Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 98 trang )
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
Hình 1.57 Thứ tự nới bu lông nắp máy
Hình 1.56 Tháo nắp máy
Nới bulông từ hai đầu vào giữa bắt
chéo nhau và xen kẽ nới đều làm nhiều
lần rồi mới tháo hẳn ra.
+ Dùng cán búa hay búa nhựa gõ
xung quanh nắp máy cho lỏng ra giữa nắp
và thân máy.
+ Dùng dụng cụ chuyên dùng lắp
vào bugi để nhấc nắp máy ra.
+ Lấy đệm nắp máy ra và treo lên
giá
Hình 1.58 Thứ tự xiết
c. Những chú ý trong khi tháo nắp máy
+ Không được tháo nắp máy ra khi động cơ còn đang nóng vì nắp máy làm
bằng kim loại (gang hoặc hợp kim) có hệ số giãn nở lớn (đặc biệt với hợp kim nhẹ
chẳng hạn như hợp kim nhôm) khi nóng chúng sẽ giãn nở lúc đó khi tháo sẽ dẫn
tới vênh nắp máy.
+ Nếu nắp máy khó nhấc khỏi thân máy tuyệt đối không được dùng tuốc
nơvít hay bất kỳ dụng cụ khác cậy vào nắp máy.Vì như vậy sẽ làm hỏng đệm, gây
xước bề mặt của nắp máy dẫn tới việc hở hơi, lọt nước, lọt dầu.
+ Các chi tiết của nắp máy khi tháo ra phải để gọn gàng để khi lắp được
nhanh chóng.
+ Để ngửa nắp máy.
3.1.2. Quy trình lắp nắp máy
a. Công việc chuẩn bị trước khi lắp
+ Vệ sinh nắp máy trước khi lắp.
+ Chuẩn bị dụng cụ lắp : bao gồm khẩu, tay vặn, tay nối, tuýp …
+ Lấy dẻ lau khô hoặc xịt khô nắp máy bằng khí nén.
+ Bôi vào mỗi xi lanh một ít dầu bôi trơn trước khi lắp mục đích là để khi
động cơ mới khởi động bơm dầu chưa kịp phun dầu thì đã có dầu làm mát và bôi
bôi trơn cho xi lanh.
44
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
+ Bôi vào đệm nắp máy một lớp mỡ mỏng, nếu bôi nhiều khi xiết các
bulông mỡ sẽ điền đầy vào các đường dần dầu bôi trơn, nước làm mát (tốt nhất là
mỡ chì vì mỡ chì có khả năng chịu nhiệt cao) bởi vì giữa nắp và thân máy còn có
các đường dẫn dầu, nước làm mát tránh hiện tượng chảy dầu, lọt nước ra xung
quanh.
b. Quy trình lắp nắp máy
+ Đưa đệm nắp máy đã được bôi mỡ vào theo đúng chiều của nó.
+ Đưa nắp máy vào.
+ Lắp các long đen, bulông bằng tay trước sau đó mới dùng dụng cụ để lắp.
+ Khi vặn chặt dùng khẩu và tay nối xiết theo quy tắc xiết từ giữa là hai đầu
bắt chéo nhau, xen kẽ và xiết làm nhiều lần mới xiết đủ cân lực cho mỗi loại (hình
1.59).
Hình 1.59 Xiết bu lông nắp máy
Hình 1.60 Xiết thêm 900
Ví dụ: Lực xiết cho động cơ GAZ 69 là 6,5 ÷7 KGm; lực xiết cho động cơ
TOYOTA thông thường là 5- 7 KGm. Đối với xe ô tô du lịch MercedesBenz 220 lực
xiết lần đầu tiên là 4KGm, lần thứ hai là 6KGm. Sau khi xe chạy thử khoảng tối đa 20
km, xiết lại lần cuối cùng với lực xiết là 8KGm đối với nắp máy bằng gang và 9KGm
đối với nắp máy bằng kim loại nhẹ.
+ Dùng khẩu, tay vặn, tay nối để lắp các cụm ống xả, ống nạp. Ban đầu ta
dùng tay sau đó xiết chặt theo trình tự xiết từ giữa ra hai đầu, xiết làm nhiều lần
xen kẽ nhau (hình 1.58).
+ Dùng khẩu, tay vặn, tay nối để lắp các bộ phận khác như: Bugi, vòi phun
hay nắp che nắp máy…
Chú ý: Một số xe hiện đại có sử dụng bu lông biến dạng dẻo ,quy tắc xiết
bulông riêng biệt khi đã xiết đủ cân lực như trên còn phải xiết thêm 1 góc 90 0 (hình
1.60) (đối với động cơ TOYOTA) hay quy tắc xiết như của xe du lịch
Mercedesbenz 22
3.1.3. Tháo các te.
- Tháo các bu lông bắt các te với thân máy,
- Dùng dao mỏng tách đệm các te
45
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
- Dùng búa cao su gõ vào thân các te
- Tháo các te ra
3.1.4. Tháo xi lanh.
Việc tháo xi lanh chỉ áp dụng với xi lanh rời lót ướt. Đối với xi lanh lót khô,
chỉ khi nào thay thế xi lanh mới tiến hành tháo lót xi lanh. Tháo xi lanh thực hiện
sau khi tháo nhóm pit tông, thanh truyền và nhóm trục khuỷu xong
* Quy trình tháo, lắp ( với xilanh ướt)
TT
Công việc
Dụng cụ tháo lắp
1
- Đưa thân máy lên giá đỡ chuyên dùng.
2
- Quan sát thứ tự các xilanh, đánh dấu
3
4
- Lần lượt tháo lót xi lanh ra khỏi động
cơ.
- Lần lượt đặt các lót xi lanh theo thứ tự
lên giá chuyên dùng.
- Lần lượt rửa sạch các lót xi lanh.
5
6
- Dùng kích, kê đưa thân máy
lên giá.
- Dùng búa và đột dấu.
- Dùng vam chuyên dùng để
tháo lót xi lanh.
- Dùng tay nhẹ nhàng đặt chúng
lên giá.
- Dùng vải và nước rửa vệ sinh
sạch sẽ lót xilanh.
- Khi lắp làm lần lượt theo thứ tự ngược - Dùng vam chuyên dùng để
lại.
ép lót xilanh vào thân máy.
( hình 3.6)
* Chú ý:
- Trước khi lắp phải vệ sinh sạch sẽ thân máy cũng như lót xilanh, chú ý các
gioăng nước, đệm đồng.
- Lót xilanh phải nhô cao hơn mặt thân động cơ từ 0,07- 0,10 mm.
- Tuyệt đối không được dùng búa đóng vào lót xilanh sẽ làm vỡ, sứt mẻ.
3.2. Tháo, lắp nhóm pit tông- thanh truyền
3.2.1. Tháo cụm piston - thanh truyền ra khỏi
động cơ
- Lật nghiêng động cơ phía buồng xupap
hướng lên trên để tháo cụm piston - thanh
truyền
46
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
(h 1.61).
- Kiểm tra thanh truyền và nắp đã có
dấu chưa, nếu chưa có phải đánh dấu (chấm
số, chấm dấu) theo thứ tự của xi lanh (h
1.62).
- Quay trục khuỷu, để cụm piston thanh
truyền cần tháo xuống vị trí thấp nhất.
- Dùng tuýp, khẩu nới đều hai bu lông
hoặc êcu nhiều lần rồi mới tháo hẳn ra để
đúng vị trí của nó tránh nhầm lẫn (h 1.63).
Hình 1.62
Hình 1.61
Hình 1.63
- Dùng búa nhựa gõ nhẹ vào bu lông lấy nắp đầu to thanh truyền ra (h 1.64).
Hình 1.64
Hình 1.65
- Đặt ống lót dẫn hướng bu lông hoặc ống cao so gắn trên bu lông thanh
truyền để bảo vệ ren bu lông và trục khuỷu khi tháo (h 1.65).
- Kiểm tra xem miệng xi lanh có gờ không (h 1.66).
47
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
Hình 1.66
Hình 1.67
- Cạo gờ miệng xi lanh (nếu cần thiết), dùng dao cạo ba cạnh hoặc dùng dụng
cụ chuyên dùng để cạo (h 1.67).
- Lấy cụm piston - thanh truyền ra bằng cách dùng cán búa đẩy cụm piston
thanh truyền.
Chú ý: Tránh làm xước bề mặt của xi lanh.
- Lắp lại nắp thanh truyền đúng vị trí theo từng
cụm thanh truyền.
- Đưa cụm piston thanh truyền lên giá đỡ
không để lẫn chung vào khay có các chi tiết khác (h
1.68)
- Tháo các cụm piston - thanh truyền còn lại ra
khỏi động cơ.
Chú ý: Nếu động cơ thuộc loại xi lanh ướt thì
Hình 1.68
phải cố định xi lanh rồi mới tháo các cụm piston thanh truyền ra khỏi xi lanh.
3.2.2. Tháo xéc măng
- Dùng kìm tháo xéc măng để tháo xéc măng ra khỏi piston.
- Dùng kìm tháo xéc măng, tháo xéc măng khí số 1 và số 2 (h 1.69).
- Nếu không có kìm ta có thể dùng tay lót giẻ banh từ từ và đều khi nào lọt
piston thì đưa xéc măng ra ngoài.
- Dùng tay tháo hai vòng dẫn hướng và lò xo của vòng găng dầu ra (h 1.70).
48
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
Hình 1.69
Hình 1.70
- Tháo xong phải để theo bộ không để lẫn sang các piston khác.
3.2.3. Tháo chốt piston
a. Loại chốt được lắp tự do
- Với loại này chốt piston không cố định trên lỗ đầu nhỏ thanh truyền , cũng
không cố định trên lỗ bệ chốt. Mà quay tự do khi làm việc, để tránh hiện tượng di
trượt của piston người ta cố định hai đầu bằng các phanh hãm.
- Đánh dấu chiều lắp ghép giữa piston và thanh truyền (h 1.71).
- Dùng kìm mỏ nhọn để tháo phanh hãm chốt (nếu có ) (h 1.72).
Hình 1.71
Hình 1.72
- Dùng trục bậc đưa vào để đóng chốt piston, không tháo rời khỏi chốt piston,
nếu đưa chốt ra ngoài phải đánh dấu chiều lắp ghép đúng với lỗ bệ chốt theo từng
bộ.
Hình 1.73
Hình 1.74
- Một số loại chốt piston trước khi tháo chốt, phải làm nóng piston trong nước
(h 1.73).
b. Loại chốt được lắp chặt
- Loại này được phân thành hai loại đó là loại chốt được lắp chặt trên đầu nhỏ
thanh truyền và loại lắp chặt trên lỗ bệ chốt.
- Dùng búa nhựa, đoạn nhựa và đoạn cây đồng gõ nhẹ lấy chốt ra khỏi piston
(hình 1.74).
- Dùng máy ép và bộ gá để ép chốt ra khỏi piston (h 1.75).
49
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
Hình 1.75
Hình 1.76
- Piston và chốt đều được đánh dấu theo bộ.
- Xếp lại piston, chốt piston, xéc măng và bạc lót theo thứ tự (h 1.76).
3.2.4. Lắp chốt piston
a. Chốt lắp lỏng
- Lắp piston với thanh truyền theo
đúng thự tự đã đánh dấu (h 1.77).
Chú ý: Chiều làm việc của piston.
Hình 1.77
- Lắp phanh hãm chốt mới vào một
bên lỗ chốt piston.
- Ướm 1/3 chu vi phanh hãm vào đoạn mép lỗ chốt giữa hai lỗ khoét (h 1.78).
Hình 1.78
Hình 1.79
- Ướm phanh hãm vào rãnh, sao cho đầu mép phanh hãm trùng với lỗ khoét
trên lỗ chốt piston.
- Đưa đầu (A) phanh hãm vào rãnh và dùng ngón tay cái giữ phanh hãm (hình
1.79).
- Đưa đầu tuốc nơ vít vào lỗ khoét và đẩy dần phanh hãm lọt vào rãnh (hình
1.80).
- Dùng trục bậc lắp vào chốt lấy búa gõ nhẹ vào là được.
- Một số trường hợp phải luộc piston trong nước nóng (h 1.81).
50
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
Hình 1.80
Hình 1.81
- Làm trùng đầu trên của piston và trên thanh truyền và dùng ngón tay cái đẩy
chốt vào lỗ chốt piston, thanh truyền.
- Lắp phanh hãm thứ hai vào mặt sau.
- Phanh hãm chốt phải nằm vào trong rãnh lắp 2/3 đường kính của nó. Miệng
mở của phanh hãm phải quay xuống phía dưới đáy các te.
b. Loại chốt lắp chặt
- Dùng búa nhựa, đoạn nhựa và đoạn cây đồng gõ lắp chốt vào
piston.
- Dùng máy ép và bộ gá để lắp chốt vào piston.
3.2.5. Lắp xéc măng
- Xéc măng trước khi lắp phải đảm bảo các thông số kỹ thuật.
Hình 1.82
Hình 1.83
Hình 1.84
51
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
- Lắp xéc măng vào piston theo theo thứ tự của từng bộ, không lắp lẫn
vào các piston khác
- Lắp phanh hãm lò xo và hai vòng dẫn hướng của xéc măng dầu vào.
- Dùng kìm tách vòng găng để lắp hai xéc măng hơi vào piston.
Chú ý: Sao cho mặt ký hiệu quay lên trên.
- Chia các miệng xéc măng theo hình (1.84).
Chú ý: Các miệng xéc măng phải không thẳng hàng không nằm vào phần dẫn
hướng của piston và lỗ bệ chốt
Hình 1.85
Hình 1.86
5.5.3. Lắp cụm piston - thanh truyền vào động cơ
Hình 1.87
- Lắp cụm piston - thanh truyền theo đúng thứ tự đã được đánh dấu.
- Tháo nắp đầu to thanh truyền bằng tuýp, khẩu.
- Bôi một lớp dầu bôi trơn vào các vị trí làm việc của các chi tiết.
- Quay cổ biên cần lắp xuống vị trí thấp nhất (ĐCD)
- Dùng đoạn ống mềm hoặc cao su bọc các chân bu lông thanh truyền, để
tránh làm xước cổ trục
- Xiết ống kẹp chuyên dùng cho ôm khiết quả piston - thanh truyền.
- Dùng đuôi búa gỗ đẩy nhẹ cho piston - thanh truyền vào xi lanh theo thứ tự,
và xem dấu .
- Tháo ống cao su bọc các chân bu lông thanh truyền ra.
52
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
- Lắp nắp thanh truyền của bộ đó lại, dùng tay vặn êcu hay bu lông, rồi dùng
clê lực xiết cho đều cả hai phía đúng lực xiết quy định (h 1.87).
- Lắp các cụm piston - thanh truyền còn lại vào, khi lắp xong mỗi cụm phải
kiểm tra, nếu có hiện tượng bất thường nào phải kịp thời sữa chữa ngay. tùy từng
loại động cơ lực xiết khác nhau (h 1.88).
Hình 1.88
Hình 1.89
- Một số động cơ cần xiết thêm một góc 900 (h 1.89).
- Lắp lại chốt chẻ hoặc phanh hãm đai ốc thanh truyền.
3.3. Tháo, lắp nhóm trục khuỷu.
3.3.1. Chuẩn bị:
Thực hiện tháo nhóm trục khuỷu sau khi đã tháo xong bộ phận cố định của
động cơ và nhóm pit tông thanh truyền.
. Quan sát dấu trên bánh răng cam và bánh răng cơ:
- Dùng tuýp tháo nắp che bánh răng ăn khớp trục cam và trục cơ hoặc nắp
che hộp xích ra và quan sát chúng có dấu lắp ghép chưa nếu chưa có thì ta phải
đánh dấu cho chúng trước khi tiến hành tháo.
Hình 1.90 Dấu đặt cam
*Chú ý: Với loại dẫn động bằng xích thì ta phải đánh dấu cả chiều lắp của
xích.
- Quan sát dấu của các nắp ổ đỡ
- Tháo các bu lông nắp ổ đỡ
53
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
- Tháo các nắp ổ đỡ
- Tháo trục khuỷu ra khỏi động cơ
- Tháo các đệm hạn chế di chuyển dọc
trục
3.3.2. Các bước tháo.
a. Tháo bánh đà:
- Dùng tuýp nới đều các bulông bắt
bánh đà với mặt bích một cách đối xứng
nhau sau đó tháo bánh đà ra khỏi trục
khuỷu (hình 1.91).
Hình 1.91 Tháo bu lông bánh đà
b.Tháo các nắp cổ trục:
- Quan sát trên nắp cổ trục có dấu chưa. Nếu chưa có dấu thì ta dùng búa và
chấm dấu đánh dấu cho chúng ( đánh dấu cả vị trí và chiều lắp của cổ trục).
- Dùng tuýp nới đều các bu lông cổ trục từ ngoài vào trong đối xứng một cách
đều đặn làm nhiều lần rồi sau đó mới tháo các nắp cổ trục ( hình1.92).
Chú ý : Nắp cổ trục nào thì lắp ngay vào cổ trục đó.
Hình 1.92
4
8
10
3
7
10
6
5
2
1
c. Đưa trục khuỷu lên giá đỡ:
- Dùng tay nhấc trục khuỷu ra khỏi động cơ và đặt nên giá đỡ chuyên dùng.
Sau đó lắp các cổ trục theo đúng vị trí đã đánh dấu và vặn bulông lại.
Chú ý:
- Không được để trục khuỷu nằm khi không có giá đỡ.
- Nếu trường hợp không có giá đỡ thì tháo cả bánh đà (bánh đà và trục khuỷu
còn lắp trên nhau) và dựng đứng lên.
3.3.3. Các bước lắp.
- Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trước khi lắp , bôi một lớp dầu bôi trơn vào cổ
trục, cổ biên.
a. Đưa trục khuỷu vào thân động cơ:
- Sau khi kiểm tra, sửa chữa trục khuỷu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ta tiến hành
lắp trục theo các bước.
54