1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Sơ Đồ 1: Chu kỳ của dự án đầu tư................................................................................15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.03 KB, 128 trang )


Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đầu tư phát triển được coi là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế và là

chìa khóa của sự tăng trưởng đối với mỗi quốc gia. Đồng thời, đầu tư phát triển cũng

quyết định sự ra đời và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Mỗi một

dự án đầu tư thành công sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh cho doanh nghiệp nói riêng

cũng như nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển là một hoạt động mang tính phức tạp,

đòi hỏi phải có sự chuẩn bị một cách cẩn thận, nghiêm túc. Điều này có nghĩa là mọi

công cuộc đầu tư đều phải được thực hiện theo dự án thì mới đạt được hiệu quả mong

muốn.

Để quản lý các hoạt động đầu tư nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, từ lâu trên

thế giới đã nghiên cứu một môn khoa học đó là khoa học “Quản lý dự án”. Bản chất

của Quản lý dự án nằm trong việc áp dụng các thành tựu trong nghiên cứu và kinh

nghiệm trong thực tiễn để tổ chức, điều phối các nguồn lực hữu hạn một cách có hiệu

quả nhất, trong một giới hạn nhất định về không gian và thời gian nhằm đạt được các

mục tiêu của dự án đã được xác định.

Trong các dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, Dự án đầu

tư là loại hình dự án được xã hội quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là trong xã hội theo cơ

chế thị trường là mô hình xã hội phổ biến trên thế giới hiện nay. Thuật ngữ “Dự án

đầu tư” là một thuật ngữ đã được sử dụng từ lâu, ngoài ra có thêm thuật ngữ “Dự án

đầu tư xây dựng công trình” mới được sử dụng trong các văn bản pháp quy của Việt

Nam trong mấy năm gần đây, là để chỉ các dự án đầu tư có xây dựng công trình. Bản

chất của dự án đầu tư là việc tập hợp các hoạt động có liên quan đến đầu tư các nguồn

lực hữu hạn của doanh nghiệp /doanh nhân vào một đối tượng xác định để đạt được

mục tiêu lợi nhuận. Với chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ hiện nay, các

doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đang rất tích cực trong phát triển các dự án đầu

tư tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với



Học viên: Lê Đức Chung



1



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



thế giới, thông qua việc gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lớn, trong đó có Tổ chức

thương mại thế giới (WTO). Trong đó Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng không nằm

ngoài thực tế này.

Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐTTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc

Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số

14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra

Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn

Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐTTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.

Ngày 06/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 205/2013/NĐ-CP về

Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định có hiệu lực

thi hành kể từ ngày 03/02/2014) với một số nội dung chính như:

* Tên gọi:

- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.

- Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.

- Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY.

- Tên gọi tắt: EVN.

* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất,

truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống

sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất

nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành,

sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động



Học viên: Lê Đức Chung



2



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí

nghiệm điện.

Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực sản

xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng

công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC),Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN

CPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà

Nội (EVN HANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Phụ

trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công

ty Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 công

ty truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án

các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam).

Đặt ra nhu cầu đầu tư phát triển lớn, trong khi các nguồn lực nhất là nguồn vốn

đầu tư còn hạn hẹp. Vì thế, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hoàn thiện công tác

quản lý các dự án đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển ngày càng là

vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn vấn đề: “Phân tích và đề

xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư các dự án nhiệt điện của EVN” làm

đề tài tốt nghiệp. Tôi mong mỏi có thể đóng góp một phần nhỏ bé hỗ trợ cho việc hoàn

thiện công tác quản lý các dự án đầu tư của Công ty.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Luận văn cần đạt được những mục đích nghiên cứu chính như sau:

- Tổng hợp và hệ thống hoá những lý luận cơ bản về công tác quản lý đầu tư các

dự án .

- Dựa vào cơ sở lý luận đó, nghiên cứu phân tích, đánh giá hiện trạng công tác

quản lý đầu tư các dự án nhiệt điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 19952015 để góp phần phát hiện những điểm đã đạt được, chưa đạt được trong công tác

quản lý đầu tư các dự án nhiệt điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay.

- Nhận dạng các nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý đầu tư

các dự án nhiệt điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam .

Học viên: Lê Đức Chung



3



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



- Trên cơ sở phân tích thực trạng và đánh giá những mặt đã đạt được, những tồn

tại trong công tác quản lý đầu tư các dự án nhiệt điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

đưa ra đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư các dự án nhiệt điện của

EVN.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các dự án đầu tư về nhiệt điện của Tập

đoàn điện lực Việt Nam giao cho Ban quản lý dự án nhiệt điện 1 đại diện làm chủ đầu

tư. Trước năm 1995, các dự án đầu tư của công ty ít, có mức đầu tư nhỏ chủ yếu phục

vụ sửa chữa, cải tạo dây chuyền sản xuất, sau năm 1995 các dự án đầu tư của EVN

tăng lên cả về số lượng và quy mô. Vì vậy đối tượng nghiên cứu của luận văn là hầu

hết các dự án đầu tư trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2015 mà Ban QLDA nhiệt

điện 1 đại diện làm chủ đầu tư.

Về đối tượng chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư, luận văn tập trung vào

nghiên cứu 01 đơn vị đại diện là Ban QLDA nhiệt điện 1, Ban QLDA nhiệt điện 1

được EVN giao thay mặt EVN quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản hàng loạt các dự

án như: Nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Phả Lại, Uông Bí, và hiện tại là Mông

Dương 1. Bộ máy các phòng ban trực tiếp tham gia công tác quản lý dự án đầu tư xây

dựng tại cơ quan của Ban quản lý là những người tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo

công ty mà không nghiên cứu cấp quản lý cao hơn.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã áp dụng các kiến thức đã được học trong

chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh của Trường Đại học Bách Khoa Hà

Nội, có tham khảo thêm các tài liệu trong và ngoài nước trong lĩnh vực đầu tư và quản

lý dự án đầu tư. Để có số liệu cơ sở cho thực hiện đề tài, tôi đã thu thập các số liệu về

tình hình thực hiện các dự án đầu tư của Ban QLDA nhiệt điện 1 từ năm 2005 đến nay

và tìm hiểu về quá trình thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư của Ban quản lý.

Ngoài ra tôi cũng đã tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo và các đồng chí trực tiếp



Học viên: Lê Đức Chung



4



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



quản lý về đầu tư của cơ quan và các chuyên gia khác trong lĩnh vực quản lý đầu tư

xây dựng.

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

Luận văn được chia làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư

Chương 2: Phân tích tình hình quản lý các dự án đầu tư tại Tập đoàn Điện lực

Việt Nam EVN.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại

Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN.



Học viên: Lê Đức Chung



5



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Hoạt động đầu tư và các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư

1.1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư

Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng

các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động

đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan".

Ngân hàng thế giới cho rằng "Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào

một lĩnh vực nhất định nào đó nhằm thu lợi nhuận cho nhà đầu tư và thu lợi ích kinh tế

xã hội cho đất nước được đầu tư".

Từ các định nghĩa trên, hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau :

- Trước hết phải có vốn, vốn bằng tiền hay bằng các loại tài sản khác hay bằng

bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ... vốn có thể là của Nhà nước, tư nhân,

cổ phần, vay ...

- Thời gian thực hiện tương đối dài, thường là hai năm trở lên. Các hoạt động

ngắn hạn dưới một năm tài chính thường không gọi là đầu tư. Do thời gian dài nên

người đầu tư và thẩm định đầu tư cần có tầm nhìn xa.

- Lợi ích của đầu tư mang lại biểu hiện trên hai mặt là lợi nhuận (lợi ích tài

chính) và lợi ích kinh tế xã hội. Nhà đầu tư tư nhân muốn đầu tư sinh lợi nhuận, còn

nhà nước đầu tư thì muốn có hoặc lợi nhuận hoặc lợi ích.

Các hình thức đầu tư (Theo Luật đầu tư 2005) gồm có:

- Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia

quản lý hoạt động đầu tư.

- Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu,

trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính



Học viên: Lê Đức Chung



6



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Trong đó: Nhà đầu tư theo Luật đầu tư 2005, là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt

động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh

nghiệp;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có

hiệu lực;

- Hộ kinh doanh, cá nhân;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người

nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Có thể nói đầu tư có đặc điểm chính là vốn. Vốn ở đây có thể được biểu hiện

bằng tiền, chứng khoán, cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu hay các tài sản cố định như

công trình, nhà xưởng, đường xá; tài sản lưu động như máy móc, thiết bị,

phương tiện giao thông hoặc các giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật,

quy trình công nghệ, quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, không gian… cũng như

nhiều nguồn tài nguyên khác.

Hoạt động đầu tư được hiểu như một quá trình đầu tư hay một tập hợp các hoạt

động thực tiễn để thực hiện đầu tư nhằm đạt được lợi ích tài chính, kinh tế và xã hội.

Theo Luật Đầu tư 2005: Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong

quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư.

Lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) ảnh hưởng trực tiếp đến

quyền lợi của chủ đầu tư, còn lợi ích kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quyền lợi của xã

hội, của cộng đồng.

Hoạt động đầu tư trong mỗi doanh nghiệp có ba loại trao đổi các giá trị kinh tế

chủ yếu. Chính ba loại trao đổi này xác định các chức năng cơ bản của hoạt động đầu

Học viên: Lê Đức Chung



7



Khoa:Kinh tế và quản lý



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

×