1. Trang chủ >
  2. Tài Chính - Ngân Hàng >
  3. Ngân hàng - Tín dụng >

6 Phân loại thị trường thức ăn chăn nuôi:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.79 KB, 111 trang )


2833



thức ăn chăn nuôi công nghiệp quá cao là một nguyên nhân giảm cầu về

thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

o Khả năng tiếp cận: khi khách hàngcó những rào cản tiếp cận nào đó

không tiếp cận tới sản phẩm và công ty sẽ thu hẹp quy mô thị trường của

doanh nghiệp.

1.7 Mô hình PEST

PEST là viết tắt chữ cái đầu tiên của các cụm từ Chính trị (political), Kinh tế

(economic), Văn hóa – xã hội (sociocultural) và Công nghệ (technological). Đây là 4

yếu tố định hình nên môi trường của một ngành kinh tế. Các yếu tố này mang tính chất

bên ngoài hơn là những gì đang diễn ra trong ngành.

Mô hình PEST thường được sử dụng để phân tích ngành/thị trường; trong khi SWOT

lại dùng để phân tích doanh nghiệp, một bộ phận kinh doanh hay một ý tưởng nào đó.





Chính trị (Political)

 Đo lường mức độ chính phủ gây ảnh hưởng lên ngành như thế nào, bao gồm

các chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, môi trường, quy định internet, giáo

dục…

 Đối với các công ty hoạt động trên bình diện quốc tế, những yếu tố này sẽ

trở nên rất phức tạp. Họ phải phân tích sự ổn định của nền chính trị, biết các

luật lệ địa phương ảnh hưởng đến ngành cũng như doanh nghiệp.

 Những yếu tố này đều có ảnh hưởng lên cấu trúc ngành cũng như mức lợi







nhuận của ngành/doanh nghiệp.

Kinh tế (Economic)



Bao gồm các hoạt động, các chỉ tiêu kinh tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, chúng

có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ

tiêu lien quan cụ thể như :





Triển vọng của nền kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ lên hoạt động, mức sinh



lời của ngành và doanh nghiệp.

 Các chỉ số cần theo dõi là: tỷ lệ tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập

khẩu, dự trữ ngoại hối, sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ…



2834







Triển vọng kinh tế xấu có thể khiến tiêu dùng giảm sút và ảnh hưởng tiêu

cực lên doanh số của ngành. Doanh nghiệp vì vậy cần theo dõi kinh tế vĩ mô

để dự báo và có các kế hoạch kinh doanh phù hợp: mở rộng hay thu hẹp,



phòng thủ hay tấn công giành thị phần từ đối thủ…

 Văn hóa – xã hội (Sociocultural)

 Các yếu tố văn hóa – xã hội có thể làm hình thành nhiều xu hướng tiêu dùng.

Ví dụ có thể kể đến như giải phóng và bình quyền đối với phụ nữ, nhu cầu

chăm sóc bản thân, tiêu dùng của giới trẻ…

 Doanh nghiệp nghiên cứu các xu hướng này để xác định nhu cầu của thị

trường, định vị sản phẩm/dịch vụ phù hợp với thị hiếu. Đây cũng là một yêu

cầu phải tìm hiểu trước khi muốn bước vào một thị trường mới.

Bảng 1.1: Mô hình phân tích PEST

Chính trị (Political)



Kinh tế (Economic)



Các vấn đề về môi trường sinh thái



Tình hình và xu hướng kinh tế trong nước

và thế giới



Môi trường pháp lý hiện tại và tương lai

Môi trường pháp lý quốc tế



Các vấn đề về thuế chung và cụ thể cho sản

phẩm/dịch vụ



Cơ quan quản lý và quy trình công việc



Yếu tố thời tiết, mùa vụ



Các chính sách của chính phủ



Chu kỳ thị trường



Nhiệm kỳ của chính phủ và sự thay đổi



Các yếu tố ngành kinh tế



Chính sách thương mại



Các xu hướng phân phối



Chiến tranh, xung đột



Các yếu tố tác động đến khách hàng, người

tiêu dùng cuối cùng

Lãi suất, tỷ giá hối đoái, các vấn đề tiền tệ



Văn hóa – xã hội ( Sociocultural)



Công nghệ (Technological)



2835



Xu hướng thay đổi phong cách sống

Nhân khẩu học

Thái độ và ý kiến của khách hàng

Truyền thông



Công nghệ độc lập hay phụ thuộc

Giải pháp để thay thế công nghệ

Mức độ hoàn thiện của công nghệ

Mức độ hoàn thiện và năng lực sản xuất



Các thay đổi pháp luật ảnh hưởng đến xã

Thông tin và truyền thông

hội

Hình ảnh thương hiệu, công ty



Công nghệ liên quan đến mua hàng



Xu hướng mua sắm, thời trang



Pháp lý liên quan đến công nghệ



Các sự kiện và tác động



Tiềm năng phát minh công nghệ



Yếu tố dân tộc, tôn giáo



Vấn đề bảo hộ tài sản trí tuệ



Vấn đề đạo đức



1.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE cho phép đánh giá các tác động của môi

trường bên trong đến doanh nghiệp. Ma trận IFE đươc thực hiện theo 5 bước:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong

quá trình đánh giá các yếu tố bên trong. Danh mục này bao gồm cả những điểm mạnh

và điểm yếu

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan

trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng số các mức quan trọng phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 1 đại diện cho điểm yếu

lớn nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh yếu nhất, 4 là điểm mạnh lớn nhất.

Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó (= bước 2

x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng



2836



Bước 5 : Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định số

điểm về tầm quan trọng. Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm cao nhất

mà mỗi doanh nghiệp có thể nhận được có thể là 4.0, thấp nhất là 1.0 và trung bình là

2.5. Tổng số điểm lớn hơn 2.5 cho thấy doanh nghiệp mạnh về các điểm nội bộ và

ngược lại nếu nhỏ hơn 2.5

1.9 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE cho phép đánh giá các tác động của môi

trường bên ngoài đến doanh nghiệp. Tương tự như ma trận IFE, ma trận EFE cũng

được thực hiện theo 5 bước:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công

của doanh nghiệp như đã nhận diện trong quá trình đánh giá môi trường vĩ mô. Danh

mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những cơ hội và đe dọa ảnh hưởng

đến doanh nghiệp và ngành kinh doanh.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng) đến 1,0 (rất quan

trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho

thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với các yếu tố

này. Trong đó: 4 là phản ứng tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu. Các

mức này dựa trên hiệu quản chiến lược của doanh nghiệp

Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó (= bước 2 x

bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng

Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng

số điểm quan trọng của doanh nghiệp. Bất kể số lượng cơ hội và đe dọa trong ma trận,

tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và

trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng lớn hơn 2,5 cho thấy công ty tận dụng cơ

hội và hạn chế những đe dọa từ môi trường ở mức độ trên trung bình



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

×