1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Trình tự ký kết hợp đồng đại lý bán hàng:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.66 KB, 65 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



47



Khoa Luật Kinh tế



thông thường, có một bên là bên giao đại lý, một bên là bên nhận đại lý. Theo

đó, bên đại lý sẽ nhận làm đại lý bao tiêu sản phẩm cho công ty tại một khu

vực nhất định theo giá quy định và nhận thù lao do công ty trả.

* Hợp đồng đại lý bao tiêu sản phẩm căn cứ vào nhu cầu và khả năng

tiêu thụ của từng khu vực để làm cơ sở pháp lý cho việc ký kết hợp đồng.

* Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản có con dấu của hai bên.

* Nội dung:

- Ngày, tháng, năm

- Tên người đại diện.

- Mặt hàng.

- Giá cả.

- Phương thức vận chuyển.

- Thời hạn của hợp đồng.

- Chế độ thưởng phạt.

- Các quy đinh khác.

Do đặc điểm của các mặt hàng do công ty sản xuất, tiêu thụ đều là hàng

tiêu dùng, hàng thực phẩm nên trị giá từng đơn vị hàng hoá là rất nhỏ. Vì vậy

hợp đồng khôn xác định khối lượng hàng hóa mà xác định giá trị số hàng hoá

đó.

Bên cạnh đó, một điều không kém phần quan trọng là các biện pháp

chống độc quyền, chống bán phá giá. Để làm được việc đó công ty phải quy

định giá bán tối thiểu từng mặt hàng, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng hàng

hoá.

Có thể nói hình thức hợp đồng đại lý bao tiêu sản phẩm công ty áp

dụng không phải với hầu hết các đại lý bán sản phẩm của mình. Do công ty

Thực phẩm Hà Nội là một thành viên trong tổng thể 23 thành viên của Tổng

Công ty Thương mại Hà Nội HAPRO, mối liên kết giữa công ty và Tổng



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



48



Khoa Luật Kinh tế



công ty là hình thức công ty mẹ- công ty con. Vì vậy, trên thực tế, HAPRO đã

có một hệ thống các cửa hàng, siêu thị bán lẻ của mình, nơi tiêu thụ các sản

phẩm do mình sản xuất và phân phối. Sự có mặt của hệ thống bán hàng này là

bước chuẩn bị của HAPRO trong tiến trình hội nhập WTO, cạnh tranh với các

tập đoàn bán lẻ khác.

1.2. Hợp đồng đại lý bán hàng với Metro:

Khi nghiên cứu về hợp đồng đại lý bán hàng ở một công ty sản xuất

hàng tiêu dùng là công ty Thực phẩm Hà Nội, không thể không nhắc tới một

thể thức hợp đồng đặc biệt là Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam

với hợp đồng mua hàng ( một dạng của đại lý bán hàng) của công ty dựa trên

một bản hợp đồng cung cấp nguyên tắc.

Hợp đồng đại lý bán hàng với Metro thực chất không phải là hợp đồng

mua bán mà đưa ra các thể thức và điều kiện của một bản hợp đồng mua bán

sẽ được ký kết bằng việc Metro đưa ra đề nghị đặt hàng và Công ty Thực

phẩm Hà Nội chấp nhận đề nghị.

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc làm cụ thể thể hiện rõ ý định giao kết

hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên Metro với bên công ty

Thực phẩm Hà Nội.

Trong đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu Metro

lại giao kết hợp đồng với một bên thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại cho bên

công ty Thực phẩm Hà Nội nếu có thiệt hại phát sinh.

Khi hai bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả qua điện thoại hoặc qua

các phương tiện khác thì bên công ty phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc

không chấp nhận, trừ khi có thoả thuận về thời hạn trả lời.

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực do hai bên ấn định.

Nếu Metro nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng khi đã hết

thời hạn trả lời thì chấp nhận n ày được coi là đề nghị mới của bên công ty.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



49



Khoa Luật Kinh tế



Bên Metro có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong

trường hợp sau đây:

+ Nếu bên công ty nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại

đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận đề nghị.

Khi bên Metro thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là

đề nghị mới.

Nếu bên Metro thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này

trong đề nghị thì bên Metro sẽ phải thông báo cho công ty và thông báo này

chỉ có hiệu lực khi bên công ty nhận được thông báo trước khi bên công ty trả

lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Nếu bên công ty đã chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng có nêu

điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như công ty đã đưa ra đề nghị mới.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên công ty đối

với bên Metro về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

Kể từ thời điểm côgn ty thông báo chấp nhận đề nghị đó, hợp đồng

được ký kết.

Có thể hình dung một số biểu hiện cơ bản của hợp đồng này như sau:

* Chủ thể: một bên là Metro, một bên là công ty Thực phẩm Hà Nội.

* Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản.

* Nội dung: Hợp đồng cung cấp nguyên tắc này bao gồm 16 điều khoản

như sau:

- Điều 1: Thời hạn hợp đồng.

- Điều 2: Các chi tiết của nhà cung cấp.

- Điều 3: Đơn đặt hàng.

- Điều 4: Chấp nhận đơn đặt hàng.

- Điều 5: Giao hàng.

- Điều 6: Giá và thay đổi giá.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



50



Khoa Luật Kinh tế



- Điều 7: Lập hoá đơn.

- Điều 8: Thanh toán.

- Điều 9: Các cam đoan của nhà cung cấp.

- Điều 10: Chấm dứt hợp đồng.

- Điều 11: Bất khả kháng.

- Điều 12: Giải quyết tranh chấp.

- Điều 13: Vi phạm hợp đồng.

- Điều 14: Các nghĩa vụ khác của nhà cung cấp.

- Điều 15: Bảo hiểm và bồi thường.

- Điều 16: Các quy định khác.

Gồm các nội dung:

+ Mã số hàng hoá ( do Metro cung cấp).

+ Tên hàng hoá.

+ Ngày giao hàng.

+ Số lượng hàng được giao.

+ Mã số của nhà cung cấp.

+ Mã số của trung tâm mua bán sỉ liên quan ( các trung tâm mua bán

cảu Metro đều có mã số).

+ Số của đơn đặt hàng.

+ Nơi giao hàng.

+ Tên và mã số của nhân viên mua hàng Metro( người thay mặt cho

Metro đưa ra đơn đặt hàng).

Khi bên phía công ty Thực phẩm Hà Nội đồng ý chấp nhận bản đề nghị

này thì hợp đồng được hình thành. Về cơ bản đây cũng là một hợp đồng đại lý

bán hàng như các hợp đồng đại lý bán hàng khác. Song, bên cạnh đó nó cũng

có một số biểu hiện khác biệt so với các hợp đồng khác như sau:



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



51



Khoa Luật Kinh tế



- Thời hạn của hợp đồng: được quy định tại điều 10 của bản cung cấp

nguyên tắc.

- Căn cứ pháp lý: Không chỉ rõ, chỉ có tại điều 16, khoản 4 có nêu:”

Tính hiệu lực, việc giải thích, thực hiện, và giải quyết tranh chấp có liên quan

đến hợp đồng này sẽ được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam”.

- Về trách nhiệm ràng buộc: Hợp đồng này do công ty Metro đưa ra,

không qua sự thoả thuận đi đến thống nhất của cả hai bên. Như vậy nó thể

hiện ý chí chủ quan áp đặt của bên Metro. Bên công ty Thực phẩm Hà Nội chỉ

có quyền lựa chọn chấp nhận hay không chấp nhận.

Thực tế, công ty Metro là một doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về phân

phối hàng hoá, có truyền thống đã được khẳng định. Lưu lượng người tiêu

dùng đến với Metro là rất lớn. Vì vậy, dù là ý chí của một bên Metro, các

doanh nghiệp sản xuất vẫn cần bắt tay làm ăn cùng, công ty Thực phẩm Hà

Nội cũng là một trường hợp.

2. Tình hình thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng tại công ty:

2.1. Thực hiện các điều khoản:

- Quyền sở hữu của các bên liên quan:

Công ty thực phẩm Hà Nội là chủ sở hữu đối với hàng hoá giao cho bên

đại lý. Quyền sở hữu của Công ty thể hiện ở:

+ Công ty chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá giao cho bên đại lý.

+ Công ty cho phép trả lại hàng, thu hồi hàng không đảm bảo chất

lượng.

- Đảm bảo số lượng hàng theo hợp đồng:

Công ty Thực phẩm Hà Nội có nghĩa vụ đảm bảo số lượng hàng hoá

theo như đã cam kết trong hợp đồng để giao cho bên đại lý.

- Giá cả, phương thức thanh toán:



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



52



Khoa Luật Kinh tế



Giá cả của hàng hoá do công ty quy định chung cho từng mặt hàng sau

khi đã trừ đi chiết khấu hàng bán và chi phí vận chuyển.

Giá cả và phương thức thanh toán hai bên thoả thuận trong hợp đồng.

Các bên thực hiện nghiêm chỉnh. Khi có biến động về giá nguyên liệu đầu

vào, dẫn đến giá hàng hoá tăng thì giá hàng hoá giao cho đại lý cũng biến đổi

cho phù hợp, đảm bảo hài hoà quyền lợi của bên công ty, bên đại lý, và người

tiêu dùng.

Theo thoả thuận trong hợp đồng, bên đại lý có nghĩa vụ thanh toán tiền

hàng cho công ty trước khi nhận hàng. Nhưng trên thực tế, đại lý thường

chây ì không thanh toán đúng hạn, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Việc này dẫn đến doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn kinh doanh, cán bộ thị

trường lại phải đi thu tiền tại đại lý, gây rất nhiều phiền nhiễu bất tiện.

Phương thức thanh toán chủ yếu dùng tiền mặt, có chuyển khoản.

Thường để đảm bảo an toàn cho tiền hàng, công ty hiện nay thường áp dụng

thanh toán qua ngân hàng.Ngoài ra còn có hình thức thanh toán qua ngân

hàng bằng cách viết giấy uỷ nhiệm chi sau đó fax cho công ty.

- Địa điểm, thời hạn giao hàng:

Địa điểm giao hàng do hai bên thoả thuận. Có khi ở nhà máy của công

ty, có khi công ty cho phương tiện vận chuyển đến nơi đại lý.

Hình thức giao hàng tại nhà máy thì lợi nhuận của đại lý bị giảm đi,

lãng phí đầu tư vào phương tiện vận chuyển… nên rất dễ đại lý không mấy

mặn mà với hình thức này.

Nếu công ty trực tiếp giao hàng đến từng đại lý thì sẽ không đủ phương

tiện, công ty lại phải chi một khoản rất lớn để trang bị phương tiện vận

chuyển, điều này sẽ là gánh nặng rất lớn cho công ty.

Thời hạn giao hàng do hai bên thoả thuận.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

×