Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 117 trang )
14
Khái niệm: Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị tổn thất của
các khoản nợ phải thu, có thể không đòi được do đơn vị nợ không có khả năng
thanh toán trong năm hiện hành và được xác định tại cuối mỗi kì kế toán.
Điều kiện trích lập dự phòng: Các khoản dự phòng chỉ được trích lập khi
có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi: khách hàng bị
phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,…nên không hoặc khó có khả năng
thanh toán hoặc khách hàng vẫn hoạt động nhưng đơn vị đã làm thủ tục nhiều lần
vẫn không thu được nợ. Các khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi có thể ước tính
một các hợp lý và tin cậy.
Phƣơng pháp lập: dựa trên điều kiện thực tế của doanh nghiệp và chế độ tài
chính hiện hành của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá tình hình thu nợ thực tế để
ước tính dự phòng.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Khái niệm: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là khoản dự phòng ước tính
đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị ghi
sổ kế toán của hàng tồn kho vào cuối kì kế toán.
Điều kiện trích lập dự phòng: Hàng tồn kho được trích lập dự phòng khi
giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc của hàng tồn kho.
Phƣơng pháp lập: dự phòng hàng tồn kho được lập dựa trên số chênh lệch
giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần
có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong
kì sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm
và tiêu thụ chúng. Đối với hàng tồn kho chậm luân chuyển, doanh nghiệp ước tính tỉ
lệ trích lập dự phòng thích hợp dựa trên điều kiện thực tế.
Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính
Khái niệm: dự phòng giảm giá đầu tư tài chính là dự phòng phần giá trị bị
tổn thất do giảm giá các loại đầu tư tài chính của doanh nghiệp và được đánh giá và
cuối kì kế toán.
15
Điều kiện trích lập dự phòng: Chứng khoán đầu tư được trích lập dự phòng
khi đảm bảo các điều kiện sau: được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của
pháp luật; được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập BCTC
có giá thị trường giảm xuống so với giá gốc trên sổ kế toán. Đối với các khoản đầu
tư dài hạn như khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế khác,
doanh nghiệp trích lập dự phòng khi tổ chức kinh tế đó đang bị lỗ.
Phƣơng pháp lập: phải thực hiện theo quy định của từng loại đầu tư, được
tính bằng chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được hoặc khoản đầu tư có
thể thu hồi được và giá gốc trên sổ sách.
Khấu hao
Khái niệm: khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách
có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
thời gian sử dụng tài sản.
Nguyên tắc trích khấu hao: Giá trị phải khấu hao của tài sản cố định được
phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương
pháp khấu hao được ước tính dựa trên cách thức tài sản đem lại lợi ích kinh tế cho
doanh nghiệp.
Doanh thu hợp đồng xây dựng dở dang
Khái niệm: Hợp đồng xây dựng là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng
một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về
mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng: được xác định bằng
giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Doanh thu và chi phí của hợp
đồng xây dựng được ghi nhận theo 2 trường hợp:
-
Trường hợp hợp đồng xây dựng được quy định nhà thầu được thanh toán
theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một
cách đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận
tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập
16
BCTC mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập
hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu.
-
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá
trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định
một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi chí liên
quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần việc hoàn thành được khách
hàng xác nhận trong khi được phản ảnh trên hóa đơn đã lập.
2.2.2 Ƣớc tính các chỉ tiêu chƣa phát sinh
Dự phòng chi phí bảo hành
Khái niệm: dự phòng chi phí bảo hành là khoản nợ phải trả không chắc chắn
về giá trị hoặc thời gian, hình thành do cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn
bản quy định khác khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.
Các nguyên tắc ghi nhận: Dự phòng chi phí bảo hành chỉ được ghi nhận
khi thỏa mãn các điều kiện sau: Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ
một sự kiện đã xảy ra; sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến
việc yên cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; các chi phí bảo hành phải trả có thể được
ước tính một cách đáng tin cậy.
Về giá trị ghi nhận: giá trị ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá
trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ
hiện tại tại ngày kết thúc kì kế toán kết thúc niên độ.
Về giá trị hiện tại: nếu ảnh hưởng về giá trị thời gian của tiền là trọng yếu,
thì giá trị của các khoản dự phòng chi phí bảo hành cần được xác định là giá trị hiện
tại của khoản chi phí dự tính để thanh toán nghĩa vụ bảo hành.
Tỉ lệ chiết khấu phải là tỉ lệ trước thuế và phản ảnh rõ những ước tính trên thị
trường hiện tại về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể của khoản nợ.
Dự phòng chi phí phát sinh từ việc giải quyết vụ kiện tụng, tranh chấp
và các phán quyết của tòa án
Khái niệm: Dự phòng chi phí phát sinh từ việc giải quyết các vụ kiện tụng,
tranh chấp và các phán quyết của tòa án là một nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ
17
các sự kiện đã xảy ra. Sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả
năng xảy ra hoặc không xảy ra của một sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà
doanh nghiệp không kiểm soát được – là kết quả của các phán quyết của tòa án.
Nguyên tắc ghi nhận: Bản thân các nghĩa vụ nợ do giải quyết các vụ kiện
tụng tranh chấp là một khoản nợ tiềm tàng, và chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các
điều kiện ghi nhận của một khoản dự phòng như sau: doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ
hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra; sự giảm sút về lợi ích kinh tế có thể
xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; Các chi phí phải trả được
ghi nhận khi có thể được ước tính một cách đáng tin cậy.
Khi chắc chắn không có một nghĩa vụ nợ nào xảy ra, trừ khi khả năng giảm
sút các lợi ích kinh tế rất khó có thể xảy ra, thì doanh nghiệp thuyết minh trong
BCTC một khoản nợ tiềm tàng theo nguyên tắc ước tính giá trị hợp lý của các
khoản dự phòng.
2.2.3 Ƣớc tính về giá trị hợp lý
Khái niệm: theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16, Giá trị hợp lý là giá trị
tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao
dịch trao đổi ngang giá. Theo IFRS 13, giá trị hợp lý là giá trị sẽ nhận được khi bán
một tài sản hay giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một
giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường. IFRS 13
cũng đưa ra 3 cấp độ xác định giá trị hợp lý, bao gồm:
Cấp độ 1: Các dữ liệu tham chiếu là giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải
trả đồng nhất trong các thị trường hoạt động (active market) mà tổ chức có thể thu
thập tại ngày đo lường;
Cấp độ 2: Các dữ liệu tham chiếu có thể thu thập cho tài sản hay nợ phải trả,
trực tiếp (giá thị trường), khác giá niêm yết cấp độ 1;
Cấp độ 3: dữ liệu tham chiếu không sẵn có tại ngày đo lường mà doanh
nghiệp phát triển các dữ liệu tham chiếu bằng cách sử dụng các thông tin tốt nhất đã
có, mà có thể bao gồm dữ liệu riêng của doanh nghiệp.
18
Tại Việt Nam, định nghĩa giá trị hợp lý được đưa ra trong một số tài liệu như
trong chuẩn mực kế toán 14 – Doanh thu và thu nhập khác: Giá trị hợp lý là giá trị
tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự
nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong trao đổi ngang giá.
Phƣơng pháp xác định giá trị hợp lý: các phương pháp xác định giá trị hợp
lý được áp dụng phổ biến là:
Phƣơng pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá
dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định
giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm thẩm
định giá hoặc gần với thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài
sản cần thẩm định giá.
Phương pháp so sánh chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản
có giao dịch, mua, bán phổ biến trên thị trường.
Phƣơng pháp chi phí: Phương pháp chi phí là phương pháp thẩm định giá
dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá để ước
tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Phương pháp chi phí chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản
chuyên dùng, ít hoặc không có mua, bán phổ biến trên thị trường; tài sản đã qua sử
dụng; tài sản không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh.
Phƣơng pháp thặng dƣ: Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định
giá mà giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá được xác định giá trị vốn hiện
có trên cơ sở ước tính bằng cách lấy giá trị ước tính của sự phát triển giả định của
tài sản trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó.
Phương pháp thặng dư chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá bất động
sản có tiềm năng phát triển.
Phƣơng pháp lợi nhuận: Phương pháp lợi nhuận là phương pháp thẩm định
giá dựa trên khả năng sinh lợi của việc sử dụng tài sản để ước tính giá trị thị trường
của tài sản cần thẩm định giá.
19
Phương pháp lợi nhuận chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản
mà việc so sánh với những tài sản tương tự gặp khó khăn do giá trị của tài sản chủ
yếu phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản.
2.3
Quy định về kiểm toán các ƣớc tính kế toán
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 được ban hành phù hợp với chuẩn
mực kiểm toán quốc tế ISA 540, trong đó đã nêu ra các quy định và hướng dẫn
trách nhiệm của KTV liên quan đến ƯTKT. Cụ thể, các thủ tục kiểm toán thông qua
các bước như sau:
Thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan đến ƣớc tính kế toán
Khi thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan nhằm
tìm hiểu về doanh nghiệp và môi trường hoạt động, trong đó bao gồm kiểm soát nội
bộ của đơn vị, KTV sẽ đánh giá được các rủi ro liên quan đến ƯTKT. Các thủ tục
đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan bao gồm:
Tìm hiểu về các quy định của khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp
dụng đối với các ƯTKT; Cách thức Ban Giám đốc xác định các giao dịch sự kiện
và điều kiện có thể dẫn đến sự cần thiết cần phải ghi nhận hoặc thuyết minh các
ƯTKT; Cách thức Ban Giám đốc lập ƯTKT và hiểu biết về các dữ liệu làm cơ sở
lập các ước tính đó bao gồm phương pháp, mô hình, các kiểm soát liên quan, có sử
dụng chuyên gia hay không; Xem xét kết quả thực tế của các ƯTKT trong BCTC
kỳ trước và soát xét việc thực hiện các ước tính đó cho mục đích lập và trình bày
BCTC kỳ hiện tại.
Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu
Các ƯTKT khác với các khoản mục khác trên BCTC là tính không chắc
chắn trong việc ghi nhận và do đó việc xảy ra rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan
đến khoản mục này khá cao. Vì tính không chắc chắn này mà các ƯTKT dễ trở
thành công cụ để thực hiện các hành vi gian lận trên BCTC.
20
KTV phải dựa vào xét đoán chuyên môn của mình để xác định xem có
ƯTKT nào được đánh giá là có mức độ không chắc chắn cao làm phát sinh rủi ro
đáng kể.
Biện pháp xử lý đối với rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá
Căn cứ vào rủi ro sai sót đã xác định và đánh giá, KTV phải xem xét liệu
Ban Giám đốc đã áp dụng một cách thích hợp các khuôn khổ về lập và trình bày
BCTC được áp dụng liên quan đến ước tính tính kế toán; và các phương pháp lập có
thích hợp, có áp dụng nhất quán và phù hợp với hoàn cảnh thực tế hay không.
Để xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá, KTV phải thực hiện một
trong số các biện pháp sau: Kiểm tra các sự kiện phát sinh cho đến ngày lập báo cáo
kiểm toán; Kiểm tra cách thức Ban Giám đốc lập ƯTKT và các dữ liệu cơ sở; Kiểm
tra tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát đối với cách thức Ban Giám đốc lập
ƯTKT và các thử nghiệm cơ bản thích hợp; và xây dựng giá trị ước tính hoặc
khoảng giá trị ước tính độc lập. Ngoài ra KTV cần phải xem xét liệu cần phải có
kiến thức hoặc kỹ năng chuyên sâu liên quan đến ƯTKT nhằm thu thập đủ bằng
chứng hay không.
Đánh giá tính hợp lý của các ƣớc tính kế toán và xác định sai sót
Dựa trên các bằng chứng thu thập được, KTV tiến hành đánh giá các ƯTKT
trong BCTC có hợp lý hay bị sai sót theo khuôn khổ lập và trình bày BCTC được áp
dụng theo chuẩn mực.
Xem xét các dấu hiệu về sự thiên lệch của Ban Giám đốc
Các ƯTKT thường chịu sự chi phối của yếu tố chủ quan của Ban Giám đốc
nên có xu hướng chịu ảnh hưởng của sự thiên lệch. KTV phải xem xét các xét đoán
và quyết định của Ban Giám đốc khi lập ƯTKT nhằm xác định liệu có dấu hiệu về
sự thiên lệch của Ban Giám đốc hay không.
Ngoài ra KTV còn phải tiến hành thu thập các giải trình bằng văn bản của
Ban Giám đốc và Ban quản trị về việc liệu họ có tin tưởng rằng các giả định quan