1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Công tác tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng là một trong những công việc cực kỳ quan trọng quyết định đến tiến trình thực hiện một dự án.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.03 KB, 128 trang )


Luận Văn Thạc Sỹ







Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Bồi thường đất:



Việc đền bù phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ

chức, cá nhân có liên quan. Các hộ gia đình bị thu hồi đất có đủ điều kiện để được bồi

thường thì được bồi thường

Việc đền bù được thực hiện thông qua một hoặc kết hợp các hình thức bằng tiền,

quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và phải đảm bảo công bằng, công khai, minh

bạch, đúng pháp luật. Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được

bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi

thường thì bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu

hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch

về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền.

• Bồi thường tài sản:

Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Ban QLDA thu hồi đất mà bị thiệt hại thì

được bồi thường.

Chủ sở hữu tài sản gắn kiền với đất khi thu hồi mà đất đó thuộc đối tượng không

được bồi thường thì tùy tường trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản.

Nhà, các công trình khác gắn liền với đất được xây dụng sau khi quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất công nghiệp công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường.

Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công

bố thì không được bồi thường.

Hệ thống máy móc dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được, thì chỉ

được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vẫn chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vẫn

chuyển, lắp đặt; mức bồi thường do UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với pháp luật

hiện hành và thực tế ở địa phương.



Học viên: Lê Đức Chung



57



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Khi tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng Ban QLDA tiến hành thành lập Hội

đồng đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng bao gồm các cán bộ đền bù của Ban kết

hợp cùng các cán bộ của UBND, của hội phụ nữ, đoàn thể…

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, từ khâu xác định mốc giới, kiểm kê, áp

giá, thoả thuận với các hộ dân, xác nhận của các địa phương, lập và trình duyệt

phương án đền bù, thẩm tra phê duyệt của địa phương, trả tiền là một chuỗi công việc

phức tạp, kéo dài trong suốt thời gian xây dựng. Thêm nữa,do tính chất tuyến của các

đường dây trải dài qua nhiều tỉnh/thành, số lượng công việc nhiều, phức tạp, để đáp

ứng đúng tiến độ, Ban QLDA tiến hành đền bù theo nhiều giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị, thành lập và triển khai các Hội đồng đền bù theo quy định:

Sau khi có quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật của cấp có thẩm quyền, Ban

QLDA sẽ thay mặt EVN tiến hành họp để báo cáo và thống nhất với UBND tỉnh, các sở

liên quan đến giải phóng mặt bằng. Sau đó, Ban QLDA sẽ tiến hành thành lập hội đồng đề

bù. Hội đồng sẽ tiến hành thông báo cho nhân dân về dự án và vùng đất sẽ sử dụng. Bên

cạnh đó, Hội đồng đền bù sẽ dựa trên kết quả khảo sát của bên Tư vấn để xác định số hộ

và diện tích đất ảnh hưởng đồng thời,tiến hành vận động nhân dân di dời.

Giai đoạn thu hồi và xin giao đất xây dựng công trình:

Để làm được điều này Ban QLDA phải xác định chính xác diện tích đất của từng

hộ gia đình hay tổ chức bị thu hồi trong sự kiểm tra, thống nhất của UBND huyện, Sở

tài nguyên môi trường tỉnh , sau đó tổng hợp trình UBND tỉnh thu hồi và giao đất để

xây dựng công trình. Công việc này không phải thực hiện một lần duy nhất mà phải

kiểm tra, điều chỉnh nhiều lần vì nó vừa ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai tại địa

phương vừa liên quan đến việc điều chỉnh lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của

các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

Giai đoạn thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng:

Sau khi thực hiện giai đoạn chuẩn bị, thành lập và triển khai các Hội đồng đền bù

theo quy định và giai đoạn thu hồi và xin giao đất xây dựng công trình, Ban QLDA kết

hợp cùng hội đồng đền bù địa phương tiến hành thực hiện công tác đền bù giải phóng

Học viên: Lê Đức Chung



58



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



mặt bằng. Trong giai đoạn này, Ban QLDA cùng hội đồng đền bù địa phương tiến

hành nhận mặt bằng do dân bàn giao đồng thời đưa ra phương án đền bù giải phóng

mặt bằng cho dân.Đối với những hộ dân còn cản trở công tác giải phóng mặt bằng Ban

QLDA và Hội đồng cần tuyên truyền vận động để họ trả đất cho dự án, nếu không

được thì phải dùng biện pháp cưỡng chế.

Song song với việc đền bù trên là việc bố trí nơi ở mới cho các hộ dân có nhà

phải di dời (hộ bị ảnh hưởng toàn bộ đất ở và không tự tìm chỗ ở mới). Ban QLDA

thường phải hoàn tất các thủ tục thu hồi đất nơi ở cũ và cấp đất nơi mới cho các hộ dân

(hoặc bố trí đất vào khu quy hoạch của địa phương), tổ chức giám sát việc cải tạo, di

dời và xây dựng lại nhà cửa sao cho không vi phạm hành lang tuyến theo quy định.

Những chi phí trong quá trình giải phóng mặt bằng của Ban QLDA bao gồm:

Chi phí cho công các tuyên truyền , phổ biến quyết định, thu hồi đất và các chính

sách, chế độ bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.

Chi phí cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai tài sản thực tế bị thiệt hại.

Chi phí cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Chi phí cho thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Chi cho việc

thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án tái định cư. Chi phí phụ cấp

kiêm nhiệm công tác phí khán, di hiện trường…cho các thành viên trong hội đồng, tổ

chuyên viên giúp việc, các thành phần có liên quan làm công tác GPMB.

Công tác GPMB thường bị chậm tiến độ so với tiến độ dự án với các nguyên nhân

và lý do cụ thể như sau:

Đơn giá đền bù hiện nay chưa cập với giá thị trường về các định mức chi phí bồi

thường rất thấp. Việc thống kê, kiểm đếm thường là thiếu so với thực tế do vậy khi

triển khai thực hiện phải lập bổ xung.

Quá trình thẩm định phê duyệt phương án bồi thường rất chậm chủ yếu do các

cấp có thẩm quyền thường phê duyệt chậm.





Nguyên nhân khách quan:



Học viên: Lê Đức Chung



59



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Giá đất cao nên việc xin cấp đất, GPMB thi công gặp nhiều cản trở. Đơn giá đền

bù so với đơn giá thị trường có sự chênh lệch lới đẫn đền việc thu hồi đất gặp nhiều

khó khăn, nhiều hộ gia đình không chịu di dời vì chưa được đền bù thỏa đáng.

Ý thức người dân chưa tốt: nhiều hộ gia đình cố tình gây khó khăn trong việc

nhận kinh phí đền bù.

Trách nhiệm của chính quyền địa phương: một số địa phương còn chưa thực sự

quan tâm đến công tác đền bù GPMB.

Thủ tục hành chính còn rườm rà vẫn còn hiện tượng quan liêu, trì trệ trong việc

giải quyết các thủ tục. Hơn nữa lại có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp nên mất

thời gian để đi đến thống nhất ý kiến.

Nguyên nhân chủ quan: Công tác cập nhật thông tin, tài liệu các địa phương để phục

vụ cho công tác giải phóng mặt bằng còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Do năng lực giám sát của cán bộ còn yếu kém. Chưa có sự phối hợp kinh hoạt

với chính quyền địa phương để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng còn chưa

được đáp ứng yêu cầu. Chính vì những lí do này nên trên thực tế hầu hết các dự án

lưới điện mà Ban QLDA trực tiếp quản lý thường gặp phải khó khăn dẫn đến chậm

tiến độ. Điển hỉnh như: Theo thống kê của phòng đền bù ta những vướng mắc thường

gặp nhất gây chậm tiến độ công trình đó là :

Bảng 2.5. Những vướng mắc thường gặp trong quá trình thực hiện GPMB

TT



Những vướng mắc



Mức độ



Chậm tiến độ



1



Chậm giải phóng mặt bằng



>80%



4 tháng – > 1 năm



2



Quy định và khung pháp lý GPMB



>64%



3 tháng – > 1 năm



3



Chi phí giải phóng mặt bằng quá lớn



>50%



1 tháng – > 1 năm



4



Vướng các công trình hạ tầng KT



>75%



6 tháng – > 1 năm



5



Liên quan tới quá nhiều cơ quan,



>30%



2 tháng – > 1 năm



7



Xung đột với người dân



>36%



1 tháng – > 1 năm



Học viên: Lê Đức Chung



60



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



( Nguồn phòng kế hoạch vật tư- Ban QLDA nhiệt điện 1)

Công tác giải phóng mặt bằng là một công tác khó khăn, phức tạp, và nhạy cảm.

Vì vậy Ban QLDA luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về tài chính và phương tiện để

cán bộ làm công tác này có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ban QLDA cũng cố gắng hết

mức để hạn chế những khó khăn của công tác này, tuy nhiên nó hầu hết đều là những

yếu tố khách quan, vì thế không thể khắc phục hoàn toàn.

2.2.3.3. Công tác lựa chon nhà thầu

Sau khi nhận được quyết định đầu tư, và các tài liệu để ra quyết định đầu tư, giấy

chứng nhận đầu tư; có được thiết kế dự toán được duyệt, nguồn vốn cho dự án thì

phòng kế hoạch sẽ tiến hoành lập kế hoạch đấu thầu tổng thể cho toàn bộ dự án.

Việc thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu có tác động trực tiếp đến quá trình thi

công xây dựng công trình và chất lượng của công trình, bởi vậy công tác này trong

Ban QLDA luôn đảm bảo các yêu cầu sau:

Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng.

Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành

nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý.

Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch.

Hơn nữa Ban QLDA luôn thực hiện công tác này theo đúng quy định hiện hành,

chọn được các nhà thầu có uy tín, có năng lực đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, tài chính,

tiến độ … để thực hiện các dự án. Trên cơ sở Tổng mức đầu tư/tổng dự toán được

duyệt Ban QLDA đã lên kế hoạch phân chia ra các gói thầu, giá gói thầu, hình thức lựa

chọn nhà thầu, thời gian đấu thầu, hình thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng

và nguồn tài chính phù hợp với quy định của pháp luật để trình EVN phê duyệt. Việc

xác định đúng đắn kế hoạch đấu thầu sẽ giúp cho quá trình tổ chức đấu thầu được

thuận lợi, mang lại hiệu quả thiết thực cho Ban QLDA và xã hội.

Nội dung cụ thể của từng gói thầu bao gồm:

+ Tên gói thầu.

Học viên: Lê Đức Chung



61



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



+ Giá gói thầu: Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng đầu tư hoặc tổng vốn

đầu tư, tổng dự toán được phê duyệt và các quy định có liên quan.

+ Nguồn vốn.

+ Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu.

+ Thời gian lựa chọn nhà thầu: Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn

nhà thầu để đảm bảo tiến độ của gói thầu.

+ Hình thức hợp đồng. Tùy theo tính chất của gói thầu

+ Thời gian thực hiện hợp đồng phải đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực thông qua việc sử dụng các hình thức lựa chọn

nhà thầu khác nhau như đấu thầu,hoặc chỉ định thầu … để thực hiện các gói thầu xây

dựng với giá hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư và mục tiêu của dự án

Với công tác lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu, Ban QLDA thông

báo cho một vài đơn vị đã có uy tín trong ngành điện về quy mô của dự án sắp triển

khai để các đơn vị đó nếu quan tâm thì gửi hồ sơ năng lực, đơn xin nhận thầu và dự

toán để Ban kiểm tra, đánh giá, lựa chọn nhà thầu nào đáp ứng đủ yêu cầu đã đặt ra và

tối ưu nhất về kinh tế, kỹ thuật.

Với công tác lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu thì Ban ký hợp đồng với

các đơn vị đã đảm nhiệm việc lập dự án đầu tư, lập thiết kế kỹ thuât – tổng dự toán lập

luôn hồ sơ mời thầu. Trong giai đoạn đánh giá hồ sơ dự thầu, tuỳ theo tính chất và

mức độ phức tạp của gói thầu Ban QLDA thành lập tổ chuyên gia xét thầu gồm các

chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, kinh tế … để thực hiện, đó là những chuyên

gia có chứng chỉ tham gia khóa học về đấu thầu, am hiểu các nội dung cụ thể tương

ứng của gói thầu, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm đã từng xét thầu. Sau khi có

kết quả xét thầu, Ban QLDA làm báo cáo và gửi hồ sơ trình EVN, Bộ Công thương và

Đơn vị cho vay vốn phê duyệt.



Học viên: Lê Đức Chung



62



Khoa:Kinh tế và quản lý



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

×