Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.82 KB, 65 trang )
56 những chuyến đi an toàn, tiết kiệm với đội xe hiện đại và lái xe kinh nghiệm.
Khách sạn Hướng Dương cũng đã được nâng cấp để đạt chuẩn khách sạn ba sao và
đang tiếp tục được đầu tư mở rộng, xây thêm tầng, đầu tư trang thiết bị nội – ngoại thất
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin
trong doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả nhất định trong quản lý mối quan hệ khách
hàng, quản lý nội bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán và tiết
giảm chi phí quản lý
b. Điểm yếu – Weaknesses
Chưa có chiến lược xây dựng và quảng bá thương hiệu cụ thể, bài bản, mang tính
lâu dài. Thương hiệu VNA Travel chưa tạo được cá tính riêng, thiếu đi nét hiện đại và
không hấp dẫn du khách. Kênh khai thác khách còn hạn chế. Lượng khách quốc tế đến
với VNA Travel còn thấp, chủ yếu là khách Trung Quốc, Thái Lan… Webtise Công ty
chưa được đầu tư nhiều về mặt hình ảnh, nội dung. Đây chưa phải là một kênh hiệu
quả để thu hút khách hàng.
c. Cơ hội – Opportunities
Tình hình chính trị bất ổn tại khu vực: Bạo lực và bất ổn chính trị là những yếu tố
giết chết ngành du lịch của một quốc gia. Bất cứ người khách du lịch nào cũng không
muốn đi du lịch mà sự nguy hiểm luôn rình rập bất cứ lúc nào. Từ năm 2008, tình hình
chính trị bất ổn tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Campuchia đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành kinh tế
của đất nước, trong đó ngành du lịch chịu những tổn thất không hề nhỏ. Tuy vậy, đây
chính là cơ hội cho ngành du lịch của Việt Nam phát triển khi du khách chuyển hướng
lựa chọn Việt Nam làm điểm đến an toàn cho kỳ nghỉ của họ. Tiềm năng phát triển
dịch vụ MICE: Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới không chỉ
trong thương mại, xuất nhập khẩu, tài chính mà còn cả ở các lĩnh vực văn hóa, thể
thao, giáo dục. Du lịch hiện nay không chỉ để đáp ứng nhu cầu 57 tham quan, khám
phá và nghỉ dưỡng mà còn để tìm kiếm đối tác, phát triển việc kinh doanh, phát triển
thị trường. Ðó là lý do hình thành loại hình du lịch MICE, viết tắt của bốn từ tiếng
Anh: Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conventions (hội thảo), Exhibition
(triển lãm). Những năm gần đây, du lịch MICE đang có những bước phát triển khá
mạnh mẽ ở Việt Nam. Hơn thế nữa, cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC được hình
29
thành vào 31.12.2015 khi bản tuyên bố thành lập chính thức được công nhận với quy
mô của 10 quốc gia đã tạo nên một dấu ân mới cho sự hội nhập và phát triển cho các
ngành nghê du lịch khác nhau. Cùng với mục đích to lớn của cộng đồng kinh tế được
đưa ra rất cụ thể “ Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc thực hiện mục tiêu cuối cùng
của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020", nhằm hình thành một khu vực
kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn,
kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lêch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào
năm 2020” đã mở ra không ít những cơ hội về các ngành nghề về sản phẩm, công nghệ
mà còn về dịch vụ cho con người. Cùng với sự hình thành đó là hài hòa hóa các tiêu
chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và qui chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải
quan và thương mại, và hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ. Sự xác nhập đó sẽ mở ra rất
nhiều những cơ hội mới cho các loại ngành nghê nói chung và ngành du lịch trong
nước cũng như nước ngoài nói riêng.
b. Thách thức – Threats
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế: Suy thoái kinh tế vẫn đang và sẽ tiếp tục ảnh
hưởng đến kinh tế Thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Tuy những tín
hiệu phục hồi đã xuất hiện nhưng tốc độ phục hồi được dự báo là chậm. Theo công bố
của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so 58
với năm 2012. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước năm 2013 tăng 6,04%.
Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng chỉ số giá tiêu dùng bao gồm: điều chỉnh giá dịch
vụ y tế, thực hiện lộ trình tăng học phí, sự gia tăng giá xăng dầu, giá điện, giá gas... Có
thể thấy, sự gia tăng của các nhóm hàng thiết yếu như y tế, giáo dục, xăng dầu đã và
đang tạo nên gánh nặng trong chi tiêu của người dân. Các cá nhân và tổ chức vẫn sẽ
thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn cho mình một chương trình tour chất
lượng với giá cả hợp lý. Điều này cũng đặt ra thách thức cho VNA Travel trong việc
cân bằng giữa chi phí và đảm bảo chất lượng dịch vụ của mình. Cạnh tranh ngày càng
trở nên gay gắt: Trên thực tế, sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành có tính
tương đồng. Du khách luôn dễ dàng tìm được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu du lịch từ
rất nhiều doanh nghiệp khác nhau. Hiện nay, trên cả nước có 1.383 doanh nghiệp lữ
hành quốc tế; các quốc gia trong khu vực cũng liên tục đưa ra những chương trình đặc
30
sắc để quảng bá cho du lịch địa phương. Sự liên kết ngày càng trở nên chặt chẽ giữa
các Công ty lữ hành và các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú tại địa phương đã và
đang tạo nên thế độc quyền khó phá vỡ. Những doanh nghiệp có thị phần nhỏ dễ bị
chèn ép và buộc phải giảm giá để thu hút khách hàng. Trong dài hạn, doanh nghiệp có
thể gặp phải khủng hoảng về vốn. Như vậy, VNA Travel sẽ phải đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt đến từ các đối thủ trong ngành. Tính riêng ở thị trường trong nước, ta
có thể kể đến một vài đối thủ như SaigonTourist, Viettravel… những tên tuổi lớn đã và
đang được du khách cả trong và ngoài nước biết đến. Khách hàng dễ tiếp cận các
nguồn thông tin: Trong sự bùng nổ của thời đại số, khách hàng có thể dễ dàng tra cứu
thông tin về doanh nghiệp, đánh giá và so sánh các công ty với nhau. Họ cũng hoàn
toàn có thể tìm hiểu thông tin về dịch vụ và điểm đến dựa trên nhiều nguồn thông tin
khác nhau từ bạn bè, người thân và các diễn đàn, mạng xã hội trên internet. Khách du
lịch ngày càng hiểu biết bơi vậy họ trở nên khắt khe hơn khi lựa chọn công ty du lịch
cho mình. Muốn thu hút được khách hàng, VNA Travel cần xây dựng được điểm khác
biệt cho mình và truyền thông mạnh mẽ hơn nữa.
Cùng với sự xác nhập và hình thành của cộng đồng kinh tế ASEAN thì không
những mở ra thật nhiều cơ hội cho công ty phát triển hơn mà còn đặt ra rất nhiều
những thách thức mới cả về sản phẩm lẫn dịch vụ cho khách hàng để đảm bảo rằng sự
lựa chọn tốt nhất của khách hàng là lựa chọn VNA Travel. Bên cạnh đó sẽ còn xuất
hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh hơn khi mà mở cửa hội nhập nhu cầu đi lại của con
người ngày càng tăng – yêu cầu những dịch vụ đặc biệt và hài lòng của khách hàng.
Chính điều đó cũng đưa ra nhiều thách thức hơn cho VNA Travel về sự cải thiện chính
sách thật sự hợp lý và chiếm được lòng tin của khách hàng.
2.2.2 Phân tích môi trường Marketing của công ty.
a. Môi trường vĩ mô.
•
Yếu tố kinh tế
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế: Suy thoái kinh tế vẫn đang và sẽ tiếp tục ảnh
hưởng đến kinh tế Thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Tuy những tín
hiệu phục hồi đã xuất hiện nhưng tốc độ phục hồi được dự báo là chậm. Theo công bố
của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so 58
với năm 2012. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả nước năm 2013 tăng 6,04%.
31
Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng chỉ số giá tiêu dùng bao gồm: điều chỉnh giá dịch
vụ y tế, thực hiện lộ trình tăng học phí, sự gia tăng giá xăng dầu, giá điện, giá gas... Có
thể thấy, sự gia tăng của các nhóm hàng thiết yếu như y tế, giáo dục, xăng dầu đã và
đang tạo nên gánh nặng trong chi tiêu của người dân. Các cá nhân và tổ chức vẫn sẽ
thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn cho mình một chương trình tour chất
lượng với giá cả hợp lý. Điều này cũng đặt ra thách thức cho VNA Travel trong việc
cân bằng giữa chi phí và đảm bảo chất lượng dịch vụ của mình.
Cùng với sự xác nhập và hình thành của cộng đồng kinh tế ASEAN thì không
những mở ra thật nhiều cơ hội cho công ty phát triển hơn mà còn đặt ra rất nhiều
những thách thức mới cả về sản phẩm lẫn dịch vụ cho khách hàng để đảm bảo rằng sự
lựa chọn tốt nhất của khách hàng là lựa chọn VNA Travel. Bên cạnh đó sẽ còn xuất
hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh hơn khi mà mở cửa hội nhập nhu cầu đi lại của con
người ngày càng tăng – yêu cầu những dịch vụ đặc biệt và hài lòng của khách hàng.
Chính điều đó cũng đưa ra nhiều thách thức hơn cho VNA Travel về sự cải thiện chính
sách thật sự hợp lý và chiếm được lòng tin của khách hàng.
•
Yếu tố tự nhiên
Gần đây, khi du lịch ngày càng phát triển thì dần dần các địa danh cũng trở nên
nổi tiếng và được biết đến ngày càng nhiều hơn. Nhất là những địa danh thuộc khu vực
miền Trung, miền Nam trở thành những điểm đến chủ yếu trong sự lựa chọn của
khách du lịch: Biển Cửa Lò, Đảo Lý Sơn, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh, Vũng
Tàu… Những điểm đến được đưa lên danh sách cho khách du lịch lựa chọn là những
địa danh có phong cảnh tự nhiên đẹp, có khí hậu ôn hòa, có những món ăn nổi tiếng và
hấp dẫn. Cũng chính là những điểm đến rất lý thú nên đòi hỏi công ty có những hiểu
biết và thông tin nhất định đối với các địa danh này. Và đây cũng được coi là điểm
mạnh của VNA travel, bởi trên trang web của công ty, không những cung cấp thông
tin về gói du lịch đến các địa danh cụ thể mà thêm vào đó là những thông tin rất cụ thể
và hấp dẫn của từng địa danh: Khí hậu trung bình, những điểm đến lý thú, món ăn hấp
dẫn, con người nơi đó, sinh hoạt và các hoạt động vui chơi tại địa danh đó…cung cấp
cho khách hàng để khách hàng dễ dàng lựa chọn điểm đến phù hợp nhất với mình.
• Yếu tố văn hóa
Nền văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia là nhân tố tạo nên động cơ du lịch
của người bản xứ khác và đặc biệt đối với người nước ngoài. Ngày nay, với nhu cầu về
32