1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Cơ khí - Chế tạo máy >

II. SỬA CHỮA NHÓM PIT TÔNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 98 trang )


Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



Yêu cầu kỹ thuật của bộ piston mới

- Piston thay mới thì phải có đường kính phù hợp với đường kính xi lanh.

- Các thông số kỹ thuật phải đảm bảo.

- Khe hở tiêu chuẩn của piston với xi lanh: 0,06-0,08 mm.

- Khe hở tiêu chuẩn của rãnh và xéc măng: 0,018-0,02 mm.

- Đảm bảo tiêu chuẩn lắp ghép với chốt piston.

- Trọng lượng piston trong bộ phải bằng nhau, nếu đường kính lớn hơn hoặc

bằng 100 mm độ sai lệch cho phép không quá 15g. Đường kính nhỏ hơn 100 mm

trọng lượng sai lệch cho phép không quá 9g.

- Trường hợp thay một quả piston thì các thông số kỹ thuật của quả mới phải

bằng các quả đang dùng.

- Bề mặt làm việc của piston phải nhẵn bóng.

2.2. Sửa chữa chốt pit tông.

a. Sửa chữa chốt piston

- Thường chốt bị hỏng thì thay mới, thay piston đồng bộ cả chốt.

o



- Phục hồi chốt bằng cách nung nóng đến nhiệt độ ( 800 -820) C, để nguội

trong lò từ ( 12 – 15) giờ sau đó đem nong, gia công lại kích thước , tôi và mài

bóng bề mặt chốt.

- Mạ crôm rồi mài lại, nhưng cách này ít sử dụng.vì công nghệ phức tạp

b. Chọn chốt piston mới

- Chọn chốt piston cùng nhóm với piston.

- Độ côn và ô van phải nhỏ hơn 0,003 mm.

- Độ cứng bề mặt phải đạt 56 HRC, độ bóng Ra 9-12.

- Kích thước sửa chữa của chốt: 0,004; 0,008; 0,012; 0,016 mm.

2.3. Thay thế xéc măng

- Xéc măng là một chi tiết hao mòn nhanh lên rất cần kiểm tra thường xuyên

và thay thế, không sửa chữa xéc măng.

- Quy trình thay thế xéc măng: tháo lắp xilanh để kiểm tra tình trạng của

xilanh, nếu độ côn chưa vượt quá giá trị cho phép thì cần phải lắp mới các xéc

măng tiêu chuẩn.

Công việc chuẩn bị

Chuẩn bị dụng tháo lắp, dụng cụ kiểm tra và sửa chữa xéc măng:

- Kiểm tra khe hở miệng của xéc măng đối với từng xi lanh,nếu cần phải sửa

miệng rồi xếp theo bộ

Sau khi kiểm tra và sửa chữa xong ta thực hiện quy trình lắp xéc măng.

- Lắp xéc măng dầu trước, có thể lắp bằng dụng cụ chuyên dùng hoặc bằng

tay.



76



Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



- Xéc măng khí tương đối giòn và dễ gãy nên ta phải dùng dụng cụ chuyên

dùng là kìm để lắp ( Đối với xéc măng khí ta phải thực hiện như sau: Trong một bộ

chiếc nào được mạ Crôm phải đưa lên trên nếu không có xéc măng mạ Crôm thì ta

phải chọn xéc măng có mép vát hoặc hạ bậc phía bên trong để lắp).

- Nếu xéc măng nào có mép vát hoặc hạ bậc bên ngoài thì lắp cho rãnh số 2 và

số 3 chiều mép vát hoặc hạ bậc phải quay xuống.

- Nếu xéc măng nào là hình côn thì phải lắp cho rãnh số 2 và số 3 phần đường

kính nhỏ quay lên trên.

- Phía ngoài xéc măng dầu tròn góc phải để mặt tròn góc hướng lên trên.

- Mặt có dấu phải quay lên phía trên



Hình 5.13 Lắp xéc măng và chia miệng xéc măng

Chú ý: Khi lắp xéc măng vào xi lanh phải chia miệng xéc măng ra để tránh

trùng với nhau gây lên hiện tượng lọt khí, sục dầu, không để phần miệng xéc măng

nằm ở phần dẫn hướng của piston và khu vực bệ chốt piston.



77



Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



Bài 6.

SỬA CHỮA NHÓM THANH TRUYỀN

I. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM

TRA.

1.1.Thanh truyền.

1.1.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng

Những hư hỏng, nguyên nhân, tác hại

- Thanh truyền làm viêc trong điều kiện nặng nhọc với lực thay đổi theo chu kỳ,

phức tạp và luôn luôn thay đổi về phương chiều và trị số vì vậy thường có những

hư hỏng sau đây:

a. Thanh truyền bị cong

- Nguyên nhân: Do động cơ bị kích nổ,do đánh lửa quá sớm, do piston bị bó kẹt,

đặt cam sai.

- Tác hại: Thanh truyền bị cong làm cho piston đâm lệch về một phía piston và

xéc măng bị nghiêng làm giảm độ kín khít ,cụm piston, xéc măng, xi lanh mòn

nhanhvà mòn không đều.

b. Thanh truyền bị xoắn

- Nguyên nhân: do lực tác dụng đột ngột vì các nguyên nhân kể trên, khe hở

giữa đầu to thanh truyền và đầu cổ biên quá lớn và độ mòn côn, ôvan lớn.

- Tác hại: thanh truyền bị xoắn làm cho đường tâm của lỗ đầu to thanh truyền và

đầu nhỏ thanh truyền không cùng nằm trên một mặt phẳng. Piston xoay lệch trong

xi lanh bạc đầu to, đầu nhỏ thanh truyền mòn nhanh. Thanh truyền bị mòn rỗng lỗ

đầu to, đầu nhỏ do bạc bị xoay làm khe hở lắp ghép mòn nhanh gây va đập bó kẹt.

c. Thanh truyền bị tắc lỗ dầu

- Nguyên nhân: Do dầu có nhiều cặn bẩn,do bạc bị xoay.

- Tác hại: thanh truyền bị tắc lỗ dầu làm dầu không thể tới pitston và xi lanh nên

không thể bôi trơn cho các chi tiết này dẫn tới phá hỏng các chi tiết rất nguy hiểm.

d. Thanh truyền bị nứt, gãy

- Nguyên nhân: Do lực tác dụng quá lớn vì những nguyên nhân kể trên, do

piston bị bó kẹt trong xilanh.

- Tác hại: Động cơ mất khả năng làm việc và gây hư hỏng cho các chi tiết khác

của động cơ.

e. Lỗ đầu to thanh truyền và đầu nhỏ bị mòn rộng

- Nguyên nhân: Do va đập (khe hở bạc lớn quá), do mài mòn(bạc bị xoay).



78



Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



- Tác hại: Khe hở lắp ghép giữa bạc và lỗ đầu to và đầu nhỏ tăng, bạc bị xoay

làm bịt lỗ dầu gây bó kẹt, phát sinh tiếng gõ.

f. Bu lông, đai ốc thanh truyền bị hỏng ren hoặc bị gãy

- Nguyên nhân: do mỏi, do lực uốn, lực kéo lớn, do lực xiết lớn quá.

- Tác hại: động cơ không làm việc được, gây hư hỏng các chi tiết.

1.1.2. Phương pháp kiểm tra:

1.1.2.1.Kiểm tra lỗ đầu to và đầu nhỏ.

- Lắp đầu to thanh truyền (không có bạc lót) và xiết đúng mô men qui định.

- Dùng đồng hồ so đo trong và kết hợp với pan me đo trong để kiểm tra đường

kính lỗ, độ côn và độ ôvan của lỗ đầu to và đầu nhỏ thanh truyền

- Độ côn và độ ôvan cho phép từ 0,008- 0,015mm

1.1.2.2. Kiểm tra và sửa chữa lỗ dầu

- Dùng mắt quan sát hoặc dùng khí nén để kiểm tra, nếu bị tắc thì tiến hành

thông

- Dùng vòi hơi thổi lỗ dầu xem có tắc không nếu có thì thông đến khi nào hết

tắc thì thôi .

1.1.2.3. Kiểm tra và sửa chữa độ cong xoắn

a.Kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng

* Mô tả dụng cụ:



Hình 6.1. Kiểm tra độ cong

Hình 6.2. Kiểm tra độ xoắn

1.Thân với mặt phẳng chuẩn.

3. Thước kiểm 3 chân ( con ngựa )

2. Bạc côn định vị đầu to thanh truyền.

4. Chốt piston tiêu chuẩn

5. Căn lá

* Qui trình kiểm tra:

- Lắp trục gá lắp thanh truyền lên thân dụng cụ kiểm tra

- Tháo bạc ở đầu to thanh truyền

- Chọn bạc côn phù hợp với kích thước lỗ đầu to thanh truyền đo bằng thước

cặp

- Lắp chốt piston tiêu chuẩn vào lỗ đầu nhỏ thanh truyền, bạc thanh truyền là

bạc mới .



79



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

×