1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

một số vấn đề cơ bản về dịch vụ việc làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.59 KB, 53 trang )


- Thứ hai, hoạt động đó phải đem lại thu nhập cho ngời lao động hoặc tạo điều kiện

cho ngời lao động tham gia để tạo thu nhập hoặc tiết kiệm chi phí cho gia đình.

Bộ luật Lao động của Việt Nam nêu rõ: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập,

không bị pháp luật ngăn cấm đều đợc thừa nhận là việc làm (Điều 18, chơng II). Hoạt

động đem lại thu nhập có thể nhận diện đợc dới các dạng: ngời lao động làm việc để

nhận đợc tiền công, tiền lơng bằng tiền hoặc hiện vật từ ngời sử dụng lao động; tự đem

lại thu nhập cho bản thân thông qua hoạt động kinh tế mà bản thân ngời lao động làm

chủ, tự tổ chức và tiến hành các hoạt động đó; hoặc đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà

bản thân ngời lao động thực hiện công việc đó là thành viên của hộ gia đình, do gia đình

quản lý. Nh vậy, một hoạt động đợc coi là việc làm hay không chủ yếu đợc dựa trên tính

hợp pháp và việc tạo ra thu nhập của hoạt động đó.

Nh vậy, quan điểm việc làm đã có sự thay đổi. Chính sách kinh tế nhiều thành

phần và cơ chế thị trờng đã làm thay đổi quan điểm này. Việc làm đợc xác định trong

mọi thành phần kinh tế chứ không chỉ trong khu vực kinh tế Nhà nớc nh trớc đây.



1.2. Dịch vụ việc làm

Trong một thời gian dài, ngời ta thờng hiểu dịch vụ việc làm là hoạt động môi giới

việc làm, là hoạt động trung gian nhằm chắp nối cung cầu về lao động, giúp cho ngời lao

động tìm đợc việc làm, ngời sử dụng lao động tìm đợc lao động cần thuê. Cho đến

năm1970, khi Công ớc số 142 của tổ chức Lao động quốc tế ILO - Công ớc về hớng

nghiệp và đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn nhân lực ra đời, cách hiểu chung về

dịch vụ việc làm không chỉ thuần tuý dới góc độ môi giới việc làm.

Sự ra đời của Công ớc số 142 đã làm thay đổi căn bản nhận thức về dịch vụ việc

làm. Theo đó, dịch vụ việc làm ngoài nhiệm vụ môi giới còn có nhiệm vụ hớng nghiệp và

đào tạo nghề. Mặt khác, cũng theo tinh thần các công ớc của tổ chức Lao động quốc tế

ILO (Công ớc số 34, 88, 96, 168), hoạt động dịch vụ việc làm còn bao gồm nhiều

nhiệm vụ khác nh thông tin thị trờng lao động, chắp nối cung cầu lao động liên vùng, liên

quốc gia

Nh vậy, có thể hiểu dịch vụ việc làm là toàn bộ các hoạt động nhằm sắp xếp việc

làm có hiệu quả cho ngời lao động thông qua quá trình chắp nối cung - cầu lao động

hoặc t vấn, trợ giúp để ngời lao động có thể tự tạo việc làm. Sắp xếp việc làm liên quan

đến việc chắp nối kỹ năng, khả năng của ngời tìm việc với yêu cầu của ngời sử dụng lao

động. T vấn tạo việc làm liên quan đến việc cung cấp các thông tin về cơ hội tự tạo việc

làm, hỗ trợ các kỹ năng cần thiết để tự tạo việc làm. Để đạt đợc các mục tiêu trên, dịch

3

3



vụ việc làm còn bao hàm một số chức năng khác nh t vấn pháp luật, chính sách, t vấn

đào tạo và học nghề, t vấn thông tin thị trờng lao động.



1.3. Mạng lới dịch vụ việc làm

Mạng lới dịch vụ việc làm là một hệ thống bao gồm Trung tâm dịch vụ việc làm,

Trung tâm điều phối việc làm. Mối quan hệ giữa chúng đợc hình thành nhằm hỗ trợ cho

ngời lao động trong tìm kiếm việc làm và hỗ trợ cho ngời sử dụng lao động, ngời đào tạo

nghề thoả mãn nhu cầu về lao động, về đào tạo trong một vùng lãnh thổ nào đó hoặc

liên vùng.



1.4. Trung tâm dịch vụ việc làm

Trung tâm dịch vụ việc làm (cơ sở, hay tổ chức Dịch vụ việc làm) là các trung tâm

đợc thành lập theo quy định của pháp luật để hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm.

Tài liệu của ILO cho rằng, tổ chức dịch vụ việc làm có thể đợc xem nh là các tổ chức mà

Nhà nớc cho phép thành lập nhằm:

- Cung cấp các dịch vụ nhằm hỗ trợ ngời thất nghiệp và giúp đỡ ngời tìm việc tham

gia hoặc tái tham gia vào thị trờng lao động.

- Tổ chức thị trờng việc làm nhằm đảm bảo các chỗ làm việc trống đợc lấp bằng

những ứng viên thoả mãn tốt nhất các yêu cầu của công việc đòi hỏi trong thời gian sớm

nhất; bảo đảm nhu cầu lao động hiện tại và tơng lai đợc đáp ứng bởi cung lao động phù

hợp.

- Đề xuất và thực hiện các giải pháp tạo việc làm mới.

Tổ chức dịch vụ việc làm có thể là tổ chức của Nhà nớc hoặc là tổ chức của t nhân.



1.5. Trung tâm điều phối việc làm

Trung tâm điều phối việc làm là các trung tâm thực hiện các hoạt động điều phối

việc làm.

Hoạt động điều phối việc làm là hoạt động chắp nối thông tin cung cầu về lao

động giữa các Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phơng hoặc các vùng lãnh thổ nhằm

giải quyết sự mất cân đối cung cầu lao động.

Trung tâm điều phối việc làm đợc hiểu nh là cầu nối giữa các Trung tâm dịch vụ

việc làm. Nó có nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, xử lý các nguồn thông tin cung - cầu về

lao động do các Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp hoặc từ các nguồn khác. Trên cơ

sở nhu cầu về việc làm và nhu cầu cần tuyển lao động ở các địa phơng, trung tâm này có

4

4



thể thực hiện chức năng trung gian nhằm tuyển lao động ở địa phơng thừa lao động cung

ứng cho địa phơng thiếu lao động, góp phần làm giảm sự mất cân đối cung - cầu lao

động giữa các vùng lãnh thổ.

Trên thực tế, sự tồn tại của các trung tâm chỉ thuần tuý thực hiện chức năng điều

phối việc làm là không phổ biến. Thông thờng, các Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện

luôn chức năng này.



1.6. Môi giới việc làm

Trong các tài liệu về dịch vụ việc làm và trong nhôn ngữ thông thờng rất hay đề cập

đến khái niệm môi giới việc làm. Môi giới, hiểu theo nghĩa thông thờng nhất là đứng giữa,

làm trung gian, giúp hai bên giao tiếp với nhau nhằm đạt đợc một mục đích nào đó mà

hai bên tho đuổi.

Môi giới việc làm chính là đứng giữa làm trung gian cho hai bên, một bên là ngời tìm

việc, một bên là ngời sử dụng lao động có nhu cầu tuyển ngời vào chỗ làm việc trống, để

họ tiếp xúc, tìm hiểu lẫn nhau nhằm đạt đợc mục đích của mỗi bên, đó là ngời lao động

tìm đợc việc làm phù hợp và ngời sử dụng lao động tuyển chọn đợc lao động theo yêu

cầu của công việc.

Môi giới việc làm là điểm xuất phát của hầu hết các cở dịch vụ việc làm. Trong đề

tài này, môi giới việc làm đợc hiểu là chức năng truyền thống của các giao dịch về việc

làm. Nó có thể định nghĩa nh là quá trình thông qua đó các cơ sở dịch vụ việc làm thu

xếp để ngời tìm việc tìm đợc việc làm và ngời sử dụng lao động tuyển đợc ngời phù hợp.

Sự cần thiết của hoạt động môi giới việc làm là ở chỗ cả ngời sử dụng lao động và

ngời lao động tìm việc đều không có đầy đủ thông tin về các chỗ làm việc trống và các

ứng viên tìm việc, do vậy, cần có một loại dịch vụ giúp chắp nối hai bên với nhau. Không

có dịch vụ này thì các chõ làm việc trống cần một thời gian dài hơn mới lấp đầy đợc và

ngời tìm việc ở tình trạng thất nghiệp trong một thời gian dài hơn. Môi giới việc làm là nỗ

lực nhằm xoá bỏ sự thiếu hụt về thông tin này và đa ngời tìm việc và ngời sử dụng lao

động đến đợc với nhau.



1.7. Giới thiệu việc làm

So với môi giới việc làm thì giới thiệu việc làm có đôi chút khác biệt. Trong môi giới

việc làm, cơ sở dịch vụ việc làm không chỉ giới thiệu cho ngời tìm việc và ngời tuyển dụng

lao động gặp nhau mà còn quan tâm đến kết quả là hai bên đi đến đợc một thoả thuận là

ngời tìm việc chấp nhận chỗ làm việc do nhà tuyển dụng đa ra; nhà tuyển dụng chấp

5

5



nhận tuyển ngời do cơ sở dịch vụ việc làm giới thiệu. Giới thiệu việc làm nhiều khi chỉ là

giúp cho ngời tìm việc và ngời sử dụng lao động gặp nhau, họ tự thơng thuyết, thoả thuận

và cơ sở dịch vụ việc làm nhiều khi không quan tâm lắm đến kết quả cuối cùng.

Giới thiệu việc làm là quá trình trong đó cơ sở dịch vụ việc làm có những thông tin

về chỗ làm việc trống và giới thiệu cho ngời tìm việc đến địa chỉ của ngời sử dụng lao

động để tìm hiểu và có thể đi đến thoả thuận về việc làm; hoặc cơ sở dịch vụ việc làm có

thông tin về ngời tìm việc và giới thiệu cho ngời sử dụng lao động tiếp xúc và có thể đi

đến những thoả thuận tuyển dụng.



1.8. Cung ứng lao động

Cung ứng lao động là một loại dịch vụ mà các cơ sở dịch vụ việc làm có thể cung

cấp cho ngời sử dụng lao động. Cung ứng lao động đợc dùng để chỉ việc cơ sở dịch vụ

việc làm và ngời sử dụng lao động ký kết hợp đồng cung ứng lao động trong đó cơ sở

dịch vụ việc làm chịu trách nhiệm tuyển chọn và cung cấp đủ số lợng lao động đáp ứng

các yêu cầu về kỹ năng, tay nghề và các đòi khác cho ngời sử dụng lao động.

Cung ứng lao động thờng xảy ra khi nhà tuyển dụng không có thông tin và thời gian

tìm kiếm ngời lao động và tin chắc rằng cơ sở dịch vụ việc làm có đủ năng lực giúp họ

làm việc đó. Cung ứng loa động cũng thờng xảy ra khi nhà tuyển dụng muốn có một số lợng lớn lao động, không đòi hỏi chất lợng quá khắt khe và việc nhờ cơ sở dịch vụ việc

làm tuyển dụng sẽ tiết kiệm đợc chi phí hơn là họ tự đứng ra tuyển.

2. Phân loại dịch vụ việc làm



2.1. Phân loại theo đối tợng hoạt động

Dịch vụ việc làm có nhiều hình thức khác nhau. Nếu phân theo đối tợng hoạt động,

có 3 dạng dịch vụ việc làm sau:

- Dịch vụ trợ giúp ngời lao động

- Dịch vụ trợ giúp ngời sử dụng lao động

- Dịch vụ trợ giúp ngời đào tạo, dạy nghề

Bản chất của dịch vụ trợ giúp ngời lao động là cung cấp các thông tin và t vấn về

những vấn đế liên quan đến lao động việc làm, đào tạo, hớng nghiệp mà ngời lao

động có nhu cầu, đồng thời giúp họ tìm kiếm việc làm. ở nhiều quốc gia, các Trung tâm

dịch vụ việc làm còn kiêm luôn cả dịch vụ chi trả trợ cấp thất nghiệp cho ngời lao động.

6

6



Dịch vụ trợ giúp ngời sử dụng lao động thờng đợc hiểu là dịch vụ tìm kiếm ngời lao

động phù hợp với yêu cầu công việc do ngời tuyển dụng lao động đề ra. Theo đó dịch vụ

này bao gồm:

- Xem xét các thông tin về ngời xin việc, nếu thấy phù hợp với yêu cầu của ngời sử

dụng lao động, Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ giới thiệu cho ngời sử dụng lao động tự

tuyển chọn.

- Tham gia tuyển chọn lao động nếu đợc ngời sử dụng lao động uỷ quyền.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia, chẳng hạn ở Cộng hoà liên bang Đức, dịch vụ trợ

giúp ngời sử dụng lao động còn bao gồm cả dịch vụ trợ giúp ngời thành lập doanh nghiệp

hoặc trợ giúp cho doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Khác với các dạng dịch vụ kể trên, dịch vụ trợ giúp ngời đào tạo dạy nghề chỉ gián

tiếp giải quyết việc làm cho ngời lao động, dịch vụ này bao gồm:

- T vấn cung cấp các thông tin cần thiết cho ngời đào tạo, dạy nghề về nhu cầu lao

động trên thị trờng lao động nhằm giúp cho ngời đào tạo, dạy nghề định hớng những lĩnh

vực cần tập trung đào tạo.

- Giới thiệu ngời cần đào tạo, học nghề cho ngời đào tạo, dạy nghề.

- Tổ chức đào tạo, dạy nghề nếu đợc giao nhiệm vụ hoặc đợc uỷ quyền.



2.2. phân loại theo phạm vi hoạt động

Theo tiêu chí này, có thể phân loại dịch vụ việc làm thành 3 dạng khác nhau:

- Dịch vụ việc làm địa phơng

- Dịch vụ việc làm liên địa phơng

- Dịch vụ việc làm quốc tế

Dịch vụ việc làm địa phơng là dịch vụ việc làm mà phạm vi hoạt động chỉ thu hẹp

trong một vùng lãnh thổ nào đó (tỉnh, thành phố, huyện).

Dịch vụ việc làm liên địa phơng là dịch vụ việc làm đợc thực hiện thông qua hoạt

động điều phối việc làm giữa các địa phơng trong nớc.

Dịch vụ việc làm quốc tế là dịch vụ việc làm nhằm điều phối việc làm giữa các quốc

gia. Đối với các nớc đang phát triển, loại dịch vụ này đợc thực hiện chủ yếu dới hình thức

xuất khẩu lao động. Ngợc lại, đối với các nớc phát triển hoặc các nớc công nghiệp mới,

dịch vụ này chủ yếu đợc thực hiện dới hình thức nhập khẩu lao động.



7

7



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

×