1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Thạc sĩ - Cao học >

Ưu nhược điểm của sơ đồ thanh ngang:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.03 KB, 128 trang )


Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Nhược điểm: Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công tác, không ghi rõ quy

trình công nghệ. Trong dự án có nhiều công tác thì điều này thể hiện rất rõ nét.

Chỉ phù hợp áp dụng cho những dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp.

Ban QLDA thực hiện quản lý thời gian và tiến độ thực hiện đầu tư bắt đầu ngay

từ công tác chuẩn bị đầu tư và càng chặt chẽ hơn trong công tác thực hiện đầu tư. Đầu

tiên là xác định những công việc cần phải thực hiện trong dự án, thứ tự công việc, xác

định thời gian thực hiện, thời gian kết thúc công việc và thời gian hoàn thành dự án.

Tùy theo từng dự án thì số lượng công việc cũng như công việc có thể khác

nhau nhưng trong hầu hết tất cả các dự án mà Ban quản lý đều có những công việc cơ

bản như:

Công tác khảo sát, thiết kế kĩ thuật xây dựng công trình, dự toán: Đây là công

tác đặt nền móng bắt đầu cho quá trình thực hiện giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng

dự án. Nó bao gồm các phần việc nhỏ:

Lập đề cương khảo sát.

Thiết kế và tổng dự toán.

Thẩm định lại thiết kế và tổng dự toán.

Công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng: đây là công tác vô cùng khó khăn, phức

tạp và nhạy cảm quyết định đến tiến trình thực hiện một dự án mà trong đó khâu đền

bù giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng nhất.

Xin cấp phép xây dựng.

Lập và trình duyệt phương án đền bù giải tỏa.

Lập và trình duyệt phương án tái định cư.

Đền bù giải tỏa, tái định cư.

Tại giai đoạn này với tính chất đặc thù đối với các dự án điện ngoài việc

ĐBGPMB các vị trí móng cột còn liên quan đến việc GPMB hành lang tuyến đây là

việc rất phức tạp trong công tác triển khai thực hiện.



Học viên: Lê Đức Chung



74



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu: Việc thực hiện công tác này có ảnh hưởng

trực tiếp đến chất lượng thi công cũng như chi phí và thời gian thực hiện dự án. Đây là

công tác quan trọng nhất trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Các BQL cần phải

lưu ý công tác này nhất là đối với việc đấu thầu mua sắm thiết bị cần phải tiến hành

trước khi đấu thầu xây lắp. Cần phải quy định rõ ràng trong việc cấp hành không để

ảnh hưởng đến công tác thi công xây lắp

Nhiều dự án trong khi đang tiến hành xây lắp phải dừng lại do tiến độ cung cấp

thiết bị không đáp ứng kịp thời.

Công tác thi công xây dựng công trình: Sau khi tìm được nhà thầu thực hiện, Ban

QLDA bàn giao lại gói thầu cho nhà thầu và các nhà thầu tiến hành thực hiện thi công

công trình.Đây là công tác quan trọng nhất để thực hiện dự án, chiếm một thời gian dài

nhất trong toàn bộ chu trình quản lý dự án và điều quan trọng hơn là quyết định chất

lượng công trình xây dựng, thời hạn xây dựng theo kế hoạch.

Công tác giám sát thi công công trình: Công tác này được thực hiên song song

cùng với công tác thi công xây dựng, để nhằm đảm bảo quá trình thi công được diễn ra

đúng tiến độ, đúng thời gian cho phép, đúng chất lượng và theo đúng chi phí đã được

duyệt.

Công tác nghiệm thu công trình: Khi công việc xây lắp hoàn thành, bên thầu

thông báo lại với Ban QLDA. Ban QLDA sẽ tiến hành nghiệm thu công trình. Nếu

thấy hợp lí, Ban QLDA sẽ tiến hành thanh toán cho bên thầu.

Trong các công việc cơ bản này sẽ có những công việc nhỏ. Để quản lý tốt thời

gian và tiến độ thực hiện công việc, Ban QLDA chia các công việc thành mảng và tiến

hành quản lí theo từng giai đoạn. Trước đó, Ban QLDA cũng cần phải xác định được

thời gian hoàn thành từng công việc và thứ tự thực hiện các công việc như thế nào.

Điều này tùy thuộc vào từng dự án, về quy mô cũng như yêu cầu của từng dự án.

Trong công tác Chuẩn bị đầu tư: Về cơ bản, công tác khảo sát thiết kế, tổng dự

toán được thực hiện gần như song song với công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng. Sau

khi có giấy phép xây dựng, Ban QLDA thuê tư vấn tiến hành khảo sát địa hình mặt



Học viên: Lê Đức Chung



75



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



bằng xây dựng, tiếp theo đó một mặt tiến hành lập thiết kế kĩ thuật tổng dự toán, mặt

khác tiến hành thành lập hội đồng đền bù, lập phương án đề bù và phướng án tái định

cư. Trong khoảng thời gian tiến hành đền bù, Ban QLDA tổ chức đấu thầu lựa chọn

nhà thầu thi công xây dựng. Trong thời gian thực hiện công tác này,Ban QLDA luôn

luôn phải đối mặt với việc chậm trễ trong tiến độ thi công công trình. Nếu thực hiện

các công việc trong công tác này không tốt sẽ gây ra việc làm tăng thời gian thi công

ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Ví dụ như trong Lập thiết kế kĩ thuật tổng dự toán,

nếu như công việc này không đạt yêu cầu sẽ dẫn đến việc phải chỉnh sửa nhiều lần,

làm cho tiến độ dự án bị chậm lại. Một số đơn vị Tư vấn đã khảo sát qua loa, không

đúng quy trình kỹ thuật, vì lợi nhuận nhiều đơn vị khảo sát đã bỏ qua một số mũi

khoan theo quy định, dùng phương pháp nội suy để có các số liệu về địa chất ... từ đó

dẫn đến số liệu khảo sát không chính xác, không đúng với thực tế

Dưới đây là bảng tổng hợp những sai sót thường xảy ra trong công tác thiết kế và

dự toán.

Bảng 2.9.Các Sai sót trong công tác thiết kế và dự toán

TT



Các sai sót thường gặp



Mức độ



Chậm tiến độ



1



Sai sót trong các bản thiết kế



>31%



3 tháng



2



Thiết kế chưa tính đến các QH tương lai



>46%



6 tháng



3



TK vượt quá yêu cầu, gây lãng phí vốn XD



>21%



12 tháng



4



Thiếu thiết kế chi tiết



>66%



4 tháng



5



Thiếu dự toán, chi tiết



>66%



2 tháng



6



Dự toán không chính xác, sai



>48%



4 tháng



7



Thiết kế không đồng bộ, tương thích



>46%



3 tháng



8



Dự toán xây dựng có đơn giá không phù hợp



>55%



2 tháng



( Nguồn phòng Kỹ thuật Ban QLDA nhiệt điện 1)

Như vậy có thể thấy rằng các dự án chậm tiến độ là do nhiều nguyên nhân. Về

công tác quản lý dự án của Ban thì lý do chính là: Đối với một số công trình dự án Ban

Học viên: Lê Đức Chung



76



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



chưa lựa chọn được tư vấn phù hợp hay trong quá trình quản lý tư vấn lập các hồ sơ

trên các cán bộ giám sát tại Ban chưa thật sự cố gắng đôn đốc các đơn vị tư vấn hoàn

thành công việc theo thời gian quy định.

Trong công tác giải phóng mặt bằng, chậm trễ trong công tác này do đây là một

công tác vô cùng phức tập liên quan đến nhiều cấp và liên quan đến lợi ích của nhà

nước cũng như lợi ích của nhân dân. Nếu không được giải quyết ổn thỏa, việc làm nhà

di rời dân hoạc việc đền bù không thỏa đáng không phù hợp với nguyện vọng của dân

thì rất khó có thể giải phóng được mặt bằng.

Trong giai đoạn 2005-2012 Ban QLDA quản lí tất cả 10 công trình các loại trong

đó số công trình chậm trễ do khâu giải phóng mặt bằng là 5 dự án chiếm khoảng gần

50% .

Đối với công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu, đây là công tác có ảnh hưởng trực

tiếp đến chất lượng của công trình cũng như thời gian thi công và chi phí dự án. Ban

QLDA cũng rất chú trọng trong việc tổ chức và quản lý hoạt động đấu thầu, nhưng đây

là một công tác nhậy cảm và phức tạp nên thường xuyên xảy ra những sai sót. Sai sót

này xuất phát từ những nguyên nhân từ phía các nhà thầu cũng như nguyên nhân từ

chính Ban QLDA trong quá trình tổ chức đấu thầu, bên cạnh đó là những nguyên nhân

khác như quá trình thẩm định Kết quả đấu thầu...Theo thống kê của phòng đấu thầu,

nguyên nhân xuất phát từ phía các nhà thầu chiếm khoảng 60%, 30 % xuất phát từ Ban

QLDA, và 10% còn lại là các lý do khác.



Học viên: Lê Đức Chung



77



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Từ phía nhà thầu

Từ phía Ban QLDA

10%



Nguyên nhân khác



30%

60%



Hình 2.10 : Thống kê tỉ lệ các sai sót

Trên thực tế, một số gói thầu xây lắp, đấu thầu thường bị kéo dài so với kế

hoạch, hầu hết các gói thầu từ thời gian lập hồ sơ mời thầu đến khi có kết quả đấu thầu

vượt kế hoạch thông thường từ 1 đến 2 tháng. Nguyên nhân chủ yếu do chưa kiểm tra

kỹ từ khi chuẩn bị đấu thầu đến quá trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu, xét thầu nên

phải điều chỉnh và thẩm định kết quả đấu thầu kéo dài vì phải xử lý các tình huống

trong đấu thầu. Điển hình như:

Khi đấu thầu thi công xây lắp tại gói thầu đường dây Phả Lại- Sóc Sơn thì tiên

lượng của hồ sơ dự thầu của các nhà thầu khác so với tiên lượng theo hồ sơ mời thầu.

Khi đó tổ xét thầu phải mất nhiều thời gian kiểm tra lại khối lượng, do trong tổng dự

toán đơn vị thiết kế tính thiếu hạng mục như thiết dây, tiếp địa lặp lại … khâu thẩm

định cũng không phát hiện ra nên khối lượng của hồ sơ mời thầu lấy từ khối lượng của

tổng dự toán đã bị thiếu hạng mục đó.

Sau khi kiểm tra lại thì giá của nhà thầu dự thầu tính đúng, tính đủ theo quy định

và có dự thầu thấp nhất mà vẫn cao hơn giá gói thầu đã được phê duyệt, mà theo quy

định của Luật đấu thầu thì giá trúng thầu không được vượt quá giá gói thầu được phê

duyệt. Do đó, Ban QLDA phải trình EVN phê duyệt hiệu chỉnh lại tổng dự toán cũng

như giá trị gói thầu trong kế hoạch đấu thầu và sau hơn 3 tháng thì mới lựa chọn được

nhà thầu trúng thầu. Trong công tác thực hiện đầu tư: Sau khi kết thúc công tác chuẩn bị



Học viên: Lê Đức Chung



78



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



đầu tư và chọn được nhà thầu thi công xây dựng, Ban QLDA bàn giao lại cho bên nhà

thầu thưc hiện theo thiết kế kỹ thuật đã có. Song song với việc thi công của nhà thầu,

Ban QLDA tiến hành giám sát thi công để đảm bảo quá trình thi công diễn ra đúng tiến

độ, đúng thời gian đã dự tính và đảm bảo về chất lượng cũng như chi phí được duyệt.

Trên thực tế thì có rất nhiều công trình gặp nhiều sai sót vướng mắc, vì thế thường

gây chậm tiến độ của công trình.

Thứ nhất: Công tác thi công xây dựng dự án thường kéo dài rất lâu vì thế thường

bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu, các yếu tố ảnh

hưởng về mặt kinh tế như giá thành nguyên vật liệu tăng…Điều này ảnh hưởng đến

tiến độ thi công công trình, làm giảm chất lượng và làm tăng chi phí của dự án. Các rủi

ro phát sinh từ những nguyên nhân này thường khó có thể hạn chế được, vì thế Ban

QLDA thường phải nghiên cứu các giải pháp nhằm dự đoán và khắc phục những tổn

thất mà nó gây ra.

Thứ hai: Do những sai sót trước đó trong quá trình lập dự án, quá trình khảo sát,

thiết kế hay dự toán, mà Ban QLDA hay bên giám sát không phát hiện ra, làm ảnh

hưởng đến quá trình thi công công trình.

Thứ ba: Do ý thức và năng lực yếu kém của nhà thầu, vì thế trong một số hạng

mục nhà thầu hoàn thành không đạt yêu cầu, vì thế trong giá trình kiểm tra giám sát,

Ban QLDA phát hiên ra sai sót nên đã yêu cầu nhà thầu làm lại. Điều này gây chậm

tiến độ thi công và ảnh hưởng đến việc xây dựng hạng mục tiếp theo của công trình.

Bên cạnh đó, một lý do khiến chậm quá trình thi công đó là: Các nhà thầu xây lắp

do phải thi công nhiều công trình lưới điện cùng một thời điểm nên lực lượng thi công

của các nhà thầu bị dàn trải, thiếu cán bộ chủ chốt và công nhân lành nghề, điều này đã

ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đã cam kết. Do số lượng dự án nhiều, khối lượng

công việc lớn nên khả năng đáp ứng theo yêu cầu của chủ đầu tư về nhân lực, máy

móc thiết bị, về tiến độ là hết sức khó khăn.



Học viên: Lê Đức Chung



79



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Bảng 2.10: Những vướng mắc thường gặp trong quá trình thi công

TT



Những vướng mắc



Mức độ



Chậm tiến độ



1



Ảnh hưởng của điều kiện khách quan



98%



>3 tháng



2



Sai sót trong các khâu trước



60%



> 4 tháng



3



Do ý thức và năng lực nhà thầu yếu kém



30%



6 tháng.



4



Do nhà thầu ôm đồm quá nhiều công trình



70%



>6 tháng



( Nguồn phòng Kỹ thuật Ban QLDA nhiệt điện 1).

Sai sót, vướng mắc thường xẩy ra trong tất cả các công việc của quá trình thực

hiện dự án.Nguyên nhân cũng từ nhiều phía, có thể là những nguyên nhân khách quan

khó có thể khắc phục, nhưng cũng có thể là những nguyên nhân chủ quan do tinh thần

trách nhiệm của cán bộ công nhân viên hay do nặng lực yếu kém của nhà thầu. Vì vậy

để giảm bớt những rủi ro và những thiệt hại mà nó gây ra, Ban QLDA thường phải đẩy

cao công tác thẩm định, giám sát.

Đối với những rủi ro mà nguyên nhân là những điều kiện khách quan, vì thế

chúng vẫn tồn tại và khó có thể hạn chế.ban QLDA cần phải có những phương pháp

nhằm giảm bớt thiệt hại như: đo lường, phân tích đánh giá lại rủi ro một cách liên tục,

xây dựng kế hoạch để đối phó làm giảm mức độ thiệt hại khi nó xẩy ra.Ngoài ra ban

QLDA cũng nên sử dụng biên pháp bảo hiểm nhằm dịch chuyển và giảm bớt mức độ

thiệt hại đối với những loại rủi ro này.

Bên cạnh đó thì cũng có những rủi ro xẩy ra do năng lực yếu kém của các cán bộ

trong Ban QLDA, hay trong đơn vị tư vấn khảo sát, giám sát hay của bên nhà thầu.

Đối với những rủi ro này, ban QLDA cần phải khắc phục triệt để thông qua việc lựa

chọn bên tư vấn, bên nhà thầu thực hiện dự án, đồng thời bồi dưỡng chuyên môn

nghiệp vụ cho các cán bộ của mình.

Trong công tác kết thúc đầu tư: Sau khi công tác thực hiện đầu tư hoàn thành, nhà

thầu sẽ báo cáo lại với Ban QLDA, ban sẽ tiến hành nghiệm thu công trình. Ban QLDA

sẽ tiến hành kiểm tra, nghiệm thu công trình trên cơ sở báo caó giảm sát thực hiện thi

Học viên: Lê Đức Chung



80



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



công, trên tổng khối lượng xây lắp và chi phí. Nếu thấy hợp lý, Ban sẽ tiến hành thanh

toán cho bên nhà thầu.Công tác này nhìn chung thường không gặp vấn đề gây ảnh

hưởng nhiều đến tiến độ dự án.

2.2.4.2 Quản lý chi phí

Quản lý chi phí của dự án là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi

phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là việc tổ chức , phân tích số liệu

và báo cáo những thông tin về chi phí.

Trong quản lý dự án,điều chỉnh tiến độ thời gian thực hiên các công việc có thể

làm tăng hoặc giảm nguồn lực liên quan khác. Nhiều trường hợp muốn rút ngắn thời

gian thực hiện một công việc thì cần tăng thêm chi phí và ngược lại muốn giảm bớt chi

phí cho công việc phải kéo dài thêm thời gian thực hiện.

Nhiệm vụ của quản lý chi phí dự án là làm sao cho dự án hoàn thành đúng tiến

độ, chất lượng đảm bảo với chi phí càng thấp càng tốt. Như đã nêu ở trên, thời gian

hoàn thành dự án có thể được rút ngắn song song với việc đẩy chi phí lên cao. Chi phí

bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Nếu thời gian thực hiện dự án được rút

ngắn thì chi phí gián tiếp càng ít. Để quản lý chi phí có hiệu quả, cần cân nhắc mối

quan hệ giữa chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và thời gian thực hiện công việc. Với

việc lợi dụng mối quan hệ mật thiết giữa 3 nhân tố trên, ta có thể đưa ra một kế hoạch

điều chỉnh chi phí sao cho tổng chi phí thực hiện dự án là thấp nhất.

Công tác quản lý chi phí tại Ban QLDA các công trình Điện miền Bắc luôn luôn

đảm bảo nguyên tắc:

Chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định theo công trình phù

hợp với bước thiết kế xây dựng và được biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán,

dự toán xây dựng công trình.

Chi phí dự án đầu tư xây dựng của các dự án luôn được lập và quản lý trên cơ sở

hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí trong hoạt động xây dựng, hệ

thống giá xây dựng và cơ chế chính sách có liên quan do các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền ban hành.

Học viên: Lê Đức Chung



81



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Để có thể quản lý chi phí một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí thi công, Ban

quản lý dự án luôn lập kế hoạch điều chỉnh chi phí một cách hợp lí, từng bước từng

bước để đảm bảo cả về mặt thời gian, chi phí cũng như chất lượng dự án.

Đầu tiên, trong công tác chuẩn bị đầu tư, Ban QLDA lập tổng dự toán dựa trên

báo cáo khảo sát, và thiết kế kĩ thuật của công trình.Dự toán sẽ bao gồm ngân sách

dành cho dự án và ngân sách cho các hoạn động không theo dự án( ngân sách này liên

quan đến hoạt động không theo dự an, liên quan đên hoạt động của các phòng chức

năng, các hoạt động bình thường của dự án):

Đơn giá xây dựng, bảng giá nhân công xây dựng và phụ cấp.

Chi phí nguyên liệu, vật tư,thiết bị.

Chi phí dành cho tư vấn lập khảo sát,Thiết kế dự toán, lập hồ sơ mời thầu, tư vấn

giám sát.

Chi phí dành cho giải phóng mặt bằng.

Chi phí dành cho thi công công trình theo từng hạng mục...

Tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư

xây dựng, được xác định trong giai đoạn thiết kế kĩ thuật và là căn cứ để quản lý chi

phí xây dựng công trình. Tổng dự toán bao gồm tổng các dự toán xây dựng công trình

và các chi phí khác thuộc dự án. Đối với dự án chỉ có một công trình thì dự toán xây

dựng công trình đồng thời là tổng dự toán. Bên cạnh đó,tổng dự toán này sẽ làm cơ sở

để Ban QLDA tiến hành lựa chọn nhà thầu.

Tiếp theo, đối với việc tạm ứng vốn đầu tư xây dựng:

Việc tạm ứng vốn được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực,

trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và được quy định như sau:

Đối với họp đồng tư vấn, mức vốn tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị của hợp đồng

bố trí cho việc phải thuê tư vấn. Đối với các hợp đồng tư vấn do tổ chức tư vấn nước

ngoài thực hiện, việc tạm ứng theo thông lệ quốc tế.



Học viên: Lê Đức Chung



82



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Đối với gói thầu thi công xây dựng thì mức tạm ứng vốn bằng 10% giá trị hợp

đồng.

Đối với việc mua sắm thiết bị, tùy theo giá trị của gói thầu mức tạm ứng vốn do

hai bên thỏa thuận nhưng không nhỏ hơn 10% giá trị của gói thầu. Một số caasi kiện

trong xây dựng có giá trị lớn thường phải đươc sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi

công xây dựng và một số loại vật tư đặc chủng, vật tư phỉa dự trữ theo mùa được tạm

ứng vốn. Mức tạm ứng vốn theo nhu cầu cần thiết của việc sản xuất, nhập khẩu là dự

trữ các loại vật tư nói trên.

Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch

giải phóng mặt bằng.

Do ban QLDA sử dụng ngân sách nhà nước nên mức tạm ứng vốn không vượt

quá kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu.

Việc thu hồi vốn tạm ứng bắt đầu khi gói thầu được thanh toán khối lượng đã

hoàn thành đạt từ 20% đếnn 30% giá trị hợp đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào

từng thời kì thanh toán khối lượng hoàn thành và được thu hồi hết khi gói thầu được

thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Đối với các công việc giải

phóng mặt bằng, Việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc sau khi đã thực hiện xong công

việc giải phóng mặt bằng.

Đối với Việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình:

Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công

việc lập dự án, khỏa sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây

dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương

thức thanh toán trong hợp đồng đã kí kết.

Do sử dụng vốn nhà nước nên sau khi Ban đóng điện nghiệm thu công trình thì

Ban phải thanh toán toàn bộ cho nhà thầu giá trị công việc hoàn thành trừ khoản tiền

giữ lại theo quy định để bảo hành công trình.



Học viên: Lê Đức Chung



83



Khoa:Kinh tế và quản lý



Luận Văn Thạc Sỹ



Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội



Trong thời hạn 10 ngày làm việc ,kể từ ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán hợp

lệ theo quy định, Ban phỉa thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho

nhà thầu.

Đối với việc quyết toán vốn đầu tư:

+ Ban QLDA có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công

trình ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu .

+ Do dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên vốn đầu tư được quyết toán

phỉa nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê quyệt.

+ Ban QLDA chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để

trình cấp thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 9 tháng đối với các dự án nhóm B.



Bảng 2.11. Kết quả thực hiện công tác quyết toán các dự án

Dự án Nhà máy

Nội dung



nhiệt điện Phả Lại 2



Tổng mức đầu tư

Tổng



dự



12,249,373,500,000



Dự án Nhà máy

nhiệt điện Uông Bí

mở rộng

4.784.522.300.000



Đường dây phả

lại- Sóc Sơn

84,582,985,482



Đường



dây



phả lại- Bắc

Giang

35,948,074,77

2



toán 8,872,613,656,356



5,751,031,835,488



90,305,089,758



được phê duyệt



39,804,137,80

1



lại

Đề



nghị



quyết 8,872,613,656,356



5,751,031,835,488



90,305,089,758



toán



39,804,137,80

1



Giá trị chấp nhận 8,872,613,656,356



5,751,031,835,488



90,305,089,758



quyết toán

Năm quyết toán



39,804,137,80

1



2007



2015



2005



2005



Đơn vị: VND ( Nguồn phòng Kỹ thuật Ban QLDA nhiệt điện 1)

Trong quá trình thực hiện đầu tư, Ban QLDA sẽ quản lý chi phí dựa trên kế hoạch

chi phí đã được phê duyệt, thường xuyên có sự kiểm toán vốn đầu tư hàng năm, nếu thấy

có phát sinh thêm chi phí thì phải làm báo cáo lên cấp có thẩm quyền. Trong từng công

tác, Ban QLDA cố gắng thực hiện theo đúng tiến độ thi công nhằm giảm tối đa việc gia

Học viên: Lê Đức Chung



84



Khoa:Kinh tế và quản lý



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

×