Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.03 KB, 128 trang )
Luận Văn Thạc Sỹ
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Công tác quản lý các đơn vị tư vấn giám sát của Ban QLDA được giao cho
phòng Kĩ thuật đảm nhiệm.. Do số lượng các cán bộ kỹ thuật của Ban quá mỏng mà
khối lượng công việc thì quá nhiều nên cán bộ kỹ thuật của Ban thường chỉ kiểm tra
khi thực hiện các công tác nghiệm thu quan trọng mà không giám sát được hết tất cả
các khâu trong quá trình thi công. Tuy nhiên trên thực tế Ban QLDA nói chung và
phòng Kĩ thuật nói riêng thường giao cho các đơn vị tư vấn giám sát có mối quan hệ
thân thiện để giám sát Điều này trên 1 khía cạnh là tốt tuy nhiên do vậy nên đã xảy ra
tình trạng ngại va chạm giữa các cán bộ giám sát và nhà thầu thi công dẫn đến làm ảnh
hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án, hiệu quả của nhiều dự án không cao. Điển
hình như hạng mục xây dựng nhà điều khiển của dự án Trạm biến áp 220kV Bắc Ninh,
do đơn vị Tư vấn giám sát không kiểm tra chất lượng vật liệu trước khi thi công,
không làm sạch vật liệu cát, đá trước khi xây, vì vậy công trình vừa mới đưa vào sử
dụng nhưng chất lượng của nhà điều khiển không đảm bảo, tường bị bong lở, và thấm
và gạch lát nền nhà bị bung, vỡ nhiều.
Ngoài ra công tác giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên công
trường của đơn vị giám sát chưa được chú trọng. Mặc dù đây chỉ là một công tác nhỏ
nhưng lại làm ảnh hưởng đến môi trường sống của mọi người trong công trường và
các hộ dân xung quanh.
Trong thời điểm từ năm 2005- 2009, hầu hết tất cả các dự án mà Ban QLDA
quản lý đều vấp phải nhiều sai sót trong quá trình thực hiện. Các sai sót này xuất phát
từ nhiều nguyên nhân: khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do Công
tác thi công xây dựng dự án lưới điện thường kéo dài rất lâu vì thế thường bị ảnh
hưởng rất nhiều bởi yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu, các yếu tố ảnh hưởng về
mặt kinh tế như giá thành nguyên vật liệu tăng… Bên cạnh đó còn có những sai sót
còn do những nguyên nhân chủ quan như: năng lực yếu kém của các cán bộ trong Ban
QLDA, hay trong đơn vị tư vấn khảo sát, giám sát hay của bên nhà thầu, hoặc do
những sai sót từ các công việc trước mà Ban QLDA không phát hiện ra trong quá trình
thẩm định giám sát. Tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công
công trình, làm giảm chất lượng và làm tăng chi phí của dự án.
Học viên: Lê Đức Chung
93
Khoa:Kinh tế và quản lý
Luận Văn Thạc Sỹ
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
số lượng công trình
Hình 2.11: Số lượng công trình gặp rủi ro trong quá trình thực hiện thi công do sai
sót của những khâu trước.
80
70
60
50
40
30
20
10
0
do công tác do công tác do dự toán. Do lựa chọn
khảo sát
thiết kế kĩ
nhà thầu
thuật
nguyên nhân
Những sai sót trong các công việc trước làm ảnh hưởng đến chất lượng của công
trình thường xuất hiện rất nhiều. Điều này thể hiện năng lực giám sát quản lý còn hạn
chế của đội ngũ cán bộ tại Ban QLDA. Để giảm thiểu hiện tượng này, Ban QLDA cần
phải tăng cường giám sát đồng thời phải thẩm định thật kĩ những báo cáo khảo sát, báo
cáo thiết kế của bên tư vấn, để từ đó có những điều chỉnh kịp thời tránh ảnh hưởng đến
quá trình thi công sau này.
Còn đối với những nguyên nhân khách quan, không thể hạn chế được thì trong
quá trình khảo sát, dự toán… Ban QLDA luôn phải dự tính trước để nhằm hạn chế
được rủi ro nếu như những yếu tố đó xẩy ralàm ảnh hưởng đến chất lượng của công
trình.
Quản lý Công tác nghiệm thu công trình
Khi công việc xây lắp hoàn thành, bên thầu thông báo lại với Ban QLDA. Ban
QLDA sẽ tiến hành nghiệm thu công trình. Nếu thấy hợp lí, Ban QLDA sẽ tiến hành
thanh toán cho bên thầu. Đây là phần việc trong công tác kết thúc đầu tư. Trong công
tác này Ban QLDA phải đảm bảo cán bộ đi nghiệm thu công trình phải có đủ tinh thần
trách nhiệm, đủ đạo đức để tránh sự móc nghéo giữa nhà thầu và cán bộ nghiệm thu.
Học viên: Lê Đức Chung
94
Khoa:Kinh tế và quản lý
Luận Văn Thạc Sỹ
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Khi phát hiện xảy ra tình trạng đó, ngay lập tức Ban QLDA sẽ đình chỉ công việc và
có thái độ kỉ luật thật nặng đối với cán bộ nghiệm thu.
Đây là công tác cuối cùng trước khi đóng điện hoàn thành dự án để bàn giao dự
án cho EVN.
2.2.5. Phân tích công tác quản lý các dự án đầu tư theo các yếu tố ảnh hưởng
2.2.5.1. Các yếu tố bên trong Những ảnh hưởng của yếu tố chính sách của Nhà
nước
Có thể nói chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến Công tác quản lý
dự án tại doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2005 – 2013, Nhà nước đã ban hành nhiều bộ
luật, nghị định tạo ra hành lang pháp lý khá đầy đủ cho các hoạt động đầu tư, quản lý
dự án đầu tư
Các luật đã ban hành: Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Luật đấu
thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các
luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12; Luật doanh nghiệp số
60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Các nghị định đã ban hành và bị thay thế gồm: Nghị định về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình; Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị
định 111/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo luậ
xây dựng; Nghị định 58/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đấu thầu; Nghị định số
209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Các nghị định hiện hành: Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình số 12/2009/NĐ-CP; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình; Nghị định 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu theo luật xây dựng; Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng
xây dựng công trình.
Qua các thống kê trên ta thấy các nghị định hướng dẫn của chính phủ đều đã
Học viên: Lê Đức Chung
95
Khoa:Kinh tế và quản lý
Luận Văn Thạc Sỹ
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
phải điều chỉnh, ban hành lại và đặc biệt là nghị định hướng dẫn thi hành luật đấu thầu
và lựa chọn nhà thầu phải điều chỉnh liên tiếp trong các năm từ 2006 -2009. Sự thay
đổi của các Nghị định như vậy là cần thiết để phù hợp với thực tế quản lý dự án đầu tư
nhưng nó cũng đem lại những khó khăn trong việc áp dụng kịp thời các chính sách
thay đổi đối với doanh nghiệp.
Trong những năm từ 2005 đến 2012, sự thay đổi của chính sách Nhà nước cũng
đã ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án của Công ty và đặc biệt là khâu lập dự án
trình phê duyệt. Từ bảng thống kê 2.5 ta thấy phần nhiều thời gian lập dự án bị chậm
so với kế hoạch, ngoài nguyên nhân chủ quan thì nguyên nhân khách quan từ việc thay
đổi chính sách pháp luật của nhà nước cũng đã ảnh hưởng đến công tác lập dự án của
Công ty.
2.2.5.2. Các yếu tố bên ngoài
a) Những ảnh hưởng của năng lực tổ chức.
Năng lực tổ chức là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng nhiều nhất đến chất
lượng quản lý dự án đầu tư của doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua, công tác tổ chức quản lý dự án tại công ty thực sự
chưa được tốt, đây chính là nguyên nhân làm cho phần lớn các dự án đầu tư cho sản
xuất của Công ty bị chậm tiến độ so với dự kiến và gây phát sinh chi phí trong quá
trình thực hiện dự án. Từ những phân tích ở các giai đoạn thực hiện dự án như: Lập ,
thẩm định, trình phê duyệt, tổ chức thực hiện ở giai đoạn nào cũng thấy có những tồn
tại hạn chế như: Sự phối hợp thực hiện giữa các phòng chức năng trong công ty chưa
chặt chẽ, nhiều khi chỉ coi trọng công tác chuyên môn mà chưa có sự quan tâm, chú
trọng đúng mức cho công tác quản lý thực hiện các dự án. Vấn đề này không chỉ xuất
phát từ nguyên nhân chủ quan từ các phòng chức năng mà nó còn do mô hình quản lý
dự án của Công ty chưa thật sự phù hợp. Mô hình quản lý dự án do chủ đầu tư tự thực
hiện thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản và gần với
chuyên môn sâu của chủ đầu tư, đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn và
khinh nghiệm để quản lý dự án. Tuy nhiên trong thực tế triển khai tại công ty, hầu hết
Học viên: Lê Đức Chung
96
Khoa:Kinh tế và quản lý
Luận Văn Thạc Sỹ
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
các dự án đầu tư tăng năng lực sản xuất đều có quy mô khá lớn, nhiều hạng mục như:
Nhập khẩu dây chuyền thiết bị, xây lắp, chuyển giao công nghệ... nguyên nhân mô
hình tổ chức quản lý dự án không thật sự phù hợp vẫn được áp dụng tại Công ty trong
thời gian dài là do ban lãnh đạo Công ty chưa thật sự chú trọng cho Công tác quản lý
dự án, sử dụng bộ máy hiện có trực tiếp quản lý dự án để tiết kiệm chi phí.
Ban quản lý dự án tại Công ty bao gồm các đồng chí trưởng phòng của các
phòng chức năng và một đồng chí Phó giám đốc phụ trách về dự án làm trưởng ban.
Các đồng chí trong ban quản lý đều là kiêm nhiệm. Ngoài chức năng quản lý dự án,
các đồng chí còn phải giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan đến sản xuất kinh
doanh, ví dụ: Đồng chí phó giám đốc phụ trách dự án còn phải phụ trách giải quyết các
công tác chuyên môn như điều độ sản xuất, phụ trách công tác cơ điện, kỹ thuật... do
vậy việc tập trung toàn bộ trí tuệ, sức lực để tổ chức quản lý thực hiện dự án tốt là
ngoài khả năng của các đồng chí trong ban quản lý dự án. Mặt khác tính toàn diện giải
quyết được tất cả các vấn đề trong công tác quản lý dự án của hầu hết các đồng chí
trong ban quản lý dự án là chưa có. Ngoài đồng chí Phó giám đốc làm trưởng ban có
hiểu biết tương đối toàn diện về dự án thì các đồng chí còn lại chỉ thực hiện được công
việc được phân công phù hợp với chuyên môn mà mình đang phụ trách.
Từ những nguyên nhân vừa nêu có thể đánh giá năng lực tổ chức thực hiện dự
án tại Công ty chưa được tốt. Đây là nguyên nhân hàng đầu làm giảm hiệu quả của dự
án. Do vậy trong thời gian tới Công ty cần gấp rút có những biện pháp cụ thể cải thiện
năng lực tổ chức, đổi mới mô hình quản lý dự án để có thể triển khai thành công các
dự án đầu tư phát triển sản xuất đạt hiệu quả cao.
b. Những ảnh hưởng của yếu tố chất lượng nhân lực
Trong công tác quản lý nói chung, chất lượng nhân lực là yếu tố quan trọng
quyết định đến chất lượng quản lý. Có thể nói trong công tác quản lý dự án, chất lượng
nhân lực là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến mọi quá trình thực hiện dự án. Năng lực
của mỗi cá nhân nói riêng và cả bộ máy quản lý nói chung ảnh hưởng đến tất cả moi
mặt của dự án như: Tiến độ thực hiện dự án, chất lượng thực hiện và quan trọng hơn
cả là hiệu quả của dự án. Một đội ngũ quản lý dự án tốt với những thành viên am hiểu
Học viên: Lê Đức Chung
97
Khoa:Kinh tế và quản lý
Luận Văn Thạc Sỹ
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
sâu về dự án có thể giải quyết hầu hết các công việc của dự án sẽ giúp cho dự án được
thực hiện theo đúng kế hoạch, đạt được muc tiêu đề ra và ngược lại một bộ máy quản
lý dự án không có những thành viên có chất lượng thì sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư của
dự án thậm chí có thể làm thất bại dự án. Trong các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng quản lý quản lý dự án thị biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng nhân lực là
biện pháp có thể thực hiện ngay và đem lại hiệu quả rõ rệt như: Tổ chức các lớp bồi
dưỡng về quản lý dự án hoặc cử những cán bộ tham gia dự án đi học những lớp
chuyên môn, nâng cao về nghiệp vụ quản lý dự án, ngoài ra còn có thể thuê hoặc tuyển
các chuyên gia quản lý dự án về làm việc tại Công ty.
2.3. Kết luận chung về công tác quản lý dự án tại BQL dự án
2.3.1 Những thành tựu đạt được
Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng, những năm qua
ngành điện đã được Nhà nước quan tâm, chỉ đạo và cho phép đầu tư rất nhiều dự án có
quy mô và nguồn vốn khác nhau trên khắp mọi miền đất nước. Bên cạnh những đóng
góp của ngành vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, công tác quản lý
dự án cũng từng bước được củng cố và sắp xếp để ngày càng phù hợp với yêu cầu thực
tiễn đầu tư và quy mô các dự án.
Trong những năm gần đây, Ban quản lý dự án nhiệt điện 1 đã được giao quản lý
rất nhiều dự án nhà máy điện lớn nhỏ khác nhau. Ban đã quản lý rất tốt nhiều dự án
trọng điểm quốc gia cũng như những dự án nhóm A, góp phần đáp ứng nhu cầu sử
dụng điện của nhân dân các tỉnh miền Bắc đồng thời đóng góp tạo tiền đề cho công
cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước chuyển dịch cơ cầu kinh tế trong nông
thôn.
Bên cạnh đó, sự đồng tâm, nhất trí khắc phục khó khăn phấn đấu hoàn thành
nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, viên chức trong ban.
Thứ nhất: Công tác chuẩn bị đầu tư của Ban đã từng bước nắm bắt được định
hướng kế hoạch dài hạn của Bộ công thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam được
duyệt, đề xuất kế hoạch chuẩn bị dự án, chủ động liên hệ, phối hợp với điạ phương và
Học viên: Lê Đức Chung
98
Khoa:Kinh tế và quản lý
Luận Văn Thạc Sỹ
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công việc cụ thể của từng dự án trong việc khảo
sát địa hình, địa chất, các bước thiết kế dự án, tổng dự toán…
Thứ hai: Trong công tác quản lý thi công, giám sát quản lý dự án. Đã hướng dẫn,
kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo thi công công tác thực hiện bản vẽ thi công, tổ chức thực
hiện xây lắp thường xuyên đảm bảo mục tiêu, chất lượng kỹ thuật, ban hành các văn
bản xử lý kĩ thật…thẩm định, phê duyệt biện pháp, tiến độ thi công chi tiết các gói
thầu do nhà thầu lập, kiểm tra hồ sơ trình duyệt thiết kế điều chỉnh, bổ sung và xử lý
các phát sinh trong quá trình xây dựng.
Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng: Đôn đốc, kiểm tra định kì, đột xuất
các nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế thực hiện các quy định về quản lý chất lượng
công trình xây dựng, các quy định về hồ sơ, nhất ký thi công, nhật ký giám sát, quy
định về nghiệm thu, tiêu chuẩn kĩ thuật, quy trình quy phạm biên pháp tổ chức thi
công, an toàn lao động.
Tập trung kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng, điều
chỉnh, bổ sung một số hạng mục, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, an toàn lao động….
Thứ ba: Trong quá trình thực hiện quản lý các dự án, trình độ của các cán bộ
công nhân viên chức trong ban đã và đang dần được nâng cao đáng kể cả về lý thuyết
lẫn thực tiễn. Ban QLDA luôn khuyến khích cán bộ công nhân viên của mình học hỏi,
trau dồi kiến thức, cử cán bộ dự án đi học các lớp nghiệp vụ, dự các cuộc hội thảo... để
cập nhật thông tin, nắm bắt những thay đổi để có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều
kiện thực tế.
Đạt được những thành công này là do sự quan tâm giúp đỡ của Bộ công nghiệp,
Tập đoàn điện lực Việt Nam. Thêm vào đó là sự quan tâm, phối hợp chỉ đạo của các
Sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành thị trong công tác chuẩn bị đầu tư
cũng như thực hiện dự án.
Hơn nữa Ban quản lý dựa án có đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có nhiều
kinh nghiệm trong quản lý dự án, nhiệt tình trong công việc, mong muốn xây dựng
Ban ngày càng vũng mạnh. Tập thể lãnh đạo trong Ban tận tâm với công việc, chủ đạo
Học viên: Lê Đức Chung
99
Khoa:Kinh tế và quản lý
Luận Văn Thạc Sỹ
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
trong chỉ đạo điều hành công việc được giao, đồng thời ban hành các quy chế, nội quy
làm việc, phân cấp ủy quyền cụ thể, tạo điều kiện cho cán cộ nhân viên trong Ban có
thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, những thành tựu của Ban QLDA đạt
được quả là đáng kể. Nó góp phần cung cấp điện tiêu dùng cho Nhân dân các địa
phương tham gia dự án, làm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình điện của Ban quản lý dự
án trong các năm gần đây, bên cạnh những công việc đã đạt được cũng còn nhiều công
việc chưa hoàn thành, còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Những vướng mắc khó khăn này làm ảnh hưởng đến việc quản lí dự án về mặt thời
gian, gây khó khăn trong quản lý chất lượng dự án và quản lý chi phí. Cụ thể là:
Trong công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán. Tình
trạng khảo sát không đầy đủ, dùng phương pháp nội suy để có các số liệu về địa chất
dẫn đến không sát với thực tế. Bên cạnh đó các đơn vị Tư vấn do khảo sát không kỹ
phải thay đổi phương án thiết kế, trong đề án không so sánh phương án để có lựa chọn
phương án tối ưu.
Chất lượng hồ sơ thiết kế chưa cao, hồ sơ không đầy đủ, nhiều dự án trình duyệt
để lấy ngày dẫn tới việc phát sinh nhiều trong khi thi công.
Công tác thẩm định còn nhiều khiếm khuyết dẫn đến nhiều dự án đầu tư phải
điều chỉnh lại tổng dự toán, tổng mức đầu tư nhiều lần trong quá trình thực hiện dự án
do số lượng dự án nhiều, thời gian thẩm định ngắn và hạn chế về số lượng cán bộ thẩm
định
Trong công tác ĐBGPMB của nhiều dự án bị ách tắc, đó là:
Chính sách đền bù chưa thoả đáng, đơn giá đền bù thường có xu hướng thấp hơn
giá bán tại thời điểm giải phóng mặt bằng làm cho người dân búc xúc, gây cản trở
trong công tác giải phóng, thực hiện dự án.
Học viên: Lê Đức Chung
100
Khoa:Kinh tế và quản lý
Luận Văn Thạc Sỹ
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Công tác kiểm tra, kiểm đếm việc giải phóng mặt bằng chưa cao dẫn tới phát sinh
khối lượng đền bù.
Cán bộ địa phương tham gia Hội đồng đền bù thường kiêm nhiệm chưa đáp ứng
tiến độ của dự án.
Thời gian thẩm định và trình duyệt phương án đền bù giải phóng mặt bằng của
các cấp thẩm quyền kéo dài.
Trong công tác tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu: Công tác đấu thầu hiện nay
còn thiếu lành mạnh, còn phổ biến hình thức “quân xanh - quân đỏ” trong đấu thầu dẫn
đến hiệu quả đầu tư thấp, gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Một số nhà thầu bỏ giá
rất thấp so với giá được duyệt để được trúng thầu, cách làm này rất phổ biến làm rối
loạn các khâu tiếp theo sau khi thực thi dự án dẫn đến tăng vốn đầu tư hoặc là chất
lượng công trình không đảm bảo về chất lượng và tiến độ. Một số nhà thầu bỏ giá thấp
khi triển khai thực hiện chậm tiến độ.
Trong công tác thi công xây dựng công trình: Công tác giám sát thi công còn rất
hạn chế, mang tính hình thức tác dụng không đáng kể. Tình trạng dễ dãi với các nhà
thầu của tư vấn giám sát và của chủ đầu tư là một trong những nguyên nhân gây nên
chất lượng kém và tạo điều kiện thất thoát vốn đầu tư.
Ngoài ra, các nhà thầu cũng như tư vấn giám sát chưa tuân thủ nghiêm ngặt đúng
quy trình, quy phạm và thiết kế kỹ thuật nên công trình không đảm bảo chất lượng.
Những tồn tại này là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan:
•
Nguyên nhân khách quan:
Chính sách, chế độ của nhà nước về xây dựng cơ bản ban hành chậm, thiếu đồng
bộ là hạn chế việc thực hiện ở các cấp các ngành…Sự phối hợp giữa các Sở ngành
trong tỉnh quá trình chuẩn bị đầu tư dự án đặt biệt là sự chậm trễ trong công tác giải
toản mặt bằng.
Học viên: Lê Đức Chung
101
Khoa:Kinh tế và quản lý
Luận Văn Thạc Sỹ
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu
cầu cả về lượng và chất. Hệ quả của sự yếu kém này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ
thực hiện dự án cũng như chất lượng hiệu quả và chi phí của dự án.
Cung cách điều hành , tư duy bảo thủ trì trệ ở một số đơn vị, một số cá nhân tư
vấn đã làm chậm hoặc mất đi khả năng tự nâng cao năng lực tư vấn
Tình trạng yếu kém của các nhà thầu xây dựng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng
tới công tác đầu tư xây dựng của ngành. Xây dựng các công trình đường dây lưới điện
có đặc tính, đặc thù phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với xây dựng dân dụng, vì vậy
cũng đòi hỏi những nhà xây dựng phải chuyện nghiệp.
• Nguyên nhân chủ quan:
Năng lực của Ban còn nhiều bất cập. Tính thụ động trong công việc còn khá phổ biến,
Trách nhiệm cá nhân còn chưa được làm minh bạch nên dễ dẫn đến tình trạng “cha
chung không ai khóc”.
Công tác chuẩn bị và thực hiện dự án xây dựng được quan tâm nhiều hơn công tác
giám sát đầu tư (trong đó bao gồm cả việc theo dõi, đánh gái hiệu quả dự án) còn bị
xem nhẹ.
Mối liên hệ với cộng đồng của các dự án còn rất hạn chế,thông tin về dự án còn chưa
đến với cộng đồng được hưởng lợi cũng như bị ảnh hưởng để nhận về và xử lý các
phản hồi. Nếu thực hiện tốt các vấn đề này thì sẽ làm tăng sự đồng thuận của dân
chúng, việc giải phóng mặt bằng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, đồng thời sẽ tạo được
kênh cho sự giám sát cộng đồng.
Số lượng cán bộ viên chức trong Ban còn mỏng. Những cán bộ chuyên gia trong
Ban cũng không nhiều, hơn nữa Ban chưa tạo được môi trường làm việc năng động
chuyên nghiệp để phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên chức trong Ban.
Tổ chức quản lý đầu tư xâu dựng công trình còn chậm đổi mới: Đâu là nguyên nhân
quan trọng nhất vì mô hình quản lý đầu tư tốt sẽ là động lực cải thiện các nguyên nhân
nêu trên. Cũng cần nói thêm rằng vấn đề này con khá trì trệ từ các cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên xét về mặt chủ quan thì mô hình quản lý hiện này còn nhiều bất cập. Những
Học viên: Lê Đức Chung
102
Khoa:Kinh tế và quản lý
Luận Văn Thạc Sỹ
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
quy trình thực hiện các công việc còn chưa chuẩn bị tốt. Tổ chức quản lý đầu tư còn
chưa thực sự quan tâm đến giám sát đầu tư và đánh giá có hiệu quả dự án.
•
Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan: Về cơ chế, chính sách, pháp luật nói chung: sự phân
công, phân cấp giữa các bộ quản lý ngành, giữa bộ với địa phương trong mối quan hệ
vùng lãnh thổ hiện nay chưa rõ ràng, còn chồng chéo, dẫn đến không quy định rõ được
trách nhiệm của các bộ quản lý ngành và địa phương. Hệ thống các quy phạm pháp
luật chưa thật rõ ràng, đầy đủ, vẫn còn chồng chéo, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ,
tính pháp lý chưa cao, thiếu chế tài cần thiết... và việc thay đổi còn chưa có lộ trình rõ
ràng, khó dự đoán. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thường ban hành chậm, nhiều
khi đưa ra rất sát với thời điểm thực hiện, thậm chí có những văn bản khó hiểu, văn
bản còn tham chiếu quá nhiều gây khó khăn khi vận dụng chính sách. Ngoài ra, hiệu
lực và hiệu quả thực thi pháp luật rất yếu; vẫn có nhiều cá nhân coi thường và vi phạm
pháp luật không được xử lý nghiêm và kịp thời.
Về cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng nói riêng: Hệ thống pháp luật về quản lý đầu
tư, xây dựng còn chưa đồng bộ, nhiều điều bất cập; các biện pháp chế tài đối với sai
phạm thực tế trong đầu tư, xây dựng chưa được pháp luật quy định đầy đủ và cụ thể,
nên khó khăn trong việc đề xuất cách xử lý. Hoạt động đầu tư và xây dựng là lĩnh vực
rất phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp trong khi việc xây dựng quy chế
quản lý thường được tiến hành trong một thời gian ngắn, mang tính chắp vá, thiếu
đồng bộ, mới đáp ứng được yêu cầu trước mắt mà chưa có tính dài hạn. Một số vấn đề
mới nảy sinh cũng chưa được đề cập đến. Các Nghị định về quản lý dự án đầu tư, về
đấu thầu, về quản lý chất lượng còn thiếu các quy định chi tiết, thiếu các chế tài cần
thiết để kiểm tra, kiểm soát, cơ chế kiểm soát hiện có vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo
nhau, làm cho có quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình sẽ rất dễ
dẫn tới hiện tượng dàn trải về trách nhiệm, không có cấp nào chịu trách nhiệm toàn
diện và đầy đủ gây nên tình trạng vi phạm các quy định trong Nghị định đã trở nên
ngày càng phổ biến; điển hình là tình trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực tràn lan
trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư và xây dựng nhưng không thể xác định được
Học viên: Lê Đức Chung
103
Khoa:Kinh tế và quản lý