Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 98 trang )
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
- Kiểm tra độ vênh của các bề mặt lắp ghép trên nắp máy:
+ Kiểm tra độ vênh của nắp máy:
Để kiểm tra độ vênh của nắp máy ta có hai cách kiểm tra như sau:
Cách 1: dùng thước kiểm phẳng và căn lá (hình 3.8).
Đặt nắp máy lên, đưa thước kiểm phẳng vào và dùng căn lá kiểm khe hở giữa
thước và mặt nắp máy. tiến hành kiểm tra ở nhiều vị trí khác nhau trên nắp máy.
Nếu độ cong vênh lớn hơn 0,1 mm trên 100 mm chiều dài thì phải tiến hành sửa
chữa.
Cách 2: Dùng thiết bị kiểm tra là bàn máp và bột màu.
Bôi bột màu nên bàn máp, nắp máy được làm sạch và đặt bề mặt lắp ghép với
thân máy tiếp xúc với bàn máp xoay đều nắp máy trên bàn máp bằng hai tay. Sau
đó mang ra quan sát, nếu diện tích bột màu tương đối đều trên khắp bề mặt nắp
máy khoảng 90% diện tích bề mặt nắp máy. Thì nắp máy đạt yêu cầu, còn nếu nhỏ
hơn 90% hoặc có chỗ rất đậm lại có chỗ rất nhạt thì phải đưa nắp máy ra để tiến
hành sửa chữa.
+ Kiểm tra độ vênh của bề mặt lắp ghép ống góp:
Hình 3.9. Kiểm tra bề mặt của ống góp
Dùng thước kiểm phẳng và căn là kiểm tra như kiểm tra nắp máy (hình 3.9).
Nếu độ vênh lớn hơn 0,3 mm thì phải sửa chữa. Đối với động cơ TOYOTA nếu lớn
hơn 0,2 mm thì đã phải sửa chữa.
63
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
3. Các te
TT
1
2
3
Hư hỏng
- Đáy dầu
bị
móp,
bẹp, rạn
nứt
Nguyên
nhân
- Va chạm
trong quá
trình làm
việc
Tác hại
Sửa chữa
- Gây thiếu
dầu bôi trơn
cho động cơ
- Dùng búa
nhựa nắn
lại, hàn đắp
gia công lại
dùng tiếp
- Dùng búa
nhựa nắn
lại, hàn đắp
gia công lại
dùng tiếp.
Thay
gioăng đệm
mới
Thay
gioăng đệm
mới,
hàn
đắp và làm
lại ren mới.
- Bề mặt
lắp ghép
bị cong,
vênh
- Tháo lắp
không
đúng kỹ
thuật, quy
trình và do
sử dụng
lâu ngày
- Làm chảy
dầu bôi trơn
gây lãng phí
dẫn tới hư
hỏng hoặc
gây phá huỷ
động cơ
- Gioăng
đệm
bị
rách hỏng,
nút xả dầu
chờn ren
- Động cơ
làm việc
lâu ngày
trong điều
kiện
không tốt
- Làm chảy
dầu bôi trơn
gây lãng phí
dẫn tới hư
hỏng hoặc
gây phá huỷ
động cơ
64
Minh họa
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
II. SỬA CHỮA BỘ PHẬN CỐ ĐỊNH
1. Thân máy.
- Mặt phẳng lắp ghép bị cong vênh thì mài hoặc bào, phay và rà lại .
- Hàn đắp các vết nứt, vỡ bên ngoài rồi gia công lại.
- Các lỗ ren bị hỏng thì ren lại hoặc khoan rộng ép bạc vào tạo ren mới.
- Các đường ống dẫn dầu bị tắc bẩn thì phải thông rửa rồi dùng khí nén thổi lại.
- Sửa chữa lỗ lắp bạc cam bằng cách tiện lai, thay bạc cam mới có đường
kính ngoài tương ứng hoặc tiện rộng ra rồi thêm bạc phụ với độ dôi từ -0,03 đến 0,06 rồi đóng bạc bình thường vào.
- Sửa chữa lỗ bạc cổ chính có thể sửa chữa tạm thời bằng cách lót lưng bạc
bằng tấm căn đệm, truyền nhiệt tốt. Nếu hư hỏng nặng thì phải hàn đắp sau đó gia
công lại thao kích thước ban đầu, hoặc thay thế cà thân máy.
- Sửa chữa lỗ con đội khi độ hở tăng lên từ 0,30 – 0,40 mm thì phải doa rộng
đến hết độ côn, và ôvan theo kích thước sửa chữa và lắp con đội có độ hở từ 0,03
đến 0,05 mm con đội chuyển động nhẹ nhàng.
2. Nắp máy.
a. Sửa chữa vết nứt
+ Với những vết nứt nhỏ ngoài buồng đốt thì có thể hàn lại bằng kim loại
cùng loại.
+ Với những vết nứt lớn hoặc vết nứt trong khu vực buồng đốt thì phải thay
thế nắp máy.
b. Sửa chữa các mối ghép ren hỏng
+ Nếu trong giới hạn cho phép ta chỉ việc tarôzen lại. Khi tarôzen phải
thường xuyên nhỏ dầu để có bước ren được tốt nhất.
+ Nếu ngoài giới hạn thì phải khoan sau đó ta rô ren có đừơng kính lớn hơn
sau đó tiện lại gu jông có 2 đường kính khác nhau.
c. Sửa chữa độ vênh của mặt phẳng bắt cụm hút, xả
Sau khi đã kiểm tra ta tiến hành cạo chỗ có đậm màu nhất sau đó đến chỗ
nhạt màu sau và tiến hành cạo thô trước sau đó tinh.Trong quá trình cạo thì phải
liên tục kiểm tra khi nào đạt yêu cầu thì thôi.
d. Sửa chữa độ vênh nắp máy
* Công việc chuẩn bị trước khi cạo:
Khi nắp máy bị vênh ta phải tiến hành cạo nắp máy.
- Bôi bột màu đã được pha chế lên bàn máp.
- Nhấc nắp máy sao cho bề mặt nắp máy tiếp xúc với bàn máy và xoay tròn
nắp máy trên bàn bằng hai tay.
- Nhấc nắp máy ra cẩn thận và quan sát.
65
Khoa Công nghệ ô tô
Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC
Hình 3.10 Cạo mặt máy
* Quy trình cạo.
Ta tiến hành cạo phần dính màu đậm nhất trên nắp máy hướng cạo hợp với
o
tâm dọc 1 góc 45
Tiến hành theo hai bước:
- Tiến hành cạo thô: cạo 4 – 5 mm cạo phần đậm màu nhất.
- Tiến hành cạo tinh: sau cạo thô ta tiến hành cạo tinh. Chiều rộng của phoi
tạo ra rất nhỏ, chiều dài từ 2 –3 mm.
* Chú ý
Trong khi cạo phải tiến hành nhẹ nhàng tránh hiện tượng phoi đi nhiều. Trong
khi cạo phải thường xuyên kiểm tra. Khi nào thấy diện tích bột màu tương đối đều
trên toàn bộ nắp máy, không xuất hiện các vệt quá đậm màu. Thì quá trình sửa
chữa đã hoàn thành.
Trường hợp nắp máy bị cong vênh quá lớn. Do nắp máy bị giảm nhiệt độ đột
ngột: do đổ nước lạnh vào động cơ khi máy còn đang nóng hoặc quy trình tháo –
lắp không đúng kỹ thuật. Để khắc phục hiện tượng này ta phải đưa nắp máy lên
máy mài chuyên dùng để mài lại mặt phẳng nắp máy và sau đó rà lại bằng bột màu
để kiểm tra (cách làm như kiểm tra nắp máy).
e. Yêu cầu kỹ thuật sau khi sửa chữa nắp máy
- Sau khi mài nắp máy thể tích buồng đốt phải đảm bảo lớn hơn 95% thể
tích ban đầu. Nếu nhỏ hơn thì phải thay thế vì nó ảnh hưởng đến công suất của
động cơ do không đảm bảo thể tích buồng cháy.
- Sau khi mài mặt phẳng nắp máy tiến hành cạo nắp máy như trên và kiểm
tra mặt phẳng nắp máy bằng bôt màu. nếu vết tiếp xúc bột màu trên nắp máy
khoảng 90% toàn bộ bề mặt, không có chỗ nào đậm ,nhạt thì quá trình sửa chữa
được hoàn thành.
66