Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.79 KB, 111 trang )
2883
đang phát triển một cách tính tự phát, manh mún và chủ yếu do các cơ sở tư
nhân thực hiện. Nhiều địa phương còn dùng nguồn hải sản để làm phân bón
do khả năng công suất của các nhà máy sản xuất bột cá là rất hạn chế. Chính
vì thế mà ở các tỉnh có sản lượng sản xuất thuỷ hải sản cao như Kiên Giang
(120 ngàn tấn), Cà Mau (65 ngàn tấn) Quảng Nam, Đà Nẵng (30 ngàn tấn),
Bến Tre (33 ngàn tấn)… cần phải xây dựng và đầu tư vào các nhà máy sản
xuất bột cá. Đi đôi với chính sách đẩy mạnh phát triển ngành đánh bắt hải
sản, Nhà nước cần hỗ trợ vốn bằng những chính sách ưu đãi tín dụng cho
việc đầu tư và xây dựng các nhà máy đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng
một phần nguyên liệu bột cá cho chế biến thức ăn chăn nuôi.
o Hiện nay một số nguyên liệu như khô dầu, bột cá, khoáng vô cơ, khoáng hữu
cơ có thể sản xuất trong nước nhưng không được ưa chuộng vì nhiễm nấm
mốc, độc tố cao. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do bảo quản, công
nghệ trừ khử nấm mốc, độc tố còn yếu. Cho nên, cần thiết phải có chính sách
phát triển nhằm phối hợp các ngành công nghiệp, hóa dược, hóa công
nghiệp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sản xuất khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ,
khoáng vi lượng bằng nguyên liệu sẵn có trong nước. Về lâu dài phải thực
hiện các biện pháp dài hạn để có thể chủ động nguồn nguyên liệu chế biến
thức ăn chăn nuôi trong nước, đặc biệt là các nguyên liệu chính quyết định
giá thành sản phẩm như bắp, dầu cá, và các chất khoáng.
Qui hoạch và khuyến khích phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng
o Sắn và tấm cám là hai nguyên liệu có thể đảm bảo nhu cầu nguyên liệu chế
biến thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt trong những năm gần đây, với chủ trương
của Nhà nước là đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, có nhiều chính
sách kinh tế hỗ trợ cho nông dân tăng gia sản xuất nên sản lượng đã không
ngừng gia tăng. Như vậy xét về lâu về dài, nguồn tấm cám có thể đảm bảo
cung ứng cho nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước nếu biết khai
thác và sử dụng một cách hợp lý. Tuy nhiên đối với sự thiếu hụt trầm trọng
2884
bắp và đậu tương là điều cần quan tâm. Với diện tích canh tác khoảng 9,5
triệu ha sử dụng cho cây nông nghiệp hàng năm, trong đó phân bổ cho cây
bắp là 990 ngàn ha, cây đậu tương là 182 ngàn ha, vì vậy không thể nói
nguyên liệu thiếu hụt trầm trọng là do thiếu diện tích đất canh tác mà là do
Nhà nước chưa qui hoạch một cách hợp lý, năng suất cây trồng đang còn ở
mức thấp, và một nguyên nhân hết sức quan trọng là hiệu quả kinh tế đối với
các loại cây trồng này chưa cao.
o Xuất phát từ những nguyên nhân trên, trong chiến lược phát triển ngành
Nông nghiệp, Nhà nước nên qui hoạch lại diện tích đất canh tác cho từng
loại cây trồng một cách hợp lý hơn. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, về cơ bản từ nay đến năm 2010 đã có bước điều chỉnh diện
tích đất canh tác theo xu hướng giảm diện tích đất trồng lúa gạo (từ 7.5 triệu
ha xuống còn 6.8 triệu ha), tăng diện tích canh tác bắp (từ 890 ngàn ha lên 1
triệu ha) và tăng điện tích canh tác cây đậu tương (từ 182 ngàn ha lên 360
ngàn ha). Để thực hiện được mục tiêu trên, Nhà nước phải có chính sách hỗ
trợ người nông dân trong quá trình chuyển đối cơ cấu cây trồng. Bởi một
thực tế cho thấy, không thể ép người nông dân phải trồng cây này, bỏ cây kia
khi mà hiệu quả kinh tế thiết thực của nó chưa cao. Thiết nghĩ, Nhà nước
phải có chính sách ưu đãi tín dụng, chính sách trợ giá hợp lý đối với nông
dân trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
o Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, trong môi trường hội nhập kinh tế thì tốt
hơn hết là cần tập trung phát triển những cây trồng gì mà chúng ta có lợi thế.
Chắc chắn sắn, bắp là những cây trồng cần được ưu tiên. Cần phải có các cơ
o
sở chế biến và bảo quản nguyên liệu này khi vào vụ.
Đi đôi với quá trình qui hoạch, hợp lý hoá diện tích canh tác cây nông
nghiệp hàng năm, Nhà nước nên đầu tư hơn nữa vào công tác nghiên cứu,
tìm kiếm giống mới nhằm tăng năng suất cây trồng hoặc tăng vụ đối với
những địa phương, những khu vực có điều kiện tư nhiên phù hợp. Đây là
2885
nhiệm vụ hết sức quan trọng và đang được Nhà nước đặt lên hàng đầu, bởi
suy cho cùng diện tích đất canh tác là có hạn. Việc tăng diện tích từng loại
cây trồng cũng chỉ là mang tính tạm thời và tương đối bởi không thể phát
triển một cách mất cân đối đối với một loại cây trồng trong khi nhu cầu xã
hội đối với từng loại cây trông là đều cần thiết như nhau.
o Theo số liệu phân tích của hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, nếu tăng
diện tích canh tác bắp hiện nay lên 1 triệu ha, diện tích trồng sắn lên 300400 ngàn ha và sử dụng 10- 15% cám và gạo gãy từ nguồn xay xát lúa gạo
cũng mới chỉ có 4,5 đến 5 triệu tấn nguyên liệu giàu năng lượng. Vì vậy
ngoài việc mở rộng diện tích canh tác bắp, sắn phải đồng thời nâng năng
suất bắp từ 2,8 tấn/ha lên khoảng 3,5 tấn/ha. Đưa năng suất trồng sắn lên 67 tấn/ha. Việc đó có thể thực hiện được bởi vì năng suất bắp, sắn của Việt
Nam thấp là vì giống chưa tốt, đầu tư cho thuỷ lợi, phân bón chưa nhiều.
Hiện nay, năng suất bắp của Mỹ tới 7 tấn/ha, sắn từ 9-10 tấn/ha điều này
cho thấy khả năng tăng năng suất bắp và sắn là hoàn toàn có thể thực hiện
được.
3.1.2 Kiểm soát nguồn nguyên liệu nhập ngoại theo xu hướng giảm giá thành
nhập khẩu
Sự phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam có sự đóng góp rất lớn của
chính sách đổi mới với sự tham gia mạnh mẽ của thành phần kinh tế khu vực tư nhân.
Nhiều tập đoàn danh tiếng nước ngoài như CP (Thái Lan), New Hope (Trung Quốc),
Tập đoàn Nông Lâm (Đài Loan), Beyer (Đức), đã có mặt ở Việt Nam thực sự làm
thay đổi cả về chất và lượng của ngành chế biến thức chăn nuôi. Điều này có thể được
nhận ra bằng sự phong phú đa dạng chủng loại sản phẩm cũng như khối lượng thức
ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng tăng theo thời gian. Song một thực tế cho
thấy, ngay cả khi các công ty nước ngoài có mặt tại Việt Nam để tận dụng lợi thế giá
thuê nhân công rẻ thì giá thức ăn chăn nuôi của họ sản xuất ra vẫn ở mức cao.
2886
Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, một trong những nguyên nhân
chính làm giá thức ăn chăn nuôi cao như vậy là do thức ăn chăn nuôi được chế biến ở
Việt Nam có đến 50-60% là giá trị nguyên liệu ngoại nhập. Hàng năm chúng ta phải
nhập khẩu hàng chục vạn tấn bắp, 800-900 ngàn tấn khô dầu với giá thực tế cao do
thuế nhập khẩu 5%, 150-200 ngàn tấn bột cá với mức thuế nhập khẩu 10%. Các thành
phần cần thiết cho chế biến thức ăn chăn nuôi như lysine, methionine, vitamin,
khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ, vi lượng, chất chống mốc, chất ô xy hóa, men tiêu hóa,
hương liệu, kháng sinh phải nhập khẩu 100%. Ngoài các khoản thuế nhập khẩu, các
doanh nghiệp còn phải trả chi phí vận chuyển nguyên liệu rất cao do giá nhiên liệu
tăng hàng ngày.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu với mức giá cao đã dẫn
đến tình trạng đầu cơ tăng giá nguyên liệu trong nước và đó là một trong những
nguyên nhân chính làm thị trường nguyên liệu, thị trường thức ăn chăn nuôi luôn
trong tình trạng giá cao và bất ổn. Tuy nhiên với năng lực sản xuất nguyên liệu trong
nước như hiện nay, việc phải nhập khẩu một số nguyên liệu cho ngành sản xuất thức
ăn chăn nuôi là điều không tránh khỏi. Nhà nước cần phải có các giải pháp cụ thể
nhằm san bằng khoảng cách chất lượng, giá cả nguyên liệu khẩu với thị trường
nguyên liệu trong nước và quốc tế, cụ thể:
-
Ưu tiên khuyến khích các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước
đầu tư công nghệ cao, sản xuất các nguyên liệu như lysine, methionine, threonin, cytin,
-
chất ôxy hóa, chất chống mốc, hương liệu, men tiêu hóa...
Chính phủ nên có chính sách giảm thuế nhập khẩu, nhằm góp phần giảm giá thành
nguyên vật liệu trong nước. Theo tính toán trên cơ cấu giá phí nguyên liệu nhập ngoại,
để thu hẹp khoảng các với thị trường nguyên liệu trong nước Hiệp hội cần đề nghị
Chính phủ cho phép giảm thuế nhập khẩu bắp từ 5% xuống còn 0%. Giảm thuế nhập
khẩu acid amin licin từ 15-20% xuống còn 5% và thuế giá trị gia tăng cho licin từ 10%
2887
còn 5%. Đồng thời cần cho gia hạn thời gian nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu và giãn
-
nợ cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi đã cung cấp cho đàn gia cầm bị tiêu hủy.
Ngoài một số công ty lớn có khả năng nhập khẩu nguyên liệu với khối lượng lớn, các
doanh nghiệp còn lại hầu như nhập khẩu với số lượng nhỏ, manh mún dẫn đến tình
trạng phải chịu một khoản chi phí vận chuyển, chi phí mở L/C rất cao. Thậm chí có
những doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu thông qua các đơn vị môi giới nên
phải chịu thêm một khoản chi phí ủy thác hoặc mua với giá cao do tình trạng đầu cơ
giá. Đứng trước tình hình trên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thiết phải lên kế
hoạch nhập khẩu nguyên liệu, trên cơ sở đó có thể liên kết để mở chung một L/C với
khối lượng lớn nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển trong cơ cấu giá thành nguyên vật
liệu.
3.1.3 Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải quan tâm và đầu tư vào
công tác thu mua và bảo quản nguyên liệu.
Chiếm trên 80% giá thành sản phẩm, nguyên liệu là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định đến giá thành và chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Sản
phẩm chỉ đạt chất lượng khi nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu
chuẩn chất lượng qui định. Do vậy nhà sản xuất luôn luôn phải đặt vấn đề là làm thế
nào để thu mua nguyên vật liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất và sử dụng
nó một cách tiết kiệm nhất. Để giải quyết hai vấn đề trên, khâu chọn mua, bảo quản
nguyên liệu và lập khẩu phần thức ăn gia súc, gia cầm là các nhân nhân tố đóng vai trò
quyết định.
Đối với công tác chọn mua và bảo quản nguyên liệu
Thị trường nguyên liệu trong nước thường biến động và có tính thời vụ. Mùa
thu hoạch cao điểm nguyên liệu thô như bắp, đậu tương thuộc khu vực miền Đông
Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung không phù hợp với thời cao điểm của ngành chăn
nuôi, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Xuất phát từ
những bất cập trên, bắt buộc các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải thu mua
2888
và lưu trữ với một khối lượng lớn nguyên vật liệu dự phòng sản xuất cho mùa chăn
nuôi, thậm chỉ phải nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường nước ngoài với chi phí vận
chuyển và thuế nhập khẩu rất cao. Và một thực tế cho thấy chất lượng nguyên liệu thô
đang bị giảm nhanh sau thu hoạch, giá thành nguyên vật liệu nhập khẩu cao, việc vận
chuyển và lưu trữ nguyên liệu đang gặp nhiều khó khăn. Để hạn chế tình trạng trên, các
doanh nghiệp cần triển thực hiện một số giải pháp sau:
Nhà sản xuất phải tiến hành công tác thu mua và bảo quản nguyên liệu theo
đúng qui trình kỹ thuật. Trong công tác thu mua, cần phải quan tâm đến một
số chỉ tiêu vật lý, hoá học của nguyên liệu. Một số chỉ tiêu và tiêu chí mà
nhà sản xuất cần quan tâm là xuất xứ nguyên vật liệu, độ ẩm, mốc, tỷ lệ phế
phẩm và tạp phẩm. Bởi vì một số nguyên liệu như ngũ cốc, sắn… hoặc phụ
phẩm nông nghiệp nếu bị mốc, hoặc độ ẩm cao sẽ làm cho chất lượng thức
ăn chăn nuôi kém, hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt nó chứa nhiều chất độc
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vật nuôi và con người.
Thông thường nguyên liệu mua về chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp đang ở
dạng thô với số lượng lớn và chưa qua xử lý. Với khí hậu nhiệt đới ẩm thấp
vào mùa thu hoạch, các loại nguyên liệu như ngũ cốc, khô dầu, đậu tương,
bột cá thường rất dễ bị nấm mốc, vi khuẩn sẽ bị phân hủy và sinh ra nhiệt
làm tiêu hao rất nhanh các chất dinh dưỡng sẵn có trong nguyên liệu. Chính
vì thế đòi hỏi các nhà sản xuất phải sấy khô, sơ chế loại bỏ bớt phế phẩm
trước khi đưa vào sản xuất hoặc lưu trữ trong điều kiện khô sạch. Máy móc,
công cụ, bồn chứa thường xuyên phải được vệ sinh, sấy khô trong quá trình
lưu trữ nguyên liệu.
Ngoài công tác thu mua và lưu trữ, một nguyên tắc cơ bản mà nhà sản xuất
phải tuân thủ là luôn luôn đảm bảo nguyên liệu được lưu trữ trong một thời
gian ngắn nhất có thể. Điều đó có nghĩa là lịch trình sản xuất và thu mua
phải phù hợp, hệ thống lưu trữ và vận chuyển nguyên liệu phải tiện lợi cho
nguyên tắc nhập trước xuất trước.
2889
Đối với công tác lập khẩu phần ăn chăn nuôi:
Đây là quá trình nghiên cứu sự phát triển sinh lý của vật nuôi nhằm xác định
một cách khoa học nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng
nhất định. Đồng thời xác định chủng loại và số lượng cần thiết của từng loại nguyên
liệu trong cơ cấu 1 kg thức công nghiệp nhằm đảm bảo các chỉ tiêu dinh dưỡng cần
thiết. Công tác lập khẩu phần thức ăn cho vật nuôi phải được tiến hành một cách khoa
học, tuân thủ theo các tiêu chí sau:
Ngoài đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi qua từng giai đoạn
sinh trưởng, quá trình nghiên cứu lập khẩu phần thức ăn và cân bằng dinh
dưỡng cho vật nuôi phải hướng tới mục đích là tạo ra sản phẩm chăn nuôi
đảm bảo các điều kiện dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sinh thái
môi trường theo đúng qui định trong nước và quốc tế.
Trong quá trình xây dựng khẩu phần thức ăn các nhà sản xuất cần phải lựa
chọn nguyên vật liệu phù hợp để chế biến thức ăn chăn nuôi với giá thành rẻ
nhất mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và nhu cầu dinh dưỡng.
Ngoài việc xác định thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng của từng loại
nguyên liệu, nhà sản xuất phải nắm bắt giá cả và khả năng cung cấp từng
loại nguyên vật liệu, trên cơ sở đó chọn và phối chế từng loại nguyên liệu
cho phù hợp với giá cả, nguồn nguyên liệu tại địa phương.
Khi lập khẩu phần cần phải quan tâm phối hợp các loại nguyên liệu gây
ngon miệng và phù hợp với từng loại gia súc, gia cầm. Điều đó có nghĩa là
ngoài việc nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng tốt các nhà sản xuất phải
phối trộn chúng với một tỷ lệ hợp lý, phù hợp với khuyến cáo về tỷ lệ tối
thiểu và tối đa các nguyên liệu đầu vào. Bởi một thực tế cho thấy, nhiều loại
thức ăn chăn nuôi vẫn đảm bảo đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng nhưng giá trị
dinh dưỡng không cao. Tức người sản xuất sử dụng một số nguyên liệu làm
2890
cho khả năng tiêu hoá vật nuôi kém, không chuyển hóa hết hàm lượng dinh
dưỡng chứa trong thức ăn.
2
Giải pháp cải tiến và xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị
Tùy thuộc vào qui mô sản xuất và năng lực tài chính mà mỗi doanh nghiệp đầu
tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị với qui mô và chất lượng khác nhau. Song đứng
trước thực trạng về máy móc thiết bị của các doanh nghiệp hiện nay, đòi hỏi các doanh
nghiệp và Nhà nước phải có bước cải tiến toàn diện nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát
triển theo hướng sau:
-
Ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp, Nhà nước cần thiết phải có chính sách
khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện công tác di dời nhà máy ra
khỏi khu dân cư. Trong đó cần coi trọng chính sách hỗ trợ kinh phí di dời bằng
nguồn vốn tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mua hoặc thuê
đất xây dựng nhà xưởng ở những nơi đã được qui hoạch. Tránh tình trạng gây ô
nhiểm môi trường sinh thái, đảm bảo nhà máy được xây dựng ở khu vực thuận
-
tiện cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm.
Các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi phối hợp với các đơn vị kinh tế khác,
thậm chí phối hợp với nông dân cùng đóng góp xây dựng hệ thống kho tàng, sân
-
phơi, đường xá, cầu cảng tại các khu vực sản xuất nguyên liệu.
Hiện nay máy móc thiết bị ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn lạc hậu so với
một số nước trong khu vực. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ
sức đầu tư silo bảo quản nguyên liệu làm cho chất lượng nguyên liệu khi đưa
vào chế biến không đảm bảo. Còn rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn
không có phòng phân tích chất lượng nguyên liệu và thành phẩm. Do vậy trong
thời gian tới các doanh nghiệp thuộc nhóm này cần phải đầu tư thay đổi dây
chuyền sản xuất và máy móc thiết bị theo hướng hiện đại hóa. Xét về mặt hiệu
quả kinh tế thì đây là giải pháp có thể thực hiện được. Bởi một thực tế cho thấy
máy móc thuộc giai đoạn sản xuất như máy sấy, nghiền, trộn, băng chuyền
không đòi hỏi công nghệ cao, chính vì thế các doanh nghiệp có thể thuê gia
2891
công trong nước hoặc nhập từ Đài Loan, Trung Quốc với chi phí đầu tư rất rẻ.
Tuy nhiên đối với một số máy thiết bị đòi hỏi công nghệ cao như thiết bị ép
viên, thiết bị thí nghiệm và kiểm tra chất lượng, hệ thống silo lưu trữ các doanh
nghiệp nên nhập khẩu từ các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển bởi đây là
những thiết bị đòi hỏi tính chính xác cao, trực tiếp quyết định chất lượng sản
phẩm.
3
Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất, chất lượng sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Chính vì thế các doanh nghiệp
và Nhà nước cần phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực theo các giải pháp chính
sau:
-
Lực lượng lao động trực tiếp sản xuất phải không ngừng được đào tạo các kiến
thức chuyên môn về ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Bởi một thực tế cho thấy
sản phẩm chỉ đạt năng suất và chất lượng cao khi đội ngũ lao động trực tiếp nắm
và hiểu biết các qui trình công nghệ sản xuất, qui trình bảo quản nguyên liệu và
thành phẩm. Đặc biệt đối với cán bộ quản lý và nhân viên bộ phận marketing,
ngoài nắm vững kiến thức chuyên môn phải được đào tạo một cách chính thức
về công nghệ chế biến thức ăn, kiến thức về khoa học dinh dưỡng và kỹ thuật
chăn nuôi gia súc gia cầm. Tuy nhiên hệ thống các trường dạy nghề hiên nay
hầu như chưa đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.
Một mặt do nhu cầu thị trường về nguồn nhân lực này là chưa đủ lớn nên quá
trình đào tạo không mang lại hiệu quả kinh tế, một mặt là do thiết bị và dây
chuyền sản xuất của mỗi doanh nghiệp có tính đặc thù khác nhau nên họ chỉ
trực tiếp tuyển dụng lao động phổ thông và tự đào tạo cho phù hợp với đặc điểm
doanh nghiệp. Như vậy quá trình đào tạo nguồn nhân lực chỉ mang tính manh
mún, chi phí cao nhưng kiến thức đào tạo rất hạn chế. Chính vì thế Hiệp hội các
doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải cần thiết phối hợp với các trường