Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.76 KB, 74 trang )
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Đề tài Quản trị các kênh phân phối sản phẩm chăn- ga- gối- đệm của Công ty CP
May Sông Hồng trên thị trường Nam Định.
-
Phạm vi nội dung: Quản trị các kênh phân phối
• Về sản phẩm: Công ty Cổ phần may Sông Hồng có kinh doanh rất nhiều chủng loại sản
phẩm nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhóm sản phẩm chăn- ga- gối- đệm.
• Về khách hàng: Với sản phẩm chăn- ga- gối- đệm khách hàng là người tiêu dùng có nhu
cầu mua sử dụng trực tiếp và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như nhà nghỉ, khách
sạn,…
- Phạm vi không gian: Địa bàn Nam Định
- Phạm vi thời gian: thu thập dữ liệu, kết quả liên quan đến sản phẩm chăn- gagối- đệm trong 3 năm gần nhất 2013- 2015; giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả các kênh
phân phối cho 5 năm tiếp theo 2016- 2021
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Từ việc nghiên cứu các hệ
thống lý thuyết, các luận văn, các báo cáo trong thời gian gần đây để phân tích so sánh,
chắt lọc những thông tin cần thiết từ các tài liệu trên.
Phương pháp phân tích hệ thống tổng hợp, so sánh, đánh giá về thực trạng hiệu quả
các kênh phân phối sản phẩm chăn- ga- gối- đệm tại địa bàn Nam Định
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
• Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp:
- Phương pháp thu thập: Nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu được lấy từ phòng kinh
doanh, phòng kế toán của công ty. Đó là các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh
hàng tháng, hàng quý, hàng năm.Ngoài ra còn từ các hợp đồng của chi nhánh với các đại
lý độc quyền của công ty. Dữ liệu thứ cấp này được thu thập với mục đích tìm hiểu về
thực trạng kênh phân phối của công ty.
SV: Triệu Bích Ngọc
Lớp:10
48C3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
- Phương pháp xử lý: dựa trên các dữ liệu đã thu thập, tiến hành sắp xếp, phân loại các
dữ liệu sau đó tổng hợp, phân tích trên nhiều khía cạnh khác nhau để nhìn nhận một
cách tổng quát và toàn diện nhất tình hình hoạt động của kênh phân phối cũng như
tình hình kinh doanh chung của công ty.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp:
Việc thu thập số liệu sơ cấp được tiến hành với hai nhóm đối tượng là khách hàng
và cán bộ công nhân viên của công ty.
Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phiếu thăm dò ý kiến khách hàng là các đại
lý bán buôn và bán lẻ của công ty CP may Sông Hồng.
+ Mục tiêu phỏng vấn: Điều tra phản ứng của các đại lý đối với hoạt động quản trị
kênh của công ty CP may Sông Hồng.
+ Đối tượng phỏng vấn: các đại lý của ty CP may Sông Hồng trên địa bàn Nam
Định .
+ Nội dung muốn thu thập: xây dựng bảng câu hỏi gồm những nội dung liên quan
đến hoạt động quản trị kênh như các chính sách ưu đãi của công ty, các tiêu chuẩn lựa
chọn và đánh giá thành viên kênh hay quan điểm, nhận xét của họ về cách quản trị kênh
của ty
CP may Sông Hồng – ưu, nhược điểm.
+ Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu thuận tiện
+ Cách tiến hành: sau khi lập bảng câu hỏi phỏng vấn xong sẽ tiến hành đến 5 đại
lý để phát phiếu điều tra phỏng vấn. Phát phiếu xong sẽ hướng dẫn cách ghi chép thông
tin cho đại lý và hẹn thời gian quay lại để nhận lại bảng câu hỏi đã phát.
+ Thời gian phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn trong vòng 3 ngày (từ ngày 7/4/2016
-
đến ngày 10/4/2016). Trong đó phát phiếu 2 ngày và 1 ngày sau đi thu lại phiếu.
Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn cán bộ công nhân viên tại công ty.
+ Mục tiêu phỏng vấn: Thu thập thông tin về thực trạng quản trị kênh mặt hàng
chăn- ga- gối- đệm của công ty CP may Sông Hồng.
+ Nội dung thông tin muốn thu thập: thu thập thông tin về thực trạng các loại thành
viên kênh, cách đánh giá, chọn lựa các thành viên kênh. Những điều đã làm được cùng
như hạn chế của kênh. Quan điểm, mục tiêu và định hướng quản trị kênh trong thời gian tới
+ Đối tượng phỏng vấn:
SV: Triệu Bích Ngọc
Lớp:11
48C3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Tổng Giám đốc Công ty CP may Sông Hồng
Trưởng phòng kinh doanh Công ty CP may Sông Hồng
Nhân viên bán hàng showroom
+ Cách tiến hành: Xây dựng bảng câu hỏi sau đó đến tận nơi phỏng vấn và ghi
chép lại thông tin phỏng vấn được.
+ Thời gian phỏng vấn: trong vòng 3 ngày (từ ngày 11/4/2013 đến ngày
13/4/2013)
• Phương pháp phân tích dữ liệu
Sử dụng một số phương pháp phân tích kinh tế đã học như: phương pháp phân tích
số liệu, phương pháp thống kê, so sánh dữ liệu thu thập được để từ đó có những kết quả
thích hợp nhằm phân tích, đánh giá tình hình của công ty.
Phân tích và xử lý dữ liệu được thể hiện theo quá trình: Giá trị hóa dữ liệu - hiệu
chỉnh các câu trả lời- phân tỏ - phân tích dữ liệu theo mục tiêu.
Công cụ xử lý: excel
7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ,
hình vẽ, danh mục các từ viết tắt và phụ lục thì luận văn của em bao gồm 3 chương sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị các kênh phân phối
Chương 2. Thực trạng quản trị kênh phân phối sản phẩm chăn- ga- gối- đệm của
công ty Cổ phần may Sông Hồng trên địa bàn Nam Định
Chương 3. Đề xuất giải pháp quản trị kênh phân phối với sản phẩm chăn- ga- gốiđệm của công ty Cổ phần may Sông Hồng trên địa bàn Nam Định
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI
TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về quản trị kênh phân phối
SV: Triệu Bích Ngọc
Lớp:12
48C3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
1.1.1 Khái niệm và chức năng và các loại kênh phân phối
1.1.1.1 Khái niệm kênh phân phối
Theo Philip Kotler: Kênh phân phối là tập hợp các cá nhân hay công ty tự gánh
vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay
một dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
(Nguồn: Quản trị Marketing- GS. Philip Kotler)
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Quang – Đại Học Kinh tế quốc dân: “Kênh phân phối
có thể hiểu là một tập hợp có hệ thống các phần tử tham gia vào chuyển đưa hàng hóa từ
nhà sản xuất (hoặc tổ chức hàng đầu nguồn ) đến người sử dụng”.
Như vậy, tuy có sự khác nhau trong cách diễn đạt và tiếp cận, song về cơ bản kênh
phân phối có thể được hiểu là tập hợp các tổ chức gồm nhà sản xuất, nhà bán buôn, đại lý,
nhà bán lẻ…và người tiêu dùng. Các tổ chức này hoạt động độc lập nhưng ràng buộc với
nhau trong quá trình tổ chức hoạt động kênh.
1.1.1.2 Chức năng của kênh phân phối.
Nhờ có kênh phân phối mà doanh nghiệp khắc phục được những khó khăn về
khoảng cách, thời gian, địa điểm…Do đó, các công ty ngày càng chú trọng hơn đến việc
quản trị kênh phân phối để làm tăng hiệu quả hoạt động của kênh. Keneh phân phối có
một số chức năng cơ bản sau:
- Nghiên cứu:nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập chiến lược phân phối.
- Xúc tiến khuyếch trương: soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hóa.
- Đàm phán:Tiến hành thương lượng những việc thỏa thuận với nhau về giá cả và
những điều kiện khác để thực hiện bước tiếp theo là chuyển giao quyền sở hữu hay quyền
sử dụng.
- Phân phối vật chất: vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hóa.
- Kho vận: tổ chức lưu thông hàng hóa, vận chuyển, bảo quản, dự trữ hàng hóa.
- Hoàn thiện hàng hóa: làm cho hàng hóa đáp ứng được những yêu cầu của người
mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của người sản xuất.
SV: Triệu Bích Ngọc
Lớp:13
48C3