1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Hợp đồng đại lý:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.66 KB, 65 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



15



Khoa Luật Kinh tế



4.2. Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý

a) Ký kết hợp đồng đại lý.

Hợp đồng đại lý bán hàng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời

điểm giao kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định

khác.

b) Thực hiện hợp đồng đại lý:

Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý như sau:

-Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng,

chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác.

-Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất

cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau.

-Không được xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,

quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

* Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng:

Phạt vi phạm là sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng, theo đó bên

vi phạm có nghĩa vụ nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

Mức phạt do các bên tự thoả thuận.

Nếu các bên thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp

dụng cả hai chế tài: phạt vi phạm và đòi bôi thường thiệt hại. Nếu các bên

không có thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm chỉ có quyền

yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.( Điều 422 Bộ luật Dân sự 2005, điều 307

Luât Thương mại 2005).

* Sửa đổi , chấm dứt hợp đồng đại lý:

Doanh nghiệp và đại lý có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng và giải

quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ khi pháp luật có quy định khác. Trong

trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản được công chứng, chứng thực,



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



16



Khoa Luật Kinh tế



đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình

thức đó.

* Chấm dứt hợp đồng đại lý:

Điều 424 Bộ luật Dân sự 2005 quy đinh: Hợp đồng đại lý có thể bị

chấm dứt trong các trường hợp sau:

Hợp đồng đã được hoàn thành.

Hợp đồng chấm dứt theo thoả thuận của các bên.

Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt

mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện.

Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.

Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, bên chấm dứt phải

thông báo cho bên kia biết việc chấm dứt hợp đồng.Nếu không thông báo mà

gây ra thiệt hại thì phải bồii thường. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt

thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo

chấm dứt. Các bên không phải thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ

có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.

*Huỷ bỏ hợp đồng địa lý:

Theo điều 425 Bộ luật Dân sự 2005 trường hợp để huỷ bỏ hợp đồng đại

lý thì cách thức xử lý là:

Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bbồi thường thiệt

hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả

thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ

bỏ, nếu không thông báo mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm

giao kết và các bên hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả

được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



17



Khoa Luật Kinh tế



Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại.

Điều 170 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền sở hữu trong đại lý

thương mại như sau:

Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên

đại lý.

* Vấn đề thù lao đại lý:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại

lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá

cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính

theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch

vụ.

Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá

hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho

bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch gía được

xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho

khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức

thù lao được tính như sau:

Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;

Trường hợp không áp dụng được cách xác định thù lao như trên thì

mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng

hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;

Trường hợp không áp dụng được các cách tính trên thì mức thù lao đại

lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ

trên thị trường.

* Thanh toán trong đại lý:



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



18



Khoa Luật Kinh tế



Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiền cung

ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý

hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối

lượng dịch vụ nhất định.

* Thời hạn đại lý:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau

một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày, kể từ ngày một trong hai

bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm

dứt hợp đồng theo cách trên thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý

bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao

đại lý đó.

Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình

trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao

đại lý.Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường

được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.

Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên

đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho

thời gian mà mình làm đại lý cho bên giao đại lý.

c) Trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia hợp đồng

* Bên giao đại lý:

Điều 172 Luật Thương mại 2005 quy định quyền của bên giao đại lý

như sau:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên giao đại lý có quyền:

- Ấn định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho

khách hàng.

- Ấn định gía giao đại lý.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



19



Khoa Luật Kinh tế



- Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định hiện

hành của pháp luật.

- Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại

lý.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.

Điều 173 Luật Thương mại 2005 quy định nghĩa vụ của bên giao đại lý

như sau:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ như

sau:

- Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện

hợp đồng đại lý;

- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của đại lý mua bán hàng

hoá, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ.

- Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý.

- Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm ( nếu

có) khi kết thúc hợp đồng đại lý.

- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại

lý, nếu nguyên nhân của h ành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của

mình gây ra.

* Bên đại lý:

Theo điều 174 Luật Thương mại 2005, quyền của bên đại lý được quy

định như sau:

Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, bên đại lý có các quyền sau

đây:

- Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ

trường hợp pháp luật quy định chỉ giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



20



Khoa Luật Kinh tế



đại lý đối với một loại hàng hoá dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định

của pháp luật đó.

- Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý;

nhận lại tài sản dùng để đảm bảo( nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý.

- Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều

kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý.

- Quyết định giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối

với đại lý bao tiêu.

- Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại

lý mang lại.

Điều 175 Luật Thương mại 2005 quy định nghĩa vụ của bên đại lý như

sau:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:

- Mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo giá hàng hoá, gía cung ứng

dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;

- Thực hiện đúng các thoả thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao

đại lý;

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy

định của pháp luật;

- Thanh toán cho bên giao đạilý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao

hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng

dịch vụ;

- Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi

giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của

đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ

trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



21



Khoa Luật Kinh tế



- Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình

hoạt động đại lý với bên giao đại lý;

- Trừ trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ

được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý với một loại hàng hoá

hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.

d) Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Hợp đồng đại lý bán hàng là hợp đồng dân sự nên quá trình giải quyết

tranh chấp được giải quyết theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.

Khi phát sinh tranh chấp thì các bên ban đầu nên ngồi lại với nhau để

thương lượng, hoà giải.

Giải quyết tranh chấp bằng con đường toà án:

Nếu hoà giải không thành thì các bên sẽ khiếu kiện ra toà án giải quyết

trong thời hạn 2 năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.

* Giải quyết tranh chấp tại toà án cấp sơ thẩm:

- Nguyên đơn yêu cầu toà án giải quyết, trong đơn nêu rõ các thông tin:

tên người làm đơn, nêu vụ việc bị tranh chấp, chứng minh quyền lợi chính

đáng bị xâm hại, nêu yêu cầu cần giải quyết.

* Thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự:

Toà án nhân dân (TAND) huyện có thẩm quyền giải quyết các vụ án

dân sự theo thủ tục sơ thẩm.

TAND tại nơi cư trú của bị đơn, nơi đóng tru sở chính, chi nhánh của bị

đơn hoặc nơi thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng cũng có thẩm quyền giải

quyết.

Trong trường hợp hai bên thoả thuận thì Toà án nơi nguyên đơn cư trú

giải quyết.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



22



Khoa Luật Kinh tế



Sau khi nộp đơn khởi kiện, TAND thụ lý vụ án, trướck khi toà đưa ra

xét xử, nguyên đơn có quyền thay đổi yêu cầu, hoặc rút lại đơn khởi kiện.

Khi nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn tạm ứng án phí để chứng tỏ trách

nhiệm của mình trước các cơ quan công quyền về hành vi khởi động bộ máy

tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Toà án, các cơ quan tố tụng tiến hành điều tra. Trong quá trình chuẩn bị

xét xử, tòa án tiến hành hoà giải hai bên đương sự. Toà án có quyền ra quyết

định đưa vụ án ra xét xử hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi

xét thấy vụ án chưa đủ điều kiện để xét xử hoặc vụ án không đáng xét xử ở

Toà án.

* Phiên toà sơ thẩm:

Xét xử sơ thẩm là quan trọng vì đây là xét xử lần đầu, cơ quan tố tụng

tiến hành tất cả các bước của việc xét xử một vu án dân sự.

Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 1 Thẩm phán, 2 Hội thẩm nhân dân, do

Thẩm phán làm chủ toạ.

Những người tham gia phiên toà sơ thẩm gồm: các đương sự, người đại

diện cho Công ty Thực phẩm Hà Nội, người đại diện Đại lý bán hàng…

Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực ngay, pháp luật còn một thời gian để

cho các bên kháng cáo nếu thấy chưa thoả mãn với bản án, và còn cho cơ

quan Nhà nước kkháng nghị nếu thấy bản án được giải quyết chưa hoàn toàn

đúng với quy định của pháp luật.

* Giải quyết tranh chấp tại toà án cấp phúc thẩm:

Trong thời hạn 15 ngày từ ngày Toà sơ thẩm tuyên án, các bên Công ty

Thực phẩm Hà Nội, đại lý bán hàng có thể kháng cáo lên cơ quan xét xử cấp

trên.Những phần của bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì chưa

được thi hành ngay. Những phần của bản án hoặc quyết định sơ thẩm không

bị kháng cáo thì có hiệu lực thi hành từ ngày hết thời hạn kháng cáo.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



23



Khoa Luật Kinh tế



Trường hợp TAND tỉnh xét xử phúc thẩm vụ án của TAND huyện thì

thời hạn diễn ra phiên toà phúc thẩm là 3 tháng từ ngày nhận hồ sơ.

Trường hợp TAND tối cao xét xử phúc thẩm vụ án của TAND tỉnh thì

thời hạn diễn ra phiên toà phúc thẩm là 4 tháng từ ngày nhận hồ sơ.

* Phiên toà phúc thẩm:

Hội đồng xét xử gồm: 3 Thẩm phán, trong đó có 1 Thẩm phán là chủ

toạ.

Người tham dự phiên toà do Toà án gọi nếu thấy cần thiết.

Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền xét xử:

- Giữ nguyên bản án sơ thẩm (y án).

- Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm.

- Huỷ bỏ bản án sơ thẩm và giao cho TAND cấp dưới xét xử sơ thẩm

lại với sự hướng dẫn của TAND cấp phúc thẩm.

- Huỷ bỏ bản án sơ thẩm, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ

án.

Bản án phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực thi hành ngay từ ngày

tuyên án. Tuy nhiên vẫn giữ quyền kháng cáo, kháng nghị theo các thủ tục

khác.

* Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Giám đốc thẩm:

Giám đốc thẩm là việc xem xét lại bản án đã có hiệu lực nhưng bị

kháng nghị vì phát hiện những sai sót nghiêm trọng trong quá trình giải quyết

vụ án.

* Căn cứ để kháng nghị là:

- Kết luận của bản án, quyết định không phù hợp với tình thế khách

quan.

- Có hiện tượng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



24



Khoa Luật Kinh tế



- Có hiện tượng phạm sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp

luật.

* Các chủ thể có quyền kháng nghị là:

- Chánh án Toà án tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

có quyền kháng nghị với các bản án của các TAND các cấp, trừ quyết định

của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

- Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp

tỉnh có quyền kháng cáo đối với bản án của TAND cấp huyện.

Thời hạn kháng nghị là 3 năm từ ngày bản án đã có hiệu lực.

* Thẩm quyền của Giám đốc thẩm (GĐT):

- Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh có quyền GĐT với bản án của

TAND cấp huyện.

- Toà chuyên trách của TAND tối cao có quyền GĐT với các bản án

của TAND cấp tỉnh.

- Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có quyền GĐT với các bản án

của Toà kinh tế TAND tối cao.

* Kết quả của thủ tục GĐT:

- Giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật.

- Giữ nguyên bản án đã được sửa đổi, huỷ bỏ, phục hồi bản án bị sửa

đổi.

- Huỷ bỏ các bản án đã hiệu lực pháp luật để xem xét.

- Đình chỉ việc giải quyết vụ án sau khi huỷ bỏ vụ án.

* Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Tái thẩm (TT):

*Căn cứ để kháng nghị:

- Bản án, quyết định trước đây dùng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ

án nay đã bị huỷ bỏ.

- Có dấu hiệu là người tiến hành tố tụng làm sai lệch vụ án.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



25



Khoa Luật Kinh tế



- Có căn cứ cho thấy việc làm chứng, giám định, phiên dịch của lần xét

xử trước đây là không chính xác.

- Xuất hiện thêm tình tiết mới có khả năng làm thay đổi cơ bản kết quả

của bản án.

* Chủ thể của Tái thẩm:Giống GĐT.

* Thời hạn: 1 năm từ ngày biết được tình tiết mới.

* Hậu quả của Tái thẩm: Giống GĐT.

Có thể xử lại từ đầu theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm.

Giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài:

Khi có tranh chấp xảy ra các bên có thể giải quyết tranh chấp đó bằng

con đường trọng tài nếu trước đó ( lúc ký hợp đồng) các bên có thoả thuận

trọng tài hợp pháp.

Thoả thuận trọng tài không hợp pháp sẽ bị coi là vô hiệu trong những

trường hợp sau đây:

- Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại. Hoạt động

thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân,

tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối,

đại diện; đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư

vấn; kỹ thuật; li xăng; đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; thăm dò khai

thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển,

đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp

luật.

- Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy

định của pháp luật.

- Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự

đầy đủ;



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

×