1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Cơ khí - Chế tạo máy >

I.HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 98 trang )


Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



- Tác hại: Khe hở lắp ghép giữa bạc và lỗ đầu to và đầu nhỏ tăng, bạc bị xoay

làm bịt lỗ dầu gây bó kẹt, phát sinh tiếng gõ.

f. Bu lông, đai ốc thanh truyền bị hỏng ren hoặc bị gãy

- Nguyên nhân: do mỏi, do lực uốn, lực kéo lớn, do lực xiết lớn quá.

- Tác hại: động cơ không làm việc được, gây hư hỏng các chi tiết.

1.1.2. Phương pháp kiểm tra:

1.1.2.1.Kiểm tra lỗ đầu to và đầu nhỏ.

- Lắp đầu to thanh truyền (không có bạc lót) và xiết đúng mô men qui định.

- Dùng đồng hồ so đo trong và kết hợp với pan me đo trong để kiểm tra đường

kính lỗ, độ côn và độ ôvan của lỗ đầu to và đầu nhỏ thanh truyền

- Độ côn và độ ôvan cho phép từ 0,008- 0,015mm

1.1.2.2. Kiểm tra và sửa chữa lỗ dầu

- Dùng mắt quan sát hoặc dùng khí nén để kiểm tra, nếu bị tắc thì tiến hành

thông

- Dùng vòi hơi thổi lỗ dầu xem có tắc không nếu có thì thông đến khi nào hết

tắc thì thôi .

1.1.2.3. Kiểm tra và sửa chữa độ cong xoắn

a.Kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dùng

* Mô tả dụng cụ:



Hình 6.1. Kiểm tra độ cong

Hình 6.2. Kiểm tra độ xoắn

1.Thân với mặt phẳng chuẩn.

3. Thước kiểm 3 chân ( con ngựa )

2. Bạc côn định vị đầu to thanh truyền.

4. Chốt piston tiêu chuẩn

5. Căn lá

* Qui trình kiểm tra:

- Lắp trục gá lắp thanh truyền lên thân dụng cụ kiểm tra

- Tháo bạc ở đầu to thanh truyền

- Chọn bạc côn phù hợp với kích thước lỗ đầu to thanh truyền đo bằng thước

cặp

- Lắp chốt piston tiêu chuẩn vào lỗ đầu nhỏ thanh truyền, bạc thanh truyền là

bạc mới .



79



Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



- Lắp thanh truyền lên dụng cụ chuyên dùng.(chú ý điểu chỉnh vị trí thanh

truyền phù hợp).

- Vặn đai ốc khía nhám điều chỉnh bạc côn thanh truyền.

- Đặt thước kiểm 3 chân lên chốt piston để kiểm tra độ cong của thanh truyền:

đẩy cho hai chốt (hai chốt theo phương thẳng đứng) trên thước tiếp xúc với mặt

phẳng chuẩn của dụng cụ kiểm tra, nếu cả hai chốt tiếp xúc đều với mặt phẳng

chuẩn thì thanh chuyền không bị cong, nếu một trong hai chốt không tiếp xúc hoặc

tiếp xúc không đều thì chứng tỏ thanh truyền bị cong, dùng căn lá đo khe hở đó để

xác định độ cong của thanh truyền, đánh dấu chiều cong bằng phấn. Độ cong cho

phép cho phép không vượt quá 0,05/100mm .

- Kiểm tra độ xoắn của thanh truyền : Thực hiện tương tự như kiểm tra độ cong,

nhưng lúc này đặt xoay thước lại để sử dụng hai chốt theo phương ngang. Độ xoắn

cho phép không vượt quá 0,15/100mm.

b) Phương pháp kiểm tra không có dụng cụ chuyên dùng

- Lắp cụm piston xi lanh (không có xéc măng) vào động cơ vặn chặt bulông.

Quay cho piston chuyển động trong xi lanh dùng căn lá để đo khe hở tại 3 vị trí

(ĐCD, vị trí gữa và ĐCT), nếu trị số khe hở giữa hai bên không bằng nhau chứng

tỏ thanh truyền cong. xác định vị trí cong và đánh dấu rồi mang ra ngoài nắn cong

và xoắn trên ô tô.

1.2. Bạc thanh truyền.

1.2.1. Những hư hỏng và nguyên nhân

ST

T

1



2



3



Hư hỏng



Nguyên nhân



Bề mặt làm việc của

bạc bị cào xước thành

những đường tròn.

Bề mặt làm việc

của bạc bị mòn

côn, ôvan.



Do trong dầu có nhiều cặn

bẩn, nếu vết xước sâu có thể

do cát hoặc kim loại.

- Do ma sát giữa bạc và trục.

- Chất lợng dầu bôi trơn kém

trong dầu có nhiều tạp chất.

- Do cổ biên bị cong, xoắn.

- Do tác dụng của lực khí

cháy thay đổi theo chu kì.

Bề mặt làm việc - Do thiếu dầu bôi trơn, chất

của bạc bị cháy lượng dầu kém trong dầu có

xám, tróc rỗ.

nhiều tạp chất.

- Do khe hở giữa bạc và trục

quá nhỏ.



80



Tác hại

Làm cho bạc và các

ổ trục bị mài mòn

nhanh hơn.

- Làm tăng khe hở

lắp ghép và sinh ra

va đập trong quá

trình làm việc.

- Làm giảm áp suất

dầu bôi trơn.

Làm tăng nhanh mài

mòn các chi tiết.



Khoa Công nghệ ô tô



4



5



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



- Do khả năng truyền nhiệt

của bạc kém.

Bạc bị bó, cháy lớp - Do khe hở lắp ghép giữa bạc

hợp kim ở trên bề và trục quá nhỏ.

mặt làm việc của - Do thiếu dầu bôi trơn.

bạc.

- Do tắc đờng dẫn dầu.

- Do chất lợng chế tạo bạc

không đảm bảo.

Bạc bị xoay lưng

- Do không đảm bảo độ găng.

- Do lắp ghép không đúng

chiều.



Làm xước, gẫy trục.



Làm bịt lỗ dầu bôi

trơn gây nên hiện tượng cháy bạc.



1.2.2. Các phương pháp kiểm tra bạc.

1.2.2.1. Kiểm tra sự cào xước

Quan sát bằng mắt các vết xước, cháy rỗ trên

bề mặt làm việc của bạc (H6.3).

Hình 6.3

1.2.2.2. Kiểm tra khe hở giữa bạc và trục

a. Dùng panme hoặc thước ống đo đường kính

trong của bạc (H6.4).

- Dùng panme hoặc thước cặp đo đường kính

ngoài của cổ khuỷu.

- Hiệu số hai kích thước là khe hở của bạc và cổ trục.

Hình 6.4

b. Dùng phương pháp ép chì

- Tháo nắp đầu to thanh truyền rồi lấy hai đoạn dây chì mỗi đoạn dài bằng 2/3

chiều dài của bạc.

Đặt hai dây chì ở gần hai mép bạc cách hai má khuỷu khoảng 2-3 cm (theo

cung tròn).

Lắp nắp thanh truyền vào rồi xiết bulông đúng lực quy định, xoay thanh truyền

một vòng rồi tháo lấy dây chì ra. Dùng panme hoặc thước cặp đo chiều dày của dây

chì đó chính là khe hở giữa bạc thanh truyền và cổ trục.

- Đối với cổ trục khuỷu ta chỉ đặt dây chì vào xiết nắp trục khuỷu đủ cân lực sau

đó tháo ra đo dây chì là được.

c. Dùng dải nhựa plastic:

- Tháo nắp đầu to thanh truyền.

- Đặt dải nhựa plastic vào dọc mỗi cổ trục chiều dài của dải nhựa bằng 2/3 chiều

dài của cổ trục khuỷu .



81



Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



- Lắp lại nắp đầu to thanh truyền (nắp ổ đỡ) theo dấu. Xiết các bulông đúng cân lực.

Chú ý : Không được quay trục khuỷu chờ một thời gian sau đó tháo ra.

- Dùng thẻ mẫu đo chiều rộng của dây plastic căn cứ vào chiều rộng của thẻ mẫu để

xác định được khe hở giữa bạc với cổ trục .

- Khe hở giới hạn

: 0,03 - 0,059 mm

khe hở tối đa

: 0,1 mm

Đối với TOYOTA

: 0,02 - 0,05 mm

- Khe hở tối đa

: 0,1 mm

Đối với MAZDA

: 0,03 - 0,049 mm (đối với cổ số 3).

0,025 - 0,043 mm (đối với cổ số 1,2,4,5).

- Khe hở tối đa

: 0,08 mm

1.2.2.3. Kiểm tra vết tiếp xúc

- Lau sạch dầu bôi trơn và cặn bẩn trên trục khuỷu và bạc bằng giẻ lau.

- Bôi một lớp bột màu mỏng lên cổ biên trục khuỷu.

- Nắp cụm piston thanh truyền lên cổ biên trục khuỷu, xiết bulông đủ cân lực và

quay khoảng 2 – 3 vòng thì dừng lại.

- Tháo cụm piston thanh truyền ra quan sát vết bột dính trên bạc. Nếu vết bột

tiếp xúc phân bố đều trên bề mặt làm việc của bạc khoảng 80 – 85% là đạt. Nếu

không ta tiến hành sửa chữa bạc

1.2.2.4 Kiểm tra độ găng bạc đầu to thanhtruyền

- Lắp bạc vào ổ trên đồ gá kiểm tra độ

găng, một đầu ép dẫn động bằng khí nén sẽ

nén bạc với một lực cần thiết (khoảng 150.

KG), trên đầu ép gắn đồng hồ so để kiểm tra

đội găng của bạc so với mặt phẳng chuẩn của

ổ. Khi đầu ép đi lên, một thanh đẩy lắp trên

trục sẽ tì vào chốt đẩy bạc ra khỏi ổ (Hình

6.5).

Độ găng cần thiết : 0,1 - 0,3 mm

Hình 6.5



1.2.2.5. Kiểm tra khe hở giữa bạc đầu nhỏ thanh truyền với chốt Piston



Hình 6.6



82



Hình 6.7



Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



- Dùng đồng hồ so hoặc thước ống lồng để đo đường kính trong của bạc (H6.6).

- Dùng panme đo đường kính ngoài của chốt (H6.7).

- Hiệu hai kích thước trên ta được khe hở giữa bạc và chốt.

- Khe hở tiêu chuẩn : 0,0045 - 0,0095 mm.

1.2.2.6. Kiểm tra độ dôi của bạc

a. Dùng đồng hồ so đo chiều cao của một nửa

bạc (H6.8) để xác định độ hao mòn bạc lót. Khi

mặt lưng hoặc hai bên mép bạc bị mòn độ cao a

(H6.9). Nếu a nhỏ quá làm giảm độ dôi của nó

trong ổ đặt. nếu a <0,06 mm giá trị cho phép ta

phải mạ lưng hoặc hàn đắp mép trong hai mảnh.

b. Lắp bạc vào ổ xiết đúng lực quy định rồi nới

Hình 6.8

lỏng một bên dùng căn lá đo khe hở của nó.

- Độ dôi thông thường:

Đối với động cơ Xăng : 0,12 - 0,2 mm.

Động cơ Điêzel

: 0,2 – 0,22 mm.



Hình 6.9

1.2.3. Bu lông thanh truyền.

- Dùng mắt quan sát bề mặt ren xem có tróc rỗ, mòn không. Bề mặt tiếp xúc của

bulông, đai ốc có phẳng không. Thân bulông có bị cong không nếu có hư hỏng thì

thay

- Vặn đai ốc vào bulông sao cho đai ốc vặn vào được hết chiều dài có ren của

bulông. Nếu hỏng quá 2 ren thì phải thay thế.

II. SỬA CHỮA NHÓM THANH TRUYỀN.

2.1.Thanh truyền

a) Sửa chữa thanh truyền bị cong xoắn

- Nếu thanh truyền bị cong: Đánh dấu chiều cong rồi thực hiện nắn thanh truyền

trên máy ép.



83



Khoa Công nghệ ô tô



Giáo trình BD&SC cơ cấu TKTT và bộ phận cố định ĐC



- Trục vít, máy ép thủy lực hoặc nắn bằng búa nguội (chú ý kê đỡ không làm

biến dạng bề mặt thanh truyền).

- Nếu thanh truyền bị xoắn: Kẹp đầu to thanh truyền lên êtô (chú ý đệm lót để

không làm biến dạng bề mặt thanh truyền), dùng tay đòn nắn vào phần thân sát với

đầu nhỏ thanh truyền rồi quay ngược với chiều xoắn để uốn.

- Nếu thanh truyền vừa bị cong, vừa bị xoắn thực hiện nắn xoắn trước rồi mới

nắn cong. Sau mỗi lần nắn cần kiểm tra lại.

- Sau khi nắn song nên ủ thanh truyền ở nhiệt độ 400÷5000C trong khoảng 1giờ

để khử ứng suất dư.

b) Lỗ thanh truyền.

- Đối với lỗ đầu to doa lại theo kích thước sửa chữa và mạ đồng ở lưng bạc

lót,nếu điều kiệt cho phép ta tiến hành thay mới.

- Đối với lỗ đầu nhỏ doa rộng theo kích thước sửa chữa sau đó dùng bạc đồng

có kích thước tương ứng để ép vào.

2.2. Thay thế bạc lót.

Thông thường bạc lót được chọn theo cốt sửa chữa tương ứng với cốt sửa chữa

của trục khủyu, khi lắp chỉ cần tẩy rửa lớp bảo quản rồi tiến hành lắp. Tuy nhiên

khi gia công lại bạc lót bằng phương pháp thủ công thì cần phải tiến hành cạo rà

bạc lót bằng tay.

2.2.1. Cạo rà bạc thanh truyền

2.2.1.1. Công tác chuẩn bị

a. Dụng cụ

+ Dao cạo có mũi dao hình tam giác

(H 6.10).

Hình 6.10

- Cấu tạo: gồm ba lưỡi dao cắt hợp

thành ba góc có tiết diện hình tam giác.

+ Máy mài dao, thỏi đá mài

+ Bột màu, giẻ lau, nút bông

+ Trục kiểm tra (trục khuỷu động cơ)

b. Phương pháp mài dao:

Hình 6.11

- Mũi cạo tam giác dạng rỗng cần được mài đồng thời ba cạnh cắt bằng cách

mài từng mặt một với thao tác (H6.11).

Chú ý :

+ Mũi nhọn có thể gây thương tích.

+ Trong khi mài nên sử dụng hết chiều rộng của đá mài, tránh mài sâu một chỗ.

+ Lưỡi cạo sau khi mài cần được mài sơ lại lên đá mài.



84



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

×