Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 51 trang )
Đồ án tốt nghiệp
Bảng 3.5 : Ảnh hưởng của độ ẩm tới cường độ
Chú thích : mẫu có dấu * là mẫu bị ngâm nước 3h trước khi đưa vào sấy.
Nhận xét :
Hình 3.5 : Biểu đồ liên hệ cường độ - độ ẩm.
-
Cường độ các mẫu giảm mạnh khi độ ẩm cao.
Mẫu sau khi ra khỏi buồng chưng có độ ẩm cao, cần tiến hành sấy để đạt cường
-
độ yêu cầu.
Mẫu bị ngâm nước cho cường độ yếu hơn mẫu không bị ngâm nước dù có cùng
độ ẩm.
SVTH : NGUYỄN NGOC HÙNG
LỚP : SILICAT K52
Page 40
Đồ án tốt nghiệp
Giải thích :
Khoáng chính trong gạch bê tông khí là khoáng tobermorite. Khoáng này có 3 dạng là :
-
0.935nm tobermorite Ca5Si6O16(OH)2·2H2O, tên gọi khác là riversideite.
1.13nm tobermorite Ca5Si6O16(OH)2·4H2O, thường được gọi là tobermorite
1.4 nm tobermorite Ca5Si6O16(OH)2·5H2O, tên gọi khác là plombierite.
Theo nghiên cứu về sự tách nước của khoáng tobermorite (The dehydration of
tobermorite - H. F. W. Taylor – 1959 ) thì khoáng 1.4 nm tobermorite có khả năng tách
nước và trở thành 1.13nm tobermorite và ngược lại.Ta có phương trình sau :
Mà khoáng 1.13nm tobermorite có cường độ cao hơn so với khoáng 1.4 nm
tobermorite nên khi sấy thì sẽ giúp tăng cường độ của mẫu nhờ sự tách nước của khoáng
1.4nm tobermorite.
Tùy theo điều kiện độ ẩm mà phản ứng chuyển dịch cân bằng về bên nào.
Khi để mẫu trong điều kiện không khí khô, thì phản ứng chuyển dịch về phía tạo ra
1.13nm tobermorite, giúp tăng cường độ của mẫu.
Khi để mẫu trong điều kiện không khí ẩm ướt, thì phản ứng chuyển dịch về phía
tạo ra 1.4 nm tobermorite, nên sau khi sản xuất mà bảo quản sản phẩm không tốt thì chất
lượng sản phẩm giảm từ từ.
Khi ngâm mẫu trong nước, phản ứng đẩy mạnh về phía tạo ra 1.4 nm tobermorite,
nên cường độ mẫu sau khi ngâm trong nước giảm rất nhanh.
SVTH : NGUYỄN NGOC HÙNG
LỚP : SILICAT K52
Page 41
Đồ án tốt nghiệp
Điều này giúp giải thích việc độ ẩm ảnh hưởng mạnh tới cường độ của mẫu.
Ngoài ra, khi ngâm mẫu trong nước, vì bê tông khí có cấu trúc xốp nên nước rất dễ
dàng ngấm sâu và phá hủy ( hoặc làm yếu ) các liên kết, nên sau khi ngâm nước thì mẫu
có những liên kết yếu không thể phục hồi, dẫn tới cường độ giảm hơn so với những mẫu
không bị ngâm trong nước.
3.4 Ảnh hưởng của lượng xi măng tới cường độ
Tiến hành giảm lượng xi măng ở các mẫu cát, giữ độ chảy 22 ± 2 và độ sót sàng
10% ta thu được bảng kết quả sau
Bảng 3.6 : Ảnh hưởng của lượng xi măng tới cường độ.
Nhận xét :
Mẫu bê tông sử dụng cát Sông Lô bị giảm cường độ khi giảm xi.
Mẫu bê tông sử dụng cát biển tăng nhẹ cường độ khi giảm xi.
SVTH : NGUYỄN NGOC HÙNG
LỚP : SILICAT K52
Page 42
Đồ án tốt nghiệp
Giải thích :
Theo hình 1.9
Khi giảm hàm lượng xi măng, thì sẽ làm giảm lượng gel C-S-H trung gian, làm
giảm lượng khoáng tobermorite, và giảm cả lượng Ca(OH) 2 có trong mẫu. Nên việc giảm
xi sẽ có 2 tác động sau :
-
Giảm lượng khoáng tobermorite sinh ra.
Giảm thời gian phản ứng.
Mẫu bê tông sử dụng cát Sông Lô bị giảm cường độ do xi măng ngoài tác dụng tạo
cường độ sớm ban đầu thì còn có tác dụng tạo pha C-S-H trung gian trước khi chuyển
thành khoáng tobermorite, nên khi giảm lượng xi măng thì cũng làm giảm lượng khoáng
tobermorite trong mẫu dẫn tới giảm cường độ của mẫu.
Theo kết quả phân tích khoáng của mẫu 4 :
SVTH : NGUYỄN NGOC HÙNG
LỚP : SILICAT K52
Page 43