổ Transformations



7.3



Một số đồ họa 2D đặc trưng



Phần đồ họa 2D của Visual Editor gồm có hiển thị các đồ thị kết quả tally, tiết diện, phân bố vị

trí va chạm của hạt cũng như phân bố của nguồn phát.



7.3.1



Hiển thị vết của hạt



Để hiển thị vết của hạt hay các nguồn điểm, ta chọn Particle Display trên thanh công cụ của

Visual Editor (Hình 7.12). Trong cửa sổ Particle Display, ta có 3 lựa chọn chính: nguồn SDEF (vẽ

các điểm nguồn trong định nghĩa SDEF), nguồn KCODE (vẽ các điểm phát nguồn cho mỗi chu kì)

hoặc vết của hạt (track ). Hình 7.13 cho ví dụ về option vẽ vết của hạt khi mô phỏng chùm photon

1.25 MeV đi vào phantom nước hình hộp.



7.3.2



Đồ thị tally



Để vẽ đồ thị kết quả tally tính toán được, ta chọn Tally plot trên thanh công cụ, của sổ Tally

Plotting sẽ hiện ra (Hình 7.14). Để vẽ được đồ thị, ta cần khai báo tên của file runtpe hoặc mctal,



85



CHƯƠNG 7. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VISUAL EDITOR



Hình 7.12: Cửa sổ Particle Display



Hình 7.13: Mô phỏng va chạm của hạt của chùm photon 1.25 MeV trong phantom nước



sau đó chọn Start để khởi động MCPLOT và chọn Plot để vẽ kết quả. Hình 7.15 trình bày đồ thị

kết quả tally mô phỏng phổ gamma năng lượng 1.5 MeV ghi nhận bởi detector HPGe được vẽ bằng

Visual Editor.



7.3.3



Đồ thị tiết diện



Để vẽ đồ thị tiết diện của một loại vật liệu được khai báo trong input file, ta chọn Cross section

plot trên thanh công cụ, của sổ Cross Section Plotting sẽ hiện ra (Hình 7.16). Ta chọn tên của

input file và bấm Read để chương trình đọc vào input file. Sau đó ta chọn chỉ số của vật liệu và

loại đồ thị tiết diện muốn vẽ và bấm Plot. Hình 7.17 trình bày đồ thị tiết diện tổng của photon với

vật liệu nước (H2 O) được vẽ bằng Visual Editor.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

×