1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Cơ khí - Chế tạo máy >

II.PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 98 trang )


Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



- Hoặc có thể dùng hai dải dây chì chuyên dùng đặt vào vị trí cổ cần kiểm tra

đậy nắp cổ trục hoặc cổ biên lại và xiết đủ cân lực theo yêu cầu của động cơ đó

(thông thường từ 9 –12 KG.m) quay trục khuỷu đi 1 hoặc 2 vòng lấy dải chì ra và

dùng panme đo chiều dày của dải chì chính là khe hở của cổ trục, cổ biên cần kiểm

tra với bạc.

Dải nhựa platige



Hình 7.2

2.1.3.Kiểm tra độ ôvan và độ côn của cổ trục và cổ khuỷu

- Dùng panme để kiểm tra độ mòn côn, ôvan của từng vị trí cổ (hình 7.3). Mỗi

cổ đo ở 3 vị trí cách má khuỷu 3 – 8 mm :

+ Độ ô van xác định bằng hiệu của hai đường kính vuông góc đo được trên

cùng một tiết diện mặt cắt ngang trục.

+ Độ côn xác định bằng hiệu của hai đường kính trong cùng mặt phẳng dọc

đường tâm trục ở hai vị trí đo.

- Nếu độ côn và ôvan < 0,05 mm thì cho phép dùng lại sau khi đã làm sạch

các vết cào xuớc, cháy dỗ, rạn nứt.



Hình 7.3 Đo các cổ trục.

2.1.4. Kiểm tra độ cong, độ xoắn của trục.

- Lắp trục khuỷu lên hai gối đỡ hoặc lắp lên mũi chống tâm.



91



Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



+ Đo độ cong: Dùng đồng hồ so đo tại vị trí cổ chính giữa của trục. Quay

trục khuỷu 1 vòng. Hiệu giá trị max, min đo được là độ cong của trục.

+ Đo độ xoắn: Dùng đồng hồ so đo tại hai cổ biên, cùng phương hiệu các

giá trị max, min đo cho ta độ xoắn.

- Độ cong, xoắn trục khuỷu < 0,01 mm /100 mm chiều dài trục khuỷu.



Hình 7.4 Đo độ cong



Hình 7.5 Đo độ xoắn



2.1.5. Kiểm tra, sửa chữa độ đảo của mặt bích bắt bánh đà:

a) Kiểm tra

- Để kiểm tra độ đảo của mặt bích ta cho mũi đo của đồng hồ so tiếp xúc với

mặt bích bánh đà. Quay bánh đà hiệu các giá trị max, min đo được trên đồng hồ

chính là độ đảo của mặt bích.

b) Sửa chữa

- Nếu mặt bích bánh đà bị đảo thì ta tiện lại trên máy tiện.

* Sửa chữa

- Các vết cào xước, cháy rỗ nhỏ thì ta có thể dùng giấy nhám mịn đánh sạch.

2.1.6. Kiểm tra, sửa chữa độ dơ dọc trục của trục khuỷu:

a) Kiểm tra:

- Để kiểm tra độ dơ dọc trục của trục

khuỷu ta cho mũi đo của đồng hồ so tiếp xúc

với một đầu của trục khuỷu. Dùng dụng cụ

chuyên dùng đẩy qua, đẩy lại trục khuỷu (hình

7.6). Trên đồng hồ so đo được các giá trị max,

min. Hiệu các giá trị đó chính là độ dơ dọc trục

của trục khuỷu độ rơ tối đa cho phép < 0,03

Hình 7.6 Kiểm tra khe hở dọc trục

mm.

b) Sửa chữa:



92



Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



- Thay căn đệm vào các vị trí cổ trục, cổ

biên sao cho độ dơ tối đa < 0,03 mm.

2.1.7. Kiểm tra, sửa chữa lỗ ren đầu trục và lỗ ren trên mặt bích bắt bánh đà:

a) Kiểm tra:

- Dùng mắt quan sát lỗ ren đầu trục có bị chờn, trượt không.

b) Sửa chữa:

- Nếu lỗ ren bị chờn, trượt thì ta dùng tarô ren tarô lại rồi thay bulông mới

theo yêu phù hợp.

2.2. Kiểm tra bánh đà.

- Dùng mắt kiểm tra sơ bộ các vết cào xước cháy rỗ, rạn nứt trên bánh đà.

. Kiểm tra bề mặt bánh đà có bị dính dầu không: Dùng mắt quan sát bề mặt

bánh đà xem có bị dính dầu không.

Kiểm tra vành răng trên bánh đà: Dùng mắt quan sát vành răng trên bánh đà

có bị nứt, vỡ không

Kiểm tra, sửa chữa độ đảo của bánh đà: Lắp đồng hồ so sao cho mũi đo tiếp

súc với bánh đà .Quay bánh đà trên đồng hồ so cho ta hai giá trị max, min. Hiệu hai

giá trị này cho ta độ đảo của bánh đà.

III. SỬA CHỮA NHÓM TRỤC KHUỶU.

3.1. Sửa chữa trục khuỷu.

3.1.1. Sửa chữa bề mặt cổ trục và cổ khuỷu.

- Nếu các vết cào xước, cháy rỗ lớn thì ta phải cạo rà lại các ổ trục, cổ biên.

Hoặc hạ cốt các cổ trục, cổ biên (mỗi lần hạ cốt ta cắt bớt đi một lượng kim loại có

chiều dầy 0,25 mm) và gia công lại.

- Nếu các vết rạn nứt lớn và dài nhưng vẫn có thể sử dụng lại tiếp thì ta có thể

khoan chặn hàn đắp và gia công lại.

* Chú ý:

- Sau khi hạ cốt hay hàn đắp ta phải gia công lại sao cho các vị trí sau gia

công phải đạt yêu cầu về :

- Độ bóng là Δ8.

- Độ cứng bề mặt 50 – 62 HRC, khả năng chịu lực cũng như chịu được ứng

suất theo yêu cầu.

3.1.2. Sửa chữa khe hở cổ trục, cổ khuỷu với bạc:

- Nếu khe hở > 0,07 mm thì ta hạ căn mép của bạc đối vối sửa chữa lần đầu

hoặc căn thêm căn đệm vào lưng bạc.

- Nếu hai phương án trên không đạt yêu cầu thì ta phải thay bạc mới.

* Chú ý

- Yêu cầu khe hở tiêu chuẩn phải đảm bảo trong khoảng từ 0,03 - 0,07 mm.



93



Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



- Khi hạ căn mép, thay bạc mới hoặc thêm căn đệm vào lưng bạc thì ta phải

tiến hành cạo rà bạc .

3.1.3. Sửa chữa độ côn và ôvan của các cổ trục và các cổ biên:

- Nếu độ, côn và ôvan > 0,05 mm thì ta mài lại hoặc phải hạ cốt các vị trí cổ

trục hoặc các vị trí cổ biên đó.

* Chú ý: Trục sau khi hạ cốt phải sử lý độ cứng, độ bóng bề mặt theo yêu cầu.

3.1.4. Sửa chữa độ cong, xoắn của trục:

- Nếu trục bị cong, xoắn thì ta phải nắn lại trục trên máy ép thuỷ lực.

* Chú ý: Để đo được độ chính xác ta phải chú ý tới độ côn và ôvan của các cổ

trục đặt trên mũi chống tâm

3.1.5. Yêu cầu kỹ thuật sau khi sửa chữa trục khuỷu:

Trục khuỷu sau khi sửa chữa phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật sau:

- Độ cong, xoắn cho phép < 0,1 mm/100 mm chiều dài của trục, đối với

TOYOTA < 0,8 mm /100 mm.

- Độ côn, ôvan cho phép < 0,02 mm

- Nếu trục phải đem mài theo các cốt sửa chữa thì mỗi lần mài lấy đi một

lượng kim loại khoảng 0,25mm. Sau khi mài phải gia công lại sao cho trục đảm bảo

độ cứng 50 – 62 HRC, lớp thấm tôi 2,5 – 5,5 mm, độ bóng đạt tối thiểu là Δ8, kích

thước sai lệch giữa các cổ < 0,05 mm.

3.2. Sửa chữa bánh đà.

- Dùng giấy giáp đánh lại các vết cháy rỗ, cào xước nếu các vết đó nhỏ và

nông.

- Nếu các vết cào, xước, cháy rỗ lớn ta có thể đưa bánh đà tiện láng lại trên

máy tiện.

- Nếu bị dính dầu thì ta có thể dùng các chất tẩy rửa làm sạch bề mặt làm việc

của bánh đà.

- Nếu vành răng bị mòn hoặc bị vỡ phần vào khớp của bánh răng thì ta có thể

nung nóng bánh đà từ nhiệt độ 2400- 4800 ép vành răng ra và quay ngược vành

răng 1800 so với bánh đà và lắp vành răng với bánh đà.

- Nếu hư hỏng lớn thì ta ép vành răng ra và thay mới.

- Nếu bánh đà bị đảo thì ta có thể đưa bánh đà đi tiện láng lại trên máy tiện



94



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

×