1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

1 Các khái niệm cơ bán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.82 KB, 65 trang )


Dịch vụ vận chuyển: Đây là dịch vụ xác định là thành phần quan trọng nhất của

chương trình du lịch trọn gói. Trong chương trình du lịch tùy thuộc vào các điều kiện

cụ thể mà sử dụng các phương tiện vận chuyển như là chủng loại, thứ hạng, nhà ga,

bến cảng, sân bay, uy tín của các hãng vận chuyển cũng là các căn cứ quan trọng để

doanh nghiệp lữ hành lựa chọn các phương tiện vận chuyển cho chương trình của

mình.

Dịch vụ lưu trú: Dịch vụ này đáp ứng nhu cầu ngủ, nghỉ của khác. Giúp khách

hàng lấy lại được sức lực sau những chuyến đi xa. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà

lựa chọn nơi lưu trú cho chương trình, các loại hạng cơ sở lưu trú, chủng loại buồng

giường…..

Dịch vụ ăn uống: Bao gồm các bữa ăn, nơi ăn, các loại đồ uống khác nhau…..

Lộ trình: Bao gồm số điểm dừng, thời gian dừng tại mỗi điểm, thời gian và

khoảng cách giữa các điểm đi và điểm đến, các hoạt động cụ thể của từng ngày với

thời gian và không gian đi được ấn định trước.

Dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí, đây là yếu tố quan trọng đáp ứng kỳ vọng

của khách du lịch tại điểm đến. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp lữ

hành lựa chọn các đối tượng thamm quan, các loại hình vui chơi giải trí trong chương

trình.

Điều hành và hướng dẫn: Đây là thành phần tham gia vào quá trình xây dựng

chương trình du lịch, thực hiện chương trình nhằm thỏa mãn nhu cầu các khách du lịch

và làm gia tăng giá trị của các dịch vụ đơn lẻ: Nó bao gồm việc tổ chức, thông tin,

kiểm tra….

Các loại chi phí: Bao gồm các loại chi phí trước, trong và sau quá trình thực hiện

chương trình du lịch. Các khoản này được tính trong giá của chương trình du lịch đã

được thiết kế trước.

Như vậy, các yếu tố cấu thành nên chương trình du lịch trọn gói là các sản phẩm

của nhà cung cấp và thêm một số sản phẩm, dịch vụ của bản thân công ty lữ hành

được công ty lữ hành liên kết tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh bán cho khách du

lịch.

b. Dịch vụ trung gian.



7



Các công ty, đại lý lữ hành trở thành một bộ phận quan trọng trong kênh phân

phối sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp. Các công ty lữ hành bán các sản phẩm

của các nhà cung cấp này trực tiếp hoặc gián tiếp cho khách du lịch. Sản phẩm trung

gian bao gồm:

- Môi giới cho thuê oto.

- Đặt phòng khách sạn.

- Làm visa, đón và tiễn khách tại cửa khẩu…

Để làm được điều này các doanh nghiệp lữ hành có mối quan hệ rộng rãi với các

nhà cung cấp nhằm tạo ra mố liên hệ giữa một bên là bán các dịch vụ và bên kia là môi

giới cho khách và hướng hoa hồng.

1.1.3 Chiến lược marketing.

a. Khái niệm chiến lược marketing

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về chiến lược là gì, nhưng trong một môi

trường biến đổi nhanh chóng lúc này thì có lẽ định nghĩa của Johnson và Scholes là

thích hợp nhất: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn

nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của

nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi

của các bên hữu quan”. Như vậy, trong một môi trường biến động, chiến lược cho ta

những con đường để đi đến mục tiêu xác định một cách rõ ràng nhất, tạo ra những lợi

thế cạnh tranh mà dựa vào đó công ty có thể nhất quán lợi ích của các đối tượng liên

quan.

Chiến lược marketing sẽ xác định chính xác phần thị trường mà công ty cần tập

trung những nỗ lực cơ bản của mình vào đó. Những phần thị trường này khác nhau về

chỉ tiêu, mức độ ưa thích, phản ứng và thu nhập. Công ty sẽ phải hành động khôn

ngoan, tập trung nỗ lực và công sức vào những phần thị trường có thể phục vụ tốt nhất,

xét theo góc độ cạnh tranh. Đối với mỗi phần thị trường mục tiêu được chọn cần xây

dựng một chiến lược marketing riêng.

b. Vai trò của chiến lược marketing

Chiến lược marketing đặt nền tảng có tính định hướng cho việc xây dựng các

chiến lược chức năng khác trong doanh nghiệp như chiến lược sản xuất, chiến lược tài

chính… nhằm đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một chiến

8



lược marketing tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh thị

trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ đối với các đối thủ cạnh tranh

khác. Thông qua các hoạt động marketing, doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường,

thu thập được những thông tin cần thiết, cung cấp được những thông tin cho khách

hàng, chinh phục khách hàng hiện tại và lôi kéo được những khách hàng tiềm năng,

những khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Các hoạt động marketing cũng tạo cho

doanh nghiệp một hình ảnh đẹp trước khách hàng. Nhờ vậy mà uy tín của doanh

nghiệp sẽ không ngừng tăng lên.

1.2 Chiến lược Marketing tại công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành.

1.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô và môi trường vi mô

Môi trường marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bên trong

và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động hoặc

đưa ra những quyết định của bộ phận marketing trong doanh nghiệp đến khả năng thiết

lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Môi trường bên ngoài

được chia thành môi trường vi mô mà môi trường vĩ mô, môi trường bên trong chính

là tổng hợp mọi yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, nội lực của doanh nghiệp.

Các yếu tố môi trường luôn vận động, biến đổi, tạo nên những điều kiện kinh

doanh mới cho mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn đưa ra các quyết

định marketing thành công, tất yếu phải nhận diện, phân tích và dự đoán được tác

động của những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh đến từng hoạt động marketing.

Phân tích khả năng của thị trường là điểm khởi đầu cho việc phát hiện những khả năng

mới mở của thị trường.

a. Phân tích môi trường marketing vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm sáu yếu tố chủ yếu sau: nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên,

công nghệ, chính trị và văn hóa. Đây là những yếu tố DN không thể khống chế được,

do đó DN phải thường xuyên phân tích và đánh giá những yếu tố này nhằm có những

điều chỉnh phù hợp và kịp thời đối với các hoạt động marketing.

- Môi trường nhân khẩu

Đây là yếu tố môi trường vĩ mô đầu tiên mà DN cần hết sức lưu ý vì chính con

người làm nên thị trường. Có những xu hướng biến đổi trong môi trường dân số học

có tác động đặc biệt quan trọng đối với DN như: sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi của dân

9



cư, sự thay đổi về đặc điểm gia đình, những thay đổi trong phân bố dân cư về địa lý,

cơ cấu về trình độ học vấn…

-



Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực, cơ cấu

ngành, cơ cấu vùng. Sức mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá

cả, lượng tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng vay tiền. DN cần theo dõi những xu

hướng chủ yếu trong thu nhập và các kiểu chi tiêu của người tiêu dùng.



-



Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên, ảnh hưởng nhiều mặt

tới các nguồn lực đầu vào cần thiết cho các nhà sản xuất kinh doanh. DN cần nhạy bén

với các mối đe dọa và cơ hội gắn liền với bốn xu hướng trong môi trường tự nhiên

hiện nay: Thiếu hụt nguyên liệu, chi phí năng lượng tăng, mức độ ô nhiễm tăng, các

chính sách của chính phủ trong cuộc bảo vệ môi trường.



-



Môi trường công nghệ kỹ thuật

Môi trường công nghệ hiện nay đang phát triển một cách chóng mặt, tùy thuộc

khả năng công nghệ của doanh nghiệp mà các điều này có thể đem lại các cơ hội hoặc

gây ra các mối đe dọa đối với việc đổi mới, thay thế sản phẩm; chu kỳ sống sản phẩm;

chi phí sản xuất… củả doanh nghiệp. Để có thể đầu tư cho một công nghệ mới giúp

cho doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh thường đòi hỏi phải có thời gian và chi

phí khá cao.



-



Môi trường chính trị

Tuy không thuộc quyền kiểm soát của DN, nhưng những quyết định marketing

lại chịu tác động mạnh mẽ từ diễn biến trong chính trị. Môi trường này được tạo ra từ

hệ thống luật pháp, các tổ chức chính quyền và ảnh hưởng cũng như ràng buộc các

hành vi của tổ chức lẫn cá nhân trong xã hội.



-



Môi trường văn hóa

Mỗi một xã hội đều có một nền văn hóa khác nhau, do đó những chuẩn mực,

niềm tin và giá trị cũng khác nhau. Muốn thành công trong kinh doanh, DN phải bỏ

thời gian tìm hiểu để có thể thấy được những sự khác nhau cơ bản bên trong nhận thức

của con người thuộc những nền văn hóa khác nhau.

10



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

×