1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

tại công ty Thực phẩm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.66 KB, 65 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



55



Khoa Luật Kinh tế



Trước đây Luật Thương mại 1997 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy

đinh có chỗ chưa được thống nhất về phạt hợp đồng. Nay Luật Thương mại

2005 tôn trọng sự thoả thuận của các chủ thể của hợp đồng, song trong điều

301 quy định: mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi

phạm. Song thực tế các hợp đồng đều quy định mức phạt vi phạm hợp đồng là

10%. Đây là một tồn tại mà sự thay đổi của pháp luật doanh nghiệp chưa

thích ứng kịp.

Khi có tranh chấp, giải quyết bằng con đường tố tụng, toà án vẫn quyết

định hợp đồng có hiệu lực, hiệu lực một phần. Điều khoản phạt hợp đồng khi

đó toà án sẽ giải quyết mức phạt 8% như luật định.

Thứ hai, công tác soạn thảo hợp đồng chưa chặt chẽ. Cán bộ soạn thảo

hợp động đại lý bán hàng trong doanh nghiệp thường là cán bộ kiêm nhiệm

phòng kinh doanh. Vì vậy họ chưa được đào tạo pháp luật về hợp đồng một

cách bài bản. Trước những thay đổi pháp lý điều chỉnh hợp đồng đại lý bán

hàng họ chưa kịp thay đổi cũng là một thực tế.

- Về phía đại lý:

+ Thứ nhất, vì chạy theo lợi nhuận mà đại lý bất chấp các quy định

trong hợp đồng đã ký. Đại lý bán hàng hưởng thù lao từ doanh nghiệp, nên

quyền lợi của đại lý gắn với quyền lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong

những trường hợp nhất định vì nhất thời mà đại lý lại đi ngược lại các quy

định của hợp đồng đã ký giữa hai bên.

+ Thứ hai, bản thân hiểu biết pháp luật của các đại lý còn phần nào hạn

chế.Vì vậy việc thực hiện những thoả thuận trong hợp đồng đã ký còn chưa

thật triệt để.

4. Phương hướng phát triển của công ty trong tương lai:

4.1. Căn cứ, đề xuất:

+ Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng đảm



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



56



Khoa Luật Kinh tế



bảo hơn. Do đó mà nhu cầu thực phẩm cũng cần tăng lên không những về số

lượng mà tối quan trọng là về chất lượng.

+ Môi trường kinh doanh của công ty ngày càng thuận lợi. Nguồn lực

của Công ty thêm lớn mạnh hơn. Việt Nam đã hội nhập WTO, cơ hội và thách

thức vớicác doanh nghiệp trong nước cũng như với công ty là rất lớn. Để

không bị đào thải trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ấy, công ty cùng với

các thành viên khác trong cùng Tổng Công ty Thương mại Hà Nội HAPRO

đã xây dựng cho mình một hệ thống đại lý bán hàng năng động, đủ mạnh để

trở thành kênh phân phối, bán lẻ khẳng định được sức mạnh của hàng hoá nội

địa.

4.2. Phương hướng phát triển trong tương lai:

+ Công ty cần tăng cường đầu tư trang thiết bị để không những ngày

càng nâng cao sản lượng mà còn nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

+ Trong quá trình cổ phần hoá doanh ngihệp trong nước, Công ty Thực

phẩm Hà Nội cũng đang trang bị cho mình những hành trang thật vững chắc

để cổ phần hoá thành công, xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh trong vận

hội mới.

+ Trong thời gian tiếp theo, công ty sẽ tiếp tục mở rộng thị trường, tăng

cường nâng cao thị phần của mình trên thị trường.

+ Thêm vào đó công ty sẽ không ngừng nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

Dựa trên nền tảng phát triển của công ty, chúng ta cùng hy vọng các chỉ

tiêu mà doanh nghiệp đề ra trong những năm tới sẽ đạt được. Điều đó phụ

thuộc không nhỏ vào sản phẩm của công ty thông qua mạng lưới bán hàng.

II. Kiến nghị

Từ những quy định còn chưa thống nhất, gây khó khăn trong việc áp

dụng luật pháp như ở Luật Thương mại 1997 và Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



57



Khoa Luật Kinh tế



1989, đến nay Luật Thương Mại 2005 đã khắc phục được phần nào những

khó khăn đó, phù hợp với tình hình thực tế hơn. Song trước những hoàn cảnh

cụ thể mà doanh nghiệp đã và đang gặp phải, tôi xin có một vài kiến nghị như

sau:

1. Về phía Nhà nước:

+ Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ,

chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý bán hàng phù hợp với thực tiễn phát triển

của nền kinh tế Việt Nam.

+ Nhà nước cần xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp thật thống

nhất, dễ áp dụng. Thực tế cho thấy hình thức giải quyết tranh chấp trong

thương mại bằng cách thức trọng tài kinh tế còn chưa thật phổ biến, chưa đi

vào cuộc sống.

Trọng tài là một tổ chức xã hội nghề nghiệp (phi chính phủ), do đó,

muốn hoạt động có hiệu quả thì trong nhiều trường hợp nó phải được sự hỗ

trợ cần thiết từ phía các cơ quan Nhà nước, nhất là toà án. Theo quy định của

pháp luật hiện hành về trọng tài thì toà án nước ta hoàn toàn đứng ngoài cuộc

và hầu như không được phép làm bất cứ việc gì để giúp đỡ trọng tài trong

việc giải quyết một số vấn đề mà tự trọng tài không thể làm được, nhất là các

vấn đề liên quan đến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong

hoàn cảnh như vậy, vai trò của trọng tài khó có thể phát huy được.

Trọng tài do bản chất không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước, do

vậy, bản thân nó không thể đưa ra các quyết định có giá trị cưỡng chế thi

hành như các phán quyết của toà án ( mặc dù quyết định của trọng tài là

chung thẩm). Vì vậy, ở các nước khác, khi quyết định trọng tài đã có hiệu lực

mà không được các bên tự nguyện thi hành thì nó sẽ được các cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, ở nước ta pháp luật

không cho phép bên kháng kiện có quyền yêu cầu toà án phê chuẩn quyết



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



58



Khoa Luật Kinh tế



định của trọng tài để tạo điều kiện pháp lý cho cơ quan thi hành án áp dụng.

Như vậy, việc hoàn thiện quy định của pháp luật về trọng tài là rất quan trọng

và cần thiết.

+ Trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về hợp

đồng cần có sự tham gia của các đối tượng chịu sự tác động của pháp luật và

trực tiếp trao đổi trên thị trường. Hiện nay, các văn bản pháp luật trong quá

trình soạn thảo, ban hành chủ yếu là sự góp ý, xây dựng từ cơ quan, cá nhân

hoạt động trong lĩnh vực luật pháp. Do vậy, pháp luật nói chung và quy định

về hợp đồng nói riêng còn mang tính chuẩn mực, quản lý. Ban pháp chế

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã có những phiếu thăm dò ý

kiến với các doanh nghiệp cũng như các cá nhân, các nhà làm luật về vấn đề

này. Việc làm này cần được các đối tượng liên quan thực hiện đầy đủ, thường

xuyên.

+ Thực tế hiện nay vẫn tồn tại một số hợp đồng trong đó một bên

không được bàn bạc, thương lượng gì về các điều khoản của hợp đồng, họ bắt

buộc phải ký kết hợp đồng. Đó là những hợp đồng chuyên chở, vận tải hàng

không, bảo hiểm… Đối với những hợp đồng này khó có thể đảm bảo sự bình

đẳng. Thực tiễn ở công ty thực phẩm Hà Nội và nhiều doanh nghiệp khác,

việc một bên soạn thảo hợp đồng và một bên chấp nhận là điều vẫn thường

thấy. Đây là hợp đồng mẫu nhiều năm nay không có sự thay đổi. Do đó, Nhà

nước cần có sự điều chỉnh thích hợp, quy định rõ những điều khoản của hợp

đồng đối với bên soạn thảo bắt buộc phải làm những điều họ không được làm

để ngăn ngừa sự áp đặt ý chí của họ đối với bên kia.

+ Thêm vào đó là sự chưa hoàn thiện của các quy định về các biện pháp

bảo đảm thực hiện hợp đồng. Các quy định về các biện pháp bảo đảm thực

hiện hợp đồng hiện nay chưa rõ, có nhiều điều còn gây nhầm lẫn, khó khăn

khi áp dụng. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng chưa rõ ràng là điều



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



59



Khoa Luật Kinh tế



kiện của hợp đồng hay là một bộ phận phụ của hợp đồng, gây ra sự áp dụng

một cách tuỳ tiện. Do đó, điều khoản này phải được quy định môt cách cụ thể,

chính xác, tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện một cách nghiêm chỉnh hợp

đồng đã ký.

+ Nhà nước cần ban hành thêm một văn bản quy định chi tiết hơn về

hoạt động đại lý. Hoạt động đại lý ngày càng phát triển, ngoài hai văn bản

quy định chung là Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, có hai văn

bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hoạt động đại lý là Nghị định 25/CP ngày

25/4/1996 và Thông tư số 10-TM/ PC ngày 13/6/1996. Trong đó những quy

định tại Nghị định 25/CP và thông tư 10-TM/PC không còn phù hợp đối với

hiện tại. Hơn nữa, sự chồng chéo trong các văn bản pháp luật cũng là một

nguyên nhân khiến những quy định này chưa được áp dụng thường xuyên.

Chính vì vậy, việc ban hành một văn bản quy định chi tiết hơn về hoạt động

đại lý là điều cần thiết.

2. Về phía công ty:

+ Công ty cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình

độ pháp lý cho các cán bộ kinh doanh trong quá trình đàm phán, ký kết hợp

đồng để tránh những tranh chấp sau này. Xa hơn, công ty cần có chuyên gia

tư vấn pháp lý để hỗ trợ cho mình trong những trường hợp cần thiết.

+ Công ty cần theo dõi sự thay đổi pháp luật về hợp đồng đại lý bán

hàng để kịp điều chỉnh cho phù hợp, tránh những sai phạm đáng tiếc sau này.

+ Công ty cần phát huy hơn nữa việc kiểm tra các đại lý của mình để

tránh tình huống họ bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh dễ dẫn đến thiệt

hại cho công ty về uy tín với khách hàng, với các đại lý khác.

+ khi công ty đồng ý cho các đại lý của mình thanh toán chậm và các

biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như cầm cố thế chấp… công ty cần

phải thẩm định tính khả thi của việc trả nợ, các yêu cầu của thị trường. Công



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



60



Khoa Luật Kinh tế



ty không nên ỷ lại vào hợp đồng cầm cố và bảo lãnh mà bỏ qua việc xác minh

quyền sở hữu tài sản.

+ Trong quá trình soạn thảo hợp đồng, Công ty và đại lý cần có sự thoả

thuận nhằm đảm bảo nguyên tắc ký kết hợp đồng, tránh trường hợp hợp đồng

do một bên soạn ra. Hơn nữa hợp đồng không nên dẫn chiếu các văn bản pháp

luật có liên quan đến hợp đồng một cách tuỳ tiện.

3. Về phía đại lý:

+ Các đại lý nên thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về pháp

luật trong doanh tổ chức sản xuất kinh doanh. Chỉ như vậy mới là cách bảo vệ

quyền lợi ích hợp pháp của mình một cách hữu hiệu nhất khi tham gia vào

quan hệ làm ăn, cũng như tránh được những sai lầm đáng tiếc trong quá trình

soạn thảo hợp đồng, thực hiện hợp đồng. Các đại lý cần ý thức rõ thể hiện

được ý chí của mình trong hợp đồng cũng quan trọng như bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của mình.

+ Các đại lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật

về lĩnh vực kinh doanh thực phẩm như: đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

trong bảo quản, vận chuyển, không bán cho khách hàng hàng biến chất…



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



61



Khoa Luật Kinh tế



KẾT LUẬN

Ngày nay, kinh tế hội nhập đang tạo ra những thời cơ lớn, và những

thách thức không nhỏ. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước muốn trụ vững

và phát triển hơn thì phải nỗ lực không ngừng cả về chiều rộng và chiều sâu.

Không nằm ngoài quy luật đó, công ty Thực phẩm Hà Nội cũng phải từng

bước hoàn thiện và không ngừng đổi mới, cung ứng ra thị trường những sản

phẩm hàng hoá uy tín chất lượng cao; đồng thời nhanh chóng áp dụng những

tiến bộ mới về công nghệ về khoa học kỹ thuật, về quản lý nhằm giảm chi phí

đến mức thấp nhất. Trong nhiều năm hoạt động, công ty Thực phẩm Hà Nội

đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Với những gì đã và đang

làm được ngày hôm nay tin rằng công ty sẽ còn thành công hơn. Việc lưa

chon hình thức quản lý, kinh doanh cũng là một trong những yếu tố quan

trọng quyết định những thành công đó. Trong tương lai, hoạt động đại lý bán

hàng sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của nước

ta. Nó thoả mãn nhu cầu của hai bên và còn tạo việc làm cho người trung

gian. Từ thực tế như trên, thiết nghĩ yêu cầu một văn bản pháp luật chuyên

nghành để điều chỉnh hợp đồng đại lý và thực hiện các nguyên tắc áp dụng

pháp luật, đăc biệt là nguyên tắc áp dụng luật chung- luật riêng là điều thật sự

cần thiết.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



62



Khoa Luật Kinh tế



Danh mục tài liệu tham khảo



-Văn bản quy phạm pháp luật:

1. Bộ luật Dân sự 2005, hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006.

2. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, có hiệu lực từ 01/01/2005.

2. Luật Doanh nghiệp 2005, hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.

3. Luật Thương mại 2005.

4. Nghị định số 25/CP ngày 25/4/1996 ban hành quy chế đại lý mua

bán hàng hoá.

5. Thông tư số 10-TM/PC ngày 13/6/1996 hướng dẫn việc thực hiện

quy chế đại lý mua bán hàng hoá.

- Tài liệu nội bộ công t y:

1. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Nhà nước một

thành viên Thực phẩm Hà Nội.

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH một thành viên

Thực phẩm Hà Nội.

3. Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

4. Thông báo đổi tên đơn vị.

5. Thoả ước lao động tập thể.

6. Nội quy lao động của công ty.

7. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, 2005, 2006.

8. Quy chế quản lý kinh doanh năm 2007.

9. Bảng cân đối kế toán đến ngày 31/12/2004.

10. Hợp đồng cung cấp nguyên tắc giữa công ty và Metro.

11. Tài liệu về quản lý chất lượng sản phẩm của công ty.

12. Bảng báo giá sản phẩm của công ty.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



63



Khoa Luật Kinh tế



- Tài liệu tham khảo khác:

1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lê nin- Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia 2002.

2. Mẫu soạn thảo văn bản- Thạc sĩ Lê Văn In-Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia 2001

3. Website:

+ Tổng công ty Thương mại Hà Nội: www.hapro-vn.com



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

×