1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHIỆT ĐIỆN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.03 KB, 128 trang )


Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



tựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều hạn chế. Dựa trên một số mặt còn hạn chế

trong công tác quản lý dự án đầu tư của Ban QLDA.

a. Đinh hướng lâu dài.

Thực hiện quản lý dự án theo một quy trình được chuẩn bị từ trước kể từ khâu

lập, thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt

bằng, đấu thầu, thi công và giám sát thi công công trình ...

Có kế hoạch và quy trình kiểm tra, giám sát chất lượng công việc của các nhà

thầu, của Tư vấn đảm bảo dự án được thực hiện đúng như thiết kế đã phê duyệt (chất

lượng, tiến độ dự án) và hợp đồng đã ký kết.

Quản lý tiến độ thi công và năng lực của các nhà thầu. Sau khi dự án triển khai

Ban quản lý dự án cần phân công cán bộ phụ trách dự án kiểm tra lực lượng, trang

thiết bị xe máy của nhà thầu có đáp ứng với khối lượng công việc không, kiểm tra đôn

đốc thường xuyên tiến độ dự án.

Ban quản lý dự án phải tổ chức bộ máy, số lượng cán bộ quản lý dự án có đủ

năng lực và chuyên môn phù hợp với dự án. Lập quy trình thẩm tra, trình duyệt các

bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng một cách khoa học.

b. Định hướng trước mắt

Cần phải sử dụng những công cụ tình toán hiện đại và phương pháp tiên tiến

trong quá trình khảo sát để có được bản khảo sát, thiết kế đạt chất lượng cao, tạo tiền

đề cho công tác thi công sau này.

Bởi vì để xây dựng được công trình có chất lượng cao đồng thời thoả mãn điều

kiện thời gian xây dựng ngắn, chi phí lao động, vật tư tiền vốn ít thì việc thiết kế công

trình phải tiến hành trên cơ sở khảo sát xây dựng kỹ lưỡng. Không thể nào có một bản

thiết kế có chất lượng mà lại không dựa trên cơ sở những tài liệu chuẩn xác của khảo

sát xây dựng.

Tại giai đoạn lập dự án đầu tư việc khảo sát phải đưa ra nhiều phương án để lựa

chọn: địa điểm đặt, thiết bị…



Học viên: Lê Đức Chung



109



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Công tác khảo sát ở một giai đoạn phải được xác định chi tiết và được duyệt

trong đề cương khảo sát.

Bởi như vậy Bên tư vấn giám sát cùng Ban QLDA có thể dễ dàng quản lí và

kiểm tra giám sát,đồng thời nhanh chóng khắc phục được những sai sót trong quá trình

thi công công trình.

Đối với các công trình điện hiện nay việc lựa chọn cơ quan tư vấn xây dựng là

một nhiệm vụ quan trọng và phức tạp. Trong khi lựa chọn, nhân tố quyết định là cơ

quan tư vấn này phải có kinh nghiệm qua những dự án đã được họ thực hiện trước đó.

Một phương pháp thường dùng để chọn là đòi hỏi các đơn vị tư vấn cung cấp các

thông tin về kinh nghiệm, tổ chức sau đó xem xét lựa chọn rồi tiến tới đấu thầu.

Chất lượng hồ sơ thiết kế chưa cao, hồ sơ không đầy đủ, nhiều dự án trình duyệt

để lấy ngày dẫn tới việc phát sinh nhiều trong khi thi công

Công tác thẩm định còn nhiều khiếm khuyết dẫn đến nhiều dự án đầu tư phải

điều chỉnh lại tổng dự toán, tổng mức đầu tư nhiều lần trong quá trình thực hiện dự án

do số lượng dự án nhiều, thời gian thẩm định ngắn và hạn chế về số lượng cán bộ thẩm

định.

Ban QLDA cần chấn chỉnh lại nghiêm túc tư tưởng coi việc Thẩm định lại hồ sơ

dự án và khảo sát thiết kế công trình chỉ qua loa và mang tính hình thức.Ban QLDA

cần có một quy trình thẩm định hợp lý cụ thể với từng dự án, và gắn liền trách nhiệm

vào mỗi cá nhân tham gia.

Bên cạnh đó, Ban cần có những đội ngũ cán bộ kỹ thuật am hiểm về các lĩnh vực

xây lắp, thông tin truyền thông để nhằm quản lí và phát hiện các sai sót trong quá trình

thi công xây dựng công trình để từ đó có thể khắc phục kịp thời, tránh ảnh hưởng đến

những công việc thực hiện phía sau đó. Vì vậy Ban QLDA phải luôn luôn có những

khóa tập huấn nghiệp vụ dành cho cán bộ công nhân viên của mình, hoặc cử các cán

bộ kĩ thuật đi đào tạo nâng cao kiến thức nghiệp vụ ở nước ngoài.

Nếu Ban QLDA không có cán bộ kỹ thuật đủ chuyên môn để thẩm định thì phải

thuê tư vấn giám sát có đủ năng lực, kinh nghiệm ở bên ngoài, nhằm đảm bảo quá

Học viên: Lê Đức Chung



110



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



trình quản lý dự án không bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến quá trình thi công.Trong

hợp đồng thuê tư vấn giám sát sẽ phải quy định rõ trách nhiệm cho Bên tư vấn giám

sát để đảm bảo họ sẽ thực hiện một cách nghiêm túc và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật,kinh

tế.

3.3. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại Ban

QLDA nhiệt điện 1

Giai đoạn từ năm 1998 – 2012 công ty đã triển khai thành công nhiều dự án lớn

đáp ứng yêu cầu phát triển nhiều mặt. Các dự án hoàn thành đã tạo nên sự thay đổi rõ

nét thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu; cải thiện môi trường lao động, đời

sống cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Giai đoan từ 2013 – 2015 có thể nói là

giai đoạn bản lề với nhiều dự án lớn được triển khai tạo nền tảng phát triển bền vững

lâu dài của Ban QLDA. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chịu ảnh hưởng sâu

sắc của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, dẫn đến những thay đổi trong môi trường kinh

doanh, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Để thích ứng với tình hình mới, ngay từ bây giờ Ban QLDA nhiệt điện 1 cần phải có

những điều chỉnh thích hợp trong chiến lược đầu tư phát triển dựa trên những phân

tích đã được đề cập ở trên.

3.3.1. Hoàn thiện công tác đền bù và giải phóng mặt bằng

Chính sách đền bù chưa thoả đáng, đơn giá đền bù thường có xu hướng thấp hơn

giá bán tại thời điểm giải phóng mặt bằng làm cho người dân búc xúc, gây cản trở

trong công tác giải phóng, thực hiện dự án.

Bởi công tác đền bù giải phóng mặt bằng là công việc hết sức phức tạp và nhạy

cảm, vì vậy để triển khai tốt công tác này đòi hỏi Ban QLDA phải nỗ lực hết mình với

sự phối hợp hỗ trợ chặt chẽ của các ban ngành địa phương (hội họp, vận động, giải

thích, hỗ trợ thi công …) với thủ tục hết sức chặt chẽ và đầy đủ theo quy định của Nhà

nước nhằm đảm bảo được lợi ích của nhà nước đồng thời vẫn đảm bảo được lợi ích

của nhân dân trong khu vực giải tỏa .Bởi vì vậy, Ban QLDA cần phải: Sau khi lập bản

vẽ mặt bằng sử dụng đất và trình UBND tỉnh phê duyệt,trên cơ sở đó. Hội đồng đền bù

thông báo cho nhân dân địa phương biết quy hoạch để không xây dựng và trồng thêm

Học viên: Lê Đức Chung



111



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



cây mới, đối với các hộ dân nằm trong khu vực bị di dời để họ có thời gian chuẩn bị

khi thực hiện giải toả. Phải làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích, vận động, thuyết

phục để các hộ dân đó hiểu, đồng tình và tự giác chấp hành để các hộ dân ủng hộ việc

thực hiện dự án, sớm bàn giao mặt bằng thi công. Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của

chính quyền địa phương, có thái độ cứng rắn, cương quyết với những cá nhân vòi vĩnh,

chống đối, không được hứa đáp ứng các quyền lợi mà không được Nhà nước quy định.

Lập phương án đền bù theo quy định của nhà nước, nhưng cũng phải có sự tham

gia của UBND các tỉnh thành phố nơi có đất giải tỏa. Từ đó đưa ra được phương án tốt

nhất trung hòa được lợi ích của nhân dân và lợi ích của đất nước.Đồng thời phải nâng

cao chất lượng thẩm định phương án đền bù của cơ quan liên quan, áp dụng cơ chế

chính sách phải tuyệt đối chính xác để tránh sự bất bình đẳng giữa các hộ dân phải di

dời.

Bố trí nơi ở mới hợp lý cho các hộ dân có nhà phải di dời ( đối với những hộ bị

ảnh hưởng toàn bộ đất ở và không tự tìm chỗ ở mới).

Công tác kiểm tra, kiểm đếm việc giải phóng mặt bằng chưa cao dẫn tới phát sinh

khối lượng đền bù.

Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng, được

thể hiện rõ nhất ở khâu kiểm đếm tài sản trên đất bị thu hồi nhằm đền bù đúng giá trị,

không phát sinh chi phí đền bù.

Để hoàn thành tốt công tác này thì đầu tiên Ban QLDA cần yêu cầu Tư vấn thiết

kế cần lập ngay bản vẽ mặt bằng chiếm đất của dự án ngay sau khi dự án đầu tư được

phê duyệt. Sau đó phải ngay lập tức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở để

xin địa phương cấp đất cho công trình.

Ban quản lý dự án cần kiến nghị địa phương thành lập ngay Hội đồng đền bù giải

phóng mặt bằng cho dự án song song với thủ tục thu hồi đất. Sau đó Ban cần phối hợp

chặt chẽ với Hội đồng đền bù địa phương để từ đó đưa ra những phương án thống kê,

kiểm đếm tốt nhất.



Học viên: Lê Đức Chung



112



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Sau khi có quyết định cấp đất của UBND tinh, Ban cùng với hội đồng đền bù cần

công bố cho các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng biết, đồng thời phải yêu cầu

họ không được xây dựng hoặc trồng thêm cây mới, gây ảnh hưởng đến quá trình kiểm

đếm.

Sau khi thiết kế kĩ thuật được duyệt,Ban quản lý dự án đối chiếu với mặt bằng

chiếm đất của dự án đã có để xin điều chỉnh diện tích đất đã được cấp. Tiếp đó Hội

đồng đền bù sẽ tiến hành thực hiện công tác kiểm đếm. Sau khi công tác này hoàn

thành, Ban quản lý dự án cần tổ chức kiểm tra tính phù hợp của hồ sơ kiểm đếm so với

hiện trạng thực tế để nhằm phát hiện ngay ra sai sót.

Ban QLDA cũng cần tham gia vào các giai đoạn tổ chức thực hiện công tác đền

bù giải phóng mặt bằng của Hội đồng.Trong quá trình này, Ban cần phát tờ khai, họp

công bố dự án và phương thức đền bù cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng, kiểm kê, lắp

giá, chi trả tiền đền bù và ngay cả phối hợp với các ngành liên quan để giải thích, vận

động và trả lời khiếu nại (nếu có)…

Bên cạnh đó Ban QLDA cũng cần thường xuyên đôn đốc đốc Hội đồng đền bù

hoàn thiện phương án đền bù và trình thẩm định, không để thời gian giải quyết các thủ

tục này kéo dài. Đồng thời phải giám sát kiểm tra kỹ khối lượng phải đền bù giải toả,

áp giá, chính sách áp dụng phù hợp với các quy định của Nhà nước, áp dụng các chính

sách về bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.

Do tính chất ảnh hưởng của dự án điện thường không tập trung từng vùng, rải rác

theo dọc tuyến đường dây nên cần chọn địa điểm chi trả tiền đền bù cho phù hợp với

hiệu quả chi trả cao nhất, điều này đồng nghĩa với việc di dời nhà cửa sớm nhất. Sau

đó, Ban QLDA nên đốc thúc hội đồng đền bù yêu càu các hộ dân nên nhanh chóng

tháo dỡ các công trình xây dựng,chặt cây, thu dọn hoa màu…để trả mặt bằng cho Ban

QLDA. Mặt bằng này cần được Ban QLDA và đơn vị thi công quản lí chặt chẽ nhằm

tránh việc các hộ dân tái sử dụng

Cán bộ địa phương tham gia Hội đồng đền bù thường kiêm nhiệm chưa đáp ứng

tiến độ của dự án.



Học viên: Lê Đức Chung



113



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Các cán bộ địa phương tham gia hội đồng đền bù thường làm ở UBND hoặc các

đoàn thể, hội phụ nữ tại khu vực cần giải tỏa. Vì vậy bên cạnh việc tham gia Hội đồng

đền bù họ vẫn phải giải quyết những công việc khác. Điều này gây đến tình trạng

không tập trung giải quyết vì thế làm chậm tiến độ của công trình. Tuy nhiên những

cán bộ địa phương này không thể thiếu được trong Hội đồng, vì họ là những người

hiểu dân cũng như địa thế tại vùng giải tỏa nhất.

Vì vậy trong quá trình thực hiện công tác đền bù,Ban QLDA cần phải liên tục

khuyến khích những cán bộ này tập trung vào công việc đền bù giải phóng mặt bằng,

đồng thời cũng phải bàn bạc với UBND phối hợp giảm bớt công việc và tạo điều kiện

cho các cán bộ này hoàn thành được công việc đền bù giải phóng mặt bằng.

Thời gian thẩm định và trình duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng của

các cấp thẩm quyền kéo dài.

Để hạn chế việc này, Ban QLDA cần phải:

Đầu tiên phải quản lí chặt chẽ việc Bên tư vấn lập bản vẽ mặt bằng khu vực giải

tỏa, và lập hồ sơ dự án, thiết kế kĩ thuật cùng phương án đền bù giải phóng mặt bằng,

sao cho không xảy ra việc thiếu sót hồ sơ gây khó khăn cho các cấp có thẩm quyền

trong quá trình thẩm định. Đồng thời, việc thiếu hoặc làm sai hồ sơ sẽ phải làm lại và

bổ sung, như vậy kéo dài thời gian thẩm định ảnh hưởng đến tiến độ công tác giải

phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, Ban QLDA cũng phải liên tục đốc thúc các cấp có thẩm quyền

nhanh chóng thẩm định và phê duyệt hồ sơ và phương án của mình.

3.3.2 Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu

Công tác lựa chọn nhà thầu là công tác nhạy cảm và có nhiều tiêu cực. Ban

QLDA luôn phải nỗ lực hết hình để tránh những vướng mắc, những tiêu cực gây ảnh

hưởng đến tiến độ và chi phí thực hiện dự án. Nhìn chung để hạn chế các tiêu cực diễn

ra trong quá trình đấu thầu thì Ban QLDA phải luôn đảm bảo những yêu cầu cơ bản

của quá trình đấu thầu. Bên cạnh đó. Ban QLDA phải Ban cần phải hết sức chú trọng

trong công tác lựa chọn nhà thầu từ các khâu lập kế hoạch đấu thầu đến lập hồ sơ mời

Học viên: Lê Đức Chung



114



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



thầu, công tác xét thầu để phát huy tích cực, hạn chế và khắc phục các nhược điểm

nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu.

Lập kế hoạch đấu thầu: Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt chính là cơ sở để

thực hiện đấu thầu.

Vì vậy khi xây dựng kế hoạch đấu thầu đòi hỏi kế hoạch đấu thầu phải rõ ràng và

cụ thể, tránh gây nhầm lẫn cho đơn vị tham gia dự thầu. Tất cả các nội dung trên nằm

trong mối liên hệ mật thiết với nhau được thiết lập trên cơ sở mục tiêu tổng hợp được

xác định trong bước dự án đầu tư của dự án và là cơ sở quan trọng để dự án thực hiện

các bước tiếp theo.

Hồ sơ mời thầu phải được quan tâm trong sự liên kết chặt chẽ với nội dung thiết

kế và mục tiêu đã đặt ra trong kế họach đấu thầu.

Hồ sơ mời thầu là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đấu thầu,

hồ sơ mời thầu phải đảm bảo chất lượng để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu

chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tạo thuận lợi cho việc xét thầu. Trong hồ sơ mời thầu phải

đầy đủ, chính xác, rõ ràng và phù hợp với quy chế đấu thầu và các văn bản có liên

quan, không có các điểm trìu tượng dễ phát sinh tranh chấp sau này. Khi xây dựng hồ

sơ mời thầu (đối với đấu thầu quốc tế ) cần lưu ý các văn bản quy định về thuế xuất

nhập khẩu, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu...

Đánh giá hồ sơ thầu: Đây là công tác rất quan trọng vì nếu đánh giá không

chính xác thì sẽ không lựa chọn được đúng nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực, tài

chính và giá dự thầu tốt nhất.

Do vậy, Ban phải thành lập tổ chuyên gia xét thầu bao gồm những cán bộ có kinh

nghiệm trong công tác đấu thầu. Các thành viên trong tổ xét thầu phải được đào tạo,

tập huấn qua các lớp về đấu đầu và phải có chứng chỉ về đấu thầu theo quy định của

Luật đấu thầu. Đôi với một số các gói thầu của dự án có quy mô lớn, phức tạp, công

nghệ hiện đại nên các cán bộ của Ban sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong xét thầu, vì

vậy cần phải mời thêm các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này tham gia vào

tổ xét thầu để công việc được thực hiện chính xác, đúng quy định của Nhà nước và lựa



Học viên: Lê Đức Chung



115



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



chọn được nhà thầu thực hiện công việc một cách tốt nhất về kỹ thuật, về tài chính thì

mới mang lại hiệu quả cho dự án đầu tư.

Tình trạng nâng giá thầu.

Các nhà thầu đã có sự dàn xếp không lành mạnh như hoặc bỏ giá cao hơn hoặc tạo ra

lỗi cơ bản khi xét thầu. Đây chính là nguyên nhân làm thất thoát vốn đầu tư của nhà

nước, không mang lại hiệu quả cao trong đầu tư xây dựng. Trên thực tế rất khó kiểm

tra và xác định được sự thông đồng và giàn xếp giữa các nhà thầu. Vì vậy khi có dấu

hiệu của sự thiếu lành mạnh trong công tác đấu thầu, Ban QLDA phải ngay lập tức

điều tra làm rõ ngay, và xử phạt thật nặng đối với những nhà thầu có hành vi này. Bên

cạnh đó Ban QLDA kết hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ giám sát

chặt chẽ quá trình đấu thầu để lựa chon nhà thầu.

Giải pháp chống tình trạng bỏ giá rẻ, gây nên tình trạng phá giá trong xây

dựng.

Để hạn chế tình trạng này, Ban QLDA đầu tiên cần kiểm tra năng lực kỹ các

năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm xem có đáp ứng được theo hồ sơ mời thầu hay không.

Hiện nay, nhiều nhà thầu thường hay tự khai tăng năng lực của mình để cho phù hợp

với yêu cầu của gói thầu, nên Ban cần có biện pháp xác minh giữa năng lực thực tế của

các nhà thầu với hồ sơ kê khai xem có phù hợp hay không. Tránh tuyệt đối trường hợp

quá coi trọng giá dự thầu để cuối cùng khi nhà thầu trúng tuyển không thực hiện được

sẽ dẫn đến đơn phương chấm dứt hợp đồng, chấp nhận chịu phạt gây gián đoạn quá

trình thi công xây dựng.

3.3.3 Hoàn thiện công tác thi công xây dựng công trình

Đây là công tác quan trọng nhất để thực hiện dự án, chiếm một thời gian dài nhất

trong toàn bộ chu trình quản lý dự án .Công tác này quyết định trực tiếp đến chất

lượng của công trình, thời gian hoàn thành dự án. Vì vậy để đảm bảo các tiêu chí về

thời gian, chất lượng và chi phí, Ban QLDA cần phải quản lí chặt chẽ :



Học viên: Lê Đức Chung



116



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Đối với nhà thầu thi công:

Nhà thầu thi công với tư cách là một chủ thể chính có vai trò đặc biệt quan trọng

trong quá trình thi công. Như một điều kiện của hợp đồng, Ban QLDA cần yêu cầu

Nhà thầu phải nghiêm túc trong việc cung cấp một bản tiến độ, kể cả một bản thuyết

minh về công nghệ thi công xây dựng dự kiến, một lịch trình dự báo dòng tiền trong

đó chỉ ra những thời điểm mà Nhà thầu mong muốn Ban QLDA phải thanh toán. Nhà

thầu có thể chọn nhà thầu phụ (nhưng phải thông qua Ban QLDA) cho từng phần công

việc nhưng không được bán thầu (nghĩa là giao toàn bộ công việc của công trình).

Việc chọn nhà thầu phụ phải được sự phê duyệt của Ban QLDA nhưng nhà thầu vẫn sẽ

phải chịu trách nhiệm về những phần công việc do các thầu phụ thực hiện.

Đối với đơn vị Tư vấn giám sát:

Trong quá trình thi công, giám sát và quản lý chất lượng công trình xây dựng có vai

trò đặc biệt quan trọng. Nó góp phần quản lí quá trình thi công diễn ra đúng tiến độ,

đảm bảo chất lượng và chi phí được duyệt Ban QLDA cần phải có những biện pháp

nhằm giảm bớt những hạn chế trong công tác giám sát này.

Công tác giám sát thi công còn rất hạn chế, mang tính hình thức tác dụng không

đáng kể. Ngoài ra, các nhà thầu cũng như tư vấn giám sát chưa tuân thủ nghiêm ngặt

đúng quy trình, quy phạm và thiết kế kỹ thuật nên công trình không đảm bảo chất

lượng.

Một thực tế trong quá trình giám sát thi công là tình trạng dễ dãi với các nhà thầu

của tư vấn giám sát và của chủ đầu tư. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây

nên chất lượng kém và tạo điều kiện thất thoát vốn đầu tư. Vì vậy đơn vị tư vấn giám

sát phải nhận thức đầy đủ phạm vi quyền hạn của mình. Trong mối quan hệ với nhà

thầu, ngoài việc theo dõi kiểm tra về chất lượng thi công tư vấn giám sát còn là người

hướng dẫn kỹ thuật, do đó cần hợp tác với nhà thầu làm việc như trong một đội ngũ vì

việc hoàn thành tốt đẹp công trình. Muốn đạt được như vậy, Ban QLDA cần gắn tránh

nhiệm và quyền lợi cụ thể trong công việc được giao nhằm tạo ý thức trách nhiệm của

các cán bộ giám sát của Ban.



Học viên: Lê Đức Chung



117



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Các dự án lưới điện phần lớn quy mô không lớn nhưng số lượng nhiều và trải dài

qua nhiều địa phương, do vậy việc bố trí đủ cán bộ có năng lực giám sát các dự án là

rất khó khăn.

Ban quản lý nếu thực hiện luôn cả công tác giám sát thi công xây dựng cần phải bố

trí cán bộ giám sát đúng chuyên môn được đào tạo và đúng lĩnh vực cần giám sát, Kỹ sư

xây dựng giám sát các hạng mục về xây dựng, kỹ sư điện giám sát về lắp đặt điện, kỹ sư

thông tin giám sát về thông tin, …Bên cạnh đó Ban QLDA phải có hình thức tuyển mộ

các cán bộ giám sát có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức kỷ luật tốt.

Nếu không đủ năng lực giám sát theo quy định thì Ban phải thuê các tổ chức tư

vấn thực hiện, thông thường các tổ chức tư vấn đó được chuyên môn hoá có điều kiện

nâng cao trình độ, tiếp thu công nghệ mới sẽ làm tốt hơn nhiệm vụ giám sát khác với

các cán bộ kiêm nhiệm của Ban quản lý.

Cần quy định cụ thể và thanh toán đầy đủ chi phí giám sát cho đơn vị thực hiện

giám sát thi công khi dự án kéo dài so với so với tiến độ dự kiến vì thực tế hiện nay do

không được thanh toán bổ sung khi thực hiện các công việc kéo dài đó nên các cán bộ

giám sát thường không có mặt thường xuyên tại công trường mà đi kết hợp giám sát

thêm ở các công trình khác. Ngoài ra, cần thanh toán chi phí giám sát đúng thời gian

như các điều khoản của hợp đồng ký kết để tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc

cho các cán bộ giám sát nhằm mang lại hiệu quả trong công việc.

3.3.4 Hoàn thiện công tác Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý dự án

Tiến hành đổi mới, sắp xếp lại cơ cấu lao động trong bộ máy quản lý nhằm phát

huy tối đa năng lực của toàn bộ tổ chức; phân bố công việc đầy đủ, phù hợp với năng

lực của từng cá nhân tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Việc bố trí, sắp xếp lao

động không chỉ diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư mà còn

được tiến hành ngay cả trong giai đoạn vận hành khai thác. Bên cạnh đó, BQL dự án

tiếp tục tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư để tạo công việc cho các cán bộ quản lý dự

án, tránh tình trạng trông chờ, ngồi đợi dự án. Quy định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng,

cụ thể cho các đơn vị, các phòng ban chức năng và từng cá nhân để tránh trường hợp



Học viên: Lê Đức Chung



118



Khoa:Kinh tế và quản lý



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

×