1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Kỹ thuật - Công nghệ >

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẬP ĐẤT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 143 trang )


6



Hình 1.1:



Biểu đồ phân bố hồ chứa nước trên toàn quốc (dung tích >200000m3)



Hiện nay đập vật liệu địa phương đóng vai trò chủ yếu, tương đối đa dạng và

được đắp bằng vật liệu khác nhau, chủ yếu là đập đất.

Bảng 1.2:

TT



Tên hồ



Thống kê một số đập đất lớn ở Việt Nam

Tỉnh



Hmax (m)



Năm hoàn thành



1



Suối Hai



Hà Tây



29,00



1964



2



Đa Nhim



Lâm Đồng



38,00



1963



3



Thượng Tuy



Hà Tĩnh



25,00



1964



4



Cẩm Ly



Quảng Bình



30,00



1965



5



Tà Keo



Lạng Sơn



35,00



1972



6



Cấm Sơn



Bắc Giang



41,50



1974



7



Vực Trống



Hà Tĩnh



22,80



1974



8



Đồng Mô



Hà Tây



21,00



1974



9



Tiên Lang



Quảng Bình



32,30



1978



10



Pa Khoang



Lai Châu



26,00



1978



11



Hòa Bình



Hòa Binh



128,00



1978



12



Yên Mỹ



Thanh Hóa



25,00



1980



13



Yên Lập



Quảng Ninh



40,00



1980



7



14



Vĩnh Trinh



Quảng Nam



23,00



1980



15



Núi Một



Bình Định



32,50



1980



16



Liệt Sơn



Quảng Ngãi



29,00



1981



17



Phú Ninh



Quảng Nam



40,00



1981



18



Núi Cốc



Thái Nguyên



27,00



1982



19



Xạ Hương



Vĩnh Phúc



42,00



1982



20



Sông Mực



Thanh Hóa



33,40



1983



21



Quất Động



Quảng Ninh



22,60



1983



22



Xạ Hương



Vĩnh Phúc



41,00



1984



23



Hội Sơn



Bình Định



29,00



1985



26



Núi Một



Bình Định



30,00



1986



27



Tuyền Lâm



Lâm Đồng



32,00



1987



28



Đá Bàn



Khánh Hòa



42,50



1988



29



Khe Tân



Quảng Nam



22,40



1989



30



Khe Chè



Quảng Ninh



25,20



1990



31



Phú Xuân



Phú Yên



23,70



1996



32



Thuận Ninh



Bình Định



29,20



1996



33



Sông Quao



Bình Thuận



40,00



1997



34



Ayun Hạ



Gia Lai



36,00



1999



35



Sông Hinh



Phú Yên



50,00



2000



36



Easoupe thượng



Đăk Lắc



27,00



2005



37



Sông Sắt



Ninh Thuận



29,00



2007



38



Sông Sào



Nghệ An



30,00



2010



39



Hà Động



Quảng Ninh



30,00



2011



40



La Mơ



Đăk Lắc



32,00



2012



Vai trò hồ chứa nước:

Tài nguyên nước luôn biến động theo thời gian, không gian và trong quản lý

khai thác nó luôn tồn tại hai mặt: mặt lợi và gây hại. Để hạn chế tối đa tính gây hại



8



và phát huy mặt lợi của tài nguyên nước không chỉ cần giải pháp hợp lý mà còn cần

một chế độ quản lý, kiểm soát quá trình hoạt động của nước. Vì thế cần thiết lập và

sử dụng “Quy hoạch quản lý khai thác trong suốt quá trình hoạt động của tài nguyên

nước” cho hoạt động của con người.

Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng về nguồn nước. Tuy nhiên nguồn nước

bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng như địa hình

phức tạp, bị chia cắt nhiều nên sự phân bố của nó rất không đồng đều theo không

gian và thời gian. Sự phân bố mưa không đồng đều trên lãnh thổ dẫn đến tình trạng

nơi này có nguồn nước dồi dào, mật độ sông suối lớn, nơi khác lại khan hiếm nguồn

nước, đất đai khô cằn. Hàng năm dòng chảy trong các sông suối của nước ta tập

trung chủ yếu vào các mùa mưa, một số sông suối trong mùa khô nguồn nước hầu

như không có. Chính sự phân bố không đồng đều của nguồn nước là nguyên nhân

gây khó khăn, làm phát sinh mâu thuẫn giữa tiềm năng nguồn nước và nhu cầu sử

dụng nó để phát triển sản xuất và đời sống của con người.

Để giải quyết mâu thuẫn này, ngay từ thời tiền sử con người đã biết dùng biện

pháp công trình thủy lợi để chế ngự khai thác nguồn nước phục vụ lợi ích của mình.

Ở Việt Nam công tác thủy lợi trong sự nghiệp chinh phục các dòng sông phục vụ

nền kinh tế quốc phòng toàn dân luôn được coi trọng và đánh giá cao. Trong hệ

thống công trình thủy lợi, hồ chứa nước được coi là bộ phận chủ yếu nhất vì chúng

có khả năng điều tiết dòng chảy cả theo thời gian và không gian, là một trong những

giải pháp hiệu quả nhất, nhằm giảm tối đa tính gây hại và nâng cao đáng kể lợi ích

của tài nguyên nước trong nhiệm vụ khai thác tài nguyên này phục vụ kinh tế xã

hội. Bởi vậy không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới, hồ chứa nước

được xem là một giải pháp chủ yếu trong khoa học thủy lợi.

Hồ chứa vừa và lớn không chỉ với nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất nông

nghiệp, phát điện, thủy sản, du lịch… mà còn có vai trò quan trọng trong phòng

chống lũ, góp phần đáng kể trong việc giảm tác hại của thiên tai hàng năm. Việc sử

dụng vận hành liên hồ chứa có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết nguồn nước đặc

biệt về mùa khô nhằm đảm bảo an sinh xã hội.



9



1.2. Thực trạng làm việc của đập đất ở Việt Nam

Đập thường chiếm một vị trí quan trọng trong cụm công trình đầu mối của các

hồ chứa hoặc các công trình đập dâng. Ở nước ta, đập đất được xây dựng rất phổ

biến do đặc điểm an toàn, kinh tế và đảm bảo vệ sinh môi trường xây dựng. Đập đất

có thể xây dựng trên nhiều loại nền, dễ thích ứng với độ lún của nền, ít bị nứt nẻ

gây phá hoại đập…

Hiện nay nước ta đã xây dựng và đưa vào khai thác trên 6648 hồ chứa các

loại, với tổng dung tích theo thiết kế là 49,88 tỷ m3 nước. Trong tổng số 2198 hồ

chứa có dung tích lớn hơn 200 nghìn m3 nước, nhiều hồ có dung tích từ vài chục

đến vài trăm triệu m3 nước. Hồ chứa có nhiệm vụ cấp nước tưới phục vụ cho sản

xuất trong mùa khô, cấp nước sinh hoạt cho con người và vật nuôi, điều tiết lũ để

phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản nhân dân

vùng hạ lưu, cải tạo môi trường sinh thái. Các hồ chứa phân bố không đều trên

phạm vi toàn quốc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

Đa số các đập đất được xây dựng từ những năm 60-80 (Các đập được xây

dựng thời kỳ trước năm 1960 khoảng 6%, từ 1960 đến 1975 khoảng 44%, từ 1975

đến nay khoảng 50% - Theo chiều cao đập có khoảng 20% số đập là cấp ba, hơn

70% đập là cấp bốn và cấp năm, còn lại khoảng 10% là đập từ cấp hai trở lên) của

thế kỷ trước bằng đất pha tàn tích sườn đồi, đất Bazan, đất ven biển miền Trung;

đến nay do thời gian sử dụng lâu năm và tác động của thời tiết nên các công trình đã

bị xuống cấp nghiêm trọng. Hiện nay có khoảng 1200 hồ chứa bằng đập đất đã đến

thời kỳ xuống cấp, đồng thời do biến đổi khí hậu làm thay đổi chế độ thủy văn dòng

chảy nên cần phải được tu bổ nâng cấp sửa chữa (Bô ̣Nông nghiệp và PTNT). Phân

tích 100 hồ chứa đã có dự án sửa chữa cải tạo hoặc nâng cấp thì 71 hồ có hiện tượng

hư hỏng ở đập.[12]

Các hư hỏng ở đập thường xảy ra là:

+ Do thấm gây ra như thấm mạnh, sủi bọt nước ở nền đập: như Đồng Mô- Hà

Tây, Suối Gai- Sông Bé, Vân Trục- Vĩnh Phúc... Thấm mạnh, sủi bọt ở vai đập như

Khe Chè- Quảng Ninh, Ba Khoang- Lai Châu, Sông Mây- Đồng Nai... Thấm mạnh



10



ở nơi tiếp giáp với tràn hoặc cống như đập Vĩnh Trinh- Đà Nẵng, Dầu Tiếng- Tây

Ninh... Loại hư hỏng biểu hiện do thấm chiếm khoảng 44,9%.

+ Hư hỏng thiết bị bảo vệ mái thượng lưu: Khoảng 85% các đập đã xây dựng

được bảo vệ mái bằng đá lát hoặc đá xây còn lại là tấm bê tông lắp gép hoặc bê tông

đổ tại chỗ. Số đập có hư hỏng kết cấu bảo vệ mái chiếm 35,4%.

+ Các hư hỏng khác như sạt mái, lún không đều, nứt, tổ mối,... chiếm khoảng

35,4%.

Hư hỏng của đập đất chủ yếu do dòng thấm gây ra, những hư hỏng này dễ dẫn

tới nguy cơ sự cố vỡ đập, ảnh hưởng tới kinh tế xã hội. Chính vì vậy cần có kế

hoạch sửa chữa, nâng cấp các đập đất không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

mà còn thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.

1.3. Vai trò của nước và sự cần thiết để nâng cấp hồ chứa.



1.3.1. Sự cần thiết nâng cấp hồ chứa

Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tài

nguyên có khả năng tự tái tạo vô cùng quý giá đối với con người. Nguồn nước

quyết định ít nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Nước là mắt xích đầu tiên của chuỗi dài dinh dưỡng chủ yếu của sự sống sinh

vật, do đó ảnh hưởng của nước đến sức khỏe là rất lớn.

Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên mà con người sử dụng cho sự phát triển

xã hội hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong

các hoạt động nông nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi

trường.

Trong phát triển nông nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định

đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt đối với các quốc gia nghèo, nơi sản

xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân thì nước lại càng

có ý nghĩa sống còn.

Trong phát triển công nghiệp và đô thị, nước cũng đóng vai trò to lớn. Công

nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế, xã hội của mỗi

quốc gia. Cùng với đó nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên.



11



Trong sinh hoạt hàng ngày, nước sạch là một nhu cầu cấp thiết của sự sống.

Thiếu nước sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và là nguyên nhân phát

triển nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Nước còn là môi trường sống của nhiều loại sinh vật từ thực vật, động vật đến

vi sinh vật.

Nước còn được xem là nguồn khoáng sản và năng lượng to lớn của nhân loại.

Đây là một nguồn tài nguyên cần được con người khai thác và sử dụng hợp lý.



1.3.2. Vai trò của nước

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa bình quân hàng

năm lớn (1800 – 2000 mm) và có một hệ thống sông ngòi chằng chịt, tạo nên nguồn

nước rất phong phú. Nếu tính các sông có độ dài trên 10km thì có tới 2500 con

sông, với tổng chiều dài lên tới 52000 km. Trong đó hai hệ thống sông lớn nhất của

cả nước là sông Hồng và sông Cửu Long đã tạo nên hai vùng đất trù phú nhất cho

phát triển nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi ở miền Trung

cũng rất phong phú, tạo nên các đồng bằng ven biển, tuy nhỏ hẹp nhưng rất quan

trọng trong việc phát triển nông nghiệp khu vực miền Trung.

Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm; tập

trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa, từ tháng 4-5 đến tháng 9-10, trừ vùng duyên

hải miền Trung, mùa mưa đến muộn và kết thúc muộn 2-3 tháng nên thường gây ra

úng lụt trong mùa mưa và khô hạn trong mùa khô đặc biệt ở các tỉnh miền Trung,

nơi có địa hình dốc và hệ thống sông ngòi ngắn. Hơn thế nữa, phía thượng nguồn

cũng xây dựng các hồ chứa nước thuộc nước bạn làm ảnh hưởng đến nguồn nước

chảy vào lãnh thổ nước ta, đặc biệt vào mùa khô.

Trong khi đó lượng nước cần với lượng mưa mùa kiệt mức độ sử dụng ở Bắc

Bộ là 79,6%, ở Bắc Trung Bộ là 46,5%, ở Nam Trung Bộ là 98,7%, ở Tây Nguyên

là 97%, ở Đông Nam Bộ là 72%, ở đồng bằng sông Cửu Long là 34,7%. Đặc biệt là

tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy năm rất khác nhau giữa các vùng/ hệ

thống sông trên lãnh thổ Việt Nam. Theo kịch bản biến đổi khí hậu trung bình B2,

dòng chảy năm trên các sông ở Bắc Bộ, phần phía bắc của Bắc Trung Bộ có xu



12



hướng tăng phổ biến dưới 2% vào thời kỳ 2040-2059 và lên tới 2% đến 4% vào thời

kỳ 2080–2099. Trái lại, từ phần phía nam Bắc Trung Bộ đến phần phía bắc của

Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai), dòng chảy năm lại có

xu thế giảm, thường dưới 2% ở sông Thu Bồn, Ngàn Sâu, nhưng giảm mạnh ở hệ

thống sông Đồng Nai, sông Bé từ 4% đến 7% vào thời kỳ 2040-2059 và 7% đến 9%

vào thời kỳ 2080–2099. Biến đổi khí hậu có xu hướng làm suy giảm dòng chảy mùa

cạn, so với hiện tại dòng chảy mùa cạn phổ biến giảm từ 2% đến 9% vào thời kỳ

2040-2059 và từ 4% đến 12% vào thời kỳ 2080–2099.[8]

Vì vậy để thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội thì một số

giải pháp cần lập:

+ Lập quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước các lưu vực sông, các

vùng trên cơ sở gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trước

tiên rà soát, xây dựng các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện; hệ thống đê điều…có tính đến biến

đổi khí hậu.

+ Củng cố, nâng cấp, hoàn thiện và xây dựng bổ xung các hệ thống công trình

khai thác, sử dụng các nguồn nước như: đập dâng, hồ chứa thuỷ lợi và thuỷ điện, hệ

thống kênh mương tưới tiêu, giếng lấy nước ngầm, bể chứa…nhằm nâng cao hiệu

quả khai thác tài nguyên nước của các công trình và đảm bảo vận hành an toàn.

Như vậy để có trữ lượng nước dồi dào thì giải pháp hiệu quả nhất đối với sử

dụng nguồn nước là nâng cấp và tôn cao các hồ chứa đảm bảo yêu cầu phát triển

kinh tế - xã hội.

1.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc của hồ chứa



1.4.2. Giải pháp quản lý khai thác

Lập và thực hiện kế hoạch phân phối tài nguyên nước một cách khoa học, hợp

lý trên hệ thống. Cần kiểm tra rà soát thống kê các loại diện tích được cấp nước để

lập kế hoạch dùng nước cụ thể chính xác hơn. Thực hiện theo dõi và đánh giá hiệu

quả tưới tiêu và cấp thoát nước thường xuyên qua các năm khai thác công trình thủy

lợi. Các cấp kênh nội đồng đã giao cho địa phương trực tiếp quản lý cần có các cán

bộ có chuyên môn. Việc điều hành quản lý hồ chứa cần chặt chẽ, cần lập và thực



13



hiện quy trình vận hành, điều tiết đặc biệt là hồ lớn, liên hồ, quy trình đóng mở

phân phối nước trên hệ thống kênh mương theo kế hoạch, nhất là quy trình điều tiết

xả lũ. Thực hiện được thường xuyên việc kiểm tra theo dõi đo đạc, quan trắc các

thông số cần thiết để đánh giá hoạt động của công trình để phát hiện kịp thời các hư

hỏng để có kế hoạch sửa chữa phù hợp, kịp thời [7].



1.4.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách

1.4.3.1. Củng cố, cụ thể hóa các cơ chế chính sách hiện tại

Rà soát lại hệ thống cơ chế chính sách đang được áp dụng tại hệ thống thủy lợi

để tìm ra những mâu thuẫn, bất cập từ đó có cơ sở để hoàn thiện, đổi mới cơ chế.

Chính sách mới ban hành cần được tham khảo từ các địa phương và cần lấy ý kiến

từ đơn vị quản lý, tổ chức, cá nhân dùng nước trước khi ban hành. Việc cụ thể hóa

các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý hệ thống thủy nông cần căn cứ

vào tình hình thực tế để có những văn bản hướng dẫn đi kèm khi triển khai thực

hiện.

Ở cấp Trung ương : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)

là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn các đập

thuộc Bộ quản lý trên phạm vi toàn quốc. Tổng Cục Thủy lợi (trước đây là Cục

Thủy lợi) là cơ quan trực tiếp tham mưu giúp Bộ NN&PTNT thực hiện chức năng

năng nói trên. Hiện nay trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng Cục có “Tổ An toàn

đập “ là bộ phận chuyên trách về An toàn đập, thuộc Tổng Cục Thủy lợi tham mưu

giúp Bộ NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về An toàn đập.

Đối với hồ có quy mô lớn, tưới và cấp nước cho nhiều tỉnh, thành phố; Bộ

NN&PTNT quyết định thành lập Công ty TNHHNN một thành viên để quản lý khai

thác, bảo vệ hồ. Đây là đơn vị quản lý trực thuộc Bộ NN&PTNT.

Ở cấp Địa phương: UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an

toàn các đập thuộc địa bàn Tỉnh. Sở NN&PTNT là cơ quan tham mưu giúp UBND

tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về An toàn đập thuộc địa bàn tỉnh. Ở các

Tỉnh, Thành phố có đập Sở NN&PTNT hầu hết đều có Chi Cục Thủy lợi là cơ quan

giúp Sở tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về An toàn



14



đập. Tùy theo tình hình cụ thể của từng tỉnh thành phố Chi Cục Thủy lợi bố trí các

bộ phận chuyên trách về an toàn đập hoặc lồng ghép với bộ phận quản lý công trình

nói chung.

1.4.2.2.Nâng cao năng lực của đội ngũ thực thi cơ chế chính sách tại địa phương

Tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng của đội ngũ

cán bộ quản lý tại cơ sở, phát triển tổ chức PIM (quản lý thủy nông có sự tham gia

của người dân). Đây là đội ngũ trực tiếp làm việc với các hộ dùng nước, sự nắm

vững cơ chế chính sách của họ sẽ góp phần vào việc tuyên truyền, vận động người

dân hiểu rõ và thực hiện tốt các cơ chế chính sách.



1.4.4. Giải pháp về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội

1.4.3.1.Giải pháp điều kiện tự nhiên

Ngăn chặn sự chặt phá rừng đầu nguồn để hạn chế suy thoái bề mặt lưu vực

làm cho lượng nước mưa thấm xuống đất được giữ lại nhiều hơn trên lưu vực, tăng

lưu lượng mùa kiệt về hồ chứa đồng thời giảm sự thiệt hại do lũ quét.

1.4.3.2.Giải pháp điều kiện kinh tế - xã hội

Hạn chế việc phát triển các khu công nghiệp trên diện tích đất nông lâm

nghiệp để diện tích rừng không bị ảnh hưởng, đồng thời tăng diện tích phát triển

rừng bằng cách giao khoán cho các hộ gia đình không chỉ đảm bảo về mặt mở rộng

diện tích rừng mà còn phát triển kinh tế rừng một cách có hiệu quả.

1.5. Kết luận chương 1

Qua tình hình tổng quan chung thấy rằng nước ta có số lượng hồ đập khá lớn,

hầu hết các đập của nước ta là đập đất, xây dựng đã lâu nhưng các công trình này

làm việc đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là các hồ chứa vừa và nhỏ.

Hơn nữa, nước ta có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào nhưng phân bố không

đều về không gian và thời gian, mùa lũ thì lưu lượng rất lớn nhưng mùa cạn thì rất ít

nên giải pháp sử dụng và kiểm soát nguồn tài nguyên nước là xây dựng hồ chứa đã

được ứng dụng. Hiện nay do sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời biến đổi khí hậu

đang diễn ra rất mạnh mẽ làm cho tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt nên để tăng



15



hiệu quả sử dụng tài nguyên nước thì giải pháp gia cố nâng cấp tôn cao các hồ chứa

hiện có là một trong các giải pháp hiệu quả nhất.

Tuy nhiên để hồ chứa làm việc hiệu quả, an toàn cần có những giải pháp hiệu

quả về cơ chế chính sách và đào tạo nhân lực nhằm phát huy làm việc tối đa của

mỗi hồ chứa và của liên hồ.

Như vậy, có thể nói việc nâng cấp hồ chứa trong điều kiện hiện này là cần

thiết để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế xã

hội và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sự phân tích, đánh giá và tổng quan đập đất ở

nước ta có ý nghĩa quan trọng và là tiền đề cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải

pháp xử lý thấm cho nền khi đập đất được mở rộng tôn cao.

1.6. Những vấn đề nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở phân tích vai trò quan trọng của nước, nhu cầu dùng nước và biến

đổi trong thời kỳ hiện nay nên việc nâng cấp tôn cao mở rộng hồ chứa là cần thiết

không chỉ đảm bảo phát triển kinh tế xã hội mà còn đảm bảo an toàn hồ chứa. Trong

phạm vi luận văn này, tác giả tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số nội dung sau

đây:

+ Nghiên cứu các phương pháp chống thấm cho đập đất;

+ Nghiên cứu và lựa chọn giải pháp kỹ thuật chống thấm cho đập khi được tôn

cao mở rộng trong các điều kiện khác nhau;

+ Nghiên cứu ứng dụng giải pháp chống thấm cho công trình thực tế khi được

tôn cao mở rộng.



16



CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH THẤM QUA ĐẬP ĐẤT VÀ CÁC GIẢI

PHÁP CHỐNG THẤM KHI NÂNG CẤP ĐẬP

2.7. Sự hình thành dòng thấm



2.7.1. Ý nghĩa việc nghiên cứu thấm

Dòng thấm luôn hình thành trong môi trường lỗ rỗng khi có sự chênh lệch

mực nước, dòng thấm mạnh hay yếu phụ thuộc vào các yếu tố như: môi trường

thấm, cột nước thấm. Đánh giá thấm được xem xét thông qua ảnh hưởng của nó tới

ổn định và hiệu quả làm việc của công trình.

Đối với công trình thủy lợi, mục đích xây dựng đập nhằm tạo đầu nước vùng

thượng lưu của hồ chứa, nhưng lại tạo ra chênh lệch cột nước giữa thượng lưu và hạ

lưu nên vấn đề thấm cần kiểm toán tỷ mỉ. Đối với đập đất, nếu không kiểm soát

được dòng thấm có thể gây ra một số hư hỏng:

- Các hạt đất dịch chuyển cùng dòng thấm, dẫn đến hiện tượng xói ngầm, hình

thành hang thấm tập trung trong thân và nền đập.

- Làm bão hòa, tạo ra áp lực đẩy ngược, lực thấm nên các công trình bảo vệ

đập.

Như vậy nghiên cứu thấm là tìm ra quy luật chuyển động của dòng thấm, phụ

thuộc vào hình dạng, kích thước các bộ phận công trình là biên dòng thấm, địa chất

nền công trình; xác định các đặc trưng phân bố áp lực thấm lên bộ phận công trình,

phân bố gradient thấm trong miền thấm và trị số lưu lượng thấm. Trên cơ sở này,

thiết kế bộ phận chống thấm, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn của công trình và

tính kinh tế của phương án [16].



2.7.2. Sự hình thành dòng thấm

Đất được tạo thành bởi các hạt đất, các hạt đất tự sắp xếp với nhau tạo thành

khung cốt đất có nhiều lỗ rỗng, trong lỗ rỗng thường chứa nước và khí. Do đó, đất

gồm 3 thành phần hợp thành: thể rắn, thể lỏng và thể khí. Dưới tác dụng của trọng

lực nước di chuyển qua các khe rỗng trong đất, dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí

khác [11].



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

×