1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

Kinh tế thị trường và các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.66 KB, 65 trang )


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



4



Khoa Luật Kinh tế



- Quy luật cung- cầu tác động đến phân bổ nguồn lực trong sản xuất,

trong xã hội.Sản xuất cho ai, sản xuất bao nhiêu là vấn đề sống còn của nền

kinh tế.Có làm tốt vấn đề phân bổ nguồn lực thì mới có thể tăng trưởng, phát

triển triệt để, tiết kiệm vật tư, phát triển bển vững được.

- Tiền tệ hoá các quan hệ kinh tế. Trong cơ chế thị trường mọi hàng hoá

đều mang hình thái giá trị. Các quan hệ kinh tế đều nhằm mục đích tìm kiếm

giá trị, tìm kiếm lợi nhuận. Giá trị đều được biểu hiện bằng tiền. Vì vậy các

quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá.

- Các chủ thể của nền kinh tế có thể tự do lựa chọn phương án sản xuất

kinh doanh và tiêu dùng cho mình. Cơ chế thị trường phát huy tính năng động

của từng thành viên trong nền kinh tế. Các chủ thể tuỳ vào điều kiện hiện tại

của thời cuộc, vào yêu cầu của thị trường mà lựa chọn cho mình các quyết

định sản xuất kinh doanh làm lợi cho mình tối đa.

- Nền kinh tế năng động hơn trước đã ít gây ra sự khan hiếm, thiếu thốn

hàng hoá. Trong nền kinh tế không còn sự phụ thuộc của cầu vào cung. Sản

xuất là phục vụ cho tiêu dùng, vì tiêu dùng mà sản xuất. Cầu quyết định cung.

Vì vậy mà trong nền kinh tế không còn xuất hiện sự khan kiếm hàng hoá,

hàng hoá sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu thực tế.

- Nền kinh tế có sự tồn tại của quy luật cạnh tranh, từ đó mà tăng năng

suất, tăng hiệu quả. Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển. Có canh tranh

thì các nhà sản xuất kinh doanh mới tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hơn,

chất lượng tố hơn, giá thành rẻ hơn…để củng cố uy tín, thì trường của mình.

Nhưng bên cạnh đó, cạnh tranh khốc liệt cũng mang lại không ít hậu quả tiêu

cực đối với xã hội, như: hiện tượng độc quyền, cá lớn nuốt cá bé.. Điều này đi

ngược lại với mục tiêu bình đẳng, công bằng xã hội.

- Sự phát triển của các quan hệ: quan hệ giữa quyền lợi cá nhân và xã

hội, quan hệ giữa phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống ngày



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



5



Khoa Luật Kinh tế



càng được củng cố.Trong nền kinh tế thị trường, con người được đặt lên hàng

đầu, còn nhà doanh nghiệp là nhân vật trung tâm trong hoạt động thị

trường.Nói cách khác không có doanh nghiệp thì không có cơ chế thị trường.

Bên cạnh những tác động tích cực đến mọi mặt của nền kinh tế và đời

sống xã hội, kinh tế thị trường cũng có một số tác động không tích cực đến xã

hội như:

- Sự phân hoá giầu nghèo trong xã hội, ngày càng gay gắt hơn. Kinh tế

thi trường là cơ hội cho người này nhưng cũng là thách thức với số đông

những người khác. Sự phát triển ồ ạt của khoa học, sản xuất khiến cho người

giàu, người có tư liệu sản xuất ngày càng kiếm được nhiều tiền hơn. Vì vậy

khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày một lớn hơn. Theo quan điểm duy

vật biện chứng:” Vật chất quyết định ý thức”. Từ đó mà hình thành sự bất

bình đẳng trong xã hội.

- Sự phát triển kinh tế thái quá dẫn đến sự lãng phí tài nguyên thiên

nhiên, đang dẫn đến nguy cơ đe doạ cạn kiệt tài nguyên. Kinh tế thị trường do

quá tập trung vào tăng trưởng kinh tế mà sử dụng tài nguyên bừa bãi, lãng

phí, dẫn đến nguồn tài nguyên phục vụ cho sản xuất đang ngày một cạn kiệt.

Yêu cầu bức thiết đối với loài người là phải tìm ra những nguồn tài nguyên,

năng lượng thay thế để tiếp tục phục vụ sản xuất, duy trì cuộc sống của con

người. Phát triển kinh tế phải đi đôi với cuộc sống bền vững.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường. Sự phát triển thái quá của nền kinh tế

kiến cho con người phải gánh chịu một nguy cơ không mong muốn là môi

trường sống bị đe doạ. Sử dụng tài nguyên bừa bãi, di dân ồ ạt ra các thành

phố lớn tìm việc làm, khí thải công nghiệp nhiều… là những nguyên nhân

chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, sự săn bắt không có giới hạn

các loài sinh vật đang khiến cho Trái Đất mất cân bằng sinh thái. Đây là thách



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



6



Khoa Luật Kinh tế



thức không phải của riêng quốc gia nào, là trách nhiệm của chúng ta với chính

tương lai của mình.

Trong nền kinh tế thị trường con người tự do trao đổi hàng hoá, nhiều

khi để thoả thuận đó đảm bảo thực hiện người ta dùng một biện pháp đó là

hợp đồng.

Vì cơ chế thị trường vẫn tồn tại những khuyết tật, chưa thật hoàn hảo

nên cần có sự tham gia điều tiết của Nhà nước.

2.1. Sự điều tiết vĩ mô của nhà nước xã hội chủ nghĩa với cơ chế thị trường

Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước dựa trên yêu cầu khách quan của các quy

luật kinh tế. Vì vậy có nhiều đặc điểm giống phương pháp quản lý của Nhà

nước tư bản:

- Thừa nhận tính độc lập của các chủ thể kinh tế, quyền tự chủ sản xuất

kinh doanh. Giá cả do thị trường quyết định. Trải qua một thời gian dài theo

hình thức nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước ta đã lựa chọn cho

mình một hình thức kinh tế phù hợp với hiện tại của đất nước và thời đại là:

cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ

nghĩa. Nhà nước tôn trọng các thuộc tính của cơ chế thị trường: quyền tự chủ

kinh doanh, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả… Song Nhà nước Việt Nam

cũng sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô của mình để hạn chế các tác động

tiêu cực của cơ chế thị trường tới định hướng mà Đảng và Nhà nước đã chọn.

- Nhà nước không can thiệp quá sâu, chỉ điều tiết những khuyết tật của

thị trường. Nhà nước tôn trọng các biểu hiện thuộc về thuộc tính của thị

trường, chỉ điều tiết các tác động tiêu cực của thị trường để thị trường đi đúng

định hướng mà mình đã chọn.

Tuy nhiên về cơ bản vẫn có sự khác nhau giữa nền kinh tế xã hội chủ

nghĩa và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là: Nhà nước xã hội chủ nghĩa có sự



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



7



Khoa Luật Kinh tế



lãnh đạo của Đảng cộng sản. Ở Việt Nam, mọi chủ trương đường lối cho từng

giai đoạn phát triển của đất nước đều do Đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra,

Nhà nước cụ thể đường lối đó và tiến hành cho linh hoạt với tình hình thực

tiễn. Nền kinh tế cơ chế thị trường mà định hướng xã hội chủ nghĩa sau cùng

mục đích cũng là phục vụ cho xã hội, cho toàn dân.

2.2. Các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam sử dụng một số công cụ sau để

điều tiết vĩ mô:

- Hệ thống pháp luật:

Ngay từ khi hình thành Nhà nước thì loài người đã hinh thành một công

cụ để quản lý xã hội, đó là pháp luật. Nhà nước và pháp luật là hai phạm trù

không thể tách rời. Có Nhà nước thì phải có pháp luật, có pháp luật thì tồn tại

Nhà nước. Nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp

quyền, của dân, do dân, vì dân. Mọi cá nhân, tổ chức sống, học tập và làm

việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đây là công cụ quan trọng nhất đối với mỗi

nhà nước, không riêng Việt Nam.

- Kế hoạch hoá: kế hoạch và thị trường là 2 công cụ có quan hệ chặt

chẽ với nhau. Nhà nước thực hiện xây dựng đất nước theo chủ trương đường

lối mà Đảng cộng sản đề ra trong từng giai đoạn, thời kỳ nhất định. Mục tiêu

đó được cụ thể ra trong từng thời kỳ nhất định thành các kế hoạch phải hoàn

thành. Thị trường là môi trường để các kế hoạch đó trở thành thành tựu, kết

quả.

- Lực lượng kinh tế của nhà nước.

Kinh tế Nhà nước phải là nền tảng, giúp đỡ các thành phần khác khi có

sự cố ảnh hưởng đến hệ thống. Lực lượng kinh tế của Nhà nước là sức mạnh

vật chất để điều tiết theo kế hoạch đã đề ra. Đây là công cụ để Nhà nước điều

tiết nền kinh tế tránh bị tư hữu hóa, Nhà nước luôn ở trạng thái chủ động.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



8



Khoa Luật Kinh tế



- Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại:

Các chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các biện pháp bảo đảm tín

dụng xuất khẩu… Thời đại ngày nay là thời đại của toàn cầu hoá, khu vực

hoá. Việt Nam muốn phát triển thì phải mở cửa giao lưu buôn bán với các

nước. Để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo giữ đúng mục tiêu

an ninh kinh tế, quốc phòng, độc lập chủ quyền… thì Việt Nam phải sử dụng

các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại.

Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể tự do trao đổi hàng hoá theo

quy luật hàng hoá tiền tệ dưới nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên do

giới hạn bài báo cáo này chỉ đề cập đến hình thức kinh doanh qua đại lý bán

hàng.

2.3 Đại lý trong kinh doanh thương mại

2.3.1. Khái niệm

Theo Điều 166 Luật Thương mại 2005, đại lý thương mại là hoạt động

thương mại theo đó bên giao đại lý và bên đại lý nhân danh chính mình mua,

bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý

cho khách hàng để hưởng thù lao.

Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao

tiền cho bên đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho

đại lý cung ứng dịch vụ.

Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền

mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

( Theo điều 167 Luật Thương mại 2005).

2.3.2. Phân loại đại lý:

Theo điều 169 Luật thương mại 2005, có các hình thức đại lý thương

mại sau:



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



9



Khoa Luật Kinh tế



+ Đại lý bao tiêu: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua,

bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một d ịch vụ cho

bên giao đại lý.

+ Đại lý độc quyền: là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất

định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt

hàng hoặc cung ứng một hoặc một số dịch vụ nhất định.

+ Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý

mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua,

bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực

thuộc hoạt động d ưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng

đại lý.

+ Các hình thức đại lý khác mà các bên thoả thuận.

2.3.3. Ưu nhược điểm của bán hàng qua đại lý

*Ưu điểm:

+ Đại lý tạo điều kiện cho khách hàng thuận lợi hơn mua tại doanh

nghiệp, từ đó giúp tăng doanh số bán hàng. Bán hàng qua đại lý ưu việt hơn “

mua tận gốc, bán tận ngọn” là tiết kiệm chi phí vận chuyển, thời gian linh

hoạt, và số lượng hàng hoá cung cấp cho khách hàng cũng lớn nhỏ linh hoạt

hơn so với doanh nghiệp.

+ Thủ tục mua bán qua đại lý cũng thuận tiện hơn, đơn giản hơn, chiều

chuộng khách hàng hơn.

+ Bán hàng phải thông qua kênh phân phối làm cho quy mô của doanh

nghiệp được mở rộng hơn vì đại lý chính là một bộ phận bán hàng của doanh

nghiệp. Nhất là khi nguồn lực tài chính của doanh nghiệp còn yếu thì đại lý là

một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh.



Trịnh Thị Minh Hồng



Lớp: Luật kinh doanh 45



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

×